Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn vận dụng nguyên tắc thừa kế điều ước quốc tế trong xác định biên giới quốc gia

Biên giới quốc gia là một vấn đề quan trọng hàng đầu của bất cứ quốc gia nào. Đường biên giới của mỗi quốc gia là cơ sở để phân chia lãnh thổ giữa các quốc gia với nhau. Việc xác định biên giới quốc gia không đơn thuần là việc riêng của quốc gia bởi nó đụng chạm tới lãnh thổ và lợi ích của quốc gia các liền kề. Tính chất phức tạp như vậy nên việc xác định bây giờ quốc gia phải dựa trên các nguyên tắc của luật quốc tế. Qua bài viết này chúng tôi Luật Quang Huy sẽ đi sâu phân tích và tìm hiểu vấn đề: “Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn vận dụng nguyên tắc thừa kế điều ước quốc tế trong xác định biên giới quốc gia.” 


Danh mục tài liệu tham khảo

  • Giáo trình luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007;trường Đại học Luật Hà Nội
  • Lê Mai Anh & Trần Văn Thắng, Luật quốc tế – Lí luận và thực tiễn, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2001;
  • Nguyễn Thị Kim Ngân & Chu Mạnh Hùng, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2010;

Vấn đề pháp lý nguyên tắc thừa kế điều ước quốc tế trong xác định biến giới quốc gia

Một số khái niệm chung

 Điều ước quốc tế

Theo cách tiếp cận của Công ước viên năn 1969 về luật điều ước quốc tế thì ta có định nghĩa điều ước quốc tế là: thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa Quốc gia và chủ thể khác của Luật Quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh. Không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó.

Như vậy, điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế, do các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau, thông qua các quy phạm gọi là quy phạm điều ước. Điều ước quốc tế có thể là phổ cập hoặc không phổ cập, toàn cầu hoặc khu vực, đa phương hoặc song phương.

Vấn đề kế thừa trong điều ước quốc tế 

Kế thừa quốc gia là sự chuyển dịch quyền và nghĩa vụ quốc tế từ quốc gia này sang quốc gia khác có liên quan đến vùng lãnh thổ nhất định. Vấn đề kế thừa quốc gia thường được đặt ra khi có sự thay đổi triệt để về chủ quyền của một quốc gia tại một lãnh thổ nhất định. Sự thay đổi triệt để về chủ quyền đó có thể là kết quả của việc xuất hiện hoặc chấm dứt sự tồn tại của một quốc gia.

Đối tượng thừa kế trong tư pháp quốc tế là chủ quyền hoàn toàn, toàn vẹn và tuyệt đối về lãnh thổ, quyền độc lập và tự quyết của dân tộc mà không có sự can thiệp của nước ngoài, quyền và nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế, tư cách, quyền và nghĩa vụ của thành viên trong các tổ chức quốc tế mà nhà nước cũ đã cam kết. Năm 1978 Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Viên về thừa kế quốc gia đối với điều ước quốc tế

Biên giới quốc gia

Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có chủ quyền trên biển, bao gồm: Biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, biên giới quốc gia trong lòng đất và trên không.

Xác định biên giới quốc gia vì tính chất lịch sử và mức dộ ổn định của nó được đặt ở mức độ rất cao trong thực tiễn quan hệ quốc tế. chính vì vậy, việc xây dựng các đường biên giới quốc tế phải dựa vào các nguyên tắc riêng trong lĩnh vực xác lập và bảo vệ biên giới và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Quốc tế.

các vấn đề pháp lý và thực tiễn vận dụng nguyên tắc thừa kế điều ước quốc tế trong xác định biên giới quốc gia

Vấn đề pháp lý nguyên tắc thừa kế điều ước quốc tế trong xác định biên giới quốc gia

Trong thực tiễn xây dựng biên giới quốc gia, các quốc gia thường dựa vào hai nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc thỏa thuận:

Đấy là nguyên tắc rất quan trọng trong việc xây dựng biên giới quốc gia. Thự chất của việc xây dựng biên giới quốc gia là việc giới hạn chủ quyền và quyền lực tối cao của Nhà nước đối với lãnh thổ của mình.chính vì vậy, khi xây dựng biên giới quốc gia đặc biệt là biên giới quốc gia trên bộ và biên giới quốc gia trên biển các quốc gia có chung biên giới phải thỏa thuận, thống nhất để xác lập một biên giới ổn định, hòa bình vì lợi ích chung của các quốc gia.

Luật pháp Quốc tế không đặt ra các tiêu chuẩn về vạch biên giới, về hoạch định biên giới quốc gia. Do vậy, để xây dựng một biện giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác thì các quốc gia phải thỏa thuận, thống nhất xây dựng biên giới, dựa trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.

