Thực hiện công việc không có ủy quyền

Thực hiện công việc không có ủy quyền

      Thực hiện công việc không có ủy quyền là một vấn đề có giá trị thực tiễn sâu sắc trong cuộc sống. Trong BLDS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), vấn đề này được quy định thành một chế định cho thấy tầm quan trọng của nó. tổng đài tư vấn NQH trình bày hiểu biết của mình qua việc nghiên cứu đề tài:”Sưu tầm một vụ việc có tranh chấp về thực hiện công việc không có ủy quyền và đưa ra cách giải quyết theo quan điểm cá nhân.”


Tài liệu tham khảo

  • Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập II, NXB Công an nhân dân.
  • Bộ Luật Dân sự 2015, NXB Lao động.

PHÂN TÍCH QUY ĐỊNH CỦA BLDS 2015 VỀ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN

Khái quát về Thực hiện công việc không có ủy quyền:

       Trong quan hệ pháp luật dân sự, một chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của chủ thể khác. Khi một người thực hiện việc quản lý tài sản, điều hành công việc của người khác mà người có tài sản hoặc công việc không biết hoặc biết mà không phản đối sẽ làm phát sinh một quan hệ nghĩa vụ. Nếu một người thực hiện công việc của người khác với một thiện chí tốt thì cần phải thừa nhận và bảo vệ quyền lợi cho họ. Người tiến hành công việc cần phải thực hiện công việc như công việc của chính mình, vì lợi ích của người chủ sở hữu hoặc người có công việc. Mặt khác, cũng cần phải buộc người chủ sở hữu hoặc người có công việc có trách nhiệm bồi hoàn những chí phí mà người tiến hành công việc đó đã bỏ ra. Ngoài ra, người tự nguyện thực hiện công việc của người khác đã hoàn thành tốt công việc, đem lại lợi ích cho chủ sở hữu công việc sẽ được hưởng một khoản thù lao thỏa đáng do chủ sở hữu công việc phải trả.

       Như vậy, thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người tự ý thực hiện công việc của người khác, vì lợi ích của người khác mà không dựa trên cơ sở hợp đồng thực hiện công việc đó.  Thông thường, một người không có quyền can thiệp vào công việc của người khác, không có quyền thực hiện điều đó theo ý chí chủ quan của mình mà không được người có công việc chấp nhận. Tuy nhiên trên thực tế nào việc thực hiện công việc đó hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc thì cần được pháp luật thừa nhận.

          Điều 572 BLDS 2015 quy định: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc những đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.”

      Điều kiện để xác định công việc không có ủy quyền: Một công việc được xác định là công việc không có ủy quyền phải có đủ các yếu tố sau:

      Thứ nhất, người thực hiện phải là người hoàn toàn không có nghĩa vụ phải thực hiện công việc đó nhưng đã thực hiện công việc đó. Nghĩa vụ ở đây là nghĩa vụ pháp lý do luật định hoặc do hai bên thỏa thuận.

      Thứ hai, việc thực hiện công việc đó phải hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc, nếu người thực hiện công việc vì lợi ích của mình hoặc của người khác thì không áp dụng chế định này.

      Người có công việc được thực hiện không biết hoặc biết mà không phản đối việc thực hiện đó. Nếu người có công việc phản đối mà bên kia vẫn tiếp tục thực hiện thì  không thuộc chế độ này. Tuy nhiên, ý nguyện của người thực hiện công việc không được trái pháp luật và trái đạo đức xã hội. Ví dụ: ngăn cản người khác tự tử được coi là công việc không có ủy quyền mặc dù việc thực hiện đó bị người tự tử phản đối.

        Thực hiện công việc không có ủy quyền trong BLDS 2015 được quy định thành một chế định, cụ thể là chương XVIII, từ Điều 574 đến Điều 578. Nâng cao trách nhiệm của người thực hiện công việc, đồng thời đảm bảo cho người đã thực hiện công việc không bị thiệt thòi, BLDS cần thiết phải quy định các nghĩa vụ có liên quan đến việc thực hiện không có ủy quyền. Cụ thể các loại nghĩa vụ bao gồm: Nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền (Điều 575); nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện (Điều 576); nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (Điều 577).

