Hiện nay, có rất nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn thành lập doanh nghiệp theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn bởi khả năng phát triển và những ưu điểm vượt trội mà loại hình doanh nghiệp này mang lại trong quá trình hoạt động kinh doanh. Lựa chọn được một loại hình kinh doanh khi thành lập công ty rất quan trọng, nó quyết định rất nhiều đến ý tưởng, định hướng, con đường phát triển của doanh nghiệp. Trong đó, không ít chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư đã dễ dàng thành công hơn khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Những ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này như các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn đã góp, với mô hình công ty công ty trách nhiệm hữu hạn thì mức thuế thu nhập phải đóng chỉ có 20% thấp nhất trong mọi loại hình thành lập công ty doanh nghiệp bởi quy mô thường không lớn bằng các doanh nghiệp khác. Công ty công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm hai loại hình gồm công ty công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quy đinh rõ trong Luật doanh nghiệp 2014. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bất lợi riêng khi thành lập công ty và để tìm hiểu rõ hơn quy chế pháp lý của doanh nghiệp này nhóm chúng em xin giải quyết tình huống số 2.
Danh mục tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Luật Thương mại I, Trường Đại học Luật Hà Nội, Tái bản lần thứ 9, Nhà xuất bản Công an nhân dân Hà Nội, 2014.
- Hướng dẫn môn học Luật Thương mại I, Bộ môn Luật thương mại, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Lao động.
- Luật Doanh nghiệp 2014.
Đề bài: Tuấn, Thắng, Minh, Đạt là những người không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành. Họ rủ nhau thành lập công ty công ty trách nhiệm hữu hạn Sao Sáng chuyên sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng. Các sáng lập viên dự định góp vốn như sau:
- Tuấn góp số tiền cho công ty thuê nhà tại phố Hàng Bài (Hà Nội) làm trụ sở giao dịch trong 06 năm.
- Thắng góp một số máy móc, thiết bị dùng cho hoạt động kinh doanh của công ty.
- Minh góp bằng đô la Mỹ tương đương 700 triệu VND.
- Đạt góp 200 triệu đồng bằng tiền mặt.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên tiến hành góp vốn vào công ty theo quy định của pháp luật. Để định giá tài sản góp vốn của Tuấn và Thắng, 4 thành viên đã lập hội đồng định giá và nhất trí:
Định giá số tiền thuê nhà tại phố Hàng Bài (Hà Nội) của Tuấn để công ty sử dụng trong vòng 06 năm là 3 tỷ đồng (giá thuê nhà là 500 triệu đồng/năm)
Định giá tài sản góp vốn của Thắng là 800 triệu đồng, trong khi giá thị trường của những tài sản này chỉ khoảng 400 triệu đồng. Thắng đã làm thủ tục chuyển quyền sở hữu sang cho công ty.
Minh cam kết góp bằng đô la Mỹ tương đương 700 triệu VND, nhưng trên thực tế mới góp được 500 triệu đồng; số vốn còn lại (tương đương 200 triệu đồng) các thành viên nhất trí để Minh góp trong vòng 1 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Yêu cầu: Căn cứ vào pháp luật hiện hành, hãy cho biết:
- Các thành viên của công ty góp vốn bằng những loại tài sản như trên có hợp pháp không? Tại sao?
- Trách nhiệm của các thành viên về việc định giá không chính xác giá trị tài sản góp vốn của Thắng? Phần chênh lệch giữa giá trị tài sản góp vốn của Thắng đã được định giá và giá thị trường được xử lý như thế nào?
- Việc các thành viên công ty đồng ý cho Minh góp số vốn còn lại (200 triệu đồng) có hợp pháp không? Nếu Minh không góp đủ số vốn này theo đúng thời hạn đã cam kết thì xử lý như thế nào?
- Xác định vốn điều lệ của công ty công ty trách nhiệm hữu hạn Sao Sáng và tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên.

Các thành viên của công ty góp vốn bằng những loại tài sản như trên có hợp pháp không? Tại sao?
