Biên giới quốc gia là một bộ phận không thể thiếu của một quốc gia, vì nó gắn liền với lãnh thổ quốc gia, phân chia vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của quốc gia này với vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của quốc gia khác. Chính vì có ý nghĩa quan trọng như vậy, mà việc xác định đường biên giới quốc gia là một vấn đề vô cùng phức tạp, có thể gây ra tranh chấp giữa các quốc gia. Và để hạn chế tối đa điều này, luật quốc tế đã đưa ra những nguyên tắc để xác lập đường biên giới quốc gia.Qua bài phân tích sau đây tổng đài tư vấn Luật Quang Huy chúng tôi xin giải quyết về vấn đề: “Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn vận dụng nguyên tắc Uti-possidetist trong xác định biên giới quốc gia trên bộ”
Danh mục tài liệu tham khảo
- Giáo trình Luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, nxb. CAND, Hà Nội, 2017.
Những vấn đề pháp lý về nguyên tắc Uti-possidetist trong xác định biên giới quốc gia trên bộ
Mọi người cũng xem:
Phân tích những vấn đề pháp lý và thực tiễn về cơ quan tài phán quốc tế và khả năng áp dụng biện pháp này để giải quyết các tranh chấp tại biển Đông hiện nay
Bình luận về quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế, cho ví dụ minh họa
Phân tích khái niệm “vi phạm cơ bản” theo Điều 25 của Công ước Viên 1980
Lịch sử hình thành nguyên tắc
Biên giới quốc gia trên bộ được xác định theo các bước: hoạch định, phân giới và cắm mốc thực địa. Trên thực tế, các quốc gia có chung đường biên giới có thể sử dụng nhiều nguyên tắc xác định như: nguyên tắc chiếm hữu thực sự, nguyên tắc thỏa thuận, nguyên tắc công bằng, và nguyên tắc được các quốc gia sử dụng khá phổ biến là nguyên tắc Utipossidetist.
Nguyên tắc này được hiểu là “hãy tiếp tục sở hữu những gì mà anh đang có”, là nguyên tắc được xuất hiện ở Châu Mĩ La Tinh được khẳng định ở Châu Phi thời kì phi thực dân hoá những năm 1960. Theo đó, một vấn đề được đặt ra sau khi các quốc gia thuộc địa giành được độc lập đó là phân chia lại các đường biên giới hay tiếp tục chấp nhận đường biên giới thời thuộc địa. Tại hội nghị thành lập Tổ chức thống nhất châu Phi (OUA) năm 1958 các đại biểu đề nghị huỷ bỏ các biên giới giả tạo thời thuộc địa, nhưng đến năm 1964 tổ chức OUA lại nhấn mạnh việc áp dụng nguyên tắc Utipossidetist, nghĩa là chấp nhận biên giới do thực dân để lại.
Trong hội nghị các nước không liên kết họp tại Cairo tháng 10-1964, nguyên thủ và Thủ tướng 45 nước đã trịnh trọng tuyên bố “tất cả các Chính phủ cam kết tôn trọng các biên giới đang tồn tại vào thời điểm nước họ giành được độc lập”. Trong bản tuyên bố về việc giành độc lập của các quốc gia và dân tộc ngày 14-12-1960 của Liên hợp quốc cũng bảo vệ nguyên tắc Utipossidetist.
Nội dung của nguyên tắc
Utipossidetist có nghĩa là “hãy tiếp tục sở hữu cái mà anh sở hữu”. Nội dung của nguyên tắc này là các đường ranh giới thuộc địa phải được tôn trọng và duy trì như những đường biên giới quốc tế sau khi quốc gia giành được độc lập.
Trong lịch sử, các đế quốc lớn luôn tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược các nước nhỏ nhằm biến các quốc gia đó thành thuộc địa và vơ vét các nguồn tài nguyên. Khi các cuộc xâm lăng đã hoàn thành, để đạt được mục đích của mình, các quốc gia đi xâm lược bắt đầu thiết lập một bộ máy cai trị, chia cắt, thay đổi các đường biên giới để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thôn tính các nước thuộc địa. Ví dụ: Sau khi chiếm được Châu Mỹ – Latinh, muốn quản lý chặt chẽ được vùng đất rộng lớn này Tây Ban Nha đã chia nó ra thành những mảnh nhỏ để dễ bề cai trị. Có khi chỉ vì muốn cho tàu thuyền chở quân đi theo một đường trục và dễ dàng chở tài nguyên vơ vét được về chính quốc, những đường ranh giới đã được vạch ra một cách hết sức tùy tiện, để lại hậu quả đến tận sau này.
Sau khi các quốc gia thuộc địa giành được độc lập, vấn đề được đặt ra là các quốc gia này sẽ xóa bỏ hết các đường biên giới cũ để xác định lại, hay giữ nguyên hiện trạng mà lịch sử đã để lại. Nếu như xóa bỏ hết những đường biên giới đã có để xác lập lại từ đầu sẽ gây ra rất nhiều xáo trộn, các nước lớn có thể một lần nữa quay lại thao túng, do đó, nhằm mục đích tạo ra sự ổn định, cũng như tôn trọng ranh giới lãnh thổ còn tồn tại mà các quốc gia khi giành được độc lập đã đạt được. Năm 1963 khi tổ chức Thống nhất Châu Phi được thành lập thì các nhà lãnh đạo Châu Phi đã thỏa thuận với nhau là vào lúc các nước giành được độc lập, biên giới như thế nào thì giữ nguyên như thế.