Phân tích quy định của BLDS 2015 về thực hiện công việc không ủy quyền

      Điều 574: Thực hiện công việc không có ủy quyền:

      Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.

       Nếu hiểu theo quy định này, trên thực tế có thể xuất hiện rất nhiều các trường hợp được coi là thực hiện công việc không có ủy quyền. Do đó, để xác định việc thực hiện một công việc có thuộc trường hợp thực hiện công việc không có ủy quyền hay không thì cần phải xem xét đến các dấu hiệu cụ thể.  Phải đáp ứng các yêu cầu sau:

       Thứ nhất, người thực hiện công việc hoàn toàn tự nguyện khi thực hiện công việc:

      Yêu cầu này có thể được hiểu rằng, việc thực hiện công việc đó không phải là nghĩa vụ bắt buộc của người thực hiện công việc, tức là họ muốn thì thực hiện, không muốn có thể không thực hiện. Về hậu quả pháp lý, họ có thực hiện hay không thì cũng không phải gánh chịu bất cứ chế tài nào. Thực tế cho thấy, không có bất cứ căn cứ nào đưa ra để khẳng định rằng người thực hiện công việc có nghĩa vụ phải thực hiện công việc đó. Bởi vì giữa người có công việc và người thực hiện công việc không có bất cứ thỏa thuận nào, đồng thời pháp luật cũng không có bất cứ quy định nào buộc một người phải thực hiện một công việc cho người khác.

      Thứ hai, việc thực hiện công việc phải hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc:

      Yêu cầu này được hiểu là tại thời điểm bắt đầu thực hiện công việc, người thực hiện công việc phải thể hiện ý chí thực hiện công việc nhằm mang lại lợi ích, hoặc ngăn chặn thiệt hại cho người có công việc. Tuy nhiên, rất khó để có thể chứng minh được điều này, vì khi kết thúc công việc, người thực hiện công việc có thể được hưởng những lợi ích nhất định (như tiền thù lao). Để xác định việc thực hiện công việc có hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc hay không thì phải xem xét hoạt động thực hiện công việc đó có mang tính chất chuyên nghiệp hay không. Nếu hoạt động thực hiện công việc cho người khác là một hoạt động thường xuyên tại một địa điểm nhất định với mong muốn nhận tiền thù lao thì không được coi là thực hiện công việc hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc. Nếu việc thực hiện công việc không được thực hiện thường xuyên, tức là việc thực hiện công việc xảy ra tức thì, thì có thể xác định việc thực hiện công việc hoàn toàn vì lợi ích của bên có công việc.

       Thứ ba, người có công việc không biết hoặc biết mà khong phản đối về việc thực hiện công việc.

       Theo dấu hiệu này, tại thời điểm công việc được thực hiện, người có công việc không biết người khác thực hiện công việc cho mình, hoặc có thể họ biết nhưng không phản đối việc thực hiện công việc đó. Thông thường, khi công việc được thực hiện, người có công việc thường không biết đến việc người khác thực hiện công việc cho mình, bởi nếu họ biết thì đã tự mình thực hiện công việc, và bản thân người thực hiện công việc cũng sẽ không thực hiện công việc khi chính người có công việc cũng đang hiện hữu tại nơi có công việc cần thực hiện. Bản chất của việc thực hiện công việc không có ủy quyền là sự giúp đỡ người khác vượt qua những khó khăn, tránh những thiệt hại không đáng có. Do đó, nếu người có công việc có mặt hoặc biết việc người khác thực hiện công việc cho mình thì họ sẽ không phản đối nếu việc thực hiện công việc đó có lợi cho mình và bản thân mình không thể thực hiện được công việc đó tại thời điểm phải thực hiện công việc.  Tuy nhiên, ngay cả khi người có công việc không thể thực hiện được công việc hoặc việc thực hiện công việc có thể mang lại lợi ích cho người có công việc nhưng nếu họ phản đối người khác thực hiện công việc của mình, thì người thực hiện công việc cũng không được thực hiện. Nếu họ cố tình thực hiện sẽ bị coi là vi phạm và phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

       Thứ tư, việc thực hiện công việc phải thực sự cần thiết.

