Thủ tục giải quyết yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công

     Đình công là một hiện tượng xã hội, xuất hiện từ khi có giai cấp vô sản, có quan hệ giai cấp đối kháng giữa công nhân với giai cấp tư sản. Đình công đã trở thành một vũ khí cực kỳ lợi hại của tập thể lao động làm thuê trong cuộc sống đấu tranh đòi quyền lợi của mình, trước hết là những quyền lợi kinh tế – xã hội. Do vậy, để tránh việc lợi dụng đình công gây mất an ninh trật tự cũng như ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, Nhà nước đã có các quy định nghiêm ngặt về việc công nhận tính hợp pháp của cuộc đình công. Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận tính hợp pháp của cuộc đình công được quy định cụ thể và chi tiết tại mục 5 chương XIV Bộ luật lao động 2012. Để làm rõ hơn về thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận tính hợp pháp của cuộc đình công, em xin đi vào giải quyết đề tài: “Thủ tục giải quyết yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công”.


Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình luật Lao động, trường Đại học Luật Hà Nội, 2015.
  • Bộ luật lao động năm 2012.

Thủ tục giải quyết yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Cơ sở pháp lý của yêu cầu công nhận tính hợp pháp của cuộc đình công

      Theo Điều 209 Bộ luật Lao động 2012 thì:

1. Đình công là sự ngưng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu lao động.

Và việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 126 của Bộ luật này

      Trích dẫn đến quy định của pháp luật tại khoản 3 Điều 126 thì:

Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

Trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thì sau thời hạn 03 ngày, tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

      Như vậy có thể thấy rằng, yêu cầu công nhận tính hợp pháp của cuộc đình công xuất phát từ những tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, và sau khi biên bản hòa giải được Hội đồng trọng tài lập mà các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được, hoặc hòa giải không thành thì có thể tiến hành các thủ tục để đình công.

Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận tính hợp pháp của cuộc đình công

Thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận tính hợp pháp của cuộc đình công

      Theo quy định tại Điều 225 Bộ luật lao động năm 2012 thì thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công là:

1. Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công.

      Có thể thấy pháp luật đã phân định rõ thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận tính hợp pháp của cuộc đình công thuộc về tòa án nhân dân cấp tinhe nơi xảy ra đình công. Khi có khiếu nại  đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công thì tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết.

      Thành phần hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công gồm 3 thẩm phán. Hội đồng giải quyết khiếu nại đói với quyết định về tính hợp pháp cảu cuộc đình công cũng gồm 3 thẩm phán cho Chánh án tòa án nhân dân tối cao chỉ định. Việc thay đổi thẩm phán là thành viên của Hội đồng xét xử được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự ( Điều 226)

Hình thức yêu cầu công nhận tính hợp pháp của cuộc đình công

     Trong quá trình đình công hoặc trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt đình công, mỗi bên của quyền nộp đơn lên tòa án yêu cầu xét tính hợp pháp. Đơn yêu cầu phải có những nội dung chính sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
  • Tên Toà án nhận đơn;
  • Tên, địa chỉ của bên yêu cầu;
  • Tên, địa chỉ của tổ chức lãnh đạo cuộc đình công;
  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động nơi tập thể lao động đình công;
  • Nội dung yêu cầu Toà án giải quyết;
  • Các thông tin khác mà bên yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết.

     Theo đó, các bên phải  gửi đơn đến tòa án cấp tỉnh nơi cuộc đình công xảy ra giải quyết yêu cầu công nhận tính hợp pháp của cuộc đình công. Bên cạnh đơn yêu cầu, các bên còn phải gửi kèm theo đơn các bản sao quyết định đình công, quyết định hoặc biên bản hoà giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công (Điều 223).

Thụ lý đơn yêu cầu

     Sau khi nhận được đơn yêu cầu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công và phân công một thẩm phán chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán được phân công chủ trì giải quyết đơn yêu cầu phải ra quyết định đưa việc xét xử tính hợp pháp của cuộc đình công ra xem xét. Quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải được gửi ngay cho Ban chấp hành công đoàn, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức liên quan.(Điều 227).

