Phân tích vai trò của nguyên tắc đồng thuận trong ASEAN

Phân tích vai trò của nguyên tắc đồng thuận trong ASEAN

Hiện nay có ý kiến cho rằng: “Hiện nay nguyên tắc đồng thuận đang được ASEAN chứng minh rằng pháp luật cộng đồng ASEAN sử dụng để thông qua các quyết định của mình bên cạnh những ưu điểm, nguyên tắc đồng thuận cũng đã và đang bộc lộ rất nhiều hạn chế.

Vì vậy, để hiện thực hóa những mục tiêu đặt ra khi Cộng đồng ASEAN đã chính thức được hình thành, ASEAN cần phải thay thế nguyên tắc đồng thuận bằng một nguyên tắc khác linh hoạt và phù hợp hơn”. Và để làm rõ ý kiến trên, em xin bình luận về nguyên tắc đồng thuận cũng như ưu nhược điểm của nguyên tắc để làm sáng tỏ ý kiến trên.


Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình pháp luật cộng đồng ASEAN
  • Hiến chương ASEAN
  • Bài viết: Nguyên tắc đồng thuận trong ASEAN
  •  ASEAN có cần xem xét lại nguyên tắc đồng thuận?

Khái quát chung

Cộng đồng ASEAN

Cộng đồng ASEAN là một nhóm các quốc gia Đông Nam Á gắn bó, hợp tác để giúp nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng hòa bình và có tiếng nói chung trên các diễn đàn thế giới.

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 tại Bali, Indonesia vào tháng 10/2003, lãnh đạo các nước ASEAN quyết định xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với 3 trụ cột chính về các lĩnh vực an ninh – quốc phòng, kinh tế và văn hóa – xã hội.

Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là đưa Hiệp hội trở thành “một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”.

Phân tích vai trò của nguyên tắc đồng thuận trong ASEAN

Nguyên tắc đồng thuận

Nguyên tắc đồng thuận với ý nghĩa là một thủ tục thông qua quyết định, được coi là “hoạt động nhằm soạn ra một văn bản thông qua thương lượng và thông qua văn bản đó mà không cần biểu quyết”. Trong Hội nghị Helsinki, người ta thỏa thuận rằng, đồng thuận được coi là đạt được khi “không có sự phản đối từ đại biểu nào, sự phản đổi này nếu có được coi là trở ngại đối với việc thông qua quyết định”.

Để đạt được đồng thuận, người ta phải tiến hành thảo luận, thương lượng giữa các thành viên, đồng thời sử dụng hàng loạt những kỹ thuật nhằm đạt đươc sự ung dung hòa giữa các bên trong quá trình soạn thảo.

Theo nguyên tắc này, một quyết định chỉ được thông qua khi tất cả các nước thành viên ASEAN nhất trí thông qua. Nghĩa là một quyết định chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua. Quyết định sẽ không được thông qua nếu chỉ cần có 1 quốc gia thành viên phản đối. Đây là nguyên tắc bao trùm trong các cuôc họp và hoạt động của ASEAN.


Những ưu điểm, nhược điểm của nguyên tắc đồng thuận

Những ưu điểm của nguyên tắc

Thứ nhất: Đứng về khía cạnh luật quốc tế, về quyền lực của quốc gia, có thể nói việc đòi hỏi sự đồng ý của tất cả các thành viên cho phép quốc gia bảo vệ được quyền quyết định và điều khiển tối cao của mình đối với mọi hoạt động của Hiệp hội.Đồng thời, nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia được nhắc đến trong Tuyên bố Bangkok, bản khai sinh ra Hiệp hội, sẽ được triệt để tuân thủ. Phương thức này sẽ bảo vệ lợi ích của ngay cả một nước thành viên nhỏ nhất trong mối tương quan với lợi ích của tất cả các thành viên còn lại của Hiệp hội.

Thứ hai: Thêm vào đó, vì lý do lịch sử, các quốc gia Đông Nam Á hầu như trước kia đều là thuộc địa của những cường quốc khác nhau. Đương nhiên, các đế quốc không hề mong muốn, nếu không muốn nói là luôn cố gắng cản ngăn sự phát triển của chủ nghĩa khu vực ở các thuộc địa.