        Mặc dù việc thực hiện công việc có thể mang lại lợi ích cho người có công việc, người có công việc có thể không phản đối, và người thực hiện công việc hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc, nhưng việc thực hiện công việc phải thực sự cần thiết. Sự cần thiết của việc thực hiện công việc thể hiện ở chỗ nếu công việc không được thực hiện kịp thời sẽ gây thiệt hại cho người có công việc. Đây là yếu tố quan trọng và có vai trò quyết định việc thực hiện công việc có thuộc trường hợp không có ủy quyền hay không. Bởi thực tế, nhiều trường hợp một người thực hiện công việc của người khác khi họ không biết và sau đó yêu cầu thanh toán thù lao, nhưng bản thân người có công việc không đồng ý vì họ không có nhu cầu người khác phải thực hiện công việc cho mình. Do đó, người thực hiện công việc muốn nhận thù lao thì phải chứng minh mình đã thực hiện công việc giúp cho người có công việc không bị thiệt hại. Điều nà giúp ngăn chặn được hành vi lợi dụng quy định của pháp luật để trục lợi một cách không chính đáng.

      Điều 575: Nghĩa vụ thực hiện công viêc không có ủy quyền:

      Người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.

      Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó.

        Trường hơp người có công việc được thực hiện chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi có người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận.

       Trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc.

       Mặc dù việc thực hiện công việc cho người khác không phải là nghĩa vụ của người thực hiện công việc nhưng điều này chỉ đúng khi họ chưa thực hiện công việc, nếu họ đã bắt đầu thực hiện công việc của người khác thì bản thân họ sẽ phải tuân thủ các quy định của pháp luật, tức là việc thực hiện công việc lúc đó sẽ trở thành nghĩa vụ bắt buộc của người thực hiện công việc. Theo quy định, người đã bắt đầu thực hiện công việc không có ủy quyền sẽ có các nghĩa vụ sau:

          Thứ nhất, người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình:

          Điều này có nghĩa là người thực hiện công việc phải biết được khả năng, điều kiện của mình có thể thực hiện công việc đến mức độ nào. Thực tế, tại thời điểm bắt đầu thực hiện công việc, người thực hiện công việc thường có thể nhận thấy trước được khả năng, điều kiện của mình có đủ để thực hiện công việc hay không. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp người thực hiện công việc không thể nhận thức được khả năng, điều kiện của mình tại thời điểm bắt đầu thực hiện công việc mà phải đến khi bắt tay vào thực hiện thì người đó mới nhận thức được. Nếu đang thực hiện công việc mà nhận thấy khả năng không thể tiếp tục thực hiện công việc, hoặc không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện công việc, thì người thực hiện công việc phải tạm ngừng để tránh gây thiệt hại cho người có công việc. Việc tạm ngừng có thể diễn ra cho đến khi họ tiếp tục thực hiện công việc hoặc cho đến khi đã thông báo và chuyển giao việc thực hiện công việc cho người có công việc.

            Thứ hai,  người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó.

         Trong thực hiện công việc theo ủy quyền,  người được ủy quyền phải  thực hiện công việc với tư cách của người ủy quyền, và người được ủy quyền sẽ biết trước được ý định của người ủy quyền, nên việc thực hiện công việc sẽ có định hướng rõ rang. Tuy nhiên, không giống như thực hiện công việc theo ủy quyền, để thể đoán biết được ý định của người có công việc nên để đảm bảo việc thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất, vì lợi ích của người có công việc. Yêu cầu này là hợp lý, bởi vì chỉ khi coi đó là công việc của mình thì người thực hiện công việc mới có thể thực hiện công việc một cách tận tâm nhất, hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

         Thứ ba, người thực hiện công việc không có ủy quyền phải báo trước cho người có công việc được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ tường hợp người có công việc đã biết hoăc người thực hiện công việc không có ủy quyền không biết nơi cư trú hoặc trụ sở của người đó.

