Trải qua bao biến động lịch sử, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của giao thông đối với sự phát triển của xã hội, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá như đất nước ta hiên nay. Các mạng lưới giao thông chính là chiếc cầu nối quan trọng qua các miền với nhau, giúp cho sự giao lưu văn hoá và lưu thông hàng hoá được nhanh chóng và rộng rãi. Ùn tắc giao thông không chỉ ảnh hưởng đến đi lại của người dân mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế vì nó cản trở vận chuyển, lưu thông hàng hóa,
Tuy nhiên, mạng lưới giao thông tại các thành phố lớn nói chung,và thành phố Hà Nội nói riêng đang là vấn đề nổi cộm mà các nhà chức trách đã đưa ra nhiều biện pháp nhưng chưa thể giải quyết một cách triệt để. Ách tắc giao thông vẫn đang thường xuyên xảy ra ở các điểm nút giao thông trong những giờ cao điểm.
Vậy chúng ta cần có những giải pháp nào để giải quyết nạn ách tắc giao thông một cách có hiệu quả nhất?
Bằng sự vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả để giải quyết nạn ách tắc giao thông của thủ đô Hà Nội qua một số khía cạnh mà em có thể nắm bắt được. Do hiểu biết của em chưa được đầy đủ, em xin thầy cô thông cảm và góp ý để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.
Danh mục tài liệu tham khảo:
- Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin
Cơ sở lí luận
Mọi người cũng xem:
Từ góc độ lý luận về lượng giá trị hàng hóa của C.Mác hãy đưa ra biện pháp để làm giảm lượng giá trị một đơn vị hàng hóa của một mặt hàng nào đó ở Việt Nam hiện nay
Lý luận về tích tụ tư bản và tập trung tư bản của C. Mác và liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay
Giai cấp công nhân ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và phương hướng phát triển
Khái niệm nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định ở sự vật đó .
Kết quả là những biến đổi xuất hiện ở sự vật do nguyên nhân tạo ra.
Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tất yếu, không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại không có kết quả nào không có nguyên nhân.
Giải quyết vấn đề
Mọi người cũng xem:
Lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động của C. Mác và sự vận dụng lý luận này trong vấn đề tiền công ở Việt Nam hiện nay
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và sự vận dụng nguyên tắc này ở Việt Nam
Lí luận về hàng hóa sức lao động của C.Mác và sự vận dụng lý luận này trong cải cách chính sách tiền công
Nguyên nhân của nạn ách tắc giao thông
- Nguyên nhân khách quan
Thực tế cho thấy nguyên nhân cơ bản của ùn tắc giao thông là số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng lớn. Đặc biệt là từ khi xe đạp điện được đưa vào sử dụng phổ biến và xe máy Trung Quốc giá rẻ xâm nhập vào Việt Nam, hợp với túi tiền của người dân Việt Nam, cùng với đó là các công ty sản xuất xe máy trong nước liên tục hạ giá để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thì số lượng người có phương tiện giao thông riêng ngày càng gia tăng từ học sinh cho tới người lớn. Số lượng phương tiện xuất hiện nhiều như vậy cũng đồng nghĩa với việc tắc đường ngày càng gia tăng tại các thành phố lớn, điển hình như thành phố Hà Nội.
Không chỉ thế dân số tại Hà Nội ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu đi lại ngày càng lớn, trong khi đó giao thông tại Hà Nội vẫn còn hạn chế. Hệ thống giao thông đường bộ không hoàn chỉnh: mặt đường hẹp, thiếu bãi đỗ xe, có quá nhiều nút giao thông chật hẹp. Trong khi phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng nhanh thì các tuyến đường mới được mở ra là không đáng kể.
Thêm nữa đường phố thường xuyên bị đào xới để sửa chữa, thay thế, lắp mới những công trình ngầm như hệ thống cấp nước và thoát nước, cáp ngầm của các ngành bưu điện hoặc điện lực, rồi tình trạng ngập lụt khá phổ biến vào mùa mưa. Vì thế ùn tắc giao thông là hệ quả tất yếu.
