Xung đột vũ trang là tranh chấp giữa các quốc gia, giữa các tập đoàn xã hội bằng hành động vũ trang. Xung đột vũ trang có thể diễn ra ở nhiều quy mô lớn, nhỏ khác nhau, tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng khi nào còn có một bên cố gắng giành chiến thắng thì vẫn sẽ có những người dân vô tội bị ảnh hưởng.
Nhận thức được vấn đề đó, Công ước Gioneva năm 1949 về bảo hộ thường dân trong chiến tranh (Sau đây gọi tắt là Công ước) đã ra đời nhằm mục đích bảo vệ thường dân khỏi những tai họa do những cuộc xung đột vũ trang gây ra. Qua bài phân tích sau đây tổng đài tư vấn Luật Quang Huy chúng tôi xin giải quyết về vấn đề: “Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn bảo hộ thường dân trong xung đột vũ trang quốc tế”
Danh mục tài liệu tham khảo
- Giáo trình Luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, nxb. CAND, Hà Nội – 2017.
- Công ước Gioneva năm 1949 về bảo hộ thường dân trong chiến tranh.
- Nghị định thư I năm 1977 về bảo hộ các nạn nhân của xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế.
- Nguyễn Phương Nhung, “Bảo vệ quyền con người trong bốn Công ước Geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh” – Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội – 2015.
Những vấn đề pháp lý bảo hộ thường dân trong xung đột vũ trang quốc tế
Mọi người cũng xem:
Khái quát chung về thường dân.
Thường dân là những người sinh sống trên những vùng đang xảy ra chiến sự, họ không tham gia chiến sự, tức không phải là chiến binh và không tham gia một phong trào nổi dậy chống lực lượng chiếm đóng, họ cần sự cứu giúp từ các lực lượng y tế, tôn giáo, các tổ chức nhân đạo quốc tế và trong nước để nhằm thoát khỏi tình trạng chiến tranh: chết chóc, đói khát…
Như vậy, có thể chia thường dân thành các nhóm sau:
Thường dân là công dân của một nước đang tham chiến.
Thường dân là công dân của nước thứ ba đang có mặt tại các quốc gia đang có xung đột vũ trang.
Nhân viên y tế, nhân viên tôn giáo hoạt động tự do, với tư cách cá nhân chứ không do lực lượng vũ trang cử đi.
- Bảo hộ thường dân trong xung đột vũ trang quốc tế.
- Bảo hộ đối với công dân của các quốc gia tham chiến.
- Thứ nhất, trong mọi hoàn cảnh, những người được bảo vệ phải được tôn trọng về thân thể, danh dự, quyền lợi gia đình, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán. Họ phải luôn được đối xử nhân đạo và được bảo vệ, đặc biệt là trước các hành động bạo lực hoặc đe dọa bạo lực, sự xỉ vả và xoi mói của công chúng.
Được bảo vệ về thân thể, danh sự, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán là những quyền cơ bản của con người, bất kỳ ai sinh ra cũng mang trong mình những quyền này. Do đó, trong mọi hoàn cảnh, dù là thời bình hay thời chiến thì những quyền này luôn được tôn trọng, không có bất kỳ sự phân biệt bất lợi nào về chủng tộc, màu da, tín ngưỡng, tôn giáo, chính kiến hoặc mọi tiêu chuẩn tương tự khác trừ các quy định liên quan tới sức khỏe, tuổi tác và giới tính.
Tuy nhiên, vì lí do chiến tranh, các bên xung đột có thể thi hành những biện pháp kiểm soát và an ninh cần thiết đối với người được bảo vệ trong tay họ.
- Thứ hai, tại các Điều 31, 32, 33, 34 của Công ước đã nêu ra những hành vi bị cấm, cụ thể: cấm cưỡng bức về thể chất và tinh thần với người được bảo hộ; cấm việc trừng phạt thể xác, tra tấn; cấm cướp bóc, cấm những biện pháp trả thù đối với người được bảo hộ và tài sản của họ; cấm bắt làm con tin.
