Tính hợp pháp hợp lý của quyết định hành chính

Tính hợp pháp hợp lý của quyết định hành chính

       Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, các chủ thể quản lý được trao quyền có thể thực hiện nhiều phương thức, hoạt động quản lý khác nhau.Trong đó, một trong những phương thức khá phổ biến thể hiện quyền lực nhà nước là việc ban hành ra các quyết định hành chính nhà nước.Chính bởi thực hiện chức năng quan trọng đó mà các quyết định hành chính chiếm một tỉ lệ rất lớn trong các văn bản pháp luật, có vị trí rất quan trọng trong quá trình thi hành luật. Cũng do chức năng quản lý nhà nước, đảm bảo cho các quan hệ pháp luật hành chính diễn ra trong khuôn khổ luật định mà các quyết định hành chính khi ra đời đều phải đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý. Để làm rõ vai trò và tầm quan trọng của tính hợp pháp, hợp lý đối với các quyết định hành chính, nhóm chúng em xin chọn đề tài: “Phân tích tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính và đánh giá tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”.


Danh mục tài liệu tham khảo

  • Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2012.
  • Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.
  • Giáo trình luật hành chính và tài phán hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Nhà nước và pháp luật, Phạm Hồng Thái chủ biên, Đinh Văn Mậu biên soạn.

Khái niệm quyết định hành chính

       Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể đc thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước.

  • Tính hợp pháp, hợp lí và mối liên hệ giữa tính hợp pháp và hợp lí của quyết định hành chính:
  • Tính hợp pháp của quyết định hành chính:
  • Khái niệm tính hợp pháp của quyết định hành chính:

       Tính hợp pháp của quyết định hành chính là thược tính của quyết định hành chính thể hiện yêu cầu của nhà nước về sự phù hợp của quyết định hành chính với các quy phạm pháp luật về hính thức quyết định, thẩm quyền ban hành, thủ tục xây dựng, nội dung quyết định và sự vi phạm những quy định đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị pháp lí của quyết định hành chính.

Tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính

Các tiêu chuẩn đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính

       Thứ nhất, quyết định hành chính phải được ban hành đúng thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.

       Thẩm quyền ban hành quyết định hành chính bao gồm thẩm quyền hình thức và thẩm quyền nội dung được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004 và các văn bản quy đinh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể có thẩm quyền.

       Thẩm quyền ban hành quyết định hành chính về mặt hình thức là thẩm quyền của mỗi cơ quan được ban hành những loại quyết định hành chính nào là do pháp luật quy định. Đây là quy định của nhà nước nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống văn bản quy định pháp luật, đồng thời đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời đảm bảo duy trì tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật về mặt hình thức. Thẩm quyền ban hành quyết định hành chính về nội dung là mỗi cơ quan được quyền ban hành quyết định hành chính về những vấn đề gì, với những tính chất và mức độ nào. Thẩm quyền này được pháp luật quy định phụ thuộc vào cơ cấu quyền lực nhà nước và khả năng thực tế của từng cơ qua gắn liền với vấn đề tổ chức và thực hiện quyền lực trong bộ máy nhà nước.Việc quy định thẩm quyền của mỗi cơ quan vừa có mục đích tạo nên sự hài hòa, thống nhất trong hoạt động của bộ máy nhà nước vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động thực tế của chúng.

       Thứ hai, quyết định hành chính phải phù hợp với luật về nội dung cũng như mục đích bởi lẽ đây là quyết định dưới luật.

       Hệ thống pháp luật Việt Nam là hệ thống tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương.Mỗi quyết định hành chính là một bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật. Để đảm bảo tính thống nhất thì quyết định hành chính phải được ban hành theo trật tự pháp lý từ trên xuống dưới, quyết định hành chính có hiệu lực pháp lý thấp phải phù hợp với các quyết định có hiệu lực pháp lý cao hơn.

