Phân tích đặc điểm của tội phạm có tính chất quốc tế

        Nền hòa bình, an ninh quốc gia, tình hình tội phạm hiện nay là một vấn đề nóng bỏng và cần giải quyết, phải được sự quan tâm như một chiến lược và đông lực cho sự phát triển của đất nước. Ngày nay, tình hình tội phạm ở Việt Nam đang là một vấn đề vô cùng nhức nhối và có xu hướng ngày một gia tăng cả về số lượng và cả về mức độ nghiêm trọng ảnh hương tới sự phát triển chung của đất nước. Ở Việt Nam sẽ xuất hiện tội phạm mang tính quốc tế nên trước tiên phải hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm phục vụ có hiện quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Ngày nay, quy mô tội phạm nghiêm trong, đặc biệt nghiêm trọng ngày càng gia tăng. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến tội phạm có tính chất quốc tế đã và đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, nó tạo thành cả hệ thống phát triển từ quốc gia này sang quốc gia khác. Nó gây cho Nhà Nước nhiều tổn thất, đe dọa và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người. Chính vì tội phạm có tính chất quốc tế gây ảnh hưởng to lớn đến Nhà Nước và cộng đồng như vậy nên việc tìm hiểu về tội phạm có tính chất quốc tế vô cùng có ý nghĩa. Vì vậy e xin chọn đề tài: “Phân tích đặc điểm của tội phạm có tính chất quốc tế và minh họa qua một trong các loại tội: tội phạm ma túy quốc tế, tội phạm buôn bán người quốc tế, tội phạm rửa tiền quốc tế”

        Do trình độ am hiểu cũng như lượng kiến thức có hạn của bản thân cho nên trong bài làm sẽ còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Em kính mong sẽ nhận được những ý kiến phê bình và nhận xét của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn đã ân cần giảng dạy trong các tiết học, cũng như giờ thảo luận để giúp em hoàn thành bài tập này.


Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình Luật Hình sự quốc tế- NXB Công an Nhân dân- Hà Nội 2007
  • Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước Palermo năm 2000).
  • Nghị định của Chính phủ số 37/2007/NĐ-CP ngày 9/3/2007 về minh bạch tài sản, thu nhập và xây dựng luật phòng chống rửa tiền.
  • Nghị định của Chính phủ số 74/2005/NĐ-CP ngày 7/6/2005 về phòng chống rửa tiền .
  • Vũ Duy Cương, “Rửa tiền – Một tội phạm quốc tế điển hình”, Tạp chí khoa học pháp lí, Trường đại học luật TP. Hồ Chí Minh, tháng 5/2002.

Khái quát chung về tội phạm có tính chất quốc tế

Khái niệm tội phạm có tính chất quốc tế

       Tội phạm có tính chất quốc tế là nhóm tội phạm có mức độ nguy hiểm không bằng tội ác quốc tế, mặc dù được thực hiện nhằm xâm phạm trật tự pháp luật quốc gia cũng như xâm hại đến quyền lợi của cộng đồng quốc tế. Trong một số tài liệu khoa học, tội phạm này còn được gọi là tội phạm điều ước quốc tế. Thực tiễn quốc tế đã khẳng định, hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm có tính chất quốc tế đã được thực thi thành công ở những mức độ nhất định, trong khuôn khổ các điều ước quốc tế đa phương. Thuộc nhóm này là cướp biển, khủng bố quốc tế, tội phạm làm tiền giả, tội buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng thần, tội buôn bán nô lệ, tội buôn bán phụ nữ và trẻ. Tội phạm có tính chất quốc tế mang lại thiệt hại to lớn cho quan hệ quốc tế và liên quan đến các quốc gia.

Tội phạm ma túy quốc tế, tội phạm buôn bán người quốc tế tội phạm rửa tiền quốc tế

Phân loại tội phạm có tính chất quốc tế

       Theo I.I Ka-rơ-pet 3, tội phạm có tính quốc tế gồm bốn nhóm sau:

       Nhóm thứ nhất: Các tội xâm phạm tội hợp tác hữu nghị và sự tồn tại bình thường của các quan hệ quốc tế, bao gồm tội khủng bố, tội cướp máy bay, phương tiện giao thông khác…

       Nhóm thứ hai: Các tội xâm hại môi trường sống của con người, di sản văn hóa của dân tộc trên thế giới như buôn lậu, buôn bán trái phép chất ma túy, làm và buôn bán tiền giả…

       Nhóm thứ ba: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người, tội cướp biển, tội tuyên truyền các xuất bản phẩm đồi trụy…

       Nhóm thứ tư: Các tội phạm có tính quốc tế khác như phá hoại các công trình ngầm dưới biển, các tội phạm được thực hiện trên máy bay, tàu thủy..

Đặc điểm của tội phạm có tính chất quốc tế

       Tội phạm có tính chất quốc tế là loại tội hoạt động thường có tính tổ chức, thậm chí có tính tổ chức rất cao. Với những âm mưu, thủ đoạn, ý đồ chính trị, chiến lược, sách lược nguy hiểm cũng như vì mục đích vụ lợi.