Mọi người cũng xem:
Trả lời: Các thành viên góp vốn bằng những loại tài sản như trên là hoàn toàn hợp pháp.
Do:
Đầu tiên, tại Khoản 13 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định:
Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm việc góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.
Tiếp đến, tại Khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2014 cũng có quy định rõ về tài sản góp vốn như sau:
1. Tài sản góp vốn có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sử hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Mặt khác, theo nghị định 108/2006/ND-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Đầu tư cũng đã khẳng định vốn đầu tư bao gồm Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và còn có các loại tài sản hữu hình cũng như vô hình với điều kiện chúng đều hợp pháp như sau:
1. Vốn đầu tư là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp. Tài sản hợp pháp gồm:
a) Cổ phần, cổ phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác;
b) Trái phiếu, khoản nợ và các hình thức vay nợ khác;
c) Các quyền theo hợp đồng, bao gồm hợp đồng chìa khóa trao tay, hợp đồng xây dựng, hợp đồng quản lý, hợp đồng phân chia sản phẩm hoặc doanh thu;
d) Các quyền đòi nợ và quyền có giá trị kinh tế theo hợp đồng;
đ) Công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, tên thương mại, nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ;
e) Các quyền chuyển nhượng, bao gồm các quyền đối với thăm dò và khai thác tài nguyên;
g) Bất động sản; quyền đối với bất động sản, bao gồm quyền cho thuê, chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp hoặc bảo lãnh;
h) Các khoản lợi tức phát sinh từ hoạt động đầu tư, bao gồm lợi nhuận, lãi cổ phần, cổ tức, tiền bản quyền và các loại phí;
i) Các tài sản và quyền có giá trị kinh tế khác theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Đối chiếu vào giả thuyết ở đề bài ta thấy, Tuấn, Thắng, Minh và Đạt cùng nhau góp vốn để thành lập công ty công ty trách nhiệm hữu hạn bằng những loại tài sản khác nhau:
-
- Tuấn góp số tiền cho công ty thuê nhà tại phố Hàng Bài (Hà Nội) làm trụ sở giao dịch trong 06 năm. Mỗi doanh nghiệp luôn buộc phải có trụ sở kinh doanh giao dịch ổn định, do vậy, số tiền Tuấn góp vào sau khi thành lập công ty sẽ được dùng để thuê địa điểm kinh doanh. Vậy nên, khoản tiền mà Tuấn bỏ ra là hoàn toàn hợp pháp.
- Thắng góp một số máy móc, thiết bị dùng cho hoạt động kinh doanh của công ty. Cần xác định rằng đây là tài sản hữu hình, không phải đăng ký quyền sở hữu. Máy móc thiết bị của Thắng được coi là tài sản được định giá bằng đồng Việt Nam. Theo Điểm b Khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014 “Đối với tài sản không đăng ký quyền sơ hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản”. Như vậy, tài sản góp vốn của Thắng là hoàn toàn hợp pháp.
- Minh góp bằng đô la Mỹ tương đương 700 triệu VND. Đậy hoàn toàn là tài sản hợp pháp vì Đô la Mỹ là ngoại tệ tự do chuyển đổi, phù hợp với Điều 35 luật Doanh nghiệp 2014. Mặc dù mới góp được 500 triệu VND và còn thiếu 200 VND nhưng đã được sự đồng ý của các thành viên khác cho Minh góp trong vòng 1 năm. Vậy nên tài sản góp vốn của Minh là hợp pháp.
- Đạt góp 200 triệu đồng bằng tiền mặt. Tài sản Đạt góp vốn ở đây là tiền VNĐ nên số tiền đó hoàn toàn phù hợp với Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2014 và hợp pháp.
Theo đó, căn cứ vào các quy định đã nêu ở trên về các loại tài sản mà các thành viên có thể góp khi thành lập công ty thì các tài sản mà Tuấn, Thắng, Minh và Đạt góp đều hoàn toàn hợp pháp.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tuy nhiên cần lưu ý, đối với các tài sản góp vốn không phải tiền Việt Nam, các tài sản đó cần được định giá, theo quy định tại khoản 1 điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:
Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
Trách nhiệm của các thành viên về việc định giá không chính xác giá trị tài sản góp vốn của Thắng? Phần chênh lệch giữa giá trị tài sản góp vốn của Thắng đã được định giá và giá thị trường được xử lý như thế nào?