       Điều đầu tiên trước khi ban hành quyết định hành chính là phải xác định căn cứ pháp lý cho việc ban hành. Căn cứ pháp lý ở đây là những chuẩn mực pháp luật được quy định trong những văn bản pháp luật liên quan mà theo đó văn bản được ban hành hợp pháp. Tuy nhiên cũng còn một số điều phải quan tâm. Đó là quá trình xây dựng pháp luật thường bắt đầu từ việc xây dựng văn bản có hiệu lực đến xây dựng văn bản có hiệu lực pháp lý thấp nhưng quá thực hiện lại từ văn bản có hiệu lực pháp lý thấp lên văn bản có hiệu lực pháp lý cao; và việc đánh giá một quyết định hành chính pháp luật không phải lúc nào cũng dễ dàng. Muốn xác định một cách chính xác cơ sở pháp lý của văn bản trước hết cần xác định nội dung công việc đó thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào.

       Tiếp nữa, để đảm bảo tính hợp pháp về nội dung của quyết định hành chính, ngoài yêu cầu đúng về căn cứ pháp lý còn phải có nội dung phù hợp với quy định của pháp luật.

       Thứ ba, quyết định hành chính phải được ban hành đúng theo trình tự, thủ tục và hình thức do pháp luật quy định.

Điều này được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004; Thông tư liên tịch số 55/2005/TTlt-BNV-VPCP ngày 06/05/2005, Quyết định số 20/2002/QĐ-KHCN ngày 31/12/2012 và Nghị quyết số 1139/2007/UBTVQH 11 ngày 03/07/2007. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục xây dựng ban hành văn bản theo quy định của pháp luật đồng thời cẩn chú ý cách thức trình bày theo quy định của pháp luật. Đó là điều kiên để đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa – một nguyên tắc cơ bản trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền.


Tính hợp lý của quyết định hành chính

Khái niệm tính hợp lý của quyết định hành chính

       Hợp lý, theo nghĩa chung là đúng lẽ phải, đúng với sự cần thiết, phù hợp với logic của sự vật. Không có điều gì tồn tại nếu như nó bất hợp lý. Một quyết định hành chính cũng vây, để ra đời và tồn tại lâu dài, một quyết định hành chính phải đảm bảo các yêu cầu về tính hợp lý của Nhà nước cũng như nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với thực tế khách quan, ngôn ngữ dễ hiểu, chính xác, rõ ràng, có tính dự báo và tính khả thi cao.

Tiêu chuẩn đánh giá tính hợp lý

  • Tiêu chuẩn về nội dung:

       Phù hợp với điều kiện kinh tế: Các quyết định hành chính quy phạm là một bộ phận của hệ thống pháp luật. Mối quan hệ giữa các quyết định quy phạm hành chính không nằm ngoài mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế.Trong hoạt động xây dựng quyết định hành chính phải tôn trọng thực tế khác quan, các quyết định phải là sự ghi nhận, bảo vệ, tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế tồn tại và phát triển. Nếu quyết định hành chính tạo ra các quan hệ kinh té này hay phủ nhận quan hệ kinh tế khác một cách duy ý chí sẽ khiến cho quyết định đó mang tính hình thức và không có khả năng thành hiện thực. Phù hợp với điều kiện văn hóa-xã hội: Sự phù hợp này mang tính tất yếu. Không có quan hệ xã hội nào được quyết định hành chính điều chỉnh mà không chịu sự chi phối của các yếu tố xã hội.Quyết định hành chính phải phù hợp với pháp luật, văn hóa, đạo đức, tập quán. VD: Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính người vi phạm giao thông. Pháp luật điều chỉnh quan hệ này bằng cách thể hiện sư trừng phạt của nhà nước đối với người vi phạm. Đạo đức cũng điều chỉnh quan hệ này ở việc quan việm đúng sai : ở đây người vi phạm đã thực hiện hành vi sai trái, bị xã hội lên án.

  • Tiêu chuẩn về mặt kĩ thuật biểu đạt của quyết định hành chính:

       Sự độc lập tương đối về nội dung của quyết định hành chính. Mỗi quyết định hành chính chỉ để giải quyết một vấn đề hoặc một nhóm vấn đề có liên quan mật thiết với nhau. Quyết định hành chính phải giải quyết vấn đề ở mức độ đủ để không xảy ra tình trạng phải dùng nhiều quyết định để giải quyết một vấn đề. Tiêu chuẩn về ngôn ngữ. Ngôn ngữ phải trong sáng, nghiêm túc, khách quan, chính xác. Phải chỉ rõ ai phải xử sự theo quy định trong quyết định hành chính, ai được làm gì. Ngôn ngữ dễ hiểu giúp người đọc dễ áp dụng, tiếp thu nội dung quyết định, thuận lợi cho việc thực hiện quyết định.