- Thứ ba, khi các bên xung đột tấn công, để bảo vệ dân thường, Nghị định thư (I) (các Điều 51,52,53,54,55,56) quy định một số dạng tấn công bị cấm:
Cấm tấn công hoặc đe dọa tấn công với mục đích gây khủng khiếp cho thường dân hoặc với mục đích trả thù vào thường dân, các cá nhân dân sự, mục tiêu dân sự hoặc tấn công không phân biệt tức là tấn công không nhằm vào một mục tiêu quân sự nhất định nào hoặc sử dụng các phương pháp hay phương tiện chiến đấu mà tác hại của nó không thể giới hạn vào mục tiêu quân sự.
Cấm hoặc hạn chế tiến hành một số phương pháp chiến tranh tác động trực tiếp đến đời sống của thường dân.
- Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn bảo hộ thường dân trong xung đột vũ trang quốc tế
Theo Điều 51 Công ước (IV), thường dân sẽ không bị ép buộc phải phục vụ trong các lực lượng vũ trang đối phương; nghiêm cấm những hành động gây sức ép hay tuyên truyền để lôi kép, ép buộc thường dân phải nhập ngũ đặc biệt là trẻ em dưới 15 tuổi.
Các quốc gia chiếm đóng chỉ có thể bắt buộc thường dân phải lao động nếu họ trên 18 tuổi, họ không phải thực hiện những công việc liên quan đến quân sự mà chỉ làm các công việc như dịch vụ công ích, phục vụ ăn, ở, mặc… tức là các công việc thuộc lĩnh vực dân sự. Họ được đảm bảo những điều kiện khi làm việc như thù lao, trang thiết bị, số giờ làm việc, hưởng tai nạn, bệnh nghề nghiệp.
các vấn đề pháp lý và thực tiễn bảo hộ thường dân trong xung đột vũ trang quốc tế
Bảo hộ đối với người ngoại quốc trên lãnh thổ các quốc gia xung đột
Khi một người ngoại quốc đang ở trên lãnh thổ của một bên xung đột, ngoài việc được hưởng những quyền cơ bản của con người như quyền được sống, được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, Công ước còn ghi nhận cho họ những quyền sau:
Thứ nhất, là quyền rời bỏ lãnh thổ. Cụ thể, họ có quyền rời lãnh thổ khi cuộc xung đột mới bắt đầu hoặc trong thời gian diễn ra, trừ khi việc đó đi ngược lại lợi ích của quốc gia (Điều 35 Công nước). Với một người không phải công dân của một bên xung đột, họ không có mối quan hệ pháp lý với quốc gia đó; không mang trong mình nghĩa vụ của một công dân với quốc gia mà mình mang quốc tịch. Vì vậy, họ hoàn toàn có quyền rời bỏ lãnh thổ của một bên xung đột để đảm bảo sự an toàn cho bản thân cũng như gia đình.
Thứ hai, quyền được làm việc để đảm bảo cho cuộc sống của mình. Điều này được ghi nhận tại Điều 39 và Điều 40 Công ước. Cụ thể, họ được tạo điều kiện để tìm việc làm có thu nhập và được hưởng những điều kiện lao động như công dân của quốc gia họ đang ở. Nếu họ khong tìm được công việc có thu nhập vì lý do an ninh thì bên xung đột phái trợ cấp cho họ và những người họ nuôi dưỡng.
Thứ ba, họ có quyền tự nguyện quản thúc. Chỉ trong trường hợp đặc biệt thì họ mới bị quản thúc và bị chỉ định cư trú. Ngoài 2 biện pháp này thì không được áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn đối với họ. Khi bị quản thúc và chỉ định cư trú họ có quyền yêu cầu thực hiện thủ tục theo quy định của công ước, đồng thời được yêu cầu xem xét lại quyết định quản thúc hoặc chỉ định cư trú theo thời hạn nhất định mà công ước quy định.
Cuối cùng, họ có quyền được đối xử bình đẳng, không bị chuyển giao cho bất cứ quốc gia nào không tham gia công ước này hoặc quốc gia không có khả năng thực hiện công ước này hay quốc gia có thể đối xử ngược đãi với họ.
