Trong Luật Thương mại quốc tế, khái niệm “sản phẩm tương tự” xuất hiện liên tục trong các quy định của GATT, SPS, TBT,… và luôn là một đề tài gây tranh cãi trong các vụ kiện cáo giữa các nước trước Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Vậy “sản phẩm tương tự” được hiểu như thế nào và có vai trò gì?
Để hiểu hơn về vấn đề này, em xin chọn đề tài “Trình bày khái niệm “sản phẩm tương tự” trong khuôn khổ WTO” để hoàn thiện bài tập học kỳ.
Trong quá trình làm bài không tránh khỏi những thiếu sót, mong quý thầy cô thông cảm và góp ý để bài làm của em hoàn chỉnh hơn. Em xin cảm ơn!
Danh mục từ viết tắt:
WTO | Tổ chức thương mại thế giới |
GATT | Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch |
SPS | Biện pháp kiểm dịch động thực vật |
TBT | Hàng rào kỹ thuật trong thương mại |
MFN | Nguyên tắc tối hệ quốc |
NT | Nguyên tắc đối xử quốc gia |
Danh mục tài liệu tham khảo:
- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2016;
- Hanoi Law University, Textbook International Trade and Business Law, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2012 (Giáo trình song ngữ Anh-Việt do EU tài trợ trong khuôn khổ Dự án EU-Việt Nam MUTRAP III).
- Hiệp đinh chung về thuế quan và thương mại – GATT 1994
- Hiệp định chống bán phá giá ADA
Khái quát về khái niệm WTO
Mọi người cũng xem:
WTO là gì?
WTO là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization). Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.
Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan – GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư).
Các thành viên trong WTO
Không chỉ các quốc gia mới có thể trở thành thành viên của WTO. Các lãnh thổ hải quan có quyền độc lập hoàn toàn trong việc điều hành các mối quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác quy định tỏng Hiệp định này đều có thể gia nhập WTO, ví dụ Hồng Kong, Ma Cao. Cộng đồng châu Âu cũng là thành viên đặc biệt của WTO.
Đến thời điểm tháng 2/2012, WTO có hơn 153 thành viên. Tính đến ngày 26/6/2014, tổ chức này có 160 thành viên.

Nhiệm vụ của WTO
Trình bày khái niệm “sản phẩm tương tự” trong khuôn khổ WTO
WTO được thành lập với 04 nhiệm vụ chủ yếu:
- Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có);
- Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại;
- Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO;
- Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.
Sản phẩm tương tự
Mọi người cũng xem:
Bình luận về quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế, cho ví dụ minh họa
Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn bảo hộ thường dân trong xung đột vũ trang quốc tế
Công nhận không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế của quốc gia nhưng nó tạo ra điều kiện cho quốc gia được công nhận thực hiên đầy đủ những quyền và nghĩa vụ của mình cũng như tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách tốt nhất
Sản phẩm tương tự trong MFN theo GATT
Thuật ngữ “sản phẩm tương tự” xuất hiện trong một số điều khoản của GATT, trong đó có khoản 1 Điều I. Việc hai sản phẩm có là “ tương tự” hay không là một vẫn đề cốt yếu cho việc xem xét có sự phân biệt đối xử theo khoản 1 Điều I hay không? Tuy nhiên GATT không định nghĩa “ sản phẩm tương tự” là gì. Nhưng nhìn chung, “sản phẩm tương tự” được hiểu không giống nhau trong những bối cảnh khác nhau mà nó được sử dụng.
Hai sản phẩm có thể là tương tự theo điều khoản này nhưng có thể lại khác nhau theo điều khoản khác của GATT. Ban Hội thẩm của WTO khi xem xét liệu các sản phẩm có là tương tự hay không thì cần xem xét: (i) Đặc điểm của sản phẩm, (ii) Người sư dụng cuối cùng; (iii) Quy định thuế quan của các thành viên khác.
Sản phẩm tương tự trong NT theo GATT
Khoản 2 của NT liên quan đến “thuế nội địa” điều chỉnh 2 loại sản phẩm, đó là “sản phẩm tương tự” và “sản phẩm có thể thay thế hoặc cạnh tranh trực tiếp”
Tại khoản 2 Điều III GATT quy định: “Hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ Hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào sẽ không phải chịu, dù trực tiếp hay gián tiếp, các khoản thuế hay các khoản thu nội địa thuộc bất cứ loại nào vượt quá mức chúng được áp dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp, với sản phẩm nội tương tự. Hơn nữa, không một bên ký kết nào sẽ áp dụng các loại thuế hay khoản thu khác trong nội địa trái với các nguyên tắc đã nêu tại khoản 1”.
Cũng giống như khái niệm “sản phẩm tương tự” trong MFN, khái niệm “sản phẩm tương tự” trong NT không được định nghĩa trong GATT. Tuy nhiên khác với MFN, NT có số lượng các án lệ phong phú hơn nhiều.
Sản phẩm tương tự trong AD
Theo Điều 2.6 hiệp định chống bán phá giá AD có quy định:
“Trong toàn bộ Hiệp định này, khái niệm “sản phẩm tương tự” sẽ được hiểu là sản phẩm giống hệt, tức là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét, hoặc trong trường hợp không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác mặc dù không giống ở mọi đặc tính nhưng có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm được xem xét”
Ý nghĩa của sản phẩm tương tự
Mọi người cũng xem:
“Sản phẩm tương tự” không có một định nghĩa chính thức theo WTO, tuy nhiên nó lại là một trong các yếu tố để các bên xác nhận việc vi phạm các quy định mà WTO đề ra.
Việc xác định sản phẩm tương tự có ý nghĩa quan trọng trong xác định giá thông thường (là giá của sản phẩm tương tự bán trên thị trường nội địa) và ngành sản xuất nội địa chịu thiệt hại (là ngành sản xuất của nước nhập khẩu sản xuất ra các sản phẩm tương tự.
Đến nay, vấn đề sản phẩm tương tự vẫn đang còn nhiều tranh cãi và chưa được thống nhất. WTO cần làm rõ khái niệm này một cách toàn diện và cụ thể hơn, để các nước thành viên dễ dàng áp dụng và tránh những tranh chấp không đáng có.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề:Trình bày khái niệm “sản phẩm tương tự” trong khuổn khổ WTO. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.
Trân trọng ./.