Nguyên tắc sử dụng các đường ranh giới đã có là việc các nước có chung đường biên giới trước đây làm sao, như thế nào thì nay cứ duy trì như vậy. Đây là nguyên tắc chuyển các đường phân định chia thành chính nội bộ thời thuộc địa sang thành các đường biên giới quốc tế trong trường hợp kế thừa quốc gia.
Thực tiễn vận dụng nguyên tắc Utipossidetist trong xác định biên giới quốc gia trên bộ
Mọi người cũng xem:
Phân tích những vấn đề pháp lý và thực tiễn về cơ quan tài phán quốc tế và khả năng áp dụng biện pháp này để giải quyết các tranh chấp tại biển Đông hiện nay
Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn vận dụng nguyên tắc thừa kế điều ước quốc tế trong xác định biên giới quốc gia
Nêu một vụ việc vi phạm quyền không bị tra tấn
Xác định đường biên giới giữa Việt Nam – Lào
Việt Nam và Lào là hai nước có đường biên giới dài khoảng 2340km, trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam và Kon Tum; tiếp giáp với 10 tỉnh phía Lào là: Phỏng-sả-lỳ, Luổng-pha-bang, Hủa-phăn, Xiêng-khoảng, Bô-ly-khăm-xay, Khăm-muồn, Sa-vắn-nạ-khệt, Sả-lạ-văn, Sê-kông và Ắt-tạ-pư. Tuy nhiên, để hình thành nên được đường biên giới này, hai nước đã trải qua nhiều giai đoạn.
Thời Pháp thuộc, biên giới giữa Việt Nam – Lào được xác định bằng các nghị định của Toàn quyền Đông Dương (Nghị định năm 1893, Nghị định năm 1895, Nghị định năm 1896; Nghị định năm 1900; Nghị định năm 1904; Nghị định năm 1916). Đồng thời với việc điều chỉnh đất đai theo các nghị định của Toàn quyền Đông Dương, thực dân Pháp đã tiến hành điều chỉnh đường biên giới và thể hiện trên bản đồ Bonne tỉ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương. Năm 1975, sau khi Việt Nam hoàn toàn độc lập, hai nước mới có điều kiện để thiết lập lại đường biên giới. Cụ thể:
Tháng 2/1976, hai bên thỏa thuận lấy lấy bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương in năm 1945 để giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước; nơi nào không có bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương năm 1945 thì dùng bản đồ in trước hay sau đó một vài năm. Ngày 18/07/1977, Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã được đại diện hai nhà nước Việt Nam và Lào ký dựa trên nguyên tắc Utipossidetist, từ đó tạo cơ sở cho việc xây dựng nên đường biên giới hòa bình, hữu nghị giữa hai nước láng giềng.
Xác định đường biên giới giữa Việt Nam – Campuchia
Biên giới Việt Nam-Campuchia được hình thành từ thế kỷ XVII, cùng với quá trình Nam tiến mở rộng lãnh thổ của người Việt, mà chủ thể đầu tiên là cư dân và chính quyền chúa Nguyễn (xứ Đàng Trong) của Đại Việt. Tuy nhiên, phải đến khi Cộng hòa Nhân dân Campuchia ra đời thì mới được xác định cụ thể bằng các hiệp ước về định biên giới:
Trong Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam – Campuchia ngày 20/7/1983 đã thống nhất áp dụng nguyên tắc Utipossidetist cho việc xác định biên giới giữa hai nước: “Cho đến khi được hoạch định chính thức, biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia là đường biên giới hiện đại được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương (Ser-vice Géographique de l’Indochine) thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất như quy định ở Điều 1 Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia ký ngày 20 tháng 7 năm 1983.”
Việc áp dụng nguyên tắc này đã góp phần thúc đẩy quá trình đàm phán để giải quyết vấn đề còn tồn tại về biên giới lành thổ hai nước, góp phần xây dựng đường biên giới ổn định, lâu dài, củng cố mỗi quan hệ hòa bình hữu nghị giữa hai nước cũng như trong khu vực và trên thế giới.
Như vậy, có thể thấy từ một nguyên tắc có xuất phát từ khu vực. nguyên tắc Utipossidetist đã được luật quốc tế phát triển thành nguyên tắc có tính phổ cập, góp phần giúp các nước giải quyết tranh chấp về biên giới quốc gia một cách hòa bình, hữu nghị; thúc đẩy mối quan hệ gắn kết giữa các bên, tạo nên một thế giới hòa bình và ổn định.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: hình thức dân chủ trực tiếp qua quyền cơ bản của công dân trong hiến pháp 2013. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.
Trân trọng./.