Bảo hộ đối với nhân viên y tế, nhân viên tôn giáo hoạt động tự do, với tư cách cá nhân
*Với nhân viên y tế:
Thứ nhất, nguyên tắc bảo hộ nhân viên y tế, điều này có nghĩa là các bên phải loại trừ nhân viên y tế là mục tiêu tấn công, đồng thời tôn trọng những quyền cơ bản của họ như quyền sống, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tự do tín ngưỡng, tôn giáo,…
Thứ hai, Trong trường hợp cơ sở y tế bị đảo lộn do chiến sự thì nhân viên y tế dân sự phải được hưởng mọi sự giúp đỡ cần thiết như: tìm nơi trú ẩn, được sự giúp đỡ của địa phương nơi làm việc… Nước chiếm đóng phải tạo điều kiện để nhân viên y tế dân sự trong các lãnh thổ bị chiếm đóng để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của họ.
*Với nhân viên tôn giáo:
Các nhân viên tôn giáo phải được bảo vệ và tôn trọng trong mọi trường hợp, bất kỳ sự thấn công nào mà nhằm trực tiếp vào các nhân viên tôn giáo hoặc bất kì hành động nào xâm phạm các quyền của họ đều bị coi là sự vi phạm nghiêm trọng và có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật quốc tế, nghiêm cấm các hành vi trả thù nhằm vào họ. Họ không bị bắt vuộc làm việc gì khác ngoài chức năng tôn giáo của họ.
Thực tiễn bảo hộ thường dân trong xung đột vũ trang quốc tế
Mọi người cũng xem:
Công nhận không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế của quốc gia nhưng nó tạo ra điều kiện cho quốc gia được công nhận thực hiên đầy đủ những quyền và nghĩa vụ của mình cũng như tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách tốt nhất
Phân tích nội dung và đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc Cấm sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế
Phân tích khái niệm “vi phạm cơ bản” theo Điều 25 của Công ước Viên 1980
Thực trạng vấn đề bảo hộ thường dân trong xung đột vũ trang quốc tế
Với sự ra đời của Luật Geneva, hoạt động bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh về cơ bản đã đạt được hiệu quả, giúp nâng cao tinh thần nhân đạo và giảm thiểu những tổn thường cho những người thường dân vô tội, góp phần đảo bảo thực thi nhân quyền trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại một số điểm bất cập sau:
Thứ nhất, vẫn còn tồn tại những trường hợp tấn công không phân biệt mục tiêu quân sự hay thường dân. Dẫn chứng cụ thể là cuộc tấn công bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội trong 12 ngày đêm từ 18/2 đến 30/2 năm 1972 với mục tiêu đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá, quân đội Mỹ đã thực hiện hàng loạt những cuộc ném bom, phá hủy nhiều khu dân cư như: Khâm Thiên, An Dương, Uy Nỗ, Yên Viên, Gia Lâm, Đông Anh, Văn Điển, Giáp Bát, bệnh viện Bạch Mai, đài phát thanh Mễ Trì… làm 2.380 người chết và 1.355 người bị thương.
Thứ hai, quyền của người phụ nữ vẫn chưa được đảm bảo, trong các cuộc xung đột vũ trang họ vẫn thường là đối tượng bị bắt, và bị xâm hại bởi các binh lính. Điển hình như việc phiến quân IS hoạt động tại Syria đã bắt cóc bán ít nhất 300 phụ nữ và trẻ em gái dân tộc Yazidi (Iraq) cho các chiến binh thánh chiến IS đang hoạt động ở Syria, chúng gọi đó là “nô lệ chiến lợi phẩm trong chiến tranh với những kẻ ngoại đạo”.
Thứ ba, Vẫn còn tình trạng trẻ em tham gia vào đấu tranh vũ trang, bị bán, bị ép buộc tham gia xung đột vũ trang Đó là thực trạng đang diễn ra phổ biến ở Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS và Liberia, gây ra sự tổn thương nghiêm trọng đến tâm lý trẻ em và quyền của trẻ em. Ngay tại thành phố lớn thứ hai của Iraq, Mosul, người ta có thể bắt gặp những thanh thiếu niên đeo huy hiệu Nhà nước Hồi giáo (IS) mang theo vũ khí đứng ở các trạm kiểm soát, các chốt giao thông đông đúc.