          Vì bản thân người thực hiện công việc không có ủy quyền khó có thể biết được ý định của người có công việc, nên nhiều trường hợp có thể thực hiện công việc không phù hợp với ý định ban đầu của người có công việc. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thực hiện công việc, gây thiệt hại cho chính người có công việc. Để ngăn chặn sự ảnh hưởng này, người thực hiện công việc phải thông báo cho người có công việc về quá trình, kết quả thực hiện công việc. Việc thông báo kịp thời có thể giúp cho người có công việc biết được việc thực hiện công việc có phù hợp với ý định của mình hay không, qua đó có cách thức xử lý kịp thời. Song, việc thông báo này chỉ có thể thực hiện được nếu người thực hiện công việc biết được nơi cư trú hoặc trụ sở của người có công việc, hoặc có thể liên lạc với người có công việc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, nếu người có công việc đã biết về việc thực hiện công việc thì người thực hiện công việc không phải thực hiện nghĩa vụ thông báo này.

         Thứ tư, trường hợp người có công việc được thực hiện chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận.

       Theo quy định này, nếu chủ thể có công việc chết hoặc chấm dứt tồn tại thì người thực hiện công việc sẽ không tiếp tục thực hiện công việc khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc đã tiếp nhận công việc. Điều này có nghĩa rằng, công việc đó có thể chưa được hoàn thành. Quy định này có một điểm bất hợp lý ở chỗ coi việc chủ thể có công việc chết hoặc chấm dứt tồn tại là căn cứ để chấm dứt việc thực hiện công việc. Theo đó, nếu người  có công việc chết hoặc chấm dứt tồn tại thì công việc đó sẽ chuyển giao cho người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc. Vấn đề đặt ra là nếu người thực hiện công việc vẫn có thể tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi công việc được hoàn thành thì công cần thiết phải chuyển giao công việc khi công việc chưa được hoàn thành.

      Quy định tại khoản 4 điều này đã bổ sung cụm từ “nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân” so với khoản 4 điều 595. Sự bổ sung này là hợp lý vì người có công việc có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, nên nếu chỉ sử dụng cụm từ “người có công việc chết” thì chưa phản ánh được hết các trường hợp xảy ra trên thực tế.

      Thứ năm, trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc.

      Mặc dù nghĩa vụ của người thực hiện công việc là phải thực hiện công việc như công việc của chính mình và về nguyên tắc, người thực hiện công việc phải thực hiện công việc cho đến khi công việc được hoàn thành. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 5 của điều này thì người thực hiện công việc có thể chấm dứt việc thực hiện công việc khi không thể tiếp tục khi có lý do chính đáng. BLDS không quy định cụ thể lý do chính đáng để người thực hiện công việc được chấm dứt việc thực hiện công việc là gì. Song, có thể thấy rằng, những lý do liên quan đến sức khỏe, thay đổi nơi cư trú, trụ sở, thay đổi nơi làm việc hoặc các lý do tương tự có thể được coi là chính đáng khiến cho người thực hiện công việc không có đủ điều kiện để hoàn thành công việc.

      Trong trường hợp này, người thực hiện công việc phải thông báo cho người có công việc biết, và việc thực hiện công việc chỉ chấm dứt khi những chủ thể này đã tiếp nhận công việc hoặc có một chủ thể khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc.

      Điều 576: Nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện:

      Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình.

       Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ chối.

