Đánh giá tác động của việc ly hôn đối với con cái ở nước ta hiện nay

Đánh giá tác động của việc ly hôn đối với con cái ở nước ta hiện nay

Hiện nay, tình trạng lý hôn ở nước ta đang ngày càng trở nên phổ biến, tuy nhiên, không phải bất cứ cặp vợ chồng nào khi ly hôn đều suy nghĩ đến tác động của việc họ ly hôn đến con cái của mình. Việc bố mẹ ly hôn luôn có những tác động cả tích cực và tiêu cực đến con cái của mình, Qua bài phân tích sau đây tổng đài tư vấn Luật Quang Huy chúng tôi xin giải quyết về vấn đề: “Đánh giá tác động của việc ly hôn đối với con cái ở nước ta hiện nay”.


Danh mục tài liệu tham khảo

  • Giáo trình Xã hội học pháp luật, TS. Ngọ Văn Nhân, NXB Hồng Đức.
  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
  • Luật hòa giải cơ sở năm 2013.

Những vấn đề lý luận chung

Khái niệm ly hôn

Quan hệ hôn nhân với đặc điểm tồn tại lâu dài, bền vững cho đến suốt cuộc đời con người vì nó được xác lập trên cơ sở tình yêu thương, gắn bó giữa vợ chồng. Tuy nhiên, trong cuộc sống vợ chồng, vì những lý do nào đó dẫn tới giữa vợ chồng có mâu thuẫn sâu sắc đến mức họ không thể chung sống với nhau nữa, vấn đề ly hôn được đặt ra để giải phóng cho vợ chồng và các thành viên khác thoát khỏi mâu thuẫn gia đình.

Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình. Nhà nước bằng pháp luật không thể cưỡng ép nam, nữ phải yêu nhau và kết hôn với nhau, thì cũng không thể bắt buộc vợ chồng phải chung sống với nhau, phải duy trì quan hệ hôn nhân khi tình cảm yêu thương gắn bó giữa họ đã hết và mục đích của hôn nhân đã không thể đạt được. Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Điều đó là hoàn toàn có lợi cho vợ chồng, con cái và các thành viên trong gia đình. Nhưng bên cạnh đó, ly hôn cũng có mặt hạn chế đó là sự ly tán gia đình, vợ chồng, con cái. Vì vậy, khi giải quyết ly hôn, Toà án phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân và bản chất của quan hệ vợ chồng và thực trạng hôn nhân với nhiều yếu tố khác để đảm bảo quyền lợi cho các thành viên trong gia đình, lợi ích của nhà nước và của xã hội.

Như vậy, ly hôn chính là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Quy định của pháp luật về ly hôn có liên quan đến đề tài

Căn cứ ly hôn

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định các căn cứ để Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu ly hôn bao gồm hai căn cứ tại Điều 55 và Điều 56.

Điều 55 quy định: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”. Như vậy căn cứ thứ nhất để Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu ly hôn là dựa trên sự tự nguyện của vợ và chồng.

Bảo đảm “thật sự tự nguyện ly hôn” là cả hai vợ chồng đều được tự do bày tỏ ý chí của mình, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn. Việc thể hiện ý chí thật sự tự nguyện ly hôn của hai vợ chồng đều phải xuất phát từ trách nhiệm đối với gia đình họ, phù hợp với yêu cầu của pháp luật và chuẩn mực, đạo đức xã hội. Do đó, Điều 55 cũng quy định các cặp vợ chồng phải có sự thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con, nếu vợ chồng không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định giải quyết việc ly hôn.

Điều 56 quy định về căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên, theo đó Tòa án thu lý giải quyết yêu cầu ly hôn của vợ chồng khi có một trong những căn cứ sau:

Thứ nhất, nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được (khoản 1 Điều 56).

Thứ hai, đối với trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn (khoản 2 Điều 56).

Thứ ba, đối với trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này, tức là khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Các căn cứ ly hôn này đã góp phần giải quyết tốt nhiều án ly hôn, giải phóng cho nhiều cuộc hôn nhân thoát khỏi những bế tắc. Để từ đó, ly hôn không chỉ đơn thuần là làm tan rã những mối quan hệ gia đình mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn minh.

Quy định về hòa giải cơ sở

Theo Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.”

Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.

Thực tế, nguyên nhân phát sinh tranh chấp trong cuộc sống vợ chồng dẫn đến ly hôn hay thuận tình ly hôn cũng là do tình cảm của vợ chồng bị rạn nứt, một trong hai bên đã không làm tròn nghĩa vụ của mình với gia đình hay vì tự ái cá nhân hoặc hiểu lầm trong quan hệ của vợ hoặc chồng mình nên đã quyết định yêu cầu Tòa án giải quyết cho họ được ly hôn. Nhưng khi có sự giải thích, phân tích đúng, sai trong quan hệ của họ của người làm công tác hòa giải để khuyên họ nên bỏ qua những lầm lỗi, tha thứcho nhau để quay lại chung sống với nhau thì họ đã hiểu ra và quay lại đoàn tụ chung sống với nhau và Tòa án cũng không phải giải quyết về các vấn đề kéo theo như con và tài sản.

Quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật hôn nhân và ra đình, theo đó:

Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

Nếu người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì một trong hai bên hoặc cả hai bên có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Nhận thức và thực hiện những quy định trên

Về tình trạng nhận thức của các bạn sinh viên trường đại học luật:

Câu hỏi: Bạn có biết về Luật Hôn nhân gia đình hiện hành không ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1. 78 78.00
2. Không 22 22.00
Tổng cộng 100 100.00

Điều này cho thấy các bạn sinh viên rất quan tâm và biết đến Luật Hôn nhân gia đình. Các bạn sinh viên từ năm nhất đến năm tư đều biết và có phần tìm hiểu về bộ luật này bởi vì đây là bộ luật phổ biến và liên quan đến vấn đề dân sự. Dựa trên tỷ lệ cho thấy việc số các bạn sinh viên quan tâm đến Luật Hôn nhân và gia đình là rất cao. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một tỷ lệ số ít các bạn không biết đến bộ luật này. Có thể do các bạn chưa thật sự quan tâm hoặc cảm thấy việc sử dụng đến bộ luật này là không cần thiết.

Câu hỏi : Bạn có biết về quyền của con cái khi bố mẹ ly hôn không?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 69 69.00
2 Không 31 31.00
Tổng cộng 100 100.00

Tỷ lệ này cho thấy, đa số các bạn đều biết đến quyền của con cái khi bố mẹ ly hôn. Tuy nhiên nếu so sánh với câu hỏi trên thì tỷ lệ này có thay đổi. Số người biết đến Luật Hôn nhân gia đình chiếm 78% nhưng số người biết đến quyền của con cái khi bố mẹ ly hôn chỉ có 69%. Cùng với đó, số người không biết đến quyền của con cái khi bố mẹ ly hôn chiếm 31%. Điều này cho thấy, quy đa số các bạn quan tâm đến Luật hôn nhân gia đình nhưng vẫn có một số chưa thực sự quan tâm đến quyền của con cái khi bố mẹ ly hôn. Trong bộ Luật Hôn nhân và gia đình, đây chưa thực sự là vấn đề được quan tâm nhất và cần được tìm hiểu sâu hơn để mọi người có thể biết đến nhiều hơn.

Về việc áp dụng căn cứ ly hôn:

Trong những năm qua, việc áp dụng căn cứ ly hôn vào giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình nói chung và những vụ việc ly hôn nói riêng đã có những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số bất cập trong việc áp dụng căn cứ ly hôn vào giải quyết các vụ việc, trong đó có thể kể đến như:

Bất cập trong việc đánh giá tình trạng trầm trọng của hôn nhân trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của vợ hoặc chồng. Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”. Đây là một quy định mới, mang tính khái quát cao. Tuy nhiên, việc quy định về căn cứ ly hôn thể hiện yếu tố tình cảm vẫn còn chung chung. Khi giải quyết các trường hợp cụ thể, với sự đa dạng của cuộc sống, thì mỗi cặp vợ chồng, mỗi vụ án ly hôn thường có mâu thuẫn cũng như hoàn cảnh không giống nhau. Trong khi đó, không có căn cứ rõ ràng để xác định thế nào là “làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”, thế nào là hành vi “vi phạm nghiêm trọng” nên việc xem xét, đánh giá căn cứ trên là rất khó khăn, vướng mắc.

Bất cập trong đối với trường hợp vợ, chồng đã ly thân trên thực tế. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không quy định ly thân là căn cứ cho ly hôn. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, các Tòa án thường đánh giá ly thân là căn cứ để giải quyết cho ly hôn. Vấn đề này không được luật quy định nên đã gây khó khăn trong cả việc xác định vợ, chồng nào đó có trong tình trạng ly thân hay không. Mặt khác, không xác định được thời gian ly thân, nên việc giải quyết án ly hôn thường phải kéo dài khiến cho nhiều đương sự gặp khó khăn trong việc xây dựng cuộc sống mới.

Về vấn đề hòa giải cơ sở:

Việc hòa giải cơ sở là một quy định tiến bộ, vì nếu nào tốt công tác này thì tỷ lệ ly hôn sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên, về mặt thực tế thì hoạt động này không phải lúc nào cũng mang lại kết quả như mong đợi, ở nhiều nơi nó chỉ mang tính “hình thức” và tỷ lệ các cặp vợ chồng quay lại với nhau sau khi được hòa giải ở cơ sở là không nhiều. Vì nhiều lý do, nhiều cặp vợ chồng né tránh việc hòa giải do ngại tiếp xúc, ngại đưa vấn đề ra bàn bạc với sự có mặt của nhiều người. Cũng không hiếm các trường hợp, vợ chồng tuy mâu thuẫn trầm trọng, âm ỉ kéo dài nhưng vì cha mẹ, con cái, danh tiếng, địa vị xã hội… nên bề ngoài vẫn tỏ ra hạnh phúc; chỉ đến khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, họ mới chọn giải pháp ly hôn. Do đó, họ cũng không áp dụng việc hòa giải tại cơ sở.

Ngoài ra, việc thực hiện nghĩa vụ của bố mẹ sau khi ly hôn cũng còn những điểm bất cập nhất định, cụ thể là:

Việc giao con cho ai nuôi chưa được nhìn nhận một cách toàn diện

Trên thực tế, trong các vụ việc ly hôn, người mẹ thường giành được quyền trực tiếp nuôi con với quan niệm mẹ thường là người quan tâm, chăm sóc, gần gũi với con hơn người cha. Điều đó nhiều khi đã trở thành một “tập quán” định hình trong việc giao con cho ai nuôi: tòa án thường nghiêng về phía người mẹ. Khi có tranh chấp về quyền nuôi con, một số thẩm phán đã động lòng trước sự khóc lóc, van nài của người mẹ mà không tin hiểu thực tế rằng người cha có điều kiện và thực hiện việc nuôi dưỡng con tốt hơn người mẹ. Chính ảnh hưởng của quan niệm người mẹ có khả năng chăm sóc con tốt hơn đã dẫn đến quyết định sai lầm của tòa án.

