Cơ chế xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan trong khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)

Theo cam kết của các nước ASEAN, Cộng đồng ASEAN sẽ phát triển dựa trên 3 trụ cột gồm kinh tế, chính trị và văn hoá xã hội. Trong đó, cộng đồng kinh tế sẽ phát triển theo xu hướng tạo thuận lợi nhất cho dòng luân chuyển hàng hoá, dịch vụ, đầu tư trong khu vực ASEAN và mở rộng ra thị trường quốc tế. Theo Điều 5.A.2 của Hiệp định CEPT/AFTA, các nước ASEAN cam kết “sẽ loại bỏ dần các hàng rào phi thuế khác trong vòng 5 năm kể từ khi được hưởng các ưu đãi áp dụng cho các sản phẩm của mình”. Nhằm mục đích bảo hộ cho ngành sản xuất trong nước hoặc nhằm một mục đích nào đó, các nước thường áp dụng những rào cản phi thuế quan như quota hạn chế định lượng, giấy phép, phí, quy định về kiểm dịch động thực vật, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về lao động, môi trường, chống bán phá giá… để hạn chế dòng luân chuyển của thương mại. Vậy biện pháp phi thuế quan là gì? Tác động của nó đến tự do hóa thương mại như thế nào? Và AFTA đã tiến hành xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan theo cơ chế nào? Do vậy, trong phạm vi bài tập học kỳ, em xin được lựa chọn đề tài: “Bình luận cơ chế xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan trong khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)” để nghiên cứu, đánh giá, đồng thời lấy làm kết quả cho quá trình học tập vừa qua.


Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Hiệp định có chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho AFTA 1992 (CEPT)
  • Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN 2009 (ATIGA)
  • Giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2016.
  • Bài viết: “ASEAN tiến tới xoá bỏ rào cản phi thuế”, Trường Đại học Kinh tế quốc dân
  • Bài viết: “Bình luận cơ chế xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan trong khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)”

Khái quát về các biện pháp phi thuế quan trong khu vực thương mại tự do AFTA

Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) được hiểu là: khu vực thương mại hình thành giữa các nước ASEAN mà tại đó các rào cản thương mại được dỡ bỏ, đồng thời các hoạt động thuận lợi hóa thương mại được xúc tiến đối với hàng hóa qua lại giữa các quốc gia thành viên. Từ định nghĩa này, ta có thể thấy rằng, mục tiêu của AFTA là tự do hóa thương mại hàng hóa trong khu vực thông qua việc dỡ bỏ các rào cản thương mại, trong đó có rào cản phi thuế quan.

Theo cách  hiểu chung nhất, các biện pháp phi thuế quan là tất cả các biện pháp không phải thuế quan, các công cụ mang tính chất hianhf chính, các biện pháp mang tính chất đòn bảy kinh tế với sự tham gia của chính phủ hay cac quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện nay, các rào cản phi thuế quan đối tự do hóa thương mại bao gồm:

  • Các rào cản hạn chế về số lượng (hạn ngạch, cấp phép,..)
  • Các rào cản phi thuế quan khác

Các biện pháp phi thuế quan có mục đích bảo hộ mậu dịch và sẽ có tác động hạn chế tới thương mại quốc tế. Các biện pháp này có thể là các biện pháp cấm hoặc hạn chế về số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, thủ tục hành chính đối với hoạt động xuất nhập khẩu, các biện pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ,… So với các rào cản thuế quan thì các rào cản phi thuế quan có tác động tiêu cực hơn nhiều đối với thương mại hàng hóa.

Bình luận cơ chế xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan của AFTA

Nhận thức được những tác động tiêu cực của biện pháp phi thuế quan đến hoạt động tự do hóa thương mại hàng hóa, với vai trò là tổ chức thương mại tự do của khu vực ASEAN, AFTA đã có những chương trình nhằm xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan. Cụ thể dựa trên các cơ chế sau đây:

Bình luận cơ chế xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan trong khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)
Bình luận cơ chế xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan trong khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)

Cơ chế xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan nhằm hạn chế về số lượng

Hạn chế về số lượng (hạn chế định lượng) được hiểu là “các lệnh cấm hoặc hạn chế thương mại với các quốc gia thành viên khác, có thông qua hạn ngạch, giấy phép hoặc các biện pháp khác với tác dụng tương tự, bao gồm các biện pháp và yêu cầu hành chính làm hạn chế thương mại”.

