Vận tải hàng hóa là khâu quan trọng trong mua bán hàng hóa quốc tế. Hàng hóa có giao đầy đủ từ người bán đến người mua không? Nghĩa vụ trả các khoản phí do ai chịu? Thời điểm chuyển rủi ro là khi nào? V.v. Những điều nêu trên đều được Incoterm giải quyết cụ thể. Em xin tìm hiểu đề bài 08: “Phân tích một điều kiện cụ thể trong Incoterm 2010 và những vấn đề cần lưu ý đối với các thương nhân Việt Nam liên quan tới điều kiện này.” Và DDP là điều kiện mà em lựa chọn phân tích.
Danh mục tài liệu tham khảo
- TS. Nông Quốc Bình (chủ biên), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, năm 2017, NXB Công an nhân dân;
- Incoterm 2010.
Khái quát về Incoterms điều kiện DDP trong Incoterm 2010
Mọi người cũng xem:
Bình luận về pháp luật đấu giá hàng hóa trong thương mại quốc tế
Bình luận về vụ kiện DS404 mà Việt Nam đã tham gia với tư cách nguyên đơn trong cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO
Phân tích nội dung quy định của WTO về các biện pháp hạn chế số lượng và bình luận về thực tiễn sử dụng các biện pháp này trong thương mại quốc tế hiện nay
Incoterms là bộ quy tắc gồm những thuật ngữ ngắn gọn được hình thành trọng thực tiễn mua bán quốc tế để chỉ sự phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi ro giữa người bán và người mua trong lĩnh vực giao nhận hàng. Incoterms chỉ áp dụng với đối tượng là hàng hóa hữu hình.
Một vấn đề nhiều người nhầm lẫn đó là Incoterms thực chất không phải là luật mà chỉ là văn bản có tính chất tham khảo, hay còn gọi là tập hợp tập quán quốc tế trong giao nhận hàng hóa. Incoterms đã trải qua nhiều sửa đổi, bổ sung từ phiên bản đầu tiên vào năm 1936, các phiên bản ra đời sau không phủ nhận tính hiệu lực của phiên bản trước, do vậy, khi sử dụng trong hợp đồng, các bên cần ghi rõ phiên bản nào.
DDP (Delivered Duty Paid – Giao hàng đã qua thông quan nhập khẩu) là một thuật ngữ của Incoterms và được quy định từ Incoterm 2010. Nó có nghĩa là bên bán phải thanh toán mọi cước phí vận chuyển và gánh chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng hóa được giao cho bên mua hàng, bên bán phải làm thủ tục thông quan nhập khẩu, cũng như phải nộp mọi thứ thuế (nếu có) trước khi giao hàng cho bên mua.
Trong khi đó, bên mua phải chịu mọi chi phí bốc dỡ hàng khi hàng đã vận chuyển đến nơi nhận. Quy tắc này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải riêng biệt hoặc có thể sử dụng cho vận tải đa phương thức. Có thể nói DDP là nghĩa vụ cao nhất của người bán, do đó nếu các bên muốn người bán làm thủ tục thông quan nhập khấu, trả thuế và chi phí liên quan đến nhập khẩu thì nên sử dụng điều kiện DDP.

Phân tích điều kiện DDP của Incoterm 2010
Mọi người cũng xem:
Trách nhiệm các bên theo điều kiện DDP 2010
Cũng như các điều kiện CPT, CIP, CFR, DAT, DAP, điều kiện DDP yêu cầu người bán phải tổ chức việc vận chuyển hàng hóa tới nơi đến theo thỏa thuận.
Về nghĩa vụ của bên bán
Như đã đề cập ở trên, có thể hiểu rằng DDP là nghĩa vụ cao nhất của bên bán. Bên bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa tới nơi đến, từ việc trả các khoản thuế, phí cho đến thực hiện thủ tục thông quan xuất nhập khẩu hàng. Cụ thể
Thứ nhất, bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng như quy định của hợp đồng ngoại thương, chịu mọi trách nhiệm về rủi ro và phí tổn hàng hóa trước khi giao cho người mua và giao hàng đến nơi quy định trên phương tiện chở tới.