Một số thẩm phán đã áp dụng pháp luật một cách cứng nhắc, nhầm lẫn giữa việc chăm sóc con tốt nhất với khả năng kinh tế và nghề nghiệp của cha mẹ. Quyền lợi của người con cũng không được đảm bảo bởi vì nếu có khả năng kinh tế, có nghề nghiệp ổn định nhưng không có đạo đức tốt, lối sống tốt thì sự phát triển về nhân cách của người con sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn còn nhiều hạn chế

Khi giải quyết cho ly hôn, tòa án phải giải quyết các vấn đề về tình cảm, tài sản và con cái theo các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Việc cấp dưỡng sau khi ly hôn trên thực tế đang còn nhiều khó khăn, bất cập. Thực tiễn cho thấy, khoản tiền cấp dưỡng sau khi ly hôn nhiều khi là “nợ khó đòi” đối với cả cơ quan thi hành án và phía bên kia. Cả trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện việc cấp dưỡng theo đúng quy định của bản án mà tòa án đã tuyên thi cũng chưa đáp ứng được “nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng”.

Đó là chưa kể những trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; cơ quan thi hành án và cơ quan, tổ chức trả tiền lương, tiền công lao động cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng không có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện việc khấu trừ khoản cấp dưỡng để chuyên trả cho người được cấp dưỡng.

  • Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

Để tìm hiểu được thực trạng vấn đề nghiên cứu, nhóm đã đưa ra một số câu hỏi liên quan đến tình hình ly hôn ở nước ta hiện nay và những tác động của việc bố mẹ ly hôn đến con cái, theo đó:

Câu hỏi: Theo bạn tình trạng ly hôn phổ biến trong khoảng thời gian nào?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 5 năm đầu kể từ khi cưới 59 59.00
2 Từ 5 đến 10 năm sau khi cưới 29 29.00
3 Từ 10 đến 20 năm sau khi cưới 10 10.00
4 Ngoài 20 năm sau khi cưới 2 2.00
Tổng cộng 100 100.00

Theo bảng kết quả điều tra cho thấy, đa phần sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội đều chọn phương án số 1, đó là giai đoạn 5 năm đầu kể từ khi kết hôn là giai đoạn diễn ra tình trạng ly hôn phổ biến nhất, tiếp theo là phương án số 2 khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm sau khi kết hôn. Theo số liệu từ Viện Nghiên cứu gia đình và giới, cả nước trung bình có trên 60.000 vụ ly hôn/năm, tỉ lệ 30%, tức là cứ 10 cặp vợ chồng kết hôn thì có 3 cặp ly hôn. Xu hướng này tiếp tục tăng ở cả thành phố và nông thôn. Điều đáng nói, 70% số vụ ly hôn thuộc về các gia đình trẻ, Vợ hoặc chồng trong độ tuổi từ 18-30; trong đó có 60% ly hôn sau khi kết hôn từ 1-5 năm, nhiều trường hợp chỉ mới cưới nhau được vài tháng. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng này?

Chúng ta có thể chỉ ra được một số lý do như sau: có thể thấy khoảng thời gian này là khoảng thời gian các cặp vợ chồng mới kết hôn, sau khi lập gia đình phải tự lo cho mái ấm của mình, điều kiện kinh tế chưa đảm bảo cho cuộc sống riêng hoặc chưa có nghề nghiệp ổn định cùng với đó là sinh con sớm, nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Nỗi khốn khó đeo bám triền miên khiến vợ chồng sinh ra mâu thuẫn không thể tháo gỡ và kết cục là xin ly hôn. Do điều kiện kinh tế xã hội và sự phát triển về tâm sinh lý, giới trẻ thường yêu nhanh, cưới vội nên họ vẫn chưa tìm hiểu kỹ về nhau cũng như các kỹ năng sống trước khi bước vào đời sống hôn nhân. Khi xảy ra mâu thuẫn họ không biết cách xử lý, giải quyết dẫn đến bạo lực gia đình và hôn nhân đổ vỡ là điều khó tránh khỏi.

Các phương án trả lời còn lại là từ 10 năm trở lên, có thể thấy 10 năm là khoảng thời gian khá dài, các cặp vợ chồng đã trải qua với nhau được những khó khăn ban đầu, khi cùng nhau vượt qua được những khó khăn, vợ chồng chung sống hoà thuận được trên 10 năm thì việc để xảy ra tình trạng ly hôn là rất hiếm.

Câu hỏi: Theo bạn, lứa tuổi nào chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi có bố mẹ ly hôn?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 Từ 0 đến 5 tuổi 15 15.00
2 Từ 6 đến 11 tuổi 71 71.00
3 Từ 12 đến 15 tuổi 7 7.00
4 Từ 16 đến 18 tuổi 7 7.00
5 Từ 18 tuổi trở lên 0 0.00
Tổng cộng 100 100.00

Theo bảng kết điều tra cho thấy, hầu hết các bạn đều cho rằng lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi là lứa tuổi bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi bố mẹ ly hôn (chiếm 71%)

Đây là lứa tuổi không quá nhỏ như dưới 5 tuổi và cũng không lớn như tầm từ 12 đến 15 tuổi hoặc lớn hơn nữa, là lứa tuổi mà đứa trẻ đã có thể nhận thức được việc thế nào là khi bố mẹ chúng ly hôn. Ở lứa tuổi này là lứa tuổi mới lớn, chúng rất nhạy cảm, rất cần được sự quan tâm chăm sóc đặc biệt từ cả bố và mẹ trên nhiều phương diện. Phản ứng tức thời của hầu hết những đứa trẻ đối với việc ly dị của cha mẹ là hoảng sợ, cảm thấy không phải cha mẹ từ bỏ nhau mà là từ bỏ chính chúng. Mức độ phản ứng này phụ thuộc vào việc đứa trẻ sống trong một gia đình như thế nào. Trước khi ly dị, đứa trẻ càng được yêu thương và chăm sóc đầy đủ bao nhiêu thì khi cha mẹ ly dị chúng càng cảm thấy bị tổn thương và hoảng sợ bấy nhiêu. Tiếp theo những phản ứng tức thời là những bất ổn khác xảy ra. Trẻ gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình thích ứng tâm lý – xã hội như: khó khăn trong học tập, khó khăn trong việc thích ứng với hoàn cảnh sống mới, khó khăn trong các mối quan hệ xã hội… Trẻ trong lứa tuổi từ 6 đến 10 là lứa tuổi mới bước vào môi trường giáo dục tiểu học nên sau khi cha mẹ ly dị, chúng gặp nhiều khó khăn trong học tập rất đa dạng: đọc không đúng, nói ngọng, viết sai chính tả nhiều, không thể tập trung chú ý trong giờ học, hay quên… còn những trẻ lớn hơn thì tỏ ra chán học, hay quậy phá trong lớp.

Các phương án còn lại là những lứa tuổi từ 12 trở lên, ở độ tuổi này chúng đều đã khá trưởng thành, suy nghĩ cũng đã có phần chín chắn hơn, biết tự giác và tự lập hơn rất nhiều. Nên khi bố mẹ xảy ra tình trạng ly hôn, chúng cũng có thể phần nào hiểu và chấp nhận được theo 1 cách nào đó dễ dàng hơn ở lứa tuổi nhỏ hơn chúng.

Câu hỏi: Theo bạn, khi bố mẹ ly hôn, con cái thường ở với ai?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 Ở với bố 17 17%
2 Ở với mẹ 71 71%
3 Ở một mình 7 7%
4 Ở với người trong họ hàng 7 7%
Tổng cộng 100 100%

Theo kết quả điều tra cho thấy, đa phần sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội đều chọn được phương án phù hợp với suy nghĩ của bản thân mình. Có đứa trẻ nào lại muốn phải lựa chọn việc ở với bố hay ở với mẹ? Bố mẹ ly hôn, hai người quan trọng nhất trong cuộc đời của người con chia xa, buộc con cái phải đưa ra sự lựa chọn giữ bố và mẹ.

Phần lớn các bạn sinh viên chọn đáp án thứ 2 ở với mẹ chiếm 71%. Đáp án này rất dễ hiểu do mẹ là luôn tảo tần bên cạnh chăm sóc, bảo ban yêu thương chúng ta hơn bất cứ thứ gì trên đời này. Mẹ có thể hy sinh tất cả vì chúng ta. Có 17% chọn ở với bố, người đàn ông có thể bảo vệ, là chỗ dựa vững chắc cho ta trưởng thành. 7% chọn ở một mình và 7% chọn ở với họ hàng. Có thể thấy tùy vào hoàn cảnh gia đình, tâm sinh lý, tình yêu thương của những người trong gia đình mà có những lựa chọn khác nhau. Nhưng gần như mọi người đều chọn ở bên mẹ, đó là tâm lý hướng về người phụ nữ luôn yêu thương, chăm sóc ta vô điều kiện.

Câu hỏi: Theo bạn, việc ly hôn của cha mẹ ảnh hưởng đến những khía cạnh nào của con cái?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 Tâm sinh lý 83 83.00
2 Chuyện học tập 48 48.00
3 Các mối quan hệ xã hội 37 37.00
4 Sự phát triển nhân cách 52 52.00
Tổng cộng 100 100.00

Theo điều tra cho thấy, hầu hết các bạn đều cho rằng bố mẹ ly hôn có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau của con cái. Nhiều nhất là tâm sinh lý chiếm 83%. Không chỉ tâm sinh lý ảnh hưởng mà cả sự phát triển nhân cách 52%, chuyện học tập 48% và các mối quan hệ xã hội 37%. Việc ly hôn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lý của con cái, đặc biệt những người còn nhỏ chưa trưởng thành dễ bị tổn thương thậm trí dẫn đến trầm cảm. Sự phát triển nhân cách cũng theo đó có thể phát triển không bình thường, hoặc sai lệch theo hướng xấu. Chuyện học tập có thể vì đó mà đi xuống, có nhiều người còn bỏ học. Việc ly hôn cũng dẫn đến các mối quan hệ xã hội bị ảnh hưởng, khi hình thành nhân cách không tốt sẽ dẫn đến các mối quan hệ xã hội mất dần. Vậy có thể thấy các bạn sinh viên hiểu biết nhiều về sự ảnh hưởng của ly hôn đến con cái.

