Sự phát triển mạnh mẽ của Đông Nam Á trong suốt thời gian qua đang là một tín hiệu cho thấy vị thế của khu vực đang ngày càng quan trọng trong mối quan hệ quốc tế. ASEAN cũng đóng vai trò trung tâm trong việc đẩy mạnh các hoạt động hợp tác ngoại khối trong khu vực. Nổi bật trong số đó phải kể tới vai trò của ASEAN trong cơ chế hợp tác ASEAN+3. Để tìm hiểu rõ hơn về vấ đề này, em xin chọn đề tài “Lựa chọn một trong những cơ chế hợp tác ngoại khối của ASEAN (ASEAN+3, ASEAN+3, EAS…) và phân tích vai trò của ASEAN trong cơ chế hợp tác đó.”
Danh mục tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN/ Trương Đại học Luật Hà Nội/ NXB. Công an nhân dân/ 2014.
Khái quát về cơ chế Hợp tác ASEAN+3
Mọi người cũng xem:
Phân tích nội dung của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại biển Đông (D.O.C) và đánh giá vai trò của D.O.C trong việc giải quyết căng thẳng trên biển Đông
TAC không chỉ là bộ quy tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước Đông Nam Á mà còn là những nguyên tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với các nước ngoài khu vực
Việt Nam đã có những đóng góp như thế nào để xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN?
Quá trình hình thành cơ chế ASEAN+3
ASEAN+3 là khuôn khổ hợp tác của ASEAN với ba quốc gia Đông Bắc Á là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Hợp tác ASEAN+3 được hình thành năm 1997 với cuộc họp Cấp cao không chính thức lần đầu tiên giữa ASEAN+3 và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Khuôn khổ hợp tác này được chính thức hóa vào tháng 11/1999 khi các bên thông qua Tuyên bố chung về hợp tác Đông Á. Tháng 01/2007, lãnh đạo các quốc gia liên quan đã cho ra đời Tuyên bố chung về hợp tác Đông Á lần 2 và Kế hoạch hành động kèm theo nhằm đề ra phương hướng và biện pháp tăng cường hợp tác, hướng tới mục tiêu lâu dài là xây dựng Cộng đồng Đông Á.
Hợp tác ASEAN+3 thể hiện bước phát triển trong quan hệ giữa ASEAN với ba quốc gia Đông Bắc Á, tạo ra cơ chế hợp tác đa phương và là bước tiến đầu tiên trên con đường đi đến liên kết kinh tế khu vực Đông Á.

Nội dung hợp tác của ASEAN+3
Ban đầu, mục tiêu là thúc đẩy mở rộng hợp tác giữa ASEAN và các nước Đông Bắc Á sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997, do các nước này đã nhận thấy rõ mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong khu vực.
Hiện nay, mục tiêu dài hạn của cơ chế hợp tác ASEAN+3 là đẩy mạnh mở rộng liên kết kinh tế, tài chính, chính trị,.. giữa ASEAN cũng như các quốc gia thành viên với từng đối tác Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tầm nhìn hướng tới xây dựng Cộng đồng Đông Á vào năm 2020.
Thiết chế điều phối quan hệ hợp tác
Mọi người cũng xem:
Phân tích vai trò của nguyên tắc đồng thuận trong ASEAN
Cơ chế xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan trong khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)
TAC không chỉ là bộ quy tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước Đông Nam Á mà còn là những nguyên tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với các nước ngoài khu vực
- Hội nghị Cấp cao ASEAN+3: là hội nghị gồm nguyên thủ quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đây là thiết chế điều phối cao nhất.
- Hội nghị ngoại trưởng ASEAN+3: là hội nghị hàng năm của bộ trưởng ngoại giao các quốc gia thành viên ASEAN+3, có trách nhiệm phối hợp các hoạt động của các thành viên trong khuôn khổ ASEAN+3
- Hội nghị bộ trưởng chuyên ngành: được thành lập trong mỗi lĩnh vực hợp tác chuyên ngành để triển khai các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực đó.
Ngoài ra còn có các thiết chế như Hội nghị các quan chức cao cấp, Hội nghị cấp tổng vụ trưởng và các thiết chế điều phối thuộc các kênh không chính thức khác đều nhằm phát triển sự hợp tác của ASEAN+3.
Vai trò trung tâm của ASEAN trong cơ chế hợp tác ASEAN+3
Mọi người cũng xem:
Phân tích nội dung của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại biển Đông (D.O.C) và đánh giá vai trò của D.O.C trong việc giải quyết căng thẳng trên biển Đông
Cơ chế xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan trong khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)
Thông qua đặc điểm và hệ thống nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN, chứng minh rằng pháp luật Cộng đồng ASEAN mang bản chất luật quốc tế
Vai trò của ASEAN đối với mỗi nước thành viên ASEAN trong cơ chế hợp tác ASEAN+3
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đều là các quốc gia phát triển nên việc đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN+3 sẽ giúp mỗi nước thành viên ASEAN tận dụng được cơ hội rộng lớn ở các nước này. ASEAN sẽ là cầu nối để tất cả các nước thành viên có các kênh nhằm trao đổi các vấn đề của mỗi nước và khu vực.

