Phân tích về đối tượng tham gia đóng bảo hiểm y tế

An sinh xã hội là một biện pháp cuả chính sách xã hội và là một trong những chỉ báo quan trọng về định hướng XHCN ở nước ta trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường mà đối tượng của nó là những người gặp rủi ro, bất trắc trong cuộc sống. An sinh xã hội vừa mang ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có giá trị về mặt xã hội, đặc biệt nó thể hiện giá trị đạo đức cao đẹp và tinh thần nhân đạo sâu sắc. Bài viết dưới đây sẽ phân tích về đối tượng tham gia đóng bảo hiểm y tế.


Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Mác – Ph. Ăngghen tuyển tập, tập VI "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước; Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984, tr. 24 – 273
  • Trần Thị Minh Đức (chủ biên), “Định kiến và phân biệt đối xử – Lí thuyết và thực tiễn”, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2006
  • Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (đồng chủ biên), “Xã hội học về giới và phát triển”, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2000.
  • Phạm Ngọc Anh, Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
  • Vũ Ngọc Bình, Quyền con người trong quản lí tư pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
  • Bộ Tư pháp, Việt Nam với vấn đề quyền con người, Hà Nội, 2005.
  • Luật bảo hiểm xã hội 2014

Phân tích đối tượng tham gia đóng bảo hiểm y tế

Khái niệm

BHYT: là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật BHYT.

Bảo hiểm y tế toàn dân: là việc các đối tượng quy định trong Luật BHYT đều tham gia bảo hiểm y tế.

Việc tham gia bảo hiểm y tế đem lại nhiều lợi ích khi người dân ốm đau, cần khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế của nhà nước. Trên hết, quỹ bảo hiểm y tế là sự chung tay của cả cộng đồng và xã hội, chia sẻ với người bệnh cùng gia đình cũng như góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân. Khi bị ốm đau, bệnh tật, người có bảo hiểm y tế sẽ được khám chữa tại các bệnh viện Nhà nước với mức chi trả từ 80 – 100% khi khám chữa bệnh đúng tuyến và từ 30-70% đối với trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến.

Phân tích đối tượng tham gia đóng bảo hiểm y tế
Phân tích đối tượng tham gia đóng bảo hiểm y tế

Đối tượng tham gia đóng bảo hiểm y tế

Căn cứ theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014, Nghị định 105/2014/NĐ-CP có quy định chi tiết nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:

Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng:

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động), Mức đóng bằng 4,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.

Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật,=> Mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.

Nhóm do Quỹ bảo hiểm xã hội đóng:

Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng,=> Mức đóng bằng 4,5% tiền lương hưu.

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng. => mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.

Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.=> Mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.

Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. => Mức đóng bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp hàng tháng.

Lao động nữ đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản được Quỹ BHXH đóng =>Mức đóng bằng 4,5% tiền lương tháng trước khi nghỉ thai sản

Lưu ý: NLĐ nghỉ hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
Trường hợp NLD nghỉ việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN của tháng đó.

Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng:

Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;

Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;

Trẻ em dưới 6 tuổi;

Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;

Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;

Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;

Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Luật sửa đổi sửa đổi bổ sung một số điều về bảo hiểm y tế;

Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;

Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

Mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở,tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng theo từng nhóm đối tượng.

Nhóm do ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng:

Người thuộc hộ gia đình cận nghèo => Mức hỗ trợ tối thiểu là 70% TLCS

Học sinh, sinh viên. => Mức hỗ trợ tối thiểu là 30% TLCS.

Hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm, nghiệp có mức thu nhập trung bình. => Mức hỗ trợ tối thiểu là 50% TLCS.

Nhóm thứ năm đối tượng tham gia theo hộ gia đình:

Hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình trừ đối tượng đã được quy định tại các nhóm trên,Mức đóng góp của hộ gia đình tham gia BHYT căn cứ đóng BHYT dựa tiền lương cơ sở (TLCS) tính như sau:

Người thứ nhất đóng tối đa bằng 4,5% TLCS.

Người thứ hai, thứ ba, thứ tư lần lượt mức đóng của người thứ nhất.

Người thứ năm trở đi mức đóng 40% của người thứ nhất.