Câu hỏi: Theo bạn, bố mẹ ly hôn tác động như thế nào đến tâm sinh lý của con cái?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 Con cái bị tổn thương về tâm lý khi không được sống trong tình thương của cả bố và mẹ. 77 77.00
2 Không được phát triển toàn diện vì thiếu sự chăm sóc của bố hoặc mẹ. 50 50.00
3 Không được phát triển toàn diện vì thiếu sự chăm sóc của bố hoặc mẹ. 12 12.00
4 Ý kiến khác 7 7.00
Tổng cộng 100 100.00

Theo khảo sát, có tới 77%, sinh viên Đại học Luật Hà Nội cho rằng việc bố mẹ ly hôn sẽ khiến con cái bị tổn thương về tâm lý khi không được sống trong tình thương của cả bố và mẹ. Không phải ngẫu nhiên khi sự phát triển tâm sinh lý của bất kỳ đứa trẻ nào cũng cần có sự giáo dục của bố mẹ. Bố mẹ ly hôn, con ở với bố, hoặc với mẹ, hoặc với bất kỳ ai khác thì sự kiểm soát, uốn nắn sẽ trở nên khó khăn hơn là khi sống cùng cả bố và mẹ. Từ đó, dẫn tới mất cân đối trong quá trình phát triển tâm lý, chúng có thể trở nên hung hang, bất cần, hiếu chiến hoặc rụt rè, mặc cảm, tự ti… Mặt khác, dù ở lứa tuổi nào đi chăng nữa, bố mẹ ly hôn, phần lớn con cái sẽ có cảm giác mất mát, thiếu thốn về tình cảm, cảm thấy bị bỏ rơi, trống vắng, hụt hẫng, cô độc… Những cảm giác ấy ảnh hưởng một cách tiêu cực tới quá trình phát triển tâm sinh lý bình thưởng của mọi người.

Nhìn nhận về tác động của ly hôn đối với tâm sinh lý của con cái, 50% sinh viên Đại học Luật Hà Nội được khảo sát, cho rằng, bố mẹ ly hôn, con cái sẽ không được phát triển toàn diện do thiếu sự chăm sóc. Con cái muốn được phát triển toàn diện cần đến sự chăm sóc của cả bố lẫn mẹ, với người mẹ là sự dịu dàng, nâng niu còn người bố là sự nghiêm khắc, gương mẫu. Thiếu bất cứ điều gì cũng khiến người con không phát triển toàn diện

Một số khác sinh viên Đại học Luật cho rằng, ly hôn không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của con cái, bố mẹ ly hôn có thể con cái sẽ cảm thấy thoải mái vì có được một cuộc sống tự do. Tự do ở đây có thể được hiểu là tự do về ý chí, tự do trong tư tưởng, suy nghĩ, hành động khi những người con không phải chịu quá nhiều sự áp đặt từ bố mẹ.

7% sinh viên Đại học Luật Hà Nội tham gia khảo sát có ý kiến khác về tác động của ly hôn đối với tâm lý con cái, có những ý kiến cho rằng tâm lý con cái sẽ trở nên hoang mang, lo lắng, cáu giận; có ý kiến cho rằng con cái sẽ sống khép kín, tự ti, kém hòa nhập. Nặng nề hơn có thể dẫn đến tình trạng hoảng sợ, né tránh hôn nhân, tìm bạn đời.

Câu hỏi: Theo bạn, việc bố mẹ ly hôn tác động như thế nào đến chuyện học hành của con cái?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 Học hành sa sút vì bị ảnh hưởng đến tâm lý. 75 75.00
2 Không chú tâm vào việc học vì không có người kèm cặp, dạy dỗ ở nhà. 49 49.00
3 Học hành tiến bộ vì không có áp lực từ phía gia đình. 10 10.00
4 Ý kiến khác 0 0.00
Tổng cộng 100 100.00

Theo khảo sát, 75% sinh viên Đại học Luật cho rằng bố mẹ ly hôn khiến con cái học hành sa sút do ảnh hưởng tâm lý. Như đã nói trên, một đứa trẻ có bố mẹ ly hôn có thể tâm lý sẽ phát triển một cách lệch lạc tiêu cực theo hai xu thế: một là hung hãn, hiếu chiến, bất cần; hai là rụt rè, mặc cảm, tự ti… Khi rơi vào trạng thái tâm lý ấy, chúng sẽ không thể chuyên tâm học hành, thiếu tập trung, chểnh mảng, tư tưởng chán nản, phó mặc, dẫn tới học hành sa sút là điều khó tránh khỏi. Mặt khác, những đứa trẻ có bố mẹ ly hôn có thể phải chịu đựng những ánh mắt dè bỉu, những lời chọc ghẹo, hay sự xa lánh của bạn bè, xã hội, tạo ra mặc cảm đối với việc đến trường, việc học trở nên vô cùng khó khăn.

Khi tham gia khảo sát về tác động của ly hôn nói chung, và tác động của ly hôn đối với việc học hành của con cái nói chung, có tới 49% sinh viên Đại học Luật Hà Nội nhận thấy, bố mẹ ly hôn con cái sẽ không chú tâm vào việc học do không được kèm cặp, dạy dỗ ở nhà. Sự lựa chọn này là hoàn toàn có cơ sở, căn cứ. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, lứa tuổi, tố chất, tính cách mỗi người thì ý thức tự giác là hoàn toàn khác nhau. Một bộ phận đáng kể học sinh Việt Nam chây lười học tập, thiếu hứng thú, tính tự giác, thiếu định hướng và nguy hiểm hơn là không có lý tưởng sống cho riêng mình. Việc tạo áp lực học, sự kèm cặp, dạy dỗ của bố mẹ có lẽ vô cùng phố biến dù kết quả đôi lúc thật sự không như mong đợi. Bởi thế, khi bố mẹ ly hôn do nhiều lý do khác nhau mà trực tiếp nhất là không còn sống chung, sự kèm cặp, chỉ bảo áp lực từ gia đình đối với chúng đã không còn hoặc không nhiều thì rõ ràng việc chểnh mảng, không chuyên tâm học hành như một lẽ đương nhiên không tránh khỏi.

Một bộ phận sinh viên Đại học Luật Hà Nội (10%) cho rằng, bố mẹ ly hôn có tác động tích cực tới việc học hành của con cái. Cụ thể, chúng không còn áp lực từ gia đình nên học hành tiến bộ hơn. Như đã phân tích ở trên, trong một số trường hợp ly hôn là giải pháp tốt nhất thì có thể con cái họ sẽ học hành tốt hơn do không còn phải chịu đựng cảnh bố mẹ nó mâu thuẫn, không còn cảm giác ngột ngạt khi sống trong gia đình mình_ nơi mà người ta gọi là tổ ấm không biết tự bao giờ hóa tù túng.

Câu hỏi: Theo bạn, việc bố mẹ ly hôn tác động đến các mối quan hệ xã hội của con cái như thế nào?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 Có ít bạn bè vì mặc cảm, tự ti với hoàn cảnh của mình. 59 59.00
2 Được nhiều bạn bè quan tâm, cảm thông. 14 14.00
3 Dễ kết bạn với những phần tử xấu trong xã hội. 60 60.00
4 Ý kiến khác 4 4.00
Tổng cộng: 100 100.00

Các mối quan hệ xã hội của con cái sẽ bị ảnh hưởng theo nhiều chiều hướng khác nhau. Theo như kết quả khảo sát, có 59% số người tham gia khảo sát cho rằng khi bố mẹ ly hôn, con cái sẽ có ít bạn bè, bởi ly hôn dẫn đến thiếu hụt sự quan tâm, chăm sóc và tình yêu của cả cha và mẹ, chúng sẽ luôn cảm thấy bất an, không yên tâm vì cuộc sống của mình, dẫn đến mắc các bệnh về tâm lý như trầm cảm, tự kỉ,… dẫn đến khó khăn trong việc kết bạn. 14% số người tham gia khảo sát chọn phương án được bạn bè quan tâm, cảm thông. 60% số người tham gia khảo sát cho rằng con cái sẽ dễ kết bạn với những phần tử xấu trong xã hội. Điều này là do với những gia đình chỉ còn một cha hoặc một mẹ thì sự kiểm soát, uốn nắn con cái sẽ trở nên khó khăn hơn, do đó con cái dễ bị những phần tử xấu trong xã hội lôi kéo, dụ dỗ.

Bên cạnh đó, vẫn có 4% số người tham gia khảo sát lựa chọn ý kiến khác. Theo đó, có những người chọn cả ba phương án trên, tùy thuộc vào việc những người con có suy nghĩ và hành động như thế nào. Điều này là hợp lý bởi mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, không thể áp dụng một đáp án vào trong tất cả các trường hợp; mà phải xem xét nhiều yếu tố ví dụ như: việc chăm sóc và giáo dục con sau khi ly hôn, nhận thức của chính người con sau khi bố mẹ chúng ly hôn.

Câu hỏi: Theo bạn, những trường hợp nào mà việc bố mẹ ly hôn có tác động tích cực đến con cái?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 Người bố hoặc mẹ ngoại tình, không quan tâm đến gia đình. 23 23.00
2 Gia đình thường xuyên xảy ra cãi vã, xung đột, bạo lực. 74 74.00
3 Bố hoặc mẹ thường xuyên mắc các tệ nạn xã hội (cờ bạc, ma túy,…) 43 43.00
4 Ý kiến khác 9 9.00
Tổng cộng: 100 100%

Theo đó, 74% lựa chọn phương án gia đình thường xuyên xảy ra cãi vã, xung đột, bạo lực. Trong trường hợp này, việc gia đình thường xuyên cãi vã, xung đột bạo lực sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, tình cảm của con cái. Chúng sẽ cảm thấy tổn thương khi phải đứng giữa cuộc tranh cãi giữa hai người mà mình yêu thương, không những vậy, chúng sẽ có xu hướng bắt chước những hành vi bạo lực đó. Vì vậy, nếu không thể dung hòa được mâu thuẫn giữa vợ, chồng thì việc ly hôn sẽ là lối thoát cho cả hia, cũng như giải thoát cho cả những người con trong gia đình. Bên cạnh đó, có 43% số người lựa chọn đáp án bố hoặc mẹ mắc phải các tệ nạn xã hội (cờ bạc, ma túy,…). Bởi những người con có xu hướng bắt chước hành động của bố mẹ chúng, nếu bố hoặc mẹ mắc phải những tệ nạn xã hội và việc này lại được lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ khiến cho những người con cảm thấy đó là những hoạt động bình thường và có xu hướng làm theo, điều này sẽ ảnh hưởng rất không tốt đến sự phát triển của con cái. Tiếp đến, có 23% số người cho rằng khi bố hoặc mẹ ngoại tình, không còn quan tâm đến gia đình thì ly hôn sẽ có tác động tích cực với con cái, bởi khi bố, hoặc mẹ đã không còn quan tâm đến gia đình thì việc chăm sóc cũng như giáo dục con cũng sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, có 9% số người tham gia khảo sát chọn ý kiến khác. Có những cho rằng trong những gia đình có bố mẹ không quan tâm đến con, thậm chí bạo hành hoặc lạm dụng con thì việc ly hôn sẽ có tác động tích cực đến con cái. Mặt khác, cũng có những ý kiến cho rằng không có trường hợp nào việc ly hôn của bố mẹ lại có tác động tích cực đến con cái. Tuy nhiên, ý kiến này là không hợp lý bởi theo những phân tích ở trên, thì những trường hợp được nêu trên đều có thể dẫn đến tác động tích cực với con cái.