- Nguyên nhân chủ quan
Đó là việc lấn chiếm lòng, lề đường để làm nơi buôn bán, đỗ xe, dẹp chỗ này thì lại ra chỗ khác, do vậy ùn tắc không chỉ xảy ra ở những tuyến đường đông người qua lại. . Đồng thời trên đường phố vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng đi ngược chiều, vượt đèn đỏ nếu không có công an đứng gác, chưa kể đến việc vượt ẩu, tranh lấn đường.
Giải quyết nạn ách tắc giao thông Hà Nội
Thực tế việc tranh lấn đường là một nguyên nhân thường xuyên dẫn đến nạn ùn tắc giao thông nhiều nhất. Bởi người ta tranh nhau mà đi không ai chịu nhường ai một bước.
Như đã nói ở trên, các phương tiện giao thông cá nhân ngày càng cao và tiện lợi và đặc biệt hệ thống xe giao thông công cộng như xe buýt thì lại thường bị quá tải không thể đáp ứng đủ nhu cầu đi lại cho nên phương tiện giao thông cá nhân đăc biệt là xe máy đươc người đi lại sử dụng nhiều nhất. Với những chiếc xe máy người ta có thể tạt vào bất kỳ một cửa hàng nào trên dãy phố để mua sắm. Từ đó hình thành một lối sống, một nếp văn hoá chủ yếu được tạo dựng lên bằng xe 2 bánh tốc độ chậm và nhà phố.
Một nguyên nhân khác đó là những chiếc xe chở 2- 3 người thậm chí 4 người trên 1 chiếc xe, các người ngồi sau thõng chân xuống đất. Xe máy chở 1 người ngồi sau vác theo 1 cây sắt, thanh nhôm rất dài, hoặc một tấm kính rất lớn, và với mấy chiếc dây thun người đi xe máy có thể chở 3- 5 két bia, 2- 3 bình ga. Xe máy, xe đạp đi hàng đôi hàng ba, hoặc xe máy thò chân qua đẩy chiếc xe đạp hoặc xe xích lô. Xe máy phóng thẳng từ trong nhà, trong ngõ, trên vỉa hè ra ngoài đường bất chấp xe cộ nườm nượp qua lại. Chỉ vì sự thiếu ý thức đi lại của mỗi người mà đã nảy sinh ra những kết quả có tác động ngược chiều như ách tắc giao thông, tai nạn giao thông.
Hậu quả của việc ùn tắc giao thông
Việc dừng lại quá lâu gây lãng phí xăng, đồng thời thải ra lượng khí thải lớn cho môi trường
Ô nhiễm bụi ở Hà Nội ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe con người còn gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, suy giảm tuổi thọ công trình và làm mất mỹ quan thành phố
Tiếng còi của ô tô, xe máy còn làm cho nhiều nơi tiếng ồn vượt quá mức cho phép hây nên sự căng thẳng thần kinh (stress), mệt mỏi liên tục cho con người
Mất quá nhiều thời gian, gây ra cho con người xu hướng ì ạch, ít vận động, hạn chế tham gia các hoạt động giao tiếp xã hội. Thậm chí nếu thường xuyên rơi vào tình trạng ì ạch giao thông sẽ khiến cho con người mất đi kiểm soát, khả năng tự chủ, bực bội
Giải quyết tồn tại và một số biện pháp khắc phục
Thành phố cần phải xem xét và điều chỉnh lại quy hoạch xây dựng chung cư cao tầng, cần có sự tính toán sao cho mật độ dân cư ở trong ngưỡng cho phép vì lượng dân nhập cư vào Hà Nội ngày càng gia tăng, diện tích đất của đô thị bị hạn chế, các chung cư cao tầng chỉ bố trí được diện tích tầng hầm cho đỗ xe, tầng 1, 2 là khu mua sắm, còn diện tích dành cho trường học, bệnh viện lại phải bố trí một khu riêng biệt khác nằm ngoài khả năng của chủ đầu tư, còn chính quyền đô thị thì hầu như ít có sự tính toán và quan tâm đúng mức đến nội dung này.
Tuyên truyền ý thức đến người dân nên sử dụng các loại phương tiện công cộng như xe bus, hạn chế xe máy và xe cá nhân, đặc biệt la sinh viên, nhân viên…Nếu trường học hay cơ quan, nơi làm việc gần chỗ ở khoảng 2km trở lại thì nên đi bộ vì như vậy vừa tiết kiệm, lại vừa tốt cho sức khỏe.