Nhóm phiến quân IS hiện đã tăng cường thực hiện cưỡng ép trẻ em ở độ tuổi dễ bị tổn thương nhất để tham gia chiến đấu trên khắp các khu vực rộng lớn, ưu tiên đào tạo trẻ em thành các đối tượng trung thành với tổ chức lâu dài, tuân thủ hệ tư tưởng của tổ chức và trở thành các tay súng thiện chiến xem bạo lực như một cách sống. IS công khai khá minh bạch trong việc tuyển dụng trẻ em.
Họ phân bổ trẻ em từ độ tuổi 10 đến 12 làm nhiều vị trí khác nhau, từ chiến binh, gián điệp, bảo vệ cho đến đầu bếp, lau nhà, và đôi khi là chăm sóc y tế cho các chiến binh bị thương tích.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo hộ thường dân trong xung đột vũ trang quốc tế
Thứ nhất, các quốc gia tiếp tục tuyên truyền, giáo dục luật Nhân quyền quốc tế, luật Nhân đạo quốc tế nói chung và các quy tắc của Luật Geneva nói riêng, tăng cường nội luật hóa, áp dụng vào pháp luật quốc gia.
Thứ hai, các quốc gia tăng cường công tác giáo dục con người sống nhân văn, đạo đức, sống vì lý tưởng cao đẹp trong cộng đồng quốc tế, hướng đến hào bình, ổn định, phát triển các mối quan hệ quốc tế thân thiện, tích cực.
Thứ ba, thúc đẩy xu hướng đa cực hóa trong quan hệ quốc tế để hạn chế được sức mạnh của một số siêu cường trên thế giới. Để thực hiện mục tiêu này, các quốc gia khác cần nỗ lực đối thoại, đoàn kết, hợp tác và tăng cường sức mạnh tài chính, kinh tế để tạo nên sức mạnh chính trị, uy tín tạo nên thế đối trọng với các cường quốc trong việc giải quyết các vấn đề của thế giới.
Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật của Luật Nhân đạo quốc tế nói chung và bốn Công ước Geneva nói riêng cũng như pháp luật quốc gia trong việc bảo vệ quyền lợi của những được bảo hộ trong chiến tranh. Trước những sự thay đổi của tình hình thế giới, khi áp dụng các quy định này các quốc gia, tổ chức cần nghiên cứu chặt chẽ, thực thi một cách linh hoạt, khéo léo để vừa nhằm đảm bảo lợi ích của chính quốc gia, đảm bảo hòa bình an ninh thế giới, vừa đạt được những mục tiêu về bảo vệ thường dân yếu thế trong xung đột.
Thứ năm, tiếp tục tăng cường đối thoại đối với các quốc gia thành viên để tìm giải pháp tăng cường sự tuân thủ các quy định Luật Geneva dưới sự hỗ trợ của ICRC và Thụy Sỹ. Việc tăng cường đối thoại là phương thức hiệu quả để các quốc gia tìm được định hướng chung, hướng đi chung trong việc giải quyết các tranh chấp trên cơ sở đảm bảo lợi ích của các bên và duy trì mối quan hệ hợp tác hữu nghị, đảm bảo an ninh khu vực và trên thế giới.
Từ những phân tích ở trên, có thể thấy rằng Công ước Gioneva đã có những quy định cụ thể, rõ ràng về việc bảo hộ thường dân trong xung đột vĩ trang, qua đó góp phần tạo ra hành lang an toàn cho những người không may mắn khi phải sống ở những vùng đất có xung đột vũ trang. Dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn đó những tồn tại cần khắc phục để những quy định của Công ước được đi vào thực tiễn.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Các vấn đề pháp lý và thực tiễn bảo hộ thường dân trong xung đột vũ trang quốc tế. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.
Trân trọng./.