Câu hỏi: Theo bạn, việc ly hôn của bố mẹ có thể mang đến những tác động tích cực nào?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ
1 Con cái không bị ảnh hưởng bởi môi trường sống không hòa thuận của bố mẹ 72 72.00
2 Giúp con cái trở nên độc lập, trưởng thành hơn 40 40.00
3 Có thể chịu ảnh hưởng tốt từ cha dượng mẹ kế 11 11.00
4 ý kiến khác 0 0.00
Tổng cộng 100 100.00

Theo thống kê trong bảng trên ta thấy việc ly hôn của bố mẹ mang đến các tích cự sau: có 72% chọn đáp án 1 tức là đa số các bạn tham gia khảo sát đều thấy tác động tích cự nhất của việc bố mẹ ly hôn đó là giúp con cái không bị ảnh hưởng bởi môi trường sống không hòa thuận của bố mẹ. vì trong khi sống trong môi trường căng thẳng bố mẹ xảy ra mâu thuẫn và đẫn đến ly hôn thì con cái ít hay nhiều bị ảnh hưởng về tâm lý như buồn khổ lo âu và đến tự kỉ việc sống trong môi trường như thế sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến con cái.

Có 40% các bạn tham gia khảo sát chọn đáp án 2 là giúp con cái trở nên độc lập và trưởng thành hơn. Các bạn này nghĩ rằng sau khi bố mẹ ly hôn thì con cái sẽ có một cuộc sống mới một cái nhìn mới và buộc con cái phải tự sống độc lập, và phải trưởng thành hơn trong suy nghĩ của mỗi người con trong gia đình.

Có 11% các bạn tham gia khảo sát chọn đấp án 3 là Có thể chịu ảnh hưởng tốt từ cha dượng mẹ kế. sau khi ly hôn thì một số bố, mẹ sẽ đi thêm bước nữa và lúc bây giờ thì bố dượng hoặc mẹ kế sẽ đến ở với gia đình của con cái sẽ ảnh hưởng, tác động tích cực đến con cái .

  • Nguyên nhân của vấn đề.

Câu hỏi: Theo bạn, nguyên nhân nào dẫn đến việc ly hôn?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 Mâu thuẫn giữa vợ chồng 75 75.00
2 Kết hôn khi quá trẻ 45 45.00
3 Do khó khăn về tài chính 51 51.00
4 Thiếu sự chuẩn bị. 25 25.00
5 Ý kiến khác 5 5.00
Tổng cộng 100 100.00

Theo kết quả trong bản thống kê ta có thể kết luận được rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn ở nước ta. Trong đó nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ly hôn là do mẫu thuẫn vợ chồng chiếm 75% các bạn tham gia khảo sát chọn.trong cuộc sống gia đình thì mâu thuẫn vợ chồng là việc không tránh khỏi, các mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình dần tích tụ lại và không thể giải quyết lâu ngày sẽ đẫn đến việc ly hôn.

51% các bạn tham gia khảo sát chọn nguyên nhân là do khó khăn về tài chính. Tài chính cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mâu thuẫn gia đình hiện nay đa số các mâu thuẫn của các cặp vợ chồng mới cưới là về tài chính.

45% chọn đáp án kết hôn khi quá trẻ . các tình trạng ly hôn ở nước ta rơi vào 5 năm sau cưới đây là giai đoạn đầu khi kết hôn vậy nguyên nhân là do tình trạng kết hôn khi còn quá trẻ, chưa kịp thời chuẩn bị tư tưởng và tâm lý để tham gia vào cuộc sống gia đình. Khi đối mặt với các mâu thuẫn vì còn quá trẻ do suy nghĩ còn chưa chính chắ hời hợt trong quyết định dẫn đến tình trạng ly hôn là không tránh khỏi.

Bên cạnh đó có 5% các bạn tham gia khảo sát là chọn đưa ra các nguyên nhân khác như áp lực từ phía gia đình, áp lực mẹ chồng nàng dâu, ly hôn vì lý do vợ hoặc chồng ngoại tình, một số lý do khác.

Câu hỏi: Theo bạn, tại sao những cặp đôi kết hôn khi còn quá trẻ có xu hướng ly hôn cao?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 Chưa được chuẩn bị về tư tưởng, tâm lý sẵn sàng. 62 62.00
2 Thiếu ý chí, không có động lực vượt qua khó khăn trong hôn nhân. 46 46.00
3 Chưa đủ chín chắn để nghĩ về những hệ lụy khi ly hôn. 58 58.00
4 Ý kiến khác 4 4.00
Tổng cộng 170 100.00

Theo kết quả điều tra cho thấy, sinh viên trường ĐH Luật đa số đều cho rằng tuổi tác là một nhân tố khá lớn gây nên sự bất ổn cho hôn nhân, nó mang lại nhiều vấn đề dẫn đến ly hôn hiện nay.

Nguyên nhân được nói đến nhiều nhất là chưa được chuẩn bị về tư tưởng, tâm lý sẵn sàng chiếm 62%, điều này khá dễ hiểu vì khi có cuộc sống mới mà tâm tính còn quá trẻ con lại chưa đảm bảo được kinh tế sẽ dẫn đến thiếu kĩ năng bảo vệ hôn nhân. Nếu sự “nhàm chán” là bóng ma của các cuộc hôn nhân có tuổi thì sự hiếu thắng, sĩ diện, thiếu thực tế, cái “tôi” quá lớn là kẻ thù của các gia đình trẻ. Kết hôn khi còn quá trẻ, các cặp đôi đã mang toàn bộ cuộc sống màu hồng mà họ tưởng tượng và hăm hở đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng cuộc sống hôn nhân của mình. Yêu vội vàng, cưới hấp tấp, các đôi bạn trẻ không kịp chuyển bị cho mình cả những kĩ năng sống chung cơ bản nhất như chia sẻ, nhường nhịn, ứng xử, thích ứng,… họ không hề biết khi hai cá thể độc lập, phức tạp, đầy đủ các khác biệt về cá tính sẽ như thế nào nếu sống chung dưới một mái nhà, họ chưa hề chuẩn bị tư tưởng, tâm lý cho cuộc sống hôn nhân, họ nhanh chóng cảm thấy thất vọng về nhau, cảm thấy “nửa kia” không còn như trước, điển hình cho câu nói “cả thèm chóng chán”.

Nguyên nhân chưa đủ chín chắn để nghĩ về những hệ lụy khi ly hôn cũng được nhắc đến khá nhiều chiếm 58% câu trả lời. Người ta đua nhau cưới rồi đua nhau ra tòa vì đủ thứ nguyên nhân, có những nguyên nhân rất nực cười như chồng không chịu ôm khi đi ngủ, như vợ không chịu chăm chút bản thân như trước, như hai vợ chồng không đợi cơm nhau,… nguyên nhân tan vỡ nhiều khi rất nhỏ nhặt, nhiều cặp chia tay chỉ vì cái “tôi” riêng của mình. Suy nghĩ trẻ con, không thấu đáo, mang tâm lý bất cần, thích thì kết hôn không thích nữa thì ly hôn, mặc cho hậu quả xảy ra sau đó lớn đến thế nào. Họ không hề lường trước được hậu quả, họ làm những thứ gì họ coi là đúng, không lắng nghe, không suy nghĩ kết hôn rồi lại ly hôn.

Thiếu ý chí, không có động lực vượt qua khó khăn trong hôn nhân là đáp án chiếm 46% câu trả lời. Giới trẻ bây giờ đã số là hướng ngoại trong khi hôn nhân làm họ cảm thấy gò bó, trách nhiệm, nghĩa vụ nặng nề nên khi có mâu thuẫn xảy ra, không tìm được tiếng nói chung là mọi thứ đều bùng nổ, không ai nhường ai, không ai cho ai động lực để vượt qua, sẽ là lúc họ sẵn sàng “dứt áo ra đi”, họ mang tư tưởng như lúc còn là người yêu “xảy ra mâu thuẫn, cãi nhau vài câu mẫu thuẫn không được giải quyết, nói chia tay mâu thuẫn đã được giải quyết”. Ở họ không có chỗ cho lòng kiên nhẫn, sự hòa nhập, thích nghi để có thể sống chung trong một mái nhà, họ càng không đủ thời gian cũng như nhu cầu tìm hiểu nhau.

Ngoài ra có 4% các bạn sinh viên chọn ý kiến khác để trả lời câu hỏi, các ý kiến các bạn đưa ra để giải thích cho câu hỏi nguyên nhân các cặp đôi kết hôn khi còn quá trẻ là: không chung thủy của vợ/chồng, đổ vỡ ấn tượng đẹp khi yêu, bất đồng nặng nề trong cá tính quan điểm, không hòa hợp trong cuộc sống tình dục, khó khăn về kinh tế…

Căn nguyên sâu xa của mọi nguyên nhân dẫn đến ly hôn của các cặp đôi kết hôn khi quá trẻ là người trong cuộc không có quá trình chuẩn bị trước khi tiến tới hôn nhân, họ ngộ nhân vào tình yêu, họ bước vào cuộc sống hôn nhân khi không có tình yêu đích thực, không biết cách tổ chức cuộc sống và không biết cách giải quyết những vấn đề nảy sinh.

Câu hỏi: Tại sao việc bố mẹ ly hôn lại có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con cái?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 Do con cái thiếu tình thương của cả bố và mẹ. 66 66.00
2 Do không được sự dạy dỗ, bảo ban của cả bố và mẹ. 60 60.00
3 Do không nhận được sự chăm sóc chu đáo. 46 46.00
4 Ý kiến khác 5 5.00
Tổng cộng 100 100.00

Theo điều tra cho thấy, sinh viên trường ĐH Luật HN đều đồng ý rằng ly hôn ít nhiều có ảnh hưởng tiêu cực đến con cái và nguyên nhân dẫn đến điều đó thì rất đa dạng. Theo khảo sát, 66% ý kiến cho rằng nguyên nhân là do con cái thiếu tình thương của cả bố và mẹ, 60% cho rằng do không được sự dạy dỗ, bảo ban của cả bố và mẹ, do không nhân được sự chăm sóc chu đáo thì chiếm 46%, còn lại 5% thì có kiến khác.