Nên nâng cấp lại hệ thống giao thông: mở rộng đường, phân luồng hợp lý lưu thông, xây dựng đường một chiều, hạn chế các ngã 4, bằng cách xây dựng cầu vượt, hầm chui…Hạn chế nhà ở cá nhân tại trung tâm, nên xây dựng thêm nhiều nhà chung cư, trung tâm thương mại để hạn chế việc mở các cửa hàng tự phát.
Dẹp bỏ các tụ điểm buôn bán tự phát lấn chiếm lòng lề đường gây cản trở giao thông, điều này dẫn đến tốc độ giao thông trên các tuyến đường rất chậm, sự tắc nghẽn sẽ xảy ra thường xuyên, nhất là giờ cao điểm, đặc biệt vài năm nay ở Hà Nội hầu như lúc nào cũng xảy ra tắc nghẽn, không phải chỉ có tắc nghẽn ở giờ cao điểm như trước đây. Cần phải phạt thật nặng, thật nghiêm để không còn tái phát.
Sắp xếp lại giờ làm việc của cơ quan, trường học, di dời ra vùng ngoại thành để hạn chế lưu thông và những ngày nghỉ vào trung tâm thành phố là để mua sắm và vui chơi thì sẽ không còn ùn tắc và kẹt xe nữa.
Thay vì thu phí ô tô vào thành phố lớn để giảm lượng ôtô, nên mở nhiều tuyến đường xe buýt ưu tiên trong thành phố với giá rẻ đủ để thuyết phục nhiều người từ bỏ dùng xe ô tô cá nhân đi vào thành phố, vì tiết kiệm được thời gian lẫn tiền bạc.
Tổ chức những tuyến đường xe buýt dành ưu tiên cho nhân viên của một cơ quan, công ty hay bệnh viện, khởi hành tại những địa điểm thuận lợi chạy thẳng đến nơi làm việc vào giờ cao điểm. (Những xe buýt công cộng và những xe buýt này được ưu tiên chạy vào hàng ưu tiên, các xe khác không được phép chạy vào).
Quy định giờ di chuyển vào thành phố đối với các xe tải lớn, như vậy cũng sẽ giảm được tiếng ồn trong giờ cao điểm.
Khuyến khích tổ chức ở ngoại thành đối với những buổi lễ hội đông người như đại nhạc hội, triển lãm…, như vậy không khí vừa trong lành và cũng vừa có không gian rộng lớn, không khí phù hợp với tổ chức sự kiện để mọi người có thể thoải mái vui chơi mà không lo bị làm phiền bởi khói bụi, tiếng ồn hay sự hạn chế về không gian.
Đặt camera theo dõi ở những nơi thường xảy ra ùn tắc, tăng cường cảnh sát giao thông để có thể khắc phục nhanh chóng khi có ùn tắc do tại nạn giao thông hay băng nhóm đua xe phá rối trật tự giao thông…
Phát triển thương mại, buôn bán ở ngoại thành để giảm lượng mua sắm ở trong thành phố, đồng thời cũng có thời gian và không gian để mọi người có thể nghỉ ngơi thư giãn ngày cuối tuần.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về chấp hành đúng luật an toàn giao thông nhằm nâng cao ý thức kỉ luật và ý thức trách nhiệm của người tham gia giao thông, từ đó người tham gia giao thông sẽ thấy trách nhiệm về hành vi của mình để xử sự tốt hơn, có suy nghĩ khác về việc phóng nhanh vượt ẩu.
Tóm lại, nếu không có kế hoạch làm giảm lượng giao thông vào thời gian cao điểm; nếu không nâng cao trình độ dân trí, không có kế hoạch làm giảm mật độ dân số trong nội thành và nếu không phát triển hệ thống giao thông công cộng trong các thành phố lớn như hiện này thì Việt Nam mình không thể giải quyết được nạn ùn tắc. Không những gây ra nhiều ô nhiễm ồn ào cho môi trường sinh sống của người dân trong thành phố, mà nó còn làm hao tổn thời gian và tiền bạc của quốc gia.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Bằng sự vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả để giải quyết nạn ách tắc giao thông của thủ đô Hà Nội. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.
Trân trọng./.