Do đó, các nước trong khu vực, tuy gần về địa lý nhưng lại rất thiếu hiểu biết về nhau. Mục tiêu quan trọng của ASEAN trong những năm gần đây là xây dựng lòng tin giữa các thành viên khi mà tình hình thế giới có nhiều biến động.

Nhìn lại 50 năm qua, mặt tích cực của nguyên tắc đồng thuận là ở chỗ nó giúp ASEAN đảm bảo sự đoàn kết nội khối trước các vấn đề then chốt, có tính sống còn của Hiệp hội, đảm bảo sự bình đẳng cả về quyền lợi và trách nhiệm, đảm bảo tất cả các thành viên cảm thấy được tham vấn, và thoải mái trong các quá trình ra quyết sách và không bỏ rơi bất kỳ ai.

Nhược điểm

Ta không thể phủ nhận những ưu điểm của nguyên tắc đồng thuận. Tuy nhiên, nguyên tắc đồng thuận chỉ phát huy tác dụng khi số lượng các thành viên ở mức vừa phải, các vấn đề mà ASEAN gặp phải trong hơn 20 năm đầu chưa quá phức tạp, sự khác biệt về lợi ích, quan điểm giữa các thành viên chưa quá lớn, và sự can dự, tác động của các nước lớn ngoài khu vực chưa mang tính chia rẽ sâu sắc như hiện nay.

Phân tích vai trò của nguyên tắc đồng thuận trong ASEAN
Phân tích vai trò của nguyên tắc đồng thuận trong ASEAN

Thứ nhất: Một trong những đặc tính quan trọng của consensus, đó là văn bản được thông qua khi có sự “im lặng” từ các bên. Sự im lặng này được hiểu như không có chống đối. Tuy nhiên, im lặng không nhất thiết là đồng ý, vì thế đôi khi consensus che dấu sự không thỏa mãn của một số bên, và quyết định được thông qua chưa chắc đã là kết quả của sự đồng ý của tất cả mọi thành viên.

Nói một cách khác, quyết định được thông qua nhờ áp dụng consensus là “ý kiến tập thể nhưng không phải là ý kiến nhất trí hoàn toàn của mọi người”, nó không phải là bằng chứng của một thỏa thuận thật sự có hiệu quả giữa các bên, mà chỉ là bằng chứng của việc không có ý kiến phản đối chính thức. Cái giá phải trả là văn bản được thông qua thường mang tính “chung chung”.

Thứ hai: Con đường đạt được sự đồng thuận, nhất là trong hành động, chưa bao giờ là dễ dàng, đối với nội bộ ASEAN cũng như trong quan hệ ASEAN với các nước đối tác. Không ít cơ chế của ASEAN đã phải trải qua quá trình hoài thai nặng nhọc, kéo dài gần chục năm mà vẫn chưa thực thành hình như kì vọng.

Về mặt thời gian, thủ tục thông qua quyết định của ASEAN sẽ rất nặng nề và chậm chạp, bởi vì nó luôn đòi hỏi những cuộc thảo luận và tham vấn lâu dài giữa các bên trước khi đi đến một thỏa thuận. Vô hình chung, chính những đối tác chậm chạp nhất sẽ là những người có tiếng nói cuối cùng và quyết định trong quá trình thông qua các kế hoạch.

Vì vậy, nếu như áp dụng nguyên tắc consensus là rất có lợi khi vấn đề cần được giải quyết chỉ diễn ra từ từ, thì điều này sẽ bất lợi trong trường hợp cần đưa ra các quyết định khẩn cấp. Hậu quả của thủ tục thông qua quyết định chậm chạp đã rõ ràng.

Thực tế hiện nay

Vấn đề biển Đông

Như thực tế hiện nay, Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ, có ý định thâu tóm biển Đông bành trướng sức mạnh. Tuy nhiên, các nước trong ASEAN lại có những chia rẽ.