Nguyên tắc Utipossidetis( chấp nhận hoàn cảnh hiện tại)

Nguyên tắc này gắn liền với thừa kế quốc gia, cơ sở chung của nguyên tắc này là : Chỉ chuyển giao cho nhau những gì mà mình có. Nguyên tắc này được Tòa án Quốc tế xem như là một nguyên tắc có tính tập quán.

Theo nguyên tắc này các đường phân chia địa giới hành chính thời kĩ thuộc địa sẽ được chuyển thành các đường biên giới quốc tế phân định lãnh thổ của các quốc gia độc lập .Utipossidetis là kết quả của quá trình phi thực dân hoá và trở thành thành nguyên tắc khi hoạch định biên giới, được nhiều quốc gia sử dụng và Liên hợp quốc công nhận. Trong hội nghị các nước không liên kết họp tại Cairo tháng 10-1964, nguyên thủ và Thủ tướng 45 nước đã trịnh trọng tuyên bố “tất cả các Chính phủ cam kết tôn trọng các biên giới đang tồn tại vào thời điểm nước họ giành được độc lập”.

Nội dung của nguyên tắc là khi đường biên giới đã được phân vạch rõ ràng thì cứ theo đúng sự phân vạch đó; khi đường biên giới đã được xác định nhưng có thiếu sót thì hai bên phải tiến hành thương lượng để giải quyết. Việc này hoàn toàn phải dựa vào thiện chí của các bên, nếu không sẽ không có cách nào giải quyết được triệt để.

Thực tiễn áp dụng nguyên tắc thừa kế điều ước quốc tế trong xác định biên giới quốc gia

Khái quát về biên giới trên bộ của Việt Nam

Lãnh thổ trên đất liền của nước ta hình chữ S nằm ở rìa bán đảo Đông Dương và tiếp giáp với biển Đông. Việt nam có biên giới chung với Trung Quốc ở phía Bắc, tiếp giáp với Lào ở phía Tây, tiếp giáp với Cam- Pu- Chia ở phái Tây Nam. Đường biên giới trên bộ của nước ta dài khoản 4.510 km , đi qua 25 tỉnh, 90 huyện, khoảng 390 xã với trên 50 dân tộc sinh sống. Đường biên giới với Trung Quốc dài khoảng 1.400 km; đường biên giới với Lào dài khoảng 2.067 km; đường biên giới với Cam- Pu- Chia dài khoảng 1.137 km. Đất nước ta với địa hình 3/4 là đồi núi vì vậy, đường biên giới trên đất liền của nước ta với các nước láng giềng chủ yếu chạy dọc theo các dãy núi cao, rừng rậm.

Hiện nay, về cơ bản đường biên giới trên bộ của nước ta đã được hoạch định xong. Ta cùng các nước láng giềng đã tiến hành phân giới, cắm mốc thực địa. phần lớn biên giới của nước ta với các nước đã được phân định bằng hệ thống cột mốc kiên cố, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân ta và cá dân tộc anh em.

Thực tiễn áp dụng trong quá trình phân định biên biên giới quốc gia của Việt Nam

Quá trình phân định biên giới giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng là một quá trình phức tạp, lâu dài vì vậy mà trong quá trình phân định, cắm mốc biên giới nước ta đã áp dụng nhiều nguyên tắc, biện pháp đan xen nhau.

Phân định biên giới giữa Việt Nam – Lào.

Sau khi giành được độc lập năm 1945, Việt Nam và Lào đã thừa nhận chuyển ranh giới hành chính giữa các xứ bảo hộ nằm ừong Đông Dương thuộc Pháp trước đây thành đường biên giới thực tế trước khi tiến hành đàm phán, xác định đường biên giới cụ thể.

Quá trình đàm phán, xác định biên giới, hai bên đã thống nhất áp dụng nguyên tắc Utipossidetis để giải quyết. Điều này thể hiện ở việc hai bên đã thỏa thuận lấy bản đồ 1/100.000 (Bonne) của Sở Địa dư Đông Dương in năm 1945- thời điểm hai nước tuyên bố độc lập làm căn cứ để hai nước xác định biên giới Việt-Lào.