Nhằm mục đích bảo hộ cho ngành sản xuất trong nước hoặc nhằm 1 mục đích nào đó, các nước thường áp dụng các rào cản phi thuế quan như quota hạn ngạch hạn ngạch hạn chế định lượng, giấy phép, phí, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về lao động, môi trường, chông bán phá giá, để hạn chế dòng luân chuyển của thương mại.

Và để loại bỏ các rào cản phi thuế quan nhằm hạn chế về số lượng này AFTA đã áp dụng các cơ chế đó là xây dựng các cơ sở pháp lý như: Hiệp định có chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho AFTA 1992 (CEPT) và Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN 2009 (ATIGA). Cả CEPT và ATIGA đều quy định việc dỡ bỏ chung đối với các hạn chế về số lượng.

Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ chung đó là trừ các trường hợp được quy định tại các Điều 8.9.10 liên quan đén an ninh, bảo vệ sức khỏe con người, văn hóa, thuần phong mỹ tục,…và bảo về cán cân thanh toán (ATIGA). Đây là các điểm hạn chế trong việc dỡ br các biện pháp phi thuế quan nhằm hạn chế về số lượng.

Sở dĩ có những ngoại lệ này là bởi lẽ trình độ phát triển của các thành viên AFTA có sự chênh lệch với nhau về thể chế, phong tục,…dẫn đến việc khác nhau về văn hóa, an ninh, thuần phong mỹ tục. Điều này dẫn đến việc có các biện pháp hạn chế về số lượng đối với hàng hóa thương mại của mỗi nước thành viên sẽ khác nhau. Vì vậy AFTA cho phép các quốc gia thành viên được đưa ra những lý lẽ cho các biện pháp phi thuế quan có mục đích hạn chế số lượng, gây khó khăn cho AFTA trong việc loại bỏ các hàng rào phi thuế quan.

Cơ chế xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan khác

Các rào cản phi thuế quan khác có thể được hiểu là các thủ tục hành chính, pháp lý khác mà các quốc gia thực hiện nhằm bảo hộ thương mại có ảnh hưởng đến việc tự do thương mại hàng hóa trong AFTA.

Do tính chất của các biện pháp phi thuế quan đôi khi không rõ ràng, khó nhận diện và phong phú trong chính sách thương mại quốc tế của các thành viên nên để xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan, trước hết các nước ASEAN cần quy định về cơ chế rà soát để xác định các biện pháp phi thuế quan của các quốc gia thành viên. Cơ chế rà soát được thực hiện theo hai bước sau:

Bước 1: Các quốc gia thành viên phải thành lập “cơ sở dữ liệu thương mại” chứa đựng các thông tin về luật thương mại, hải quan và thủ tục để cho công chúng có thể tiếp cận qua internet.

Bước 2: Các quốc gia thành viên có trách nhiệm rà soát các biện pháp hành chính, pháp lý trong cơ sở dữ liệu của mình để xác định các biện pháp nào là biện pháp phi thuế quan để đưa và chương trình xóa bỏ. Danh sách cac biện pháp này phải được đệ trình lên hội đồng AFTA và được hội đồng AFTA chấp thuận.

Sau đó, AFTA tiến hành xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan đã được xác định. Trừ những trường hợp ngoại lệ chung (được quy định tại các Điều 8,8,10 ATIGA) hoặc các biện pháp khác được hội đồng AFTA chấp thuận, các biện pháp phi thuế quan của mối quốc gia thành viên được xóa bỏ theo 3 giai đoạn cụ thể:

“(a) Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan phải loại bỏ theo ba giai đoạn bắt đầu từ 1 tháng 1 năm 2008, 2009 và 2010;

(b) Philippines phải loại bỏ theo 3 giai đoạn bắt đầu từ 1/01/2010, 2011 và 2012;

(c) Cambodia, Lao PDR, Myanmar and Viet Nam phải loại bỏ trong ba (3) giai đoạn vào ngày 1 tháng 1 năm 2013, 2014 và 2015 với linh hoạt tới năm 2018”

Việc tiến hành cơ chế này có ưu điểm là vừa nhằm phát hiện, xóa bỏ các rào cản thương mại phi thuế quan tốt mà còn giúp thuận lợi hóa thương mại hàng hóa trong khu vực.