Mọi người cũng xem:
Trả lời:
Trách nhiệm của các thành viên về việc định giá không chính xác giá trị góp vốn của Thắng thuộc về cả 4 thành viên.
Xử lý phần chênh lệnh giữa giá trị tài sản góp vốn của Thắng đã được định giá và giá trị thị trường thuộc về 4 thành viên liên đới cùng chịu trách nhiệm.
Căn cứ pháp lý:
Khoản 1 Điều 37 luật Doanh nghiệp 2014 quy định:
Tài sản góp vốn không phải Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam
Khoản 2 Điều 37 Luật Doanh Nghiệp năm 2014 quy định :
Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp nhận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệnh giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hai do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế
Theo quy định của luật Doanh nghiệp ( Khoản 1 Điều 37 )điều kiện để tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng trở thành tài sản góp vốn thì tài sản đó phải được các thành viên , cổ đông sáng lập thẩm định hoặc tài sản đó phải do tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam. Như vậy, những tài sản không phải Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và vàng thì phải được định giá khi góp vốn thành lập công ty. Trong tình huống, Thắng dự định góp một số máy móc , thiết bị dùng cho hoạt động kinh doanh của công ty . Để định giá tài sản góp vốn của Thắng , 4 thành viên đã lập hội đồng định giá và nhất trí:
Định giá tài sản góp vốn của Thắng là 800 triệu đồng, trong khi giá thị trường của những tài sản này chỉ khoảng 400 triệu đồng.
Việc lập hội đồng đinh giá tài sản của các thành viên không trái luật, tuy nhiên theo quy định của luật tại khoản 2 Điều 37 thì việc định giá tài sản cao hơn so với giá trị thực tế là trái luật, theo đó các thành viên phải chịu liên đới chịu trách nhiệm .
Trách nhiệm về việc định giá không chính xác và phần chênh lệnh giữa giá trị tài sản góp vốn của Thắng đã được định giá với giá trị thực tế của tài sản ( khoảng 400 triệu đồng ) ở trong tình huống được xử lý theo khoản 2 Điều 37. Theo đó các thành viên đồng thời “liên đới góp thêm bằng số chênh lệnh giữa giá trị đã được định giá và giá trị thực tế của tài sản”, nghĩa là cả 4 thành viên thỏa thuận đê góp đủ số tiền 400 triệu đồng.
- Trách nhiệm về việc định giá không chính xác thuộc về cả 4 thành viên và phần chênh lệch giữa giá trị tài sản góp vốn của Thắng đã định định giá với giá trị thực tế của tài sản ( khỏang 400 triệu đồng ) được 4 thành viên liên đới chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Phần chênh lệch giữa giá trị tài sản góp vốn của Thắng đã được định giá và giá thị trường được xử lý như thế nào.
Luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không có quy định cụ thể về vấn đề xử lý số vốn góp chênh lệch do định giá sai giá trị tài sản trong quá trình góp vốn của công ty TNHH hai thành viên trở lên. Căn cứ theo quy định tài khoản 2 điều 37, các thành viên liên đới chịu trách nhiệm đối với phần chênh lệch giá trị tài sản vốn góp và giá trị trường, theo nhóm em, phần chênh lệch giữa giá trị tài sản góp vốn của Thắng đã được định giá và giá thị trường được xử lý như sau:
Trong trường hợp công ty kinh doanh có lãi:
Vì đề bài chưa nói rõ đến vấn đề thỏa thuận trước khi góp vốn của các thành viên. Nếu có thỏa thuận trước thì giải quyết vấn đề này theo những gì đã thỏa thuận. Còn nếu không có thỏa thuận thì theo quan điểm riêng của nhóm, phần lợi nhuận của công ty sẽ được giải quyết như sau:
Bản chất của công ty Sao Sáng là công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, là một loại hình công ty trung gian mang một nửa tính chất đối vốn. Vì vậy trong trường hợp không có thỏa thuận sẽ dựa theo tỉ lệ vốn góp thực mà phân chia lợi nhuận là điều đương nhiên khi công ty kinh doanh có lãi .Như vậy do vấn đề xác định phần tài sản góp vốn của Thắng cao hơn giá thị trường 400 triệu đồng nên trong trường hợp này các thành viên sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm trong việc chia lợi tức cho Thắng theo khoản vốn góp 800 triệu (mặc dù thực sự giá trị tài sản góp vốn của Thắng chỉ là 400 triệu).