Trên thực tế có những đoạn biên giới không có bản đồ hoặc chưa được quy định trên bản đồ của Pháp, do đó việc xác định biên giới theo nguyên tắc Utipossidetis là chưa đủ. Hai nước Việt – Lào áp dụng nguyên tắc thỏa thuận trên cơ sở phiên họp của hai Bộ Chính trị hai nước năm 1976, theo đó: Ở những nơi nào cả hai bên đều thấy là cần thiết phải điều chỉnh đường biên giới và ở những nơi đường biên giới chưa được vẽ trên bản đồ của Pháp. Hai bên hoạch định biên giới trên cơ sở hoàn toàn nhất trí, tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước.

Kết quả với việc áp dụng sáng tạo linh hoạt nguyên tắc Utipossidetis vào thực tế, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định biên giới. Về cơ bản hai nước đã xây dựng được một đường biên giới được đánh dấu bằng hệ thống mốc giới chính quy thực địa. Tạo điều kiện xây dựng đuờng biên giới lâu dài, ổn định và hòa bình giữa hai nuớc.

Nguyên tắc phân định biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc

Xác định biên giới trên bộ

Ngày 19/10/1993Việt Nam và Trung Quốc đã ký “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước”. thỏa thuận này đã xác định các nguyên tắc cơ bản trong việc xác định và giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước.

Các vấn đề pháp lý về nguyên tắc thừa kế điều ước quốc tế trong xác định biên giới quốc gia

Trên thực tế thì có các khoảng đường biên giới chưa rõ ranh giới và không biểu hiện hết trên biểu đồ do đó, nếu chỉ áp dụng nguyên tắc kế thừa hai công ước 1887 và 1895 là chưa đủ để xác định đường biên giới Việt – Trung một cách rõ ràng, chính xác và đầy đủ do đó 2 bên tiếp tục thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận tiến hành đối chiếu, xác định hướng đi của đường biên giới, khảo sát thực địa, suy tính mọi tình huống tồn tại trong khu vực với tinh thần thông cảm và nhân nhượng lẫn nhau, thương lượng hữu nghị để tìm giải pháp công bằng, hợp lý.

Xác định biên giới trên biển:

Trung Quốc còn có chung đường biên giới biển trong trong vịnh Bắc bộ. Ngày 25 /12 /2000 nước đã ký hiệp định phân chia lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, và thêm lục địa hiệp định này được hai nước phê chuẩn và tháng 6/2014

Đề cập tới vấn đề biên giới lãnh thổ trong quan hệ Việt Nam Trung Quốc không thể không nhắc tới vấn đề hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này. Quan điểm của Việt Nam là kiên trì đừng giải quyết tranh chấp, bất đồng thông qua đàm phán, thương lượng không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình ở biển Đông.

Nguyên tắc phân định biên giới với Cam Pu Chia và thực tiễn áp dụng

Xác định biên giới trên bộ

Đường biên giới giữa Việt Nam và Cam Pu Chia đã hình thành từ lâu. Việt Nam chủ trương áp dụng nguyên tắc Utipossidetis. Tại những nơi nào nguyên tắc trên không đưa ra được câu trả lời thì áp dụng nguyên tắc thỏa thuận để phân định biên giới. Hai nước công nhận đường ranh giới hành chính do Pháp xác định trước kia là biên giới lịch sử giữa hai quốc gia, đồng thời tôn trọng và tuân thủ đường biên giới đó.

Quá trình xác định biên giới với Campuchia kéo dài do gặp nhiều khó khăn do những thay đổi chính trị ở Camphuchia, do ảnh hưởng của các phán quyết quốc tế và những bất đồng trong việc xác định biên giới ở một số địa điểm cụ thể. Do đó cần áp dụng mềm dẻo nguyên tắc Utipossidetis. Trên thực tế, để xác định đường biên giới Việt – Campuchia, hai bên còn áp dụng bổ sung nhiều nguyên tắc khác để xác định đường biên giới phù họp với tình hình thực tế, địa hình tự nhiên nơi đường biên giới chạy qua.

Xác định biên giới trên biển

Ngoài ra hiệp định về vùng nước lịch sử Trung giữa Việt Nam và Campuchia cũng đã được ký kết vào 7/7 1982. Theo hiệp định vùng nước lịch sử Trung được xác định bởi bờ biển Hà Tiên và campot, Đảo Phú Quốc và các đảo ngoài khơi phủ chu và Polovai. Nước này được hai bên đặt dưới chế độ nội thủy và sẽ có chế độ quản lý chung về đánh cá, thanh tra và kiểm soát trong khi chờ đợi hai bên thỏa thuận giải quyết xác định đường biên giới trên biển trong vùng nước lịch sử đã được xác định


Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn vận dụng nguyên tắc thừa kế điều ước quốc tế trong xác định biên giới quốc gia. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật miễn phí NQH qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Trân trọng./.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

MỤC LỤC
Scroll to Top