Tuy nhiên, cơ chế này vẫn còn những hạn chế đó là: ATIGA giao hoàn toàn công việc rà soát cho các quốc gia thành viên tự rà soát các biện pháp phii thuế quan của mình, điều này có thể dẫn đến việc các quốc gia thành viên cố ý bỏ sót các biện pháp phi thuế quan có ý nghĩa lớn đối với mục đích bảo hộ mậu dich của mình.

Bình luận cơ chế xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan trong khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)
Bình luận cơ chế xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan trong khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)

Đánh giá cơ chế xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan trong khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) và liên hệ với việt nam

Ưu điểm

Với việc áp dụng các cơ chế xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan, AFTA đã xay dựng cho mình những cơ chế phù hợp để tiến hành xóa bỏ các rào cản thương mại, đặc biệt là các rào cản  phi thuế quan. Đặc biệt là việc đã xác lập được các văn bản pháp lý là các hiệp định để làm căn cứ ràng buộc các quốc gia thành viên phải thực hiện theo nhưng gì đã cam kết. Việc tiến hành cơ chế xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự do hóa thương mại hàng hóa trong AFTA được mở rộng và phát triển hơn.

Hạn chế

Bên cạnh những điểm đạt được thì cơ chế xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan của AFTA còn 1 số điểm hạ chế đó là: chưa có được một bộ máy, cơ quan chuyên biệt để thực hiện hoạt động này, mà vẫn để các quốc gia tự rà soát các biện pháp phi thuế quan cơ chế này thực hiện không được khách quan và triệt để. Bởi các quốc gia thành viên có thể bỏ sót các biện pháp phi thuế quan nhằm phục vụ nhu cầu bảo hộ thương mại của mình.

Liên hệ với Việt Nam

Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Do vậy có nhiều vấn đề được đặt ra khi xóa bỏ hàng rào phi thuế quan cần được xử lý. Cụ thể là việc hoàn thiện quy định pháp luật về hạn ngạch, giấy phép; tích cực đổi mới thể chế, tích cực trao đổi thông tin hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng với các biện pháp àm các nước áp dụng để thích ứng với quá trình xóa bỏ hàng rào phi thuế quan. Do vậy những vấn đề mà vViệt Nam cần giải quyết trong thời gian tới là: thứ nhất, hiện nay hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN vào Việt Nam rất mạnh do việc chúng ta thực hiện các biện pháp xóa bỏ phi thuế quan theo cam kết, không chỉ sản phẩm công nghiệp, mà cả sản phẩm nông nghiệp – lĩnh vực mà chúng ta được cho là có thế mạnh. Bởi vậy, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật và kiểm dịch động thực vật nhằm góp phần hạn chế sự tấn công của hàng hóa nhập khẩu từ các nước. Thêm vào đó, cần có cơ chế khuyến khích, thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Thứ hai, cần áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp để nâng cao nhận thức cho các DN về các biện pháp mà các nước phát triển đang áp dụng để bảo hộ sản xuất trong nước; trợ giúp pháp lý để các DN làm việc với các cơ quan tố tụng nước ngoài khi đối mặt với các vụ kiện về vấn đề này cũng rất cần thiết nhằm hạn chế bị xử ép. Thứ ba, cần chủ động và có biện pháp đáp trả kịp thời phù hợp với luật pháp và thông lệ ASEAN trong trường hợp các nước đối tác có hành vi không thực hiện đúng những cam kết với ASEAN hoặc các thỏa thuận thương mại khác đã ký kết với Việt Nam.

Để có thể thực hiện tự do hóa thương mại, AFTA và các quốc gia thành viên phải tìm được những cơ chế tối ưu hóa nhằm xóa bỏ những hàng rào thương mại, trong đó có các biện pháp phi thuế quan. Tuy nhiên, để làm được điều này phải có sự hợp tác và tự giác của từng quốc gia thành viên trong AFTA. Trong tương lai gần, hy vọng các hoạt động tự do thương mại hàng hóa trong khu vực asean sẽ diễn ra thuận lợi hơn, thúc đẩy phát triển nền kinh tế của các quốc gia thành viên.


Trên đây là toàn bộ vấn đề giải đáp thắc mắc của mình về vấn đề: Cơ chế xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan trong khu vực thương mại tự do ASEAN. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588 để được hỗ trợ chi tiết.

Trân trọng./.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top