     Thực hiện công việc không có ủy quyền là một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự. Thời điểm phát sing nghĩa vụ là thời điểm công việc bắt đầu được thực hiện, nhưng tại thời diểm đó chỉ người thực hiện công việc phải thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Mặc dù nghĩa vụ của người thực hiện công việc cũng phát sinh ngay từ thời điểm công việc bắt đầu được thực hiện, song chỉ khi người thực hiện công việc bàn giao công việc thì người có công việc mới phải thực hiện nghĩa vụ. Theo quy định tại điều luật này, nghĩa vụ mà người có công việc phải thực hiện bao gồm:

     Thứ nhất, phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc:

     Đây là nghĩa vụ phải thực hiện đầu tiên của người có công việc. Trên cơ sở việc tiếp nhận công việc, người có công việc mới xác định được các nghĩa vụ khác có liên quan đối với người thực hiện công việc như nghĩa vụ thanh toán chi phí, trả thù lao. Tại thời điểm tiếp nhận, có thể công việc đã được hoàn thành hoặc chưa được hoàn thành, tuy nhiên, ngay cả khi công việc chưa được hoàn thành nhưng người  thực hiện công việc không thể tiếp tục thực hiện công việc vì lý do chính đáng, thì người có công việc cũng phải tiếp nhận công việc mà không được quyền từ chối.

     Thứ hai, phải thanh toán chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã phải bỏ ra để thực hiện công việc.

     Không giống như nghĩa vụ tiếp nhận công việc, nghĩa vụ thanh toán chi phí là nghĩa vụ nhằm bù đắp lại những lợi ích mà người thực hiện công việc đã phải bỏ ra để thực hiện công việc, nên việc thực hiện hay không thực hiện nghĩa vụ này sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thực hiện công việc. Thực tế, công việc được thực hiện có thể không mang lại kết quả như ý muốn, nhưng người có công việc vẫn phải thanh toán các chi phí cần thiết mà người thực hiện công việc phải bỏ ra nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho người có công việc. Nếu người thực hiện công việc không bỏ ra chi phí này thì trong nhiều trường hợp công việc không thể được thực hiện và người có công việc sẽ phải gánh chịu những hậu quả không mong muốn.

     Thứ ba, phải trả thù lao cho người thực hiện công việc.

      Ngoài những chi phí cần thiết phải bỏ ra, người thực hiện công việc còn phải bỏ công sức, thời gian của mình để thực hiện công việc nhằm mang lại  lợi ích cho người có công việc. Do đó, BLDS quy định về nghĩa vụ thanh toán thù lao của người có công việc là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với tính chất đền bù của quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh. Tuy nhiên, theo khoản 2 điều này, nghĩa vụ trả thù lao chỉ được thực hiện khi có các điều kiện như: công việc được thực hiện một cách chu đáo; việc thực hiện công việc không những ngăn chặn được thiệt hại mà còn có lợi cho người có công việc; 

     Điều 577: Nghĩa vụ bồi thường hiệt hại:

     Khi người thực hiện công việc không có ủy quyền cố ý gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc thì phải bồi thường thiệt hại cho người có công việc được thực hiện.

     Việc thực hiện công việc không có ủy quyền nhằm hướng tới việc hạn chế tới mức tối đa những thiệt hại có thể xảy ra đối với người có công việc. Để đảm bảo điều này, Điều 575 Bộ luật này quy định những nghĩa vụ cụ thể cho người công việc không có ủy quyền. Quá trìnhcông việc không có ủy quyền có thể khiến cho người có công việc phải gánh chịu những tổn thất không mong muốn. Những tốn thất này có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể do công việc không có ủy quyền không tuân thủ các quy định của luật trong quá trình thực hiện công việc. Khi việc thực hiện công việc đã gây ra thiệt hại thì người thực hiện công việc phải bồi thường thiệt hại cho người có công việc.

     Theo quy định tại điều luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có các điều kiện sau: phải có thiệt hại xảy ra; phải có sự vi phạm nghĩa vụ mà luật định; phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm nghĩa vụ với thiệt hại xảy ra; người thực hiện công việc có lỗi.