  • Tiêu chuẩn về tính kịp thời của việc ban hành quyết định hành chính:

       Kịp thời trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh thay đổi.Kịp thời trong việc thể chế hóa quan điểm, chính sách của nhà nước.Nhà nước được ví như một cơ thể sống, để nói đến sự vấn động không ngừng của đời sống xã hội.Mọi sự thay đổi của quan hệ xã hội đều dẫn đến sự thay đổi của pháp luật nên quyết định hành chính phải thay đổi cho phù hợp với xã hội.

Mối liên hệ giữa tính hợp pháp hợp lý của quyết định hành chính

       Quyết định hành chính là quyết định mà nhiều chủ thể trong hệ thống cơ quan nhà nước ban hành đó là chủ thể ở trung ương ,địa phương những chủ thể có thẩm quyền chung và những chủ thể có thẩm quyền chuyên môn và khi ban hành một quyết định hành chính có khả thi hay không có hiệu quả và hiệu lực hay không thì bản thân quyết định đó đáp ứng yêu cầu tính hợp pháp tính pháp lý và cần phải rà soát xem xét chính xác các quyết định hành chính phù hợp với thực tiễn để ban hành.


Đánh giá về tính hợp pháp hợp lý của quyết định hành chính do cơ quan hành chính nhà nước ban hành

  • Ưu điểm:

       Trong thời gian qua các quyết định của pháp luật về ban hành văn bản pháp luật nói chung trong đó có những quyết định hành chính nói riêng ngày càng được đổi mới hoàn thiện hơn, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đa số các văn bản đúng thẩm quyền cả về nội dung và hình thức, phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, thể chế hóa đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó giảm thiểu những quyết định và khắc phục được những quyết định không đáp ứng được yêu cầu vê pháp lí cũng như nhu cầu thực tiễn đời sống. Công tác xây dựng các quyết định hành chính đã có những chuyển biến tích cực có sự đầu tư thời gian, nhân lực, sự phối hợp giữa các cơ quan chính điều đó làm nâng cao hiệu quả áp dụng thực tiễn và hiệu quả quản lí của các cơ quan nhà nước.

  • Hạn chế:

       Tình trạng những quyết định có dấu hiệu trái pháp luật diễn ra khá phổ biến cả ở Trung ương lẫn địa phương.Nhiều quyết định hành chính không đúng thẩm quyền, chủ thể, chưa phù hợp với quy định pháp luật, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống. Thậm chí, một số quyết định Quản lí nhà nước được ban hành trái với thẩm quyền của chủ thể ban hành, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nội dung chưa phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội.

  • Một số phương hướng nhằm nâng cáo tính hợp pháp, hợp lý của QĐHC trong giai đoạn hiện nay:

       Thứ nhất, tăng cường rà soát lại hệ thống quyết định hành chính, từ đó đình chỉ, sửa đổi và bãi bỏ quyết định không hợp pháp, không còn phù hợp với thực tiễn, đồng thời bổ sung những quy định mới đáp ứng    yêu cầu thực tiễn.

       Thứ hai, cần truy cứu trách nhiệm người có lỗi (người có trách nhiệm trong việc ban hành quyết định và người có trách nhiệm trong việc thi hành quyết định). Việc truy cứu trách nhiệm cần căn cứ vào mức độ lỗi.

       Thứ ba, thực hiện các biện pháp khôi phục lại tình trạng cũ do việc thực hiện quyết định trái pháp luật gây ra.

       Thứ tư, tăng cường công tác giám sát kiểm tra hoạt động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định QLNN.

       Quyết định hành chính có vai trò quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước.Vì vậy việc ban hành quyết định hành chính có đạt được hiệu quả và hiệu lực như mong muốn thì quyết định hành chính cần có cả tính hợp pháp và tính hợp lý gắn kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. Do đó đòi hỏi chủ thể quản lý hành chính có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính phải đảm bảo cả hai yêu cầu trên trong một quyết định hành chính cụ thể.


       Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Phân tích tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính và đánh giá tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

       Trân trọng ./.


 

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top