Giải quyết tình huống

Các chế độ an sinh xã hội mà chị H sẽ được hưởng:

Trợ cấp trong thời gian điều trị

Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 điều 2 của Luật BHXH 2014, cụ thể:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

b) Cán bộ, công chức, viên chức;

c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.

Như vậy , trường hợp của chị H là thuộc đối tượng được áp dụng chế độ ốm đau cho người lao động.

  • Thời gian hưởng:

Trong điều kiện bình thường

  • 30 ngày (tham gia BHXH dưới 15 năm).
  • 40 ngày(tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm).
  • 60 ngày (tham gia BHXH đủ 30 năm trở lên).

Trong điều kiện nặng nhọc độc hại, phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên:

  • 40 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
  • 50 ngày/năm nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
  • 70 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.

Đối với trường hợp bị bệnh dài ngày (theo danh mục Bệnh dài ngày của Bộ Y tế)

  • Tối đa 180 ngày/năm trong một năm.
  • Sau 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.

Mức hưởng trợ cấp cho mỗi ngày:

Đối với ốm đau bình thường và chăm sóc con ốm: Mức trợ cấp bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc chia cho 26 ngày, sau đó nhân với số ngày thực tế nghỉ việc trong khoảng thời gian được nghỉ theo quy định. Nếu nghỉ ốm ở tháng đầu tham gia BHXH thì lấy mức lương của chính tháng đó để tính hưởng trợ cấp.

Phân tích đối tượng tham gia đóng bảo hiểm y tế

Như vậy chị H sẽ được hưởng múc trợ cấp khi đau ốm là 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc chia cho 26 ngày, sau đó nhân với số ngày thực tế nghỉ việc trong khỏang thời gian được nghỉ theo quy định.

Chế độ trợ cấp suy giảm khả năng lao động

Trợ cấp 1 lần: (tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH):

Tính theo tỷ lệ thương tật:

  •  Suy giảm 5%: Hưởng bằng 5 tháng lương tối thiểu chung.
  • Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.

Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 tháng tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.

Trợ cấp hàng tháng: (tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH):

Tính theo tỷ lệ thương tật:

  • Suy giảm 31%: Hưởng bằng 30% tháng lương tối thiểu chung.
  • Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% tháng lương tối thiểu chung.

Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 % tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.

Như vậy trong trường hợp của chị H nếu nguyên nhân ngã do bệnh nghề nghiệp gây ra thì chị H sẽ được hưởng trợ cấp.


Chế độ hưu trí

Điều kiện quan trọng, cần thiết để một người được hưởng chế độ hưu trí là tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm.Theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội, điều kiện để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng là:

Có 20 năm tham gia đóng bảo hiểm; Nam từ đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 55 tuổi.

Có 20 năm tham gia đóng bảo hiểm; Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi; có 15 năm làm công việc nặng nhọc độc hại hoặc 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên.

Riêng trường hợp lực lượng vũ trang tuổi về hưu được giảm 5 tuổi trong các trường hợp bình thường, nếu có ít nhất 15 năm làm việc ở môi trường độc hại thì được giảm 10 tuổi.

Có đủ từ 30 năm tham gia đóng bảo hiểm; Nam từ đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi có nguyện vọng về hưu.

Ngoài ra một số trường hợp không phụ thuộc vào tuổi đời cũng được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng nhưng ở mức thấp. Đó là trường hợp:

Có từ đủ 20 năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội; Nam từ đủ 50 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi bị suy giảm 61% khả năng lao động.

Có từ đủ 20 năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội; Suy giảm 61% khả năng lao động trong đó có 15 năm làm việc đặc biệt nặng nhọc độc hại hoặc sống ở nơi có phụ cấp 0,7% trở lên.

Như vậy xem xét vào tình hình cụ thể chị H sẽ được hưởng các mức hưu trí phù hợp với mức đóng bảo hiểm xã hội.

Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại gương mặt tươi sáng cho sự phát triển toàn diện của đất nước. Cùng với sự phát triển kinh tế là sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đã phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.


Trên đây là toàn bộ vấn đề giải đáp thắc mắc của mình về vấn đề: Phân tích đối tượng tham gia đóng bảo hiểm y tế. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật miễn phí của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588 để được hỗ trợ chi tiết.

Trân trọng./.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top