Khi cha mẹ lục đục, cãy lẫy, chửi mắng nhau và dẫn đến ly dị thì nạn nhân đầu tiên của những hành động này không ai khác mà chính là những đứa con vô tội. Với những gia đình chỉ còn một cha hoặc một mẹ thì sự kiểm soát, uốn nắn con cái sẽ trở nên khó khăn hơn. Từ đó dẫn đến sự mất cân đối trong tiến trình phát triển tâm lý của con cái. Sau khi ly hôn, mọi thứ đều bị chia đôi từ tài sản cho đến con cái, con cái sẽ chỉ được chọn ở với cha hoặc mẹ, ở với mẹ thì thiếu chỗ dựa, thiếu người bảo vệ cho những đứa con trưởng thành, ở với cha thì thiếu sự ân cần, chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ của mẹ, dù ở với ai thì sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương con cái cũng không được nhận đầy đủ và trọn vẹn. Một số trường hợp, con cái sẽ bị giằng co giữa cha và mẹ sau khi cha mẹ ly hôn, chúng sẽ bị nhồi nhét vào đầu những hình ảnh xấu về cha, mẹ do chính cha, mẹ hoặc người khác nhồi nhét vào tâm trí của chúng, điều này sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của chúng về cha, mẹ mình và về hôn nhân và gia đình trong tương lai. Sau khi cha mẹ ly hôn, hoàn cảnh sống xung quanh thay đổi quá nhiều tác động rất lớn vào sự phát triển về nhận thức tâm lý của những đứa trẻ. Một khía cạnh khác, sau ly hôn cha hoặc mẹ tái hôn, cảnh sống chung với cha dượng hoặc mẹ kế, tình trạng “con anh, con em”, dẫn đến các bậc cha mẹ có thể thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục con cái (bỏ mặc, ngược đãi) tác động sâu sắc không những lên sự nhận thức còn rất non nớt của các em mà con gây ra những bất hòa và tổn thương tâm lý khó hàn gắn được.

Qua câu hỏi khảo sát này có thể thấy sinh viên đại học Luật HN có hiểu biết khá rõ về những nguyên nhân dẫn đến tác động tiêu cực đến con cái của sự kiện cha mẹ ly hôn.

Câu hỏi: Theo bạn, tại sao việc ly hôn của bố mẹ có ảnh hưởng tích cực đến con cái?

Mã số Phương án Trả lời Số lượng Tỉ lệ
1 Vì việc ly hôn giúp con cái thoát khỏi được môi trường sống không tốt do mâu thuẫn giữa bố mẹ gây ra 80 80.00
2 Vì bố mẹ ly hôn khiến con cái tự ý thức được trách nhiệm của mình với cuộc sống. 33 33.00
3 Vì nếu bố mẹ tái hôn có thể con cái sẽ nhận được sự chăm sóc tốt hơn từ bố dượng, mẹ kế. 14 14.00
4 Ý kiến khác 4 4.00
Tổng số 100 100.00

Như vậy, ta thấy theo kết quả điều tra thì đa số sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội đều chon phương án tất yếu nhất, đó là 80% chọn phương án “giúp con cái thoát khỏi được môi trường sống không tốt do mẫu thuẫn giữa bố mẹ” vì chúng ta cũng rõ một khi bố mẹ đã có những mâu thuẫn lớn thì con cái nhất định sẽ bị ảnh hưởng rất lớn và cảm thấy rất mệt mỏi và muốn tìm được một giải thoát, do đó việc ly hôn của bố mẹ chính là một cách giải thoát tối ưu nhất cho con cái.

Tiếp theo, cũng có số lượng lớn các bạn sinh viên chọn đáp án thứ 2 đó là “ly hôn khiến con cái tự ý thức được trách nhiệm của mình với cuộc sống”, đáp án này đã có 33% số bạn lựa chọn. Cũng có thể thấy đây cũng là một trong những đáp khá là tích cực. Vì chúng ta cũng rõ, có rất nhiều bạn luôn sống ỷ lại, phó mặc cho bố mẹ để bố mẹ lo liệu nhất là khi bố mẹ có những mâu thuẫn, bất đồng thì con cái lại càng được đà sa sút về mọi mặt đặc biệt là buông lơi về cuộc sống, thiếu trách nhiệm với cuộc sống của mình. Mục đích con cái tỏ ra như vậy cũng dễ hiểu vì họ muốn bố mẹ họ nhìn nhận, xem xét lại. Nhưng thử hỏi có bao nhiêu cặp bố mẹ nhận thấy điều đó? Do vậy, khi bố mẹ ly hôn họ sẽ có thể thức tỉnh về cuộc sống của mình theo hướng tích cực, phấn đấu hơn, trách nhiệm hơn.

Tiếp theo ta có thể thấy cũng có 14% các bạn sinh viên chọn đáp án “nếu bố mẹ tái hôn có thể con cái sẽ nhận được sự chăm sóc tốt hơn từ bố dượng, mẹ kế”. Điều này cũng rất dễ hiểu, vì khi bố mẹ ly hôn khi họ có thể gặp những người khác làm cho họ cảm thấy được tôn trọng yêu thương thì họ sẽ tiếp tục tái hôn. Và khi tái hôn thì con cái của họ ở với họ nghiễm nhiên có thêm bố dượng, mẹ kế. Trong xã hội phát triển ngày nay quan niệm con riêng cũng được với bớt đi phần nào, do vậy cũng có thể bố dượng mẹ kế sẽ thấu hiểu được tâm lí của những đứa trẻ đó và họ thận trọng, tận tâm chăm sóc như chính con đẻ của họ khiến cho những đứa trẻ đó cảm thấy cuộc sống hạnh phúc hơn và cảm thấy việc bố mẹ ly hôn là tốt hơn.

Và cuối cùng là có 4% các bạn sinh viên có ý kiến khác. Theo đó, có những bạn cho rằng tất cả những nguyên nhân được nêu ở trên đều có thể dẫn đến những tác động tích cực; có những bạn cho rằng việc sống trong hoàn cảnh khó khăn khi thiều bố, mẹ sẽ khiến con cái trở nên mạnh mẽ, trưởng thành hơn; hoặc trong trường hợp con cái cảm thấy ghét người bố hoặc mẹ vì hành vi bạo lực, không quan tâm gia đình thì việc ly hôn cũng có tác động tích cực. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng việc ly hôn của bố mẹ chỉ có tác động tiêu cực, không có tác động tích cực nhưng theo như những gì đã phân tích ở trên, có thể thấy ý kiến này là không hợp lý.

  • Giải pháp cho vấn đề.

Từ thực trạng và những nguyên nhân nêu trên, nhóm đã đưa ra một số câu hổi về hướng giải pháp, kết quả thu được như sau:

Câu hỏi: Theo bạn, cần làm gì để hạn chế tình trạng ly hôn?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ
1 Làm tốt công tác hòa giải cơ sở 42 42.00
2 Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về xây dựng gia đình, nhằm cung cấp cho các thành viên trong gia đình những kiến thức, kinh nghiệm…, giúp cho các thành viên trong gia đình xây dựng mối quan hệ tương hỗ, thân thiện, gần gũi hơn 74 74.00
3 Thực hiện nghiên túc luật pháp liên quan đến gia đình như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Chăm sóc bảo vệ trẻ em, Luật phòng, chống bạo lực gia đình,… ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình. 55 55.00
4 Biểu dương, nhân rộng những tấm gương sáng về đạo lý gia đình, điển hình trong khó khăn vươn lên xây dựng gia đình hòa thuận, giữ vững hạnh phúc 36 36.00
Tổng số 100 100.00

Theo kết quả điều tra thì ta thấy đa số sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội chọn đáp án “Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về xây dựng gia đình, nhằm cung cấp cho các thành viên trong gia đình những kiến thức, kinh nghiệm…, giúp cho các thành viên trong gia đình xây dựng mối quan hệ tương hỗ, thân thiện, gần gũi hơn”, có 74% chọn đáp án này. Có thể thấy đây là phương pháp cần thiết và quan trọng nhất, vì thứ nhất đây là cơ sở đầu tiên giúp chúng ta xây dựng một gia đình hoàn hảo, tránh những bất đồng không đáng có và thấu hiểu cũng nhau chia sẻ.

Tiếp theo, cũng có nhiều bạn sinh viên chọn đáp án “Thực hiện nghiên túc luật pháp liên quan đến gia đình như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Chăm sóc bảo vệ trẻ em, Luật phòng, chống bạo lực gia đình,… ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình”, có 55% chọn phương án này. Chúng ta thấy pháp Luật cũng là một trong những công cụ hữu hiệu giúp cho con người nhìn nhận được vấn đề để thực hiện tốt và tránh những hành vi vi phạm. Đồng thời, đây là những luật liên quan trực tiếp nhất đến vấn đề ly hôn, quyền của con cái sau khi ly hôn, do đó việc thực hiện nghiêm túc những bộ luật này sẽ có thể hạn chế được tình trạng ly hôn, cũng như bảo vệ được quyền lợi của con cái sau khi bố mẹ ly hôn.

Tiếp theo, có 42% các sinh viên chọn đáp án “ Làm tốt công tác hòa giải cơ sở”. Đấy cũng là một điều dễ hiểu, vì trong cuộc sống có rất nhiều mẫu thuẫn, do vậy chúng ta cần phải giải quyết mâu thuẫn. Trong cuộc sống vợ chồng cũng sẽ không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, khi mâu thuẫn lên cao họ sẽ nghĩ đến ý định ly hôn, do vậy làm công tác hào giải cơ sơ là một điều rất quan trọng. Theo pháp luật, hòa giải ở cơ sở có thể được tiến hành trong phạm vi từ nội bộ gia đình, cộng đồng dân cư; thôn, ấp, bản, làng đến UBND xã, phường, thị trấn và ngay cả cơ quan làm việc của cả vợ, chồng. Bên cạnh đó, hòa giải viên thường là những người quen biết, thậm chí có thể có mối quan hệ gần gũi, thân thiết với vợ, chồng nên có thể hiểu rõ về mỗi người cũng như quan hệ hôn nhân của họ. Từ đó, có thể đưa ra những lời khuyên đúng đắn và thiết thực nhất cho những người trong cuộc.

Và cuối cùng có 36% chọn đáp án “Biểu dương, nhân rộng những tấm gương sáng về đạo lý gia đình, điển hình trong khó khăn vươn lên xây dựng gia đình hòa thuận, giữ vững hạnh phúc”. Đó cũng là một phương án tích cực giúp nhân rộng những việc làm tích cực đến mọi người để mọi người có cái nhìn khác về cuộc sống.

Câu hỏi: Theo bạn, sau khi li hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con ngoài nghĩa vụ phải cấp dưỡng ra thì nên đối xử thế nào với con?