ASEAN cũng góp phần nâng tầm vị thế của các nước thành viên trong khu vực cũng như trên thế giới khi tham gia vào mối quan hệ hợp tác ASEAN+3 với 3 nước Đông Bắc Á. Sự cần thiết phải hợp tác với ASEAN của các nước Đông Bắc Á trong khuôn khổ của ASEAN+3 cho thấy vai trò quan trọng của các nước thành viên trong mối quan hệ hợp tác quốc tế.
Việc các nước thành viên thông qua ASEAN để cùng phối hợp hợp tác với các cường quốc trong khu vực sẽ góp phần giảm thiểu những rủi ro bị can thiệp tù các nước lớn, sự chênh lệc về trình độ phát triển, sự khác biệt về chính trị,… để tránh những tác động không có lợi.
ASEAN có vai trò là tiếng nói chung của các nước thành viên trong quá trình hợp tác với 3 nước Đông Bắc Á. Nhờ cơ chế tham vấn đồng thuận, các quốc gia thành viên sẽ có được sự thống nhất về quan điểm, chính sách, định hướng,… của khu vực để nhanh chóng tiến hành hợp tác sâu rộng với các đối tác. ASEAN cũng góp phần tăng cường liên kết nội bộ giữa các nước thành viên, khi mà xu hướng “li tâm” đang là một trở lực cho tiến trình liên kết khu vực
Vai trò của ASEAN đối với ba nước Đông Bắc Á trong cơ chế hợp tác ASEAN+3
ASEAN đã trở thành hạt nhân thu hút và gắn kết sự tham gia của các đối tác, vào các tiến trình đối thoại và hợp tác ở khu vực do chính ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á khởi xướng và giữ vai trò chủ đạo. Các diễn đàn này, với sự tham gia của các nước trên, cùng hướng đến mục tiêu chung là thúc đẩy đối thoại, hợp tác vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
ASEAN+3 tập trung nhiều hơn vào hợp tác kinh tế, thương mại, tài chính, do lịch sử hình thành cơ chế này xuất phát từ nhu cầu khắc phục hậu quả khủng hoảng tài chính khu vực những năm 1997-1998. Trong quan hệ với các đối tác trên, ASEAN luôn thể hiện là một thực thể với tiếng nói chung, đồng thời, đóng vai trò định hướng, là người cầm lái, dẫn dắt các nội dung thảo luận và các ưu tiên hợp tác tại các diễn đàn khu vực.

Vai trò trung tâm của ASEAN luôn được các Đối tác tôn trọng và đánh giá cao. ASEAN, bằng vai trò của mình cũng tác động tích cực tới quan hệ của các nước Đông Bắc Á thông qua các hội nghị của ASEAN+3, góp phần giúp hợp tác giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc có bước tiến quan trọng. Thực tế, với việc lập cơ chế ASEAN+3 và đi đầu trong việc thiết lập cơ chế Hội nghị thượng đỉnh Đông Á như thời gian vừa qua, ASEAN cho thấy năng lực thiết lập cơ chế quốc tế để quản trị các vấn đề toàn cầu.
Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN, các nước ASEAN tham gia nhiều vấn đề, từ tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông đến chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên. ASEAN tiếp tục khẳng định xu hướng tiến lên phía trước và thể hiện vai trò ngày càng tăng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với các nỗ lực rất lớn trong việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác dù vẫn phải đối mặt với không ít thách thức về sự đoàn kết và đồng thuận.
Hợp tác ngoại khối mà cụ thể là hợp tác theo cơ chế ASEAN+3 được coi là một trong những chiến lược quan trọng của ASEAN bên cạnh việc tăng cường hợp tác nội khối. Mong rằng với sứ mệnh to lớn, ASEAN sẽ giữ vững được vai trò quan trọng không thể thay thế để thúc đẩy sự hợp tác toàn diện của các nước thành viên và Đông Bắc Á.
Trên đây là toàn bộ vấn đề giải đáp thắc mắc của mình về vấn đề: Phân tích vai trò của ASEAN trong cơ chế hợp tác ngoại khối. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588 để được hỗ trợ chi tiết.
Trân trọng./.