       Những kẻ phạm tội này thường được đào tạo rất kỹ, được trang bị điều kiện đầy đủ và hiện đại. Hoạt động của chúng có tính chuyên nghiệp, có khả năng thực hiện trên một phạm vi rộng lớn, cả trong nước và ngoài nước. Tội phạm có tính chất quốc tế là một trong các tội có tính nguy hiểm cao trong số các loại tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự 1999. Tính nguy hiểm đó xuất phát từ tính quan trọng đặc biệt của các khách thể mà nó xâm phạm đó là sự: Vững mạnh của chính quyền nhân dân, xâm phạm an ninh đối ngoại, đối nội…. xâm phạm chế độ quản lý ngoại thương của Nhà nước; những quy định của nhà nước về tàng trữ, vận chuyển và buôn bán trái phép chất ma túy; đe dọa nền hòa bình khu vực và thế giới;… Chúng hoạt động thường có sự cấu kết chặt chẽ, phân công lực lượng rõ ràng và có mục đích rất cao.

       Dưới góc độ khoa học hình sự, đây là tội phạm có cấu thành hình thức cho nên mọi hành vi dù nhỏ nhất hoặc ở giai đoạn chuẩn bị hay kết thúc đều nguy hiểm và đều phải chịu trách nhiệm hình sự.

       Về bản chất pháp lý, tội phạm có tính chất quốc tế cũng là tội phạm hình sự chung nhưng chứa đựng yếu tố nước ngoài. Tội phạm có tính quốc tế ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng hơn khi trong việc thực hiện tội phạm, người phạm tội sử dụng các biện pháp khoa học – kỹ thuật hiện đại làm tăng tính nguy hiểm của các loại tội phạm này. Đặc điểm của tội phạm có tính chất quốc tế bao gồm:

       Đây là tội phạm nhìn chung được thực hiện trên lãnh thổ của một vài quốc gia hoặc trên lãnh thổ không thuộc thẩm quyền tài phán của quốc gia bất kỳ nào.

       Tội phạm có chứa đựng yếu tố nước người (chủ thể tội phạm có quốc tịch khác nhau, khách thể của tội phạm là lợi ích của các quốc gia khác nhau bị xâm phạm, sự kiện phạm tội xảy ra ở nước ngoài…)

       Cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm có tính chất quốc tế không thể có kết quả nếu không sử dụng các công cụ pháp lý quốc tế.

Tội phạm rửa tiền quốc tế

Đặc điểm của tội phạm rửa tiền quốc tế

       Tội phạm rửa tiền được xếp vào một trong những loại tội phạm có tính chất quốc tế. Có nhiều các định nghĩa về tội phạm rửa tiền: Rửa tiền là quá trình sử lý những khoản thu tội phạm này để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của chúng. Quá trình xử lý này hết sức quan trọng vì nó tạo điều kiện cho tội phạm thu được những khoản lợi này mà không lo ngại tới nguồn gố của chúng.

       Dựa vào định nghĩa trên, ta thấy các đặc điểm của tội phạm rửa tiền với ý nghĩa là tội phạm có tính chất quốc tế như sau:

       Tội phạm rửa tiền mang tính phái sinh: Tội phạm trước là tiền đề để phát sinh hành vi rửa tiền. Tội phạm nguồn của hình vi rửa tiền là hành vi phạm tội chính, từ đó đã tạo ra những đồng tiền mà khi đã được rửa thì sẽ dẫn tới hành vi rửa tiền. Trong 40 khuyến nghị về chống rửa tiền, FATF đã hợp nhất các định nghĩa mang tính chuyên môn và lập pháp về rửa tiền trong công ước Viên và công ước Palécmô và liệt kê 20 loại hành vi phạm tội phải được đề cập đến trong các tội phạm là nguồn của tội rửa tiền. 20 loại tội đã được chỉ định là: tham gia vào một nhóm tội phạm có tổ chức và kiếm tiền bằng thủ đoạn bất chính, khủng bố, buôn bán người và chuyên chở lén lút người di chú, bóc lột tình dục, buôn bán bất hợp pháp mà túy và các chất hướng thần, buôn lậu vũ khí, buôn lậu hành hóa trôm cắp và các hàng hóa khác, tham nhũng và hối lộ, gian lận, làm tiền giả, làm giả và vi phạm quyền tác giả của các tác phẩm, phạm tội về môi trường, giết người, bắt cóc trẻ em, giam giữ và bắt làm con tin một cách bất hợp pháp, cướp hoặc trộm cắp,  buôn lậu, tống tiền, giả mạo giấy tờ, cướp biển, mua bán tay trong và thao túng thị trường.