Mã số Phương án lựa chọn Số lượng Tỷ lệ
1 Thường xuyên thăm con và bù đắp tình cảm 89 89.00
2 Bỏ mặc con, giao hết cho vợ hoặc chồng nuôi dưỡng 10 10.00
3 Ít quan tâm đến con 2 2.00
4 Coi như không có quan hệ gì với con 3 3.00
5 Ý kiến khác 0 0.00
Tổng cộng: 100 100.00

Đối cới câu hỏi này đã có 89% các bạn sinh viên lựa chọn phương án thứ nhất; 10% lựa chọn phương án thứ 2; 2% lựa chọn phương án thứ 3; còn lại 3% các bạn lựa chọn phương án thứ 4 và không có ai có ý kiến khác ngoài những phương án trên. Điều này chứng tỏ phần lớn các bạn sinh viên trường đại học Luật Hà Nội đều có quan điểm tích cực rằng cha mẹ sau khi li hôn, ngoài nghĩa vụ chu cấp vật chất theo yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật thì đều nên chăm lo, quan tâm đến tinh thần và tình cảm của con cái hậu li hôn.

Li hôn là một vấn đề nhạy cảm về mặt tâm lí bởi nó có thể gây ra nhiều tác động cả tích cực và tiêu cực đối với con cái. Sau li hôn thường là khoảng thời gian khó khăn, dễ gây choáng, sốc cho tâm lí của con cái bởi họ phải làm quen với một cuộc sống mới, có thể thay đổi cả môi trường sinh sống, học tập và rèn luyện. Do đó, sự quan tâm của cha mẹ, an ủi hay ở bên con cái có tác động rất tích cực với tâm lí, suy nghĩ và thái độ của con cái với người khác và các vấn đề khác như học tập, các mối quan hệ xã hội, quan điểm sống…giúp con cái vượt qua giai đoạn khó khăn này và hòa nhập cuộc sống mới.

Một số ít các bạn lựa chọn phương án trả lởi là bỏ mặc con, không quan tâm đến con hay coi như không còn quan hệ gì với con. Tuy nhiên nếu cha mẹ sau khi li hôn mà thực hiện những hành động trên sẽ khiến những khó khăn trở ngại của con cái ngày một gia tăng, dễ khiến các con sa ngã, mất niềm tin vào cuộc sống và có những hành động tiêu cực cho bản thân và người khác. Và nếu duy trì lâu dài, quan hệ giữa cha mẹ và con cái có thể phai nhạt dần, đôi khi là chấm dứt, gây ảnh hưởng đến truyền thống văn hóa dân tộc và trật tự an toàn xã hội.

Lựa chọn của các bạn sinh viên chứng tỏ các bạn đã có hững hiểu biết và nhận thức nhất định về ảnh hưởng của cha mẹ đến con cái và những quy định của pháp luật, quan niệm xã hội đối với vấn đề này.

Câu hỏi: Cần làm gì để hạn chế những tác động tiêu cực, tăng những tác động tích cực của việc li hôn?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 Tuyên truyền, giáo dục cho các bậc cha mẹ hiểu về trách nhiệm của mình đối với con cái 79 79.00
2 Xử phạt thật nghiêm những trường hợp không làm tròn nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, con cái sau li hôn. 45 45.00
3 Nhà trường, các tổ chức cần quan tâm hơn đến những trường hợp có bố mẹ li hôn, tránh để họ bị dụ dỗ vào các tệ nạn xã hội 64 64.00
4 Ý kiến khác 5 5.00
Tổng cộng: 100 100.00

Như vậy đối với câu hỏi trên, các bạn sinh viên trường Đại học luật đã có 79% lựa chọn phương án đầu tiên; 45% các bạn đồng tình theo phương án thứ 2; 64% lựa chọn theo đáp án thứ 3; 5% các bạn còn lại có ý kiến khác bổ sung thêm các giải pháp khác.

Phương án tuyên truyền giáo dục cho cha mẹ hiểu về trách nhiệm của mình đối với con cái nhận được nhiều sự đồng thuận nhất từ các bạn sinh viên.. Bởi lẽ, cha mẹ chính là những người thân thiết nhất, gần gũi nhất đối với con cái và bản thân họ cũng chính là người đưa đến quyết định li hôn để bước vào cuộc sống mới. Do đó, bản thân cha mẹ trước khi đi đến quyết định quan trọng này cần tìm hiểu rõ ràng, cụ thể về những ảnh hưởng mà con cái sẽ phải đón nhận sau khi cha mẹ li hôn và trách nhiệm của họ với con cái khi ấy sẽ như thế nào? trong phạm vi nào? Và cách giải quyết ra sao? Nếu như cha mẹ không hiểu về những vấn đề này có thể dẫn đến li hôn vội vàng, không tạo được những điều kiện hay sự chăm sóc, quan tâm tốt nhất đến con cái dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm.

45% các bạn sinh viên cho rằng cần xử lí nghiêm những trường hợp không làm tròn nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con cái sau li hôn. Trong xã hội hiện nay vẫn còn xảy ra tình trạng cha mẹ sau khi li hôn bận tâm quá mức tới các vấn đề cá nhân, kinh tế, công việc… mà bỏ bê con cái, thiếu sự quan tâm, chăm sóc con cái. Nếu xét về phạm trù đạo đức, đây là vấn đề nghiêm trọng, vi phạm truyền thống, đạo đức dân tộc và đáng bị lên án. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề triệt để nhất, đảm bảo quyền lợi và sự phát triển của con cái sau li hôn và trách nhiệm của cha mẹ, pháp luật cần có những chính sách điều chỉnh mạnh mẽ, phù hợp để răn đe, giáo dục và ràng buộc trách nhiệm đối với những trường hợp vi phạm các nghĩa vụ này. Các biện pháp ấy còn giúp cho việc giáo dục pháp luật tới cộng đồng, xã hội, đưa pháp luật lên vị trí thượng tôn.

64% các bạn sinh viên khác có suy nghĩ rằng nhà trường, các tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội cộng đồng cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề này. Nhà trường là môi trường giáo dục, hoàn thiện kiến thức và nhân cách cho con cái. Xuất phát từ vai trò đó, nhà trường rất cần quan tâm đến những vấn đề giáo dục, quản lí những em học sinh có hoàn cảnh như vậy để giúp các em ổn định tâm lí, trở lại các hoạt động học tập, vui chơi như bình thường. Đối với các tổ chức khác, ở đây có thể là các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp…có vai trò rất lớn trong việc quan tâm hơn đến đời sống tâm lí các con em mà có cha mẹ li hôn trên địa bàn, phạm vi tổ chức mình phụ trách. Các tổ chức có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tạo điều kiện hay sân chơi lành mạnh cho các em vui chơi, giao lưu, chia sẻ.

Câu hỏi: Bạn có đồng tình với những giải pháp được nêu ở trên không ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 Rất đồng tình 21 21
2 Đồng tình 49 49
3 Bình thường 29 29
4 Không đồng tình 1 1
5 Rất không đồng tình 0 0
Tổng cộng: 100 100.00

Kết quả điều tra cho thấy rằng, mức độ đồng tình với các giải pháp mà nhóm đưa ra chiếm tỷ lệ cao nhất (49%) .Điều đó cho thấy rằng hầu hết chúng ta đều nhận thức rất rõ về tác động tiêu cực, cũng như ảnh hưởng của việc ly hôn đến con cái. Tuy nhiên vẫn còn 1% các bạn không đồng tình với giải pháp mà nhóm đã nêu ra. Mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ nhưng qua đây ta có thể thấy được sự vô tâm cũng như thiếu hiểu biết của một bộ phận nhỏ các bạn sinh viên.

Khi cha mẹ ly dị thì nạn nhân đầu tiên của những hành động này không ai khác mà chính là những đứa con vô tội. Nhằm tìm kiếm những giải pháp tích cực và hiệu quả hơn nhằm hạn chế tình trạng ly hôn phổ biến trong xã hội ngày nay nhóm đã đưa ra câu hỏi sau:

Câu 20: Ngoài những giải pháp nêu trên bạn có đề suất gì để hạn chế tình trạng ly hôn, cũng như hạn chế những tác động tiêu cực, tăng những tác động tích cực của việc ly hôn tới con cái.

Tuy nhiên câu trả lời mà nhóm nhận được là đại đa số các bạn sinh viên không có kiến nghị gì về vấn đề này, bên cạnh đó, vẫn có những ý kiến khác, đó là:

Các cặp vợ chồng cần nhận thức vai trò, vị trí của mình trong xây dựng gia đình, biết yêu thương, lắng nghe và chia sẻ, biết tôn trọng, nhường nhịn nhau “chồng bảo vợ nghe, vợ nói chồng đồng tình”. Mỗi người nên tự biết điều chỉnh, bỏ cái tôi, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Khi có mâu thuấn, xung đột xảy ra cần bình tĩnh, khéo léo giải quyết các vấn đề. Nói không với những tệ nạn xã hội, sống thủy chung.

Trước khi kết hôn cần trang bị kiến thức, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, có nghề nghiệp và thu nhập ổn định.

Các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về xây dựng gia đình, đặc biệt, chú trọng đến truyền thông, giáo dục đời sống gia đình thông qua các nghi lễ tôn giáo, phong tục tập quán, gia phong, gia pháp, gia đạo, gia lễ… nhằm cung cấp cho các thành viên trong gia đình những kiến thức, kinh nghiệm, giúp cho các thành viên trong gia đình xây dựng mối quan hệ tương hỗ, thân thiện, gần gũi hơn.

Đánh giá tác động của việc ly hôn đối với con cái ở nước ta hiện nay

Hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật về gia đình, về việc bảo vệ quyền lợi của con cái sau khi bố mẹ ly hôn.

Thực hiện nghiên túc luật pháp liên quan đến gia đình như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Chăm sóc bảo vệ trẻ em, Luật phòng, chống bạo lực gia đình,… ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình.

Nâng cao vai trò của cơ quan nhà nước trong việc tuyên truyền, phổ biến cũng như thực hiện pháp luật liên quan đến gia đình.

Phiếu thu thập ý kiến về tác động của việc ly hôn

Các bạn sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội thân mến!

Ở Việt Nam ngày nay, chuyện vợ chồng ly dị không còn là điều hiếm thấy. Tuy nhiên, không phải cặp vợ chồng nào khi quyết định ly dị đều tính đến ảnh hưởng của việc này với con cái của mình. Vậy, việc bố mẹ ly hôn có tác động như thế nào đến con cái? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm 01 lớp N03-TL4 chúng tôi đang nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động của việc ly hôn đối với con cái”.

