Bình luận hoạt động kiểm soát biên giới bên ngoài của Liên minh châu Âu

Bình luận hoạt động kiểm soát biên giới bên ngoài của Liên minh châu Âu

Biên giới phía ngoài của không gian Schengen đóng vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo cho sự hoạt động thông suốt của thị trường nội địa và khu vực của Liên minh châu Âu. Việc kiểm soát đường biên giới phía ngoài trên một cơ chế kiểm tra chung cùng một chính sách thị trường chung, chống lại nạn nhập cư bất hợp pháp từ bên ngoài và ngăn chặn các loại tội phạm có nguy cơ đe dọa đến an ninh, lợi ích, và sức khỏe của toàn bộ các nước Liên minh châu Âu.

Hiện nay, kiểm soát biên giới bên ngoài của EU đang là vấn đề được các nước Liên minh quan tâm và chú trọng. Vì đây là một vấn đề thiết thực và hữu ích, em xin chọn và nghiên cứu đề tài: “Bình luận hoạt động kiểm soát biên giới bên ngoài của Liên minh châu Âu” làm bài tập học kỳ.


Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Tập bài giảng Pháp luật liên minh châu Âu, Lê Minh Tiến và Phạm Hồng Hạnh, Hà Nội – 2011
  • Khóa luận tốt nghiệp “Kiểm soát biên giới và thị thực của Liên minh châu Âu – Những vấn đề pháp lý và thực tiễn”, Vũ Hà Thu, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012.

Bình luận hoạt động kiểm soát biên giới bên ngoài của Liên minh châu Âu

Không gian Schengen là một vùng lãnh thổ, nơi việc tự do di chuyển của các cá nhân được đảm bảo. Các nước kí kết sẽ bãi bỏ tất cả các biên giới nội bộ, mà thay vào đó là biên giới chung bên ngoài duy nhất. Vì vậy, việc kiểm soát biên giới bên ngoài được áp dụng theo thể thức chung tại mọi quốc gia thành viên.

Có thể hiểu “ Biên giới bên ngoài” theo quy định tại Schengen Borders Code là biên giới trên bộ, gồm các sông, hồ biên giới, biên giới trên biển, các cảng sông, biển hoặc hồ không phải biên giới nội bộ. Việc qua biên giới với bên ngoài chỉ được thực hiện tại các địa điểm qua biên giới và trong thời gian mở cửa cố định đã được quy định rõ ràng, trừ trường hợp việc qua biên giới với bên ngoài không ảnh hưởng đến lợi ích công hoặc an ninh nội bộ của quốc gia; các cá nhân hoặc nhóm người gặp tình huống khẩn cấp.

Có thể thấy rằng, việc kiểm tra biên giới với bên ngoài của các nước Liên minh châu Âu rất chặt chẽ và nghiêm ngặt, bao gồm ba hoạt động cơ bản: kiểm tra biên giới bên ngoài, giám sát biên giới và chương trình quản lý thống nhất biên giới phía ngoài IBM.

Hoạt động kiểm soát biên giới bên ngoài của Liên minh châu Âu
Hoạt động kiểm soát biên giới bên ngoài của Liên minh châu Âu

Việc di chuyển qua biên giới sẽ phải tuân theo các hoạt động kiểm tra của lực lượng cảnh sát biên giới. Cụ thể:

* Thủ tục kiểm tra khi nhập cảnh (tại Điều 5, Bộ luật biên giới Schengen):

– Có giấy tờ đi lại (gồm hộ chiếu, thị thực , giấy cho phép cư trú…) hợp lệ hoặc giấy tờ cho phép quan biên giới;

– Có thị thực hợp lệ đối với trường hợp phải có thị thực theo quy định tại Quy định 539/2001, trong đó liệt kê công dân của các nước thứ ba phải có thị thực khi qua biên giới với bên ngoài, trừ khi có giấy phép cư trú hợp lệ;

– Giải thích mục đích và điều kiện cho việc ở lại, phải có đủ điều kiện để sinh sống cả trong thời gian ở lại và để trở về quốc gia của người đó hoặc quá cảnh qua nước thứ ba.

