TAC không chỉ là bộ quy tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước Đông Nam Á mà còn là những nguyên tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với các nước ngoài khu vực

Nguyên tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước đông nam á (TAC)

Hiện nay, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á đã trở thành cơ chế quan trọng điều phối các hoạt động của ASEAN với các đối tác, có vai trò ngày càng quan trọng của ASEAN, đồng thời cũng cho thấy, mong muốn mở rộng và tăng cường hợp tác với các đối tác bên ngoài ASEAN của các nước trong khu vực.

Qua bài viết này chúng tôi Luật Quang Huy sẽ đi sâu phân tích và tìm hiểu vấn đề: “TAC không chỉ là bộ quy tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước Đông Nam Á mà còn là những nguyên tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với các nước ngoài khu vực”.


Danh mục tài liệu tham khảo

  • Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Ký tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) ngày 24 tháng 2 năm 1976.
  • Giáo trình pháp luật Cộng đồng ASEAN, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2016.
  • Một số cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN hiện nay, Trần Thăng Long, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12/2006, trang 67- 79.

Khái quát chung về hiệp ước Bali năm 1976 (TAC)

Hoàn cảnh ra đời

Hiệp ước Bali có tên đầy đủ là Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á được ký tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ I tại Bali – Indonesia ngày 24/2/1976. Cho tới nay, đã có 35 nước là thành viên của Hiệp ước này.

Ngày 24/2/1976 hiệp ước hòa bình giữa các quốc gia Đông Nam Á đã được thông qua bởi các nguyên thủ 5 quốc gia là thành viên thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Ban đầu hiệp ước TAC được coi là “ Bộ luật ứng xử” giữa các thành viên ASEAN với nhau.

Tại hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 31 tổ chức tại Manila (philippines) tháng 7/1998, ASEAN đã ký Nghị định thư sửa đổi hiệp ước TAC để tạo cơ sở pháp lý cho các đối tác bên ngoài tham gia Hiệp ước này. Kể từ đó, Hiệp ước TAC trở thành bộ luật ứng xử cho các mối quan hệ giữa các quốc gia ASEAN với nhau.

Nguyên tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước đông nam á (TAC)

Nội dung của hiệp ước

Hiệp ước thân thiện và hợp tác nhằm thúc đẩy nền hòa bình vĩnh viễn, sự thân thiện và hợp tác lâu bền giữa nhân dân các bên tham gia, góp phần vào sức mạnh, tình đoàn kết và quan hệ chặt chẽ hơn của các bên. Nhằm mục tiêu hợp tác toàn diện thì các bên tham gia Hiệp ước thì sẽ chịu sự điều chỉnh của các nguyên tắc đó là:

  • “Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia; Quyền của mọi Quốc gia được tồn tại mà không có sự can thiệp, lật đổ hoặc áp bức của bên ngoài; Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; Từ bỏ việc đe doạ hoặc sử dụng vũ lực; Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả”.

Bên cạnh đó, Hiệp ước Bali đã xây dựng nên cơ chế để giải quyết những bất đồng, tranh chấp phát sinh trong nội bộ khối ASEAN cũng như những tranh chấp phát sinh với các nước ngoài khu vực chủ yếu trong lĩnh vực an ninh- chính trị (do xuất phát từ sự ra đời của ASEAN).

Hiệp ước Bali được xem là bộ quy tắc ứng xử trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á và các nước ngoài khu vực, cũng như đây là công cụ ngoại giao quan trọng cho việc xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa.

Hiệp ước Bali năm 1976 là bộ nguyên tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước Đông Nam Á

Với mục đích là thúc đẩy nền hòa bình vĩnh viễn, sự thân thiện và hợp tác lâu bền giữa nhân dân các bên tham gia, góp phần vào sức mạnh, tình đoàn kết và quan hệ chặt chẽ hơn của các bên. Các thành viên Hiệp ước Bali nêu rõ: “Các Bên tham gia Hiệp ước sẽ quyết tâm và với thiện ý ngăn không để xảy ra tranh chấp.

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp và nảy sinh các vấn đề tác động trực tiếp đến họ, các Bên tham gia Hiệp ước sẽ kiềm chế không đe doạ sử dụng hoặc sử dụng vũ lực và sẽ luôn luôn giải quyết các tranh chấp như vậy với nhau thông qua thương lượng hữu nghị.”.

Như vậy, bên cạnh việc đề cao nguyên tắc giải quyết các tranh chấp phát sinh bằng phương pháp hòa bình, loại trừ việc sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực thì các bên tranh chấp phải thương lượng trực tiếp để tìm ra giải pháp.

Trong trường hợp tranh chấp hoặc bất đồng không giải quyết được bằng thương lượng thì một tiến trình khu vực sẽ được áp dụng phù hợp với quy định tại điều 16 của Hiệp ước Bali.