Để thực hiện được nhiệm vụ trên, chúng tôi đã soạn ra một số câu hỏi nhằm thu thập những thông tin thực tế phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của mình, rất mong các bạn bớt chút thời gian trả lời một cách nghiêm túc các câu hỏi của chúng tôi dưới đây. Bạn hãy đánh dấu (x) vào ô (☐) tương ứng với đáp án trả lời của mình, hoặc ghi ý kiến cá nhân của mình vào dòng kẻ (nếu có), với các câu hỏi không có phương án trả lời, các bạn vui long ghi rõ.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu 1: Bạn có biết về Luật Hôn nhân gia đình hiện hành không ? (Chỉ chọn một phương án trả lời)

  1. ☐ Có
  2. ☐ Không

Câu 2: Bạn có biết về quyền của con cái khi bố mẹ ly hôn không? (Chỉ chọn một phương án trả lời)

1.☐ Có

2.☐ Không

Câu 3: Theo bạn tình trạng ly hôn phổ biến trong khoảng thời gian nào? (Chỉ chọn một phương án trả lời)

1.☐ 5 năm đầu kể từ khi cưới.

2.☐ Từ 5 năm đến 10 năm sau khi cưới.

3.☐ Từ 10 năm đến 20 năm sau khi cưới.

4.☐ Ngoài 20 năm sau khi cưới.

Câu 4: Theo bạn, lứa tuổi nào chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi có bố mẹ ly hôn? (Chỉ chọn một phương án trả lời)

1.☐ Từ 0 đến 5 tuổi.

2.☐ Từ 6 đến 11 tuổi.

3.☐ Từ 12 đến 15 tuổi.

4.☐ Từ 16 đến 18 tuổi.

5.☐ Từ 18 tuổi trở lên.

Câu 5: Theo bạn, khi bố mẹ ly hôn, con cái thường ở với ai? (Chỉ chọn một phương án trả lời)

1.☐ Ở với bố.

2.☐ Ở với mẹ.

3.☐ Ở một mình.

4.☐ Ở với người trong họ hàng.

Câu 6: Theo bạn, việc ly hôn của cha mẹ ảnh hưởng đến những khía cạnh nào của con cái? (Có thể lựa chọn nhiều phương án trả lời)

1.☐ Tâm sinh lý.

2.☐ Chuyện học tập.

3.☐ Các mối quan hệ xã hội.

4.☐ Sự phát triển nhân cách.

Câu 7: Theo bạn, bố mẹ ly hôn tác động như thế nào đến tâm sinh lý của con cái? (Có thể lựa chọn nhiều phương án trả lời)

1.☐ Con cái bị tổn thương về tâm lý khi không được sống trong tình thương của cả bố và mẹ.

2.☐ Không được phát triển toàn diện vì thiếu sự chăm sóc của bố hoặc mẹ.

3.☐ Cảm thấy thoải mái vì được sống tự do.

4.☐ Ý kiến khác:……………………………………………………………………

Câu 8: Theo bạn, việc bố mẹ ly hôn tác động như thế nào đến chuyện học hành của con cái? (Có thể lựa chọn nhiều phương án trả lời)

1.☐ Học hành sa sút vì bị ảnh hưởng đến tâm lý.

2.☐ Không chú tâm vào việc học vì không có người kèm cặp, dạy dỗ ở nhà.

3.☐ Học hành tiến bộ vì không có áp lực từ phía gia đình.

4.☐ Ý kiến khác:……………………………………………………………………..

Câu 9: Theo bạn, việc bố mẹ ly hôn tác động đến các mối quan hệ xã hội của con cái như thế nào? (Có thể lựa chọn nhiều phương án trả lời)

1.☐ Có ít bạn bè vì mặc cảm, tự ti với hoàn cảnh của mình.

2.☐ Được nhiều bạn bè quan tâm, cảm thông.

3.☐ Dễ kết bạn với những phần tử xấu trong xã hội.

4.☐ Ý kiến khác:……………………………………………………………………

Câu 10: Theo bạn, những trường hợp nào mà việc bố mẹ ly hôn có tác động tích cực đến con cái? (Có thể lựa chọn nhiều phương án trả lời)

1.☐ Người bố hoặc mẹ ngoại tình, không quan tâm đến gia đình.

2.☐ Gia đình thường xuyên xảy ra cãi vã, xung đột, bạo lực.

3.☐ Bố hoặc mẹ thường xuyên mắc các tệ nạn xã hội (cờ bạc, ma túy,…)

4.☐ Ý kiến khác:……………………………………………………………………….

Câu 11: Theo bạn, việc ly hôn của bố mẹ có thể mang đến những tác động tích cực nào? (Có thể lựa chọn nhiều phương án trả lời)

1.☐ Con cái không bị ảnh hưởng bởi môi trường sống không hòa thuận giữa bố và mẹ.

2.☐ Giúp con cái trở nên độc lập, trưởng thành hơn.

3.☐ Có thể chịu ảnh hưởng tốt từ cha dượng, mẹ kế.

4.☐ Ý kiến khác:…………………………………………………………………….

Câu 12: Theo bạn, nguyên nhân nào dẫn đến việc ly hôn? (Có thể lựa chọn nhiều phương án trả lời)

1.☐ Mâu thuẫn giữa vợ chồng.

2.☐ Kết hôn khi quá trẻ.

3.☐ Do khó khăn về tài chính.

4.☐ Không chung thủy.

5.☐ Thiếu sự chuẩn bị.

6.☐ Ý kiến khác:…………………………………………………………………….

Câu 13: Theo bạn, tại sao những cặp đôi kết hôn khi còn quá trẻ có xu hướng ly hôn cao? (Có thể lựa chọn nhiều phương án trả lời)

1.☐ Chưa được chuẩn bị về tư tưởng, tâm lý sẵn sàng.

2.☐ Thiếu ý chí, không có động lực vượt qua khó khăn trong hôn nhân.

3.☐ Chưa đủ chín chắn để nghĩ về những hệ lụy khi ly hôn.

  1. Ý kiến khác:…………………………………………………………………….

Câu 14: Tại sao việc bố mẹ ly hôn lại có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con cái? (Có thể lựa chọn nhiều phương án trả lời)

1.☐ Do con cái thiếu tình thương của cả bố và mẹ.

2.☐ Do không được sự dạy dỗ, bảo ban của cả bố và mẹ.

3.☐ Do không nhận được sự chăm sóc chu đáo.

4.☐ Ý kiến khác:……………………………………………………………………

Câu 15: Theo bạn, tại sao việc ly hôn của bố mẹ có ảnh hưởng tích cực đến con cái? (Có thể lựa chọn nhiều phương án trả lời)

1.☐ Vì việc ly hôn giúp con cái thoát khỏi được môi trường sống không tốt do mâu thuẫn giữa bố mẹ gây ra.

2.☐ Vì bố mẹ ly hôn khiến con cái tự ý thức được trách nhiệm của mình với cuộc sống.

3.☐ Vì nếu bố mẹ tái hôn có thể con cái sẽ nhận được sự chăm sóc tốt hơn từ bố dượng, mẹ kế.

4.☐ Ý kiến khác:……………………………………………………………………

Câu 16: Theo bạn, cần làm gì để hạn chế tình trạng ly hôn? (Có thể lựa chọn nhiều phương án trả lời)

1.☐ Làm tốt công tác hòa giải cơ sở.

2.☐ Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về xây dựng gia đình, nhằm cung cấp cho các thành viên trong gia đình những kiến thức, kinh nghiệm…, giúp cho các thành viên trong gia đình xây dựng mối quan hệ tương hỗ, thân thiện, gần gũi hơn.

3.☐ Thực hiện nghiên túc luật pháp liên quan đến gia đình như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Chăm sóc bảo vệ trẻ em, Luật phòng, chống bạo lực gia đình,… ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình.

4.☐ Biểu dương, nhân rộng những tấm gương sáng về đạo lý gia đình, điển hình trong khó khăn vươn lên xây dựng gia đình hòa thuận, giữ vững hạnh phúc.

Câu 17: Theo ban, sau khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con ngoài nghĩa vụ phải cấp dưỡng ra thì nên đối xử thế nào với con? (Có thể lựa chọn nhiều phương án trả lời)

1.☐Thường xuyên thăm con và bù đắp tình cảm.

2.☐ Bỏ mặc con, giao hết cho vợ hoặc chồng nuôi dưỡng.

3.☐ Ít quan tâm đến con.

4.☐ Coi như không có quan hệ gì với con, chỉ chu cấp tiền bạc.

  1. Ý kiến khác:…………………………………………………………………….

Câu 18: Theo bạn, cần làm gì để hạn chế những tác động tiêu cực, tăng những tác động tích cực của việc ly hôn đến con cái? (Có thể lựa chọn nhiều phương án trả lời)

1.☐ Tuyên truyền, giáo dục cho các bậc cha mẹ hiểu về trách nhiệm của mình với con cái.

2.☐ Xử phạt thật nghiêm những trường hợp không làm tròn nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau khi ly hôn.

3.☐ Nhà trường, các tổ chức cần quan tâm hơn đến những trường hợp có bố mẹ ly hôn, tránh để họ bị dụ dỗ vào những tệ nạn xã hội.

4.☐ Ý kiến khác:…………………………………………………………………….

Câu 19: Bạn có đồng tình với những giải pháp được nêu ở bên trên không?

1.☐ Rất đồng tình.

2.☐ Đồng tình.

3.☐ Bình thường.

4.☐ Không đồng tình.

5.☐ Rất không đồng tình.

Câu 20: Ngoài những giải pháp nêu trên, bạn có đề xuất gì để giảm tình trạng ly hôn, cũng như hạn chế những tác động tiêu cực, tăng những tác động tích cực của việc ly hôn đến con cái?

………………………………………………………………………………………

Câu 21: Giới tính của bạn là?

  1. ◻ Nam
  2. ◻ Nữ
  3. ◻ Giới tính khác

Câu 22: Bạn là sinh viên năm thứ mấy trường Đại học Luật Hà Nội?

  1. ◻ Năm thứ nhất
  2. ◻ Năm thứ hai
  3. ◻ Năm thứ ba
  4. ◻ Năm thứ tư

Câu 23: Hiện nay bạn đang cư trú ở đâu?

  1. ◻ Sống cùng gia đình tại Hà Nội.
  2. ◻ Sống tại nhà trọ dành cho sinh viên.
  3. ◻ Ký túc xá trường học.
  4. ◻ Nơi khác (nếu có xin nêu rõ): ………………………………………………..

Người thực hiện

(ký và ghi rõ họ tên)

Người trả lời

(có thể ký hoặc không)

Kết quả xử lý câu hỏi

Câu hỏi 1: Bạn có biết về Luật Hôn nhân gia đình hiện hành không ? 