       Tội phạm rửa tiền có mục đích hợp pháp hóa số tiền, tài sản bất hợp pháp dưới các hình thức khác nhau: Những thủ thuật được sử dụng để rửa tiền thướng được gọi là các phương pháp hoặc thủ đoạn. Để phục vụ cho mục đích hợp pháp hóa số tiền của mình, chúng nghĩa ra rất nhiều phương thức khác nhau để rửa tiền. Tiền có thể được rửa theo một số cách, từ những khoản tiền gửi nhỏ lẻ vào những tài khoản ngân hàng bình thường, cho đến mua đi, bán lại những mặt hàng đắt giá như xe hơi, đồ cổ. Cách thức thông thường nhất mà chúng hay làm là tiến hành chuyển một lượng tiền lớn ra nước ngoài bằng con đường hợp pháp hoặc phi pháp, hợp pháp hóa số tiền đó bằng nhiều cách như gửi tiền vào hệ thống tài chính quốc gia, đầu tư chứng khoán, sòng bạc, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua bán bất động sản, sau đó chuyển ngược lại quốc gia ban đầu hoặc khắp thế giới nhằm đạt được mục đích của bọn tội phạm.

       Tội rửa tiền chủ yếu mang tính chất kinh tế: Rửa tiền có tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, chính trị, quốc phòng, an ninh,… Đăc biệt nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực kinh tế. Hoạt động rửa tiền diễn ra nhằm mục đích kinh tế và cũng gây ra những hậu quả xấu cho nên kinh tế cụ thể như sau:

       Hoạt động kinh tế ngầm tác động xấu đến hướng đầu tư, chuyển từ các khoản đầu tư cẩn trọng sang đầu tư rủi ro cao làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

       Hoạt động rửa tiền làm giảm tính hiệu quả của các công cụ tiền tệ của chính phủ, kích thích các hành vi tội phạm kinh tế như trốn thuế, tham ô.

       Các giao dịch ngầm làm suy giảm hiệu quả kinh tế của các giao dịch hợp pháp, gây mất lòng tin đối với thi trường.

       Hệ thống ngân hàng tài chính bị suy yếu, thậm chí có thể bị thao túng bởi các tổ chức tội phạm.

       Các con số thống kê bị bóp méo, gây khó khăn cho việc hoạch định chính sách làm giảm hiệu quả điều tiết của chính phủ.

       Tội rửa tiền có nhiều khả năng mang tính chất xuyên quốc gia: Tội phạm rửa tiền có thể diễn ra ở bất cứ nước nào, đặc biệt là những nước có nền tài chính phức tạp. Bởi vì những giao dịch tài chính quốc tế phức tạp có thể bị lợi dụng để tạo thuận lợi cho hành vi rửa tiền và tài trợ cho khủng bố cho nên các giai đoạn khác nhau của quá trình rửa tiền xảy ra ở nhiều nước khác nhau. Tội rửa tiền có khả năng là tội phạm xuyên quốc gia cũng vì những nguyên do như rửa tiền trong nội bộ một quốc gia rất khó tiến hành, rửa tiền xuyên quốc gia dễ tiến hành hơn và khả năng che dấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền và tài sản dễ dàng hơn. Cũng nhiều khả năng biến đổi một lượng tiền bất hợp pháp lớn hơn thành tiền hợp pháp. Bên cạnh đó, ta cũng thấy rằng những người phạm tội rửa tiền còn xuất phát từ các nguồn gốc tội phạm có tính chất quốc tế, hơn nữa chủ thể thực hiện tội này thường là các doanh nhân, các chính trị gia nên tội phạm này có tính chất xuyên quốc gia.

       Cuộc đấu tranh phòng chống tội rửa tiền không thể có kết quả nếu không sử dụng các công cụ pháp lý quốc tế: Các quốc gia trên thế giới đã có những hành động hợp tác song phương và đa phương trong cuộc chiến chống nạn rửa tiền. Một trong những tổ chức quốc tế đầu tiên được thành lập nhằm hạn chế, ngăn ngừa loại tội phạm này là Lực lượng đặc nhiệm tài chính chống rửa tiền, hay còn gọi là FATF vào năm 1989. Tổ chức này do các ngân hàng, các tổ chức tài chính quốc tế và các nhà lãnh đạo của nhóm G7 thành lập. Tổ chức hoạch định chính sách liên chính phủ này có trách nhiệm kiểm soát những mánh khoé và xu hướng rửa tiền, giám sát hoạt động quốc nội và quốc tế, xác định các nguyên nhân phát sinh và đưa ra các biện pháp ngăn ngừa tệ nạn này.

       Việc nghiên cứu đặc điểm của tội phạm có tính chất quốc tế là vô cùng quan trọng trong hoàn cảnh hiện nay. Việc tìm hiểu rõ về tội phạm có tính chất quốc tế giúp các nhà làm luật xây dựng được một hệ thống luật hoàn chỉnh để xử lý các tội phạm này, giúp Nhà nước phòng chống và xử lý các tội phạm có tính chất quốc tế một cách nghiêm minh hơn giúp xã hội, và đời sống con người được tốt hơn.


      Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề:Tội phạm ma túy quốc tế, tội phạm buôn bán người quốc tế, tội phạm rửa tiền quốc tế. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

      Trân trọng ./.


 

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top