Trình tự phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công

     Sau khi thụ lý đơn mà không xảy ra trường hợp đình chỉ việ xét tính hợp pháp (Điều 228) hoặc hoãn phiên họp xét tính hợp pháp ( Điều 230), thì thẩm phán được phân công chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công công bố quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công và tóm tắt nội dung đơn yêu cầu.  Đại diện của tập thể lao động và của người sử dụng lao động trình bày ý kiến của mình. Chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công có thể yêu cầu đại diện cơ quan, tổ chức tham gia phiên họp trình bày ý kiến. Sau đó, Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công thảo luận và quyết định theo đa số (Điều 231).

     Quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công sẽ nêu roc lý do và căn cứ để kế luận tính hợp pháp của cuộc đình công. Quyết định của Toà án về tính hợp pháp của cuộc đình công phải được công bố công khai tại tòa và gửi ngay cho Ban chấp hành công đoàn và người sử dụng lao động, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Tập thể lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thi hành quyết định của tòa án nhưng có quyền khiếu nại theo thủ tục do Bộ luật này quy định.

     Trong trường hợp sau khi có quyết định  cuộc đình công là bất hợp pháp thì những người tham gia đình công phải dừng ngay đình công và trở lại làm việc. (Điều 232).

Xử lí vi phạm

     Khi đã có quyết định của Toà án về cuộc đình công là bất hợp pháp mà người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc, thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

     Người lợi dụng đình công gây mất trật tự công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

     f. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công

     Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công, Ban chấp hành công đoàn, người sử dụng lao động có quyền gửi đơn khiếu nại lên Toà án nhân dân tối cao. Ngay sau khi nhận đơn khiếu nại quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công, Toà án nhân dân tối cao phải có văn bản yêu cầu Toà án đã xét tính hợp pháp của cuộc đình công chuyển hồ sơ vụ việc để xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Toà án đã ra quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công phải chuyển hồ sơ vụ việc lên Toà án nhân dân tối cao để xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xét tính hợp pháp của cuộc đình công, Hội đồng giải quyết khiếu nại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công. Trong trường hợp này, quyết định của Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng về tính hợp pháp của cuộc đình công (Điều 234).

Thực tiễn áp dụng thủ tục giải quyết yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Hạn chế

      Bảng số liệu thống kê số vụ đình công trong cả nước những năm gần đay:

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Số lượng 139 857 539 350 351 245

    Qua bảng số liệu trên, có thể thấy vấn đề đình công đang là một trong những vấn đề gây nhức nhối trong xã hội.  Đình công là tất yếu khách quan, không thể triệt tiêu được và đây cũng là quyền của người lao động . Do vậy, không nên nhìn đình công một cách tiêu cực. Mặt khác, không thể phủ nhận thực tế là chỉ khi  người lao động ngừng việc thì người sử dụng lao động mới sửa sai. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây không phải là tìm cách hạn chế người lao động ngừng việc tự phát mà làm sao giúp họ sử dụng vũ khí này đúng pháp luật và hiệu quả. Tuy nhiên, các quy định về tổ chức đình công theo pháp luật hiện nay lại quả rườm rà, phức tạp nên người lao động khó có thể đình công đúng luật. Do vậy, hầu hết các cuộc đình công hiện nay đều là đình công bất hợp pháp.

      Thêm vào đó, thủ tục giải quyết yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công mặc dù theo quy định được thực hiện trong thời gian ngắn nhưng trên thực tế thì bị trì trệ, kéo dài, ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động cũng như người sử dụng lao động.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đình công

       Một là, cần kiện toàn các tổ chức làm công tác trọng tài và hoà giải và nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức này.

      Hai là, cần tiếp tục hoàn thiện quy định về tổ chức công đoàn cơ sở và tăng cường hoạt động của tổ chức này

      Ba là, cần thúc đẩy hoạt động đối thoại xã hội trong doanh nghiệp giữa người sử dụng lao động và người lao động, giữa nhà quản lý và nhân viên

      Bốn là, ần tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.

      Có thể thấy rằng, trong thời kì hội nhập kinh tế hiện nay, vấn đề đình công vẫn luôn là tâm điểm của xã hội. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về đình công cũng như thủ tục giải quyết yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công hiện nay còn rất nhiều bất cập không khắc phục được kịp thời những vấn đề xảy ra. Nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện pháp luật về đình công trên thực tế và giải quyết các cuộc đình công hợp lý là vấn đề cần được hoàn thiện.


       Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Thủ tục giải quyết yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

       Trân trọng ./.


 

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top