Trong thời gian vận chuyển hàng hóa từ cơ sở của người bán đến khi phương tiện vận tải dừng tại nơi đến quy định thì rủi ro mới chuyển sang người mua. Do vậy, khi thỏa thuận về hợp đồng, các bên nên quy định rõ ràng về địa điểm giao hàng, địa điểm giao hàng càng cụ thể thì vừa có lợi cho bên bán giao hàng đến đúng nơi đã thỏa thuận, tiết kiệm thời gian, vừa thuận lợi cho bên mua hàng chuẩn bị kho bãi, nhân công bốc dỡ hàng.
Người bán chịu các phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hóa tới nơi đến và có nghĩa vụ thông quan không chỉ xuất khẩu mà còn cả nhập khẩu hàng hóa, phải trả bất cứ thứ thuế nào cho cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu và thực hiện mọi thủ tục hải trừ khi có thỏa thuận khác một cách rõ ràng trong hợp đồng mua bán.
Những rủi ro người bán có thể gặp khí bán hàng theo điều kiện DDP
- Rủi ro về hư hỏng hoặc mất mát hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
- Rủi ro ở phương tiện vận tải.
- Rủi ro ở hợp đồng vận tải
- Rủi ro trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa cũng như vận chuyển hàng háo vào sâu nội địa do thủ tục thông quan nhập khẩu phức tạp, tệ nạn quan liêu hải quan ở nước người mua.
Thứ hai, bên bán tiến hành thông quan xuất, nhập khẩu (cung cấp giấy phép xuất nhập khẩu, trả mọi khoản chi phí và thuế xuất nhập khẩu). Thông quan nhập khẩu có nghĩa là khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua, đã hoàn tất thủ tục thông quan nhập khẩu trên phương tiện vận tải đến và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến quy định. Quá trình vận chuyển hàng hóa cho bên mua, theo DDP bên bán phải chịu các chi phí, cước phát sinh.
Tuy nhiên trên thực tế, có thể người mua mới phải chịu cước phí vì chi phí này thường bao gồm trong tổng giá bán hoặc các bên có thỏa thuận. Chi phí vận tải đôi khi bao gồm cả chi phí xếp dỡ và di chuyển hàng hóa trong cảng hoặc bến container và người chuyên chở hoặc người điều hành bến bãi có thể buộc người mua trả chi phí này khi nhận hàng.
Thứ ba, bên bán phải cung cấp các chứng từ để người mua có thể nhận hàng tại nơi quy định (chẳng hạn giấy lưu kho và chứng từ kho bãi hoặc chứng từ vận tải (vận đơn – bill of lading B/L), chứng từ bắt buộc (hóa đơn thương mại, lệnh giao hàng, giấy lưu kho hoặc chứng từ vận tải, giấy phép nhập khẩu).
Việc vận tải hàng hóa phải qua nhiều khâu thông quan, dưới sự kiểm soát của lực lượng chức năng, v.v việc người bán cung cấp các chứng từ cần thiết như “giấy thông hành” là cần thiết, giúp vận tải hàng hóa không gặp gián đoạn khi qua các khu vực kiểm soát của lực lượng chức năng nước sở tại.
Có thể nói, DDP thường là ưu thế đối với người bán dày dạn kinh nghiệm, am tường về bảo hiểm, vận tải hàng hóa, dịch vụ ngoại thương, có khả năng quản lý về thời gian, chi phí và rủi ro.
Về nghĩa vụ của bên mua
Thứ nhất, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng tại nơi đến quy định. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng khi phương tiện vận tải giao hàng đến nơi đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, bên mua từ chối nhận hàng khi phương tiện vận tải đã tới nơi đến quy định với các lí do như yêu cầu giảm giá hàng, yêu cầu nhận hàng trước đến khi bán được hàng rồi mới thanh toán, người mua không trả lời điện thoại, email thông báo nhận hàng của người bán.
Trong những trường hợp như vậy, người bán không cách nào khác phải yêu cầu bên vận tải cầm giữ hàng để đảm bảo thanh toán hoặc chấp nhận yêu cầu giảm giá hàng cho người mua nếu thời gian chờ quá lâu sẽ khiến hàng hóa bị hư hỏng. Thời gian làm các thủ tục để giao hàng lại cho người mua thường kéo dài đến 1 tháng hoặc có thể hơn, gây tổn thất nặng nề cho người bán.
