Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật gắn với thực tiễn thực hiện một bộ luật/đạo luật ở nước ta hiện nay

Các yếu tố tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật gắn với thực tiễn thực hiện một bộ luật/đạo luật ở nước ta hiện nay

Bài viết của em xin trình bày vấn đề: “Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật gắn với thực tiễn thực hiện một bộ luật/đạo luật ở nước ta hiện nay”.

Việt Nam đang trên con đường phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo những điều kiện thuận lợi nhất định đối với đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng như các hoạt động thực hiện pháp luật của họ.

Có thể nói rằng, thực tiễn thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay có biểu hiện tương đối tốt. Thực hiện Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, chính sách của nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các ban cấp lãnh đạo, công tác tuyên truyền pháp luật của các cơ quan chức năng; tất cả những nhân tố đó đã tạo cho người dân một cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về pháp luật, từ đó, người dân chấp hành, tuân thủ và thực hiện pháp luật một cách tự giác, chủ động và nghiêm chỉnh.

Điều đó không chỉ đem lại quyền lợi cho người dân mà thể hiện tính dân chủ của nhà nước, cho thấy nhận thức về pháp luật của người dân đã được củng cố và nâng cao.

Bên cạnh những mặt tích cực trong thực tiễn hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay thì trong thực tế vẫn còn tồn đọng một số hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện pháp luật.


Danh mục tài liệu tham khảo

  • Giáo trình: Xã hội học pháp luật
  • Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật của công dân ở nước ta hiện nay
    Hoàng Thị Kim Quế – Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội: Luật học, tập 31 số 3 (2015)
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn giao thông – TS Nguyễn Phi Thường

Khái niệm thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Nói cách khác phải chuyển “pháp luật trên giấy tờ” thành “pháp luật trong hành động” trong những điều kiện tốt nhất có thể.

Thực trạng hiện nay

Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, năm 2016 toàn quốc xảy ra gần 21.600 vụ TNGT, làm chết 8.685 người, làm bị thương 19.280 người. So với năm 2015 giảm 5,52% số vụ, giảm 0,49% người chết và giảm 8,5% người bị thương.

Tai nạn giao thông đường sắt và đường thủy nội địa có xu hướng tăng. Trong đó, đường sắt xảy ra 360 vụ, tăng đến 37,9%, và tăng 166% số người bị thương. Tương tự, đường thủy nội địa xảy ra 114 vụ, tăng 21,2%, làm chết 72 người tăng 1,4% và 16 người bị thương tăng 23%.

Các yếu tố tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật gắn với thực tiễn thực hiện một bộ luật/đạo luật ở nước ta hiện nay
Các yếu tố tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật gắn với thực tiễn thực hiện một bộ luật/đạo luật ở nước ta hiện nay
Các yếu tố tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật

Qua phân tích cho thấy, số vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường quốc lộ chiếm 37,13%, các tuyến đường nội thị chiếm 32,65%, các tuyến đường nông thôn chiếm 11,99%… Phương tiện gây tai nạn vẫn chủ yếu là xe máy, mô tô chiếm 66,7%. Đáng lưu ý, độ tuổi gây tai nạn từ 18 đến 27 tuổi chiếm tới 33,9%, và độ tuổi từ 27 tới dưới 55 chiếm 41,1%.

Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội.

Bên cạnh đó, tình trạng mất an toàn giao thông nghiêm trọng đã ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta. Nhiều du khách khi được hỏi về những điều chưa được ở Việt Nam thì họ đều trả lời giống nhau ở chỗ điều đáng ngại nhất là an toàn giao thông quá kém.

Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Liệu đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện có tạo được cảm tình với du khách để họ còn muốn quay lại ? Theo con số thống kê của ngành du lịch thì hơn 70% du khách không muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn.

Rõ ràng, mất an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nhất là đối với ngành du lịch. Làm thế nào để Việt Nam trở thành điểm đến của bạn bè quốc tế? Câu trả lời một phần thuộc về tình trạng an toàn giao thông.

Nguyên nhân và các yếu tố tác động

Nguyên nhân

Nguyên nhân của tình trạng mất an toàn giao thông thì có rất nhiều. Trước hết là ở nhận thức và thái độ tự giác chấp hành luật lệ giao thông của người dân quá kém. Khi lưu thông trên đường, ai cũng chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ tới người khác.

Cho nên mới xảy ra tình trạng không chịu nhường nhau chỗ ngã ba ngã tư nên gây tắc đường hằng giờ; hiện tượng phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách… gây ra tai nạn cho bản thân và cho người cùng lưu thông trên đường xảy ra thường xuyên. Một nguyên nhân quan trọng khác là chất lượng cầu đường không bảo đảm an toàn, cầu cũ, cầu yếu, cầu có tải trọng thấp quá nhiều, trong khi lưu lượng người và xe qua lại quá lớn. Đường giao thông huyết mạch nối liền các vùng miền thì vừa ít, vừa nhỏ và ở trong tình trạng phải sửa chữa, nâng cấp liên tục…

Các yếu tố tác động

  • Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh về kinh tế – xã hội, hệ thống chính sách kinh tế, chính sách xã hội và việc triển khai thực hiện, áp dụng trong thực tế xã hội. Nền kinh tế – xã hội phát triển năng động, bền vững sẽ là điều kiện thuận cho hoạt động thực hiện pháp luật, nâng cao hiểu biết xã hội và ý thức pháp luật. Ngược lại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật.