Theo đó, các bất đồng hay tranh chấp thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước là “tranh chấp hoặc tình hình có thể phá rối hoà bình và hoà hợp trong khu vực”. Do đó, không phải mọi tranh chấp giữa các nước thành viên Hiệp ước Bali đều có thẩm quyền giải quyết. Mà phải là những tranh chấp hoặc tình hình mà sự tồn tại của chúng tạo ra khả năng phá hoại hòa bình và an ninh khu vực.

Đồng thời muốn giải quyết theo các điều khoản của Hiệp ước thì cần phải có thêm sự chấp thuận đồng ý sử dụng điều khoản Hiệp ước của tất cả các bên tham gia tranh chấp để giải quyết vụ tranh chấp giữa họ.

Vụ tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia liên quan tới khu vực xung quanh ngôi đền Preah Vihear- khi được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Thì quan hệ giữa 2 quốc gia thành viên ASEAN trở nên căng thẳng, thậm chí xảy ra xung đột vũ trang giữa quân đội 2 nước, khi họ không tự kiềm chế, điều động các lực lượng quân sự tới khu vực tranh chấp.

Theo tinh thần Hiệp ước Bali, trước sự đòi hỏi của ASEAN, 2 nước đã có những bước đi phù hợp, thông qua các cuộc thương lượng, tình hình đã được ổn định hơn nhờ vào các cố gắng, nỗ lực sau này của cả 2 quốc gia.

Các quy tắc điều chỉnh giải quyết các tranh chấp của TAC hoàn toàn phù hợp với các quy tắc xác lập thẩm quyền giải quyết tranh chấp của chế định giải quyết tranh chấp trong hệ thống luật quốc tế.

Hiệp ước Bali năm 1976 những quy tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với các nước ngoài vực

Hiệp ước Bali không chỉ giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên ASEAN mà giải quyết cả tranh chấp giữa các quốc gia khác là thành viên TAC chấp nhận sự ràng buộc của TAC và liên quan trực tiếp tới tranh chấp.

Các quốc gia không phải là thành viên của ASEAN mà gia nhập hiệp ước TAC thì cũng bắt buộc tuân theo những nguyên tắc cơ bạn của hiệp ước này trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau.

Tại hội nghị thượng đỉnh Bali năm 2003, Trung Quốc trở thành thành viên ngoài ASEAN đầu tiên ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác. Theo đó với các tranh chấp trên Biển Đông thì TAC được xem như là một trong công cụ pháp lý chính để quản lý hành vi của các bên liên quan trên Biển Đông (các nước trong ASEAN với Trung Quốc).

Theo TAC này các bên sẽ phải ứng xử phù hợp các nguyên tắc như không xâm lược, không can thiệp, và giải quyết hòa bình các tranh chấp. Đồng thời việc Trung Quốc tham gia vào TAC sẽ tạo ra khả năng Hội đồng Cấp cao tham gia giải quyết tranh chấp.

Vào năm 2009, một cường quốc khác là Mỹ cũng đã gia nhập TAC. Việc Mỹ gia nhập vào TAC góp phần tăng cường sự hợp tác giữa ASEAN với Mỹ. Ngoài ra, sự xuất hiện của Mỹ trong khu vực được xem như là sự hỗ trợ của Mỹ khiến cho vị thế chính trị Đông Nam Á được củng cố trong khi Trung Quốc đang ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng của mình lên khu vực này.

Bình luận

“TAC không chỉ là bộ quy tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước Đông Nam Á mà còn là những nguyên tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với các nước ngoài khu vực”. Quan điểm trên ta có thể khẳng định là hoàn toàn đúng. Xuất phát từ những quy định của Hiệp ước Bali ta có thể thấy các nước ASEAN không chỉ mong muốn hợp tác toàn diện, hòa bình, thân thiện với các nước thành viên trong khu vực mà còn cả những nước khác trên thế giới.

Ta có thể thấy, cơ chế giải quyết tranh chấp theo Hiệp ước Bali 1976 có những nét mô phỏng mô hình giải quyết tranh chấp của Liên hợp quốc và phù hợp giải quyết những tranh chấp mang tính chính trị, ngoại giao.

Tuy nhiên việc áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp về an ninh – chính trị của Hiệp ước Bali trong thực tế để giải quyết tranh chấp còn rất khiêm tốn, hiệu quả chưa cao. Vì tồn tại một số bất cập như: kết luận về giải quyết tranh chấp lại chỉ mang tính khuyến nghị, không có một cơ quan chuyên trách để giải quyết tranh chấp như Tòa án Công lý Liên hợp quốc,..


Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: nguyên tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước đông nam á (TAC). Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật miễn phí qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Trân trọng./.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top