     Điều luật này không đưa ra mực bồi thường mà người thực hiện công việc phải gánh chịu. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này có thể coi là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Do đó, nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585 Bộ luật này cũng được áp dụng đối với trường hợp này.

     Điều luật này cũng xác định căn cứ để làm giảm mức bồi thường thiệt hại cho công việc không có ủy quyền. Theo đó, có 2 yếu tố mà dựa vào đó có thể xem xét để giảm mức bồi thường thiệt hại cho công việc không có ủy quyền, đó là: hoàn cảnh đảm nhận công việc không có ủy quyền. Tuy nhiên, theo quy định này, không thể xác định được hoàn cảnh đảm nhận công việc để có thể giảm mức bồi thường là như thế nào. Có thể đó là sự khó khăn, phức tạp của việc thực hiện công việc (tính chất của công việc), cũng có thể là hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế của người thực hiện công việc tại thời điểm thực hiện công việc. Ngoài ra, cũng không thể biết được hoàn cảnh đảm nhận công việc ở mức độ như thế nào mới đủ điều kiện để giảm mức bồi thường.

     Điều 578:

     Việc thực hiện công việc không có ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:

     Theo yêu cầu của người có công việc được thực hiện;

     Người có công việc được thực hiện, người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện tiếp nhận công việc;

     Người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục thực hiện công việc theo quy định tại Điều 575 của Bộ luật này;

     Người thực hiện công việc không có ủy quyền chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân.

     Pháp luật dự liệu việc thực hiện công việc không có ủy quyền chấm dứt trong các trường hợp sau:

     Thứ nhất, theo yêu cầu của người có công việc được thực hiện:

     Việc thực hiện công việc không có ủy quyền xuất phát từ sự tự nguyện của người thực hiện công việc nhưng lại nhằm mục đích hạn chế, khắc phục thiệt hại xảy ra đối với người có công việc. Lợi ích của người có công việc được thực hiện có thể là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần. Việc thực hiện công việc có thể hạn chế được thiệt hại, có thể mang lại lợi ích cho người có công việc, nhưng cũng có thể dẫn đến những bất lợi cho người có công việc. Ở thời điểm bắt đầu thực hiện công việc, việc thực hiện công việc phải thực sự cần thiết, khi công việc đang được thực hiện, mức độ cần thiết có thể giảm bớt hoặc mất đi. Do đó, người có công việc biết về việc người đang thực hiện công việc cho mình mà không có sự ủy quyền, đồng thời việc thực hiện công việc đó có thể không hạn chế được những thiệt hại xảy ra với mình thì họ có quyền yêu cầu người đang thực hiện chấm dứt thực hiện công việc đó. Tuy nhiên, người có công việc được thực hiện vẫn phải thanh toán những chi phí cần thiết mà người thực hiện công việc phải bỏ ra để thực hiện công việc cho mình tương ứng với phần công việc đã thực hiện.

     Thứ hai, người có công việc được thực hiện, người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện tiếp nhận việc thực hiện công việc.

     Theo quy định tại Điều 575 Bộ luật này, người có công việc, người đai diện hoặc người thừa kế của người có công việc chỉ tiếp nhận công việc trong hai trường hợp đó là: người thực hiện công việc không thể tiếp tục thực hiện công việc vì lý do chính đáng; người có công việc được thực hiện chết. Do đó, dường như quy định tại khoản 2 Điều này đã bao hàm cả trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều này. Do đó, không thể giữ nguyên hai quy định trùng lập này tồn tại đồng thời, nhưng việc loại bỏ một trong hai quy định này lại có sự bất hợp lý ở chỗ: một là, nếu bỏ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì quy định tại khoản 2 Điều này lại không rõ ràng; hai là, nếu bỏ qua quy định tại khoản 2 Điều này thì quy định tại khoản 3 lại không thể hiện đầy đủ các trường hợp xảy ra trên thực tế.

