Bình đẳng giới là mục tiêu cho sự phát triển bền vững của xã hội, là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia. Xuất phát điểm của khái niệm bình đẳng giới chính là kết quả của cả một quá trình lịch sử lâu dài đấu tranh đòi quyền cho phụ nữ từ những năm cuối thế kỷ 18. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Nhận thấy tầm quan trọng của việc thi hành biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo để góp phần xây dựng cũng như đẩy nhanh quá trình bình đẳng giới. Qua bài phân tích sau đây tổng đài tư vấn Luật Quang Huy chúng tôi xin giải quyết về vấn đề: “Một số vấn đề về thực tiễn thi hành biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo”
Danh mục tài liệu tham khảo
- Luật bình đẳng giới 2006
- Bài viết “Giải quyết bất cập về bình đẳng giới trong luật như thế nào”- Tác giả: Lý Hà- Báo mới
Khái quát chung về biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Mọi người cũng xem:
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
Theo khoản 6 Điều 5 Luật bình đằng giới năm 2006 thì: “Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.”.
Như vậy, biên pháp thúc đẩy bình đẳng giới là một trong những nội dung của các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới, nhưng có tính chất đặc biệt vì:
Thứ nhất, biện pháp này đảm bảo thực hiện bình đẳng giới thực chất .
Thứ hai, biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới chỉ được các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này.
Thứ ba, biện pháp này chỉ được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được. Nếu tiếp tục thực hiện các biện pháp này sẽ lại tạo ra sự không cân bằng với bên còn lại.

Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Tại khoản 5 Điều 14 Luật bình đẳng giới năm 2006 đã quy định rõ: “Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo; b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng, biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào là những biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo; lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ mà không làm giảm được sự chênh lệch này.
thực tiễn thi hành biện pháp bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế
Ý nghĩa của bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục
Mọi người cũng xem:
Bình đẳng giới trong giáo dục làm tăng chất lượng nguồn nhân lực trung bình của xã hội. Nếu chúng ta giả định rằng, trẻ em trai và gái có khả năng thiên bẩm như nhau và những đứa trẻ có khả năng hơn sẽ được học tập và đào tạo nhiều hơn, thì việc thiên vị trẻ em trai có nghĩa là những trẻ em trai có tiềm năng thấp hơn trẻ em gái lại được học hành nhiều hơn, như thế, chất lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế sẽ thấp hơn mức có thể đạt được và kìm hãm tiềm năng tăng trưởng kinh tế. Bình đẳng giới trong giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực của tương lai.
Khi mức độ bất bình đẳng giới trong giáo dục giảm đi, tức là ở mỗi cấp đào tạo, tỷ lệ nữ so với nam tăng lên và khi trình độ và nhận thức của phụ nữ trong gia đình được cải thiện, số lượng và chất lượng đầu tư cho giáo dục đối với con cái sẽ được cải thiện trực tiếp thông qua sự dạy dỗ của người mẹ cũng như khả năng thuyết phục hoặc quyền của người mẹ trong việc đầu tư nhiều hơn cho giáo dục đối với con cái.
Ngoài ra, trình độ của người mẹ cao hơn, đóng vai trò quyết định trong việc chăm sóc và dinh dưỡng đối với con cái. Về lâu dài, các tác động này sẽ làm cho chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện và năng suất lao động trung bình của toàn xã hội sẽ được nâng lên.
Thực tiễn thi hành biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
Những thành tựu đạt được về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước thực hiện nhiều bước đột phá về nhận thức và hành động, từ khía cạnh luật pháp, chính sách đến thực tiễn và đạt được nhiều thành tựu quan trọng về bình đẳng giới. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua. Điểm nổi bật trong việc bảo đảm quyền lợi về giới ở Việt Nam là việc hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới. Cụ thể, những thành tựu đạt được từ việc thi hành biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
Phụ nữ và trẻ em gái được tạo điều kiện bình đẳng với nam giới trong nâng cao trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Tỷ lệ phụ nữ so với nam giới trong số người biết chữ đã tăng lên đáng kể. Chênh lệch về tỷ lệ học sinh nam – nữ trong tất cả các cấp bậc học được thu hẹp.
Về cơ bản, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu xóa bỏ cách biệt giới ở các cấp học trước năm 2015. Có 4 loại hình giáo dục không chính quy, chủ yếu dành cho người lớn, trong đó có phụ nữ. Các chương trình này đã tạo nhiều cơ hội học tập đối với phụ nữ hơn rất nhiều so với trước. Hiện, nay, tỷ lệ nữ biết đọc, biết viết tăng liên tục đến 91,4%. Nữ sinh viên Đại học hơn 50%. Nữ thạc sy gần 40%, nữ tiến tiến sỹ chiếm hơn 10%. Từ 2007-2009, các nhà khoa học nữ đã chủ trì thành công gần 70 đề tài khoa học cấp nhà nước được ứng dụng và thực tiễn đem lại hiệu quả thiết thực. Nhiều chị nhận được giải thưởng khoa học, được phong hàm giáo sư, phó giáo sư và danh hiệu Nhà giáo, Thầy thuốc ưu tú, nhà giáo, Thầy thuốc Nhân dân.
Nhận thức được thực trạng và tầm quan trọng của người phụ nữ, đặc biệt là vai trò của giáo dục đối với xã hội, ngành GD&ĐT đã thực hiện tương đối tốt vấn đề bình đẳng giới. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Đặng Huỳnh Mai đã khẳng định vai trò to lớn của giới nữ: “chiếm hơn 70% đội ngũ toàn ngành, giới nữ đóng vai trò đáng kể vào sự phát triển của sự nghiệp GD&ĐT nước nhà”.
Một số cơ sở đào tạo lớn vốn có truyền thống nam giới lãnh đạo như Bách khoa Hà Nội nay đã có nữ giới giữ vị trí Phó hiệu trưởng. Nhiều nữ nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo nhân dân, được công nhận chức danh Phó Giáo sư. Đặc biệt, nhiều học sinh nữ, sinh viên nữ tự khẳng định vai trò của giới mình bằng cách tích cực học tập và rèn luyện, đạt kết quả xuất sắc. Trong các kỳ tuyển sinh vào cao đẳng, đại học nhiều thủ khoa là học sinh nữ. Còn trong các kỳ thi tốt nghiệp, nhiều sinh viên nữ nhận bằng cử nhân với thành tích xuất sắc: thủ khoa.
Việt Nam cũng ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2019 với mục tiêu nâng cao nhận thức, thu hẹp khoảng cách về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ; tích cực thực hiện các sáng kiến quốc tế và khu vực nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền của phụ nữ và chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ..
Thi hành biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạoNỗ lực bảo đảm bình đẳng giới của Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận, theo xếp hạng năm 2012 của Liên hợp quốc về chỉ số bất bình đẳng giới, Việt Nam xếp thứ 47/187 quốc gia, so với vị trí 58/136 quốc gia năm 2010 (thứ hạng càng gần 0 càng thể hiện sự bình đẳng cao).
Những bất cập còn tồn tại về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
Bên cạnh những thành tựu cần được phát huy và ghi nhận thì công tác thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực giao dục và đào tạo còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục kịp thời. Cụ thể:
Thứ nhất, thực chất bình đẳng giới trong GD&DT còn nhiều vấn đề cần xem xét. Về khách quan, việc nhìn nhận vai trò của nữ giáo viên chưa đúng, nhiều Hiệu trưởng không muốn nhận giáo viên là nữ vì sợ liên quan đến chế độ nghỉ sinh nở, con đau ốm ảnh hưởng đến việc giảng dạy, hoặc khi đề bạt, cử đi học còn e dè trong việc chọn nữ giáo viên. Trẻ em gái ít cơ hội được đến trường so với nam giới. Nếu tính trung bình cho tất cả các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ phụ nữ biết chữ thấp hơn 29% so với nam giới, số năm đến trường trung bình thấp hơn 45% so với nam giới và tỷ lệ nhập học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông của nữ thấp hơn tương ứng là 9%, 28% và 49% so với nam.
Thứ hai, trong thực tế tỷ lệ nữ CBQL giáo dục vẫn còn thấp, phần lớn chỉ giữ vị trí phó. Họ thường không được tham gia vào quá trình đưa ra quyết định, không được tiếp cận các thông tin và thiếu cơ hội trao đổi, thảo luận, nhất là ở những vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.
Thứ ba, Công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thông, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới còn chưa thật sự được chú trọng, vẫn mang hình thức thực hiện cho có, không đạt được những hiệu quả cao.
Thứ tư, nhiều chị em chưa thoát ra khỏi tâm lí tự ti, an phận, không cần phấn đấu, không chịu khó học tập để nâng cao trình độ, chưa nhận thức hết vai trò và chưa thay đổi cách nhìn mới về chính mình. Mặt khác, các chính sách trong GD&ĐT ngoài ảnh hưởng chung đối với xã hội còn có ảnh hưởng trực tiếp đến bình đẳng giới. Ví dụ, việc tăng giảm học phí ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của trẻ em gái. Bởi vì trẻ em gái có nguy cơ bị buộc nghỉ học cao hơn bé trai khi điều kiện gia đình khó khăn.
Thứ năm, các lớp tổ chức dạy nghề cho phụ nữ còn tồn tại những khó khăn do tư tưởng và nhận thức của các chị em chưa thấy hết tầm quan trọng và tính cần thiết của việc học nghề nên chưa say mê, ý chí vươn lên để thoát khỏi cái nghòe, cái khổ ở chị em chưa cao. Nhiều người vẫn hy vọng vào vài sào ruộng. Tâm lý thiếu kiên trì, ngại khó, nóng vội muốn có thu nhập ngay nhưng khi thành phẩm chưa đạt là chán và bỏ luôn. Mặt khác, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn nói riêng vẫn chưa thực sự hiệu quả và được quan tâm đúng mức. Hiện nay cả nước còn khoảng 31% lao động nữ thất nghiệp.
Một số biện pháp thúc đẩy việc thi hành biện pháp bình đẳng giới trong lĩnh vực giao dục và đào tạo:
Bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực của tương lai.Thúc đẩy việc thi hành biện pháp giới trong lĩnh vực giao dục và đào tạo là một trong những vấn đề quan trong cần được quan tâm và có những biện pháp cải thiện nhanh chóng. Em xin đề cập một số biện pháp để góp phần cải thiện biện pháp bình đẳng giới trong lĩnh vực giao dục và đào tạo như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng giới, thể hiện bình đẳng giới trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học hành, phát triển.
Thứ hai, triển khai các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho cả nam giới và phụ nữ ở các cương vị quản lý trong ngành giáo dục về tầm quan trọng của bình đẳng giới trong quá trình đổi mới QLGD, thông qua việc tăng cường sự tham gia của nữ CBQL giáo dục ở các vùng xa xôi, hẻo lánh và làm nổi bật sự đóng góp của họ vào sự nghiệp đổi mới QLGD. Nhiều ý kiến của nữ cán bộ ngành giáo dục đã đề xuất đưa năng lực ‘quản lý gia đình’ vào tiêu chí bổ nhiệm hiệu trưởng bởi vì các công việc quản lý gia đình có liên quan những chức năng quan trọng trong công việc của hiệu trưởng, như quan tâm, chăm sóc, khả năng nắm bắt tổng quan vấn đề, khả năng thực hiện nhiều công việc cùng một lúc.
Thứ ba, nâng cao quyền hạn hơn nữa cho phụ nữ trong giáo dục, thiết lập một hệ thống luật pháp nhằm thúc đẩy sự bình đẳng giới và đánh giá tác động của các chính sách để bảo đảm hiệu quả của chúng. thay đổi nhận thức của mọi người trong xã hội nhằm góp phần loại bỏ những suy nghĩ định kiến về vai trò và chức năng của phụ nữ và nam giới. Thực hiện bình đẳng giới không chỉ liên quan nữ giới mà liên quan cả nam giới vì chỉ khi nào đạt được sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, chất lượng cuộc sống và điều kiện kinh tế-xã hội mới được nâng lên…
Thứ tư, bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe: Đổi mới và phát triển mạng lưới tư vấn sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản; giáo dục giới tính và tình dục an toàn vị thành niên; vận động nam, nữ áp dụng các biện pháp tránh thai; tuyên truyền, hướng dẫn phụ nữ biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình; phòng trừ bệnh dịch. đổi mới các cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng xã hội được cải thiện để họ có điều kiện để phát triển sự nghiệp (hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo tốt hơn…).
Thứ năm, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thông, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới. Đẩy mạnh hơn nữa việc lồng ghép giới vào chương trình dạy học trong các nhà trường.
Thứ sáu, bản thân chị em phải tự lực tự cường phấn đấu để vươn lên, rèn luyện theo các tiêu chí: có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân đạo để khẳng định mình.
Như vậy, để đảm bảo nam giới và nữ giới được bình đẳng thật sự với nhau trên thực tế rất cần có những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không chỉ được quy định trong pháp luật mà còn được đảm bảo thực hiện một cách hiệu quả nhất, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục và đào tạo để có thể xóa bỏ được tư tưởng bất bình đẳng giới. Vì trọng trai khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại. Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội… Phải cách mạng từng người, từng gia đình, đến toàn dân. Qua đó góp phần xây dựng cũng như đẩy nhanh quá trình bình đẳng giới.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề:Một số vấn đề về thực tiễn thi hành biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.
Trân trọng./.