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1. 78 78.00
2. Không 22 22.00
Tổng cộng 100 100.00

Câu hỏi 2: Bạn có biết về quyền của con cái khi bố mẹ ly hôn không?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 69 69.00
2 Không 31 31.00
Tổng cộng 100 100.00

Câu hỏi 3: Theo bạn tình trạng ly hôn phổ biến trong khoảng thời gian nào?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 5 năm đầu kể từ khi cưới 59 59.00
2 Từ 5 đến 10 năm sau khi cưới 29 29.00
3 Từ 10 đến 20 năm sau khi cưới 10 10.00
4 Ngoài 20 năm sau khi cưới 2 2.00
Tổng cộng 100 100.00

Câu hỏi 4: Theo bạn, lứa tuổi nào chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi có bố mẹ ly hôn?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 Từ 0 đến 5 tuổi 15 15.00
2 Từ 6 đến 11 tuổi 71 71.00
3 Từ 12 đến 15 tuổi 7 7.00
4 Từ 16 đến 18 tuổi 7 7.00
5 Từ 18 tuổi trở lên 0 0.00
Tổng cộng 100 100.00

Câu hỏi 5: Theo bạn, khi bố mẹ ly hôn, con cái thường ở với ai? 

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 Ở với bố 17 17%
2 Ở với mẹ 71 71%
3 Ở một mình 7 7%
4 Ở với người trong họ hàng 7 7%
Tổng cộng 100 100%

Câu hỏi 6: Theo bạn, việc ly hôn của cha mẹ ảnh hưởng đến những khía cạnh nào của con cái?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 Tâm sinh lý 83 83.00
2 Chuyện học tập 48 48.00
3 Các mối quan hệ xã hội 37 37.00
4 Sự phát triển nhân cách 52 52.00
Tổng cộng 100 100.00

Câu hỏi 7: Theo bạn, bố mẹ ly hôn tác động như thế nào đến tâm sinh lý của con cái?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 Con cái bị tổn thương về tâm lý khi không được sống trong tình thương của cả bố và mẹ. 77 77.00
2 Không được phát triển toàn diện vì thiếu sự chăm sóc của bố hoặc mẹ. 50 50.00
3 Không được phát triển toàn diện vì thiếu sự chăm sóc của bố hoặc mẹ. 12 12.00
4 Ý kiến khác 7 7.00
Tổng cộng 100 100.00

Câu hỏi 8: Theo bạn, việc bố mẹ ly hôn tác động như thế nào đến chuyện học hành của con cái? 

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 Học hành sa sút vì bị ảnh hưởng đến tâm lý. 75 75.00
2 Không chú tâm vào việc học vì không có người kèm cặp, dạy dỗ ở nhà. 49 49.00
3 Học hành tiến bộ vì không có áp lực từ phía gia đình. 10 10.00
4 Ý kiến khác 0 0.00
Tổng cộng 100 100.00

Câu hỏi 9: Theo bạn, việc bố mẹ ly hôn tác động đến các mối quan hệ xã hội của con cái như thế nào? 

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 Có ít bạn bè vì mặc cảm, tự ti với hoàn cảnh của mình. 59 59.00
2 Được nhiều bạn bè quan tâm, cảm thông. 14 14.00
3 Dễ kết bạn với những phần tử xấu trong xã hội. 60 60.00
4 Ý kiến khác 4 4.00
Tổng cộng: 100 100.00

Câu hỏi 10: Theo bạn, những trường hợp nào mà việc bố mẹ ly hôn có tác động tích cực đến con cái? 

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 Người bố hoặc mẹ ngoại tình, không quan tâm đến gia đình. 23 23.00
2 Gia đình thường xuyên xảy ra cãi vã, xung đột, bạo lực. 74 74.00
3 Bố hoặc mẹ thường xuyên mắc các tệ nạn xã hội (cờ bạc, ma túy,…) 43 43.00
4 Ý kiến khác 9 9.00
Tổng cộng: 100 100%

Câu hỏi 11: Theo bạn, việc ly hôn của bố mẹ có thể mang đến những tác động tích cực nào?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ
1 Con cái không bị ảnh hưởng bởi môi trường sống không hòa thuận của bố mẹ 72 72.00
2 Giúp con cái trở nên độc lập, trưởng thành hơn 40 40.00
3 Có thể chịu ảnh hưởng tốt từ cha dượng mẹ kế 11 11.00
4 ý kiến khác 0 0.00
Tổng cộng 100 100.00

Câu hỏi 12: Theo bạn, nguyên nhân nào dẫn đến việc ly hôn?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 Mâu thuẫn giữa vợ chồng 75 75.00
2 Kết hôn khi quá trẻ 45 45.00
3 Do khó khăn về tài chính 51 51.00
4 Thiếu sự chuẩn bị. 25 25.00
5 Ý kiến khác 5 5.00
Tổng cộng 100 100.00

Câu hỏi 13: Theo bạn, tại sao những cặp đôi kết hôn khi còn quá trẻ có xu hướng ly hôn cao?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 Chưa được chuẩn bị về tư tưởng, tâm lý sẵn sàng. 62 62.00
2 Thiếu ý chí, không có động lực vượt qua khó khăn trong hôn nhân. 46 46.00
3 Chưa đủ chín chắn để nghĩ về những hệ lụy khi ly hôn. 58 58.00
4 Ý kiến khác 4 4.00
Tổng cộng 170 100.00

Câu hỏi 14: Tại sao việc bố mẹ ly hôn lại có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con cái?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 Do con cái thiếu tình thương của cả bố và mẹ. 66 66.00
2 Do không được sự dạy dỗ, bảo ban của cả bố và mẹ. 60 60.00
3 Do không nhận được sự chăm sóc chu đáo. 46 46.00
4 Ý kiến khác 5 5.00
Tổng cộng 100 100.00

Câu hỏi 15: Theo bạn, tại sao việc ly hôn của bố mẹ có ảnh hưởng tích cực đến con cái?

Mã số Phương án Trả lời Số lượng Tỉ lệ
1 Vì việc ly hôn giúp con cái thoát khỏi được môi trường sống không tốt do mâu thuẫn giữa bố mẹ gây ra 80 80.00
2 Vì bố mẹ ly hôn khiến con cái tự ý thức được trách nhiệm của mình với cuộc sống. 33 33.00
3 Vì nếu bố mẹ tái hôn có thể con cái sẽ nhận được sự chăm sóc tốt hơn từ bố dượng, mẹ kế. 14 14.00
4 Ý kiến khác 4 4.00
Tổng số 100 100.00

Câu hỏi 16: Theo bạn, cần làm gì để hạn chế tình trạng ly hôn?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ
1 Làm tốt công tác hòa giải cơ sở 42 42.00
2 Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về xây dựng gia đình, nhằm cung cấp cho các thành viên trong gia đình những kiến thức, kinh nghiệm…, giúp cho các thành viên trong gia đình xây dựng mối quan hệ tương hỗ, thân thiện, gần gũi hơn 74 74.00
3 Thực hiện nghiên túc luật pháp liên quan đến gia đình như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Chăm sóc bảo vệ trẻ em, Luật phòng, chống bạo lực gia đình,… ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình. 55 55.00
4 Biểu dương, nhân rộng những tấm gương sáng về đạo lý gia đình, điển hình trong khó khăn vươn lên xây dựng gia đình hòa thuận, giữ vững hạnh phúc 36 36.00
Tổng số 100 100.00

Câu hỏi 17: Theo bạn, sau khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con ngoài nghĩa vụ phải cấp dưỡng ra thì nên đối xử thế nào với con?

Mã số Phương án lựa chọn Số lượng Tỷ lệ
1 Thường xuyên thăm con và bù đắp tình cảm 89 89.00
2 Bỏ mặc con, giao hết cho vợ hoặc chồng nuôi dưỡng 10 10.00
3 Ít quan tâm đến con 2 2.00
4 Coi như không có quan hệ gì với con 3 3.00
5 Ý kiến khác 0 0.00
Tổng cộng: 100 100.00

Câu hỏi 18: Cần làm gì để hạn chế những tác động tiêu cực, tăng những tác động tích cực của việc ly hôn?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 Tuyên truyền, giáo dục cho các bậc cha mẹ hiểu về trách nhiệm của mình đối với con cái 79 79.00
2 Xử phạt thật nghiêm những trường hợp không làm tròn nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, con cái sau li hôn. 45 45.00
3 Nhà trường, các tổ chức cần quan tâm hơn đến những trường hợp có bố mẹ li hôn, tránh để họ bị dụ dỗ vào các tệ nạn xã hội 64 64.00
4 Ý kiến khác 5 5.00
Tổng cộng: 100 100.00

Câu hỏi 19: Bạn có đồng tình với những giải pháp được nêu ở trên không ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ
1 Rất đồng tình 21 21
2 Đồng tình 49 49
3 Bình thường 29 29
4 Không đồng tình 1 1
5 Rất không đồng tình 0 0
Tổng cộng: 100 100.00

Câu 20: Ngoài những giải pháp nêu trên bạn có đề suất gì để hạn chế tình trạng ly hôn, cũng như hạn chế những tác động tiêu cực, tăng những tác động của việc ly hôn đối với con cái.

Nhóm nhận được một số phương án giải quyết được đề xuất thêm như sau:

  • Các cặp vợ chồng cần nhận thức vai trò, vị trí của mình trong xây dựng gia đình, biết yêu thương, lắng nghe và chia sẻ, biết tôn trọng, nhường nhịn nhau “chồng bảo vợ nghe, vợ nói chồng đồng tình”. Mỗi người nên tự biết điều chỉnh, bỏ cái tôi, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Khi có mâu thuẩn, xung đột xảy ra cần bình tĩnh, khéo léo giải quyết các vấn đề. Nói không với những tệ nạn xã hội, sống thủy chung.
  • Trước khi kết hôn cần trang bị kiến thức, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, có nghề nghiệp và thu nhập ổn định.
  • Các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về xây dựng gia đình, đặc biệt, chú trọng đến truyền thông, giáo dục đời sống gia đình thông qua các nghi lễ tôn giáo, phong tục tập quán, gia phong, gia pháp, gia đạo, gia lễ… nhằm cung cấp cho các thành viên trong gia đình những kiến thức, kinh nghiệm, giúp cho các thành viên trong gia đình xây dựng mối quan hệ tương hỗ, thân thiện, gần gũi hơn.
  • Hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật về gia đình, về việc bảo vệ quyền lợi của con cái sau khi bố mẹ ly hôn.
  • Thực hiện nghiên túc luật pháp liên quan đến gia đình như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Chăm sóc bảo vệ trẻ em, Luật phòng, chống bạo lực gia đình,… ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình.
  • Nâng cao vai trò của cơ quan nhà nước trong việc tuyên truyền, phổ biến cũng như thực hiện pháp luật liên quan đến gia đình.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Đánh giá tác động của việc ly hôn đối với con cái ở nước ta hiện nay. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Trân trọng./.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top