– Không thuộc những người có trong danh sách bị từ chối nhập cảnh của Hệ thống thông tin Schengen (SIS – hệ thống thông tin lớn nhất đảm bảo an ninh công cộng cho toàn bộ khu vực châu Âu);

– Không có những mối đe dọa đối với chính sách, an ninh, y tế hoặc quan hệ quốc tế của quốc gia;

Công dân nước thứ ba không đáp ứng được điều kiện nhập cảnh và không thuộc các trường hợp ngoại lệ như là có giấy phép cư trú hoặc được một quốc gia thành viên cấp lại thị thực, được nhập cảnh trên cơ sở quyền con người hoặc lợi ích quốc gia hoặc các nghĩa vụ quốc tế,… sẽ bị từ chối nhập cảnh.

* Thủ tục kiểm tra khi xuất cảnh bao gồm:

– Xác minh rằng công dân nước thứ ba đang sở hữu giấy tờ hợp pháp cho phép họ đi qua biên giới

– Kiểm tra nhằm phát hiện dấu hiệu giả mạo trên giấy tờ

– Khi cần thiết xác minh người này không có nguy cơ đe dọa đến chính sách công cộng, an ninh nội bộ quan hệ quốc tế

– Kiểm tra thị thực khi cần thiết, trừ khi họ có thẻ cư trú hợp pháp hoặc những giấy tờ cho phép họ cư trú và nhập cảnh lại không gian Schengen

– Kiểm tra trong hệ thống SIS nhằm phát hiện trường hợp người bị từ chối nhập cảnh.

Một trong ba nguyên tắc quan trọng của hoạt động kiểm tra biên giới bên ngoài đó là nguyên tắc đảm bảo quyền con người trong kiểm tra biên giới bên ngoài: lực lượng kiểm tra trong phạm vi nghĩa vụ của mình, phải tôn trọng nhân phẩm, nghiêm cấm sự phân biệt đối xử, phải thông báo về muc đích kiểm tra với thái độ thân thiện, lịch sự và chuyên nghiệp, phù hợp quy định pháp luật.

Điều đó cho ta thấy rằng, ngoài sự nghiêm ngặt, chặt chẽ thì hoạt động kiểm tra biên giới bên ngoài của Liên minh châu Âu cũng rất tiến bộ, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, tạo thiện cảm, thoải mái cho các công dân nước thứ ba khi vào không gian Schengen.

Để giữ được sự nghiêm ngặt, hiệu quả trong hoạt động kiểm soát biên giới bên ngoài của Liên minh châu Âu thì không thể không kể đến vai trò của hệ thống thông tin Schengen(SIS) được áp dụng cho tất cả các quốc gia tham gia vào không gian Schengen. Hệ thống Thông tin Schengen cung cấp thông tin để hỗ trợ kiểm soát biên giới và các nhiệm vụ an ninh liên quan của cảnh sát và hợp tác tư pháp. 

Các quốc gia tham gia cung cấp cơ sở dữ liệu, tất cả các nhân viên cảnh sát và cán bộ, cơ quan có thẩm quyền cần những thông tin có thể truy cập trực tiếp vào cơ sở dữ liệu để phục vụ cho ra công việc của họ. Trường hợp có thông tin về cảnh báo trong Hệ thống Thông tin Schengen, thông tin này được trao đổi thông qua mạng lưới quốc gia của Sirene (Bổ sung Yêu cầu thông tin tại Văn phòng Quốc gia) được thành lập tại tất cả các bang Schengen. 

Những văn phòng sẽ xem xét các cảnh báo trong SIS và đảm bảo thực hiện hành động thích hợp, ví dụ thông tin về một người đã bị từ chối nhập cảnh vào Schengen Khu vực cố gắng nhập cảnh. Sự ra đời của chương trình thứ hai – hệ thống thông tin Schengen thế hệ mới (SIS II), với các chức năng và tính năng mới như dữ liệu sinh trắc học và liên kết các cảnh báo, các thông tin phức tạp. 

Hệ thống này được đưa vào hoạt động trong năm 2007. Nó được quản lý cùng với dữ liệu VIS (hệ thống thôn tin thị thực) và Eurodac (cơ sở dữ liệu vân tay của EU) của cơ quan để quản lý hoạt động các hệ thống công nghệ thông tin quy mô lớn trong lĩnh vực tự do, an ninh và công lý.

Quá trình hoàn thiện quản lý biên giới (IBM) là một phần không thể thiếu trong chiến lược kiểm soát biên giới, giúp tăng cường khả năng kiểm tra và giám sát biên giới phía ngoài thông qua các trang thiết bị tiên