Kinh tế phát triển, đời sống vật chất được cải thiện, người dân sẽ dễ tiếp cận đến pháp luật và thực hiện nó dễ dàng hơn. Khi nền kinh tế ổn định, người tham gia giao thông sẽ không phải vượt đèn đỏ để cố đưa thêm một chuyến hàng và rồi xảy ra tai nạn, hay người bán hàng có thể thuê cửa hàng chứ không phải bày ra vỉa hè, lề đường gây nên ách tắc giao thông.

Khi kinh tế phát triển, các công ty cầu đường sẽ làm bằng những vật liệu chất lượng cao hơn, làm ra nhiều tuyến đường riêng cho các xe trọng tải lớn, lúc đó sẽ không còn xảy ra tình trạng đường làm hôm nay thì mai đã ổ gà, ổ voi.

Hơn nữa, nếu kinh tế của đất nước phát triển, đời sống con người được cải thiện, sẽ không còn những xe ba bánh, xe tự chế mà thay vào đó là những xe chở hàng an toàn hơn, đường sá cũng sẽ được làm rộng hơn để phân luồng giao thông, từ đó có thể hạn chế việc ùn tắc giao thông.

  • Yếu tố văn hóa – xã hội

Lối sống đô thị và nông thôn có ảnh hưởng khác nhau tới hoạt động thực hiện pháp luật. Người ở nông thôn khi mới ra thành phố lớn sinh sống sẽ dễ thực hiện sai pháp luật như vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu vì ở nông thôn đường thường rộng rãi và ít người qua lại, đèn đỏ cũng không nhiều nên khi sông ở thành phố, người ta sẽ dễ làm theo thói quen, như vậy sẽ dễ xảy ra giao thông đáng tiếc.

Hơn nữa ở Việt Nam, không chỉ ở nông thôn mà cả thành phố, tình trạng uống rượu bia rồi điều khiển phương tiện giao thông xảy ra rất nhiều, nhất là những ngày lễ tết. Khi tham gia giao thông có sử dụng rượu bia, người điều khiển sẽ không thể đủ tỉnh táo để biết tự làm chủ phương tiện, vì vậy thường sẽ xảy ra ta nạn.

Mặc dù việc đó đã được đưa lên tuyên truyền trên cấc phương tiện thông tin đại chúng không phải là ít nhưng người dân vẫn bất chấp, cố tình làm trái.

Các yếu tố tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật gắn với thực tiễn thực hiện một bộ luật/đạo luật ở nước ta hiện nay
  • Yếu tố niềm tin

Luật pháp muốn có hiệu lực, hiệu quả thì ngoài sức mạnh của công quyền, của cưỡng chế thì còn cần huy động sức mạnh của tư tưởng và tinh thần pháp luật, pháp luật phải được con người nhận thức là cái cần thiết và có cơ sở, phải tạo niềm tin và sự kính trọng đối với pháp luật. Niềm tin pháp luật không tự động hóa ở các cá nhân mà phải có sự tác động của thực tiễn pháp luật, con người có lòng tin thì sẽ luôn hướng thiện.

Thực tế trong thực hiện an toàn giao thông cho thấy, người tham gia có niềm tin vào việc đội mũ bảo hiểm sẽ không bị thương ở phần đầu thì người ta sẽ chấp hành rất nghiêm chỉnh. Hay việc làm trái luật an toàn giao thông như vượt đèn đỏ hay lạng lách, vượt ẩu, đi quá tốc độ sẽ có nguy cơ bị tai nạn giao thông cao hơn thì người tham gia sẽ thực hiện nghiêm chỉnh, đúng luật.

  • Yếu tố môi trường xã hội

Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của một người. Một thanh niên sống trong một môt trường văn hóa trong sạch, lành mạnh sẽ có ý thức, hành vi thực hiện pháp luật cao hơn một người sống trong môi trường có nhiều tệ nạn xã hội, tội phạm.

Một người tham gia giao thông có thể không biết cụ thể về các quy định pháp luật nhưng anh ta cũng không vi phạm pháp luật vì đã làm theo những người cùng đi. Nhưng có thể cũng vẫn người công dân đó, khi anh ta đi vào đoạn đường mà tất cả mọi người dừng lại khi có đèn đỏ, anh ta sẽ lạc lõng khi vi phạm quy tắc trên.

Do đó môi trường sống, thói quen có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến hành vi, ý thức của người tham gia giao thông. Chẳng hạn, thói quen chen lấn kể cả những lúc không cần thiết cũng là một lực cản nặng nề đến trật tự, an toàn giao thông, gây nên nhiều hậu quả xấu.

Người tham gia giao thông biết rõ cấc quy định cơ bản luật giao thông, biết rõ cả hậu quả của sự chen lấn, xô đẩy nhau song họ vẫn đua nhau thực hiện hành vi đó, ở đây có cả cái cảm giác thua thiệt nếu như không chen lấn


Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật gắn với thực tiễn thực hiện một bộ luật/đạo luật ở nước ta hiện nay. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Trân trọng./.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top