Thứ hai, chịu mọi chi phí phát sinh trong ngày sau khi hàng nằm trong quyền định đoạt của mình. Theo DDP, bên bán chỉ có nghĩa vụ giao hàng đến nơi quy định trong hợp đồng, kể từ đó hàng hóa sẽ do bên mua định đoạt từ chi phí thuê nhân công dỡ hàng, đến thuê kho chứa hàng, v.v. Nếu hàng hóa bị hư hỏng, bọc hàng bị đứt dây cáp gây vỡ hàng thì bên mua phải chịu rủi cho
Thứ ba, thực hiện các công việc hỗ trợ cho bên bán (nếu có yêu cầu) với chi phí bên bán chịu. Bên bán có thể yêu cầu bên mua hỗ trợ việc thuê phương tiện vận tải, liên lạc với bến thuộc cảng cho bên bán. Mọi chi phí liên quan đến những yêu cầu đó sẽ do người bán chịu.
Phân biệt DDP với các điều kiện nhóm D trong Incoterm 2010
Nhóm D trong Incoterm 2010 gồm DAP (giao hàng tại bến), DAT (giao hàng tại nơi đến quy định và DDP(giao hàng đã qua thông quan nhập khẩu). Trách nhiệm của người bán trong nhóm này tăng dần từ DAP ® DAT ® DDP. Trong đó, người bán trong điều kiện DAP chỉ có nghĩa vụ vận tải đến một bến đến đã thỏa thuận. Nếu muốn người bán vận chuyển hàng hóa từ bến đến đến địa điểm khác thì sử dụng điểu kiện DAT.
Cả hai điều kiện DAP và DAT, bên bán không phải làm thử tục thông quan nhập khẩu, nghĩa vụ này thuộc về bên mua. Trong khi đó, theo điều kiện DDP thì người bán phải làm thử tục thông quan nhập khẩu, chịu tất cả các khoản thuế, phí cước đến khi hàng hóa đến đúng nơi quy định.

Lưu ý đối với các thương nhân Việt Nam khi sử dụng điều kiện DDP 2010
Mọi người cũng xem:
Vì DDP quy định trách nhiệm cao nhất của người bán, nên em sẽ đi sâu tìm hiểu những điều cần lưu ý trường hợp thương nhân Việt Nam là bên bán.
Thứ nhất, DDP cũng giống như các điều kiện khác như: Giao tại xưởng (EXW), Giao cho người chuyên chở (FCA), Giao tại bến (DAT), Giao tại nơi đến (DAP), Giao hàng đã nộp thuế (DDP), Giao dọc mạn tàu (FAS), Giao lên tàu(FOB), thì nơi được chỉ định là nơi diễn ra việc giao hàng và cũng là nơi rủi ro chuyển từ người bán sang người mua. Vì vậy, các thương nhân Việt Nam cần quy định nơi hoặc cảng càng chính xác càng tốt khi thỏa thuận trong hợp hợp đồng về điều khoản giao hàng, tránh xảy ra tranh chấp giữa các bên về địa điểm giao hàng.
Thứ hai, như đã đề cập tại phần 2.1 về nghĩa vụ của bên mua, nhiều trường hợp bên mua từ chối nhận hàng vô cơ, do vậy các bên cần quy định rõ trường hợp cụ thể nào thì bên mua có quyền từ chối nhận hàng, trường hợp bên mua không trả lời email thông báo việc nhận hàng thì chi phí gửi giữ hàng sẽ do bên nào chịu, bên mua chịu hay chia tỉ lệ chịu khoản chi phí này cho hai bên.
Như vậy, những vướng mắc về vận tải hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được “giải đáp” cụ thể qua Incoterms. Các quy định rõ ràng về trách nhiệm các bên trong hợp đồng mua bán quốc tế trong Incoterms thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện, kịp thời trong thời buổi giao thương quốc tế năng động và biến chuyển không ngừng như ngày nay.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề: Phân tích một điều kiện cụ thể trong Incoterm 2010. Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.