Trường hợp công ty làm ăn thua lỗ và bị phá sản:
Tương tự trong trường hợp công ty làm ăn thua lỗ, nợ nần dẫn đến phá sản. Theo nguyên tắc: công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty bằng tài sản của mình. Tuy nhiên do việc định giá tài sản không chính xác dẫn đến về mặt giấy tờ số tài sản mà Thắng góp trị giá 800 triệu, tuy nhiên thực tế giá trị số tài sản đó chỉ là 400 triệu. Như vậy đối với số tiền 400 triệu chênh lệch kia, các thành viên sẽ phải có nghĩa vụ liên đới trong việc dùng tài sản của mình bù vào số tiền chênh lệch đó để trả nợ.
Trường hợp Thắng có yêu cầu rút vốn khỏi công ty:
Đặt ra trường hợp Thắng có yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình theo quy định tại điều 52 Luật Doanh nghiệp 2014. Các thành viên cũng sẽ phải mua lại phần vốn góp có giá trị tương đương là 400 triệu của Thắng. Phần 400 triệu chênh lệch với giá thị trường trong trường hợp này cũng sẽ do các thành viên sáng lập liên đới chịu trách nhiệm bù vào.
Việc các thành viên công ty đồng ý cho Minh góp số vốn còn lại (200 triệu đồng) có hợp pháp không? Nếu Minh không góp đủ số vốn này theo đúng thời hạn đã cam kết thì xử lý như thế nào?
Mọi người cũng xem:
Trả lời: Việc các thành viên công ty đồng ý cho Minh góp số vốn còn lại (200 triệu đồng) là không hợp pháp.
Do tại khoản 2 điều 48 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:
2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:
Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.
Theo đó, Minh phải góp 700 triệu tiền vốn đã cam kết góp cho công ty trong thời hạn là 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn 90 ngày nêu trên, Minh đã góp vốn cho công ty 500 triệu, tức còn 200 triệu chưa góp thì Minh có quyền tương ứng với số vốn 500 triệu đã góp. Phần vốn góp 200 triệu chưa góp của Minh được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Pháp luật quy định thời hạn để cho thành viên góp vốn góp đủ cho công ty là 90 ngày mà không quy định có thỏa thuận khác về thời hạn này, tức Minh bắt buộc phải góp phần vốn góp như đã cam kết cho công ty trong thời hạn là 90 ngày. Cho nên, việc các thành viên nhất trí để Minh góp số vốn còn lại trong vòng 1 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Nhận xét: Quy định thời hạn 90 ngày để các thành viên phải góp đủ số vốn đã cam kết cho công ty là hoàn toàn hợp lý. Đó là khoảng thời gian phù hợp để cho các thành viên có thể huy động tiền vốn góp và cũng không quá dài để tránh tình trạng công ty trách nhiệm hữu hạn khai khống vốn nhằm thực hiện hợp đồng hay câu kéo lừa dối đối tác khiến cơ quan quản lý khó kiểm soát được thực lực của công ty.
Việc Minh không góp đủ số vốn này theo đúng thời hạn đã cam kết thì xử lý như sau:
Nếu sau 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Minh mới góp vốn cho công ty 500 triệu, tức còn thiếu 200 triệu như đã cam kết thì phần vốn góp 200 triệu chưa góp đó sẽ được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên. Minh sẽ có quyền tương ứng với số vốn 500 triệu đã góp.