     Thứ ba, người thực hiện công việc không thể tiếp tục thực hiện công việc theo quy định tại khoản 5 Điều 575 Bộ luật này.

Về nguyên tắc, người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc cho đến khi công việc được hoàn thành nhằm loại bỏ hoàn toàn khả năng xảy ra thiệt hại cho người có công việc. Tuy nhiên, nếu có lý do chính đáng mà người hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục thực hiện công việc thì người có công việc hoặc người đại diện hoặc người thân thích của họ sẽ phải tiếp nhận việc thực hiện công việc. Từ thời điểm tiếp nhận công việc, công việc không có ủy quyền sẽ chấm dứt. Trong trường hợp này, người có công việc được thực hiện vẫn phải thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc phải bỏ ra để thực hiện công việc tương ứng với mức độ công việc đã được thực hiện.

     Thứ tư, người thực hiện công việc không có ủy quyền chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân.

     Theo quy định tại khoản 4 Điều 575, khi người có công việc chết hoặc chấm dứt tồn tại, người thực hiện công việc vẫn phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc tiếp nhận công việc. Như vậy, thời điểm chấm dứt việc thực hiện công việc là thời điểm người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc tiếp nhận công viêc chứ không phải thời điểm người có công việc chết hoặc chấm dứt hoạt động.

Sưu tầm một số vụ việc có tranh chấp về thực hiện công việc không ủy quyền và đưa ra các giải quyết theo quan điểm cá nhân

Sưu tầm một vụ việc có tranh chấp về thực hiện công việc không có ủy quyền

A là hàng xóm với B. Do mẹ A ốm nặng, nên cả nhà A phải từ Hà Nội lên Thái Nguyên thăm mẹ. A chỉ kịp giao nhà cho hB trông hộ. Trong thời gian A đi vắng, thấy vườn quả nhà A đã chín nên B đã thu hoạch và mang bán giúp. Tuy nhiên, khi B giao lại cho A số tiền bán quả thì A có ý cho rằng B đã bán rẻ số quả đó. Hai bên phát sinh mâu thuẫn. Trong tường hợp này phải giải quyết như thế nào với A và B?

Giải quyết tình huống

     Mâu thuẫn giữa A và B phát sinh từ việc B thực hiện công việc không có ủy quyền khi thu hoạch hộ A số quả chin. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa A và B cần dựa trên quy định trong các Điều 574, 575, 576 BLDS 2015. Cụ thể như sau:

     Nghĩa vụ của B trong khi thực hiện công việc không có ủy quyền: Việc bán quả tuy không được A nhờ nhưng B đã tự nguyện làm vì lo cho A bị mất thu nhập từ số quả đó. Theo Điều 574 BLDS 2015 thì B đã thực hiện công việc không có ủy quyền. Đó là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối. Trong trường hợp này, B đã thực hiện công việc giúp A như thực hiện công việc của mình. B cũng đã làm đúng như ý định của A vì nếu A có mặt ở nhà thì cũng sẽ thu hoạch và bán số quả đó. Như vậy, việc làm của B trong trường hợp này là phù hợp với quy định tại khoản 1 và 2 ĐIều 575 BLDS 2015. Đó là, người thực hiện công việc  có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định của người đó.

      Về nghĩa vụ thanh toán của A là người có công việc được thực hiện: Điều 576 BLDS 2015 quy định,  người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý, kể cả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình. Trong trường hợp này dù cho là số tiền mà B bán quả không được nhiều như A mong muốn nhưng nếu B không thu hoạch và bán giúp số quả đó thì số quả đã bị hư hỏng và không thể bán được rồi. Do đó, A nên nhận số tiền bán quả từ B và có hành động cảm ơn việc làm mà B đã giúp mình.


Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề Sưu tầm một vụ việc có tranh chấp về thực hiện công việc không có ủy quyền và đưa ra cách giải quyết theo quan điểm cá nhân . Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí NQH qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

      Trân trọng./


MỘT SỐ BÀI VIẾT THAM KHẢO

 

 

 

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top