Có lẽ thực tế mà ta của việc gây chia rẽ sâu sắc nhất chính là vấn đề quốc tế hóa vấn đề biển Đông mà ta thấy trong năm 2012 khi Campuchia phản đối một số câu chữ trong tuyên bố chung liên quan tới vấn đề biển Đông. Và rồi gần đây là năm 2016, tiếp tục một lần nữa ASEAN lại không thể đưa ra tuyên bố chung khi có sự phản đối của Campuchia.

Trên thực tế, có sự mâu thuẩn lợi ích vô cùng lớn giữa các nước trong khối ASEAN. Campuchia đang nhận rất nhiều viện trợ từ Trung Quốc chính vì thế Campuchia sẵn sàng đi ngược lại lợi ích của khối để bảo đảm quyền lợi của nước họ. Việc này dẫn đến ảnh hưởng lớn tới các nước trong khối đặc biệt là trong vấn đề chủ quyền quốc gia.

Một số vấn đề khác

Trên thực tế, ta có thể thấy sự khác biệt giữa văn hóa, trình độ kinh tế, quan điểm chính trị. Đa số các thành viên ASEAN từng là thuộc địa của các nước đế quốc, không có nhiều sự giao lưu kinh tế trước đó. Cũng như nền chính trị khác nhau nên đôi khi sẽ gây khó khăn trong việc đàm phán đưa ra các quyết định lớn. Đồng thời, các thành viên có tình trạng “đèn nhà ai nhà đó rạng” bỏ qua quyền lợi của cả cộng đồng ảnh hưởng đến lợi ích các thành viên khác.

Phân tích vai trò của nguyên tắc đồng thuận trong ASEAN
Phân tích vai trò của nguyên tắc đồng thuận trong ASEAN

Kiến nghị khắc phục những nhược điểm của nguyên tắc

Dựa trên các nhược điểm, thực tế hiện nay của nguyên tắc em đưa ra một số đề xuất:

Thứ nhất, ASEAN có thể không nhất thiết phải thay đổi nguyên tắc đồng thuận, song, cần xem xét thiết lập các cơ chế bổ sung để cho phép một mức độ linh hoạt nhất định đối với nguyên tắc này, trước hết là trong những vấn đề ít nhạy cảm.

ASEAN có thể quy định một danh mục cụ thể các vấn đề nhạy cảm, bắt buộc phải có đồng thuận, và một danh mục các vấn đề ít nhạy cảm, không nhất thiết phải có đồng thuận. Hoặc chuyển sang áp dụng song song cả hai nguyên tắc đồng thuận và nguyên tắc đa số (quá bán hoặc tuyệt đối).

Hai là, ASEAN có thể tính tới việc mở rộng áp dụng nguyên tắc “ASEAN-x” từ lĩnh vực kinh tế sang lĩnh vực an ninh – chính trị, nhưng cần quy định những ngoại lệ cụ thể.

Thứ ba, là áp dụng khoản 2, điều 20 của Hiến chương ASEAN quy định rõ “Khi không có đồng thuận, Cấp cao ASEAN có thể xem xét việc đưa ra quyết định cụ thể.”. Từ đó, ASEAN có thể đưa ra quyết định những vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới lợi ích của toàn khối.

Thứ tư, hướng tới cơ chế ra quyết định dựa trên bỏ phiếu theo đa số. Như đã nói ở trên, lịch sử của ASEAN ban đầu thành lập chỉ có 5 nước. Cho nên việc có thể thỏa thuận về lợi ích sao cho phù hợp các bên đơn giản hơn hiện nay khi có 10 thành viên. Tuy mục tiêu, tôn chỉ của các bên là tôn trọng các nguyên tắc quốc tế. Nhưng không thể để lợi ích của một thiểu số các thành viên mà ảnh hưởng tới lợi ích của các thành viên còn lại.

Ý kiến ở đề bài đã nêu ra được những cấp thiết hiện nay của nguyên tắc đồng thuận. Trên thực tế hiện nay, rất nhiều bài báo, các bài viết nghiên cứu, ý kiến của nguyên thủ quốc gia muốn nguyên tắc đồng thuận phải được thay đổi hoặc ít nhất là phải linh hoạt hơn sao cho phù hợp với tình hình hiện nay.


Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Vai trò của nguyên tắc đồng thuận trong ASEAN. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng./.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top