Hơn nữa, theo khoản 4 điều 48 Luật doanh nghiệp 2014 thì trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 điều 48 (tức 90 ngày) công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ. Trong thời hạn 60 ngày đó, trước khi công ty đi đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ thì Minh phải chịu trách nhiệm tương ứng với 700 triệu đã cam kết góp đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.
- Tài sản góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn
Xác định vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn Sao Sáng và tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên
Mọi người cũng xem:
Trả lời:
Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại khoản 29 điều 4 Luật doanh nghiệp 2014:
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Như vậy, phần vốn này có thể là phần vốn đã góp hoặc vốn cam kết góp khi đăng kí – ngay tại thời điểm đăng ký kinh doanh, các thành viên không nhất thiết phải góp đủ số vốn đã cam kết.Mỗi phần vốn có một giá trị và một thời hạn góp vốn cụ thể, các thành viên của công ty phải góp đầy đủ và đúng hạn số vốn của mình như đã cam kết.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn Sao Sáng với 4 thành viên: Tuấn, Thắng, Minh, Đạt vốn điều lệ sẽ là tổng số vốn mà 4 thành viên này đã góp hoặc cam kết góp vào công ty, cụ thể:
-
- Tuấn góp số tiền cho công ty thuê nhà tại phố Hàng Bài (Hà Nội) làm trụ sở giao dịch trong 06 năm là 3 tỷ đồng (giá thuê nhà là 500 triệu đồng/năm).
- Thắng góp một số máy móc, thiết bị dùng cho hoạt động kinh doanh của công ty tương ứng với giá trị được các thành viên của công ty thống nhất định giá là 800 triệu đồng.
- Minh cam kết góp bằng đô la Mỹ với giá trị tương đương là 700 triệu đồng.
- Đạt góp 200 triệu đồng bằng tiền mặt.
Căn cứ theo quy định của luật doanh nghiệp 2014 nêu trên, vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn Sao Sáng được tính bằng tổng số vốn mà các thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty sẽ tương ứng với 4 tỷ 700 triệu đồng.
Thứ hai, về tỷ lệ vốn góp:
Công ty Sao Sáng gồm 4 thành viên Tuấn, Thắng, Minh, Đạt với số vốn điều lệ là 4 tỷ 700 triệu đồng. Trong đó, Tuấn góp vào công ty 3 tỷ đồng tiền thuê nhà cho công ty làm trụ sở, Thắng góp vào công ty máy móc, thiết bị tương ứng với 800 triệu đồng, Minh góp bằng đô la Mỹ tương đương với 700 triệu đồng, Đạt góp 200 triệu đồng tiền mặt.
Căn cứ theo vốn điều lệ và số vốn góp vào công ty của mỗi thành viên, ta có thể tính tỉ lệ phần vốn góp của các thành viên vào công ty như sau:
- Tỷ lệ vốn góp vào công ty của Tuấn là: 3.000.000.000/4.700.000.000 *100% = 63,8%
- Tỷ lệ vốn góp vào công ty của Thắng là: 800.000.000/4.700.000.000 * 100% = 17%
- Tỷ lệ vốn góp vào công ty của Minh là: 700.000.000/4.700.000.000 * 100% = 14,9%
- Tỷ lệ vốn góp vào công ty của Đạt là: 200.000.000/4.700.000.000 * 100% = 4,3%.
Như vậy từ những quan điểm trên ta thấy công ty trách nhiệm hữu hạn là một loại hình công ty chiếm số lượng ngày càng lớn.Với bản chất mang tính chất trung gian giữa công ty đối nhận và công ty cổ phần,cho phép các nhà đầu tư tham gia vào công ty và không hạn chế số lượng thành viên như công ty đối nhân.Việc góp vốn của các thành viên trong công ty cũng được quy định rõ ràng cũng như quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm của các thành viên trong công ty trong phạm vi vốn đã cam kết để ngày mô hình doanh nghiệp này càng hoàn thiện và phát triển hơn ,bình đẳng hơn với mục tiêu hàng đầu vẫn là hiệu quả kinh tế và đi đôi với hiệu quả kinh tế là hiệu quả xã hội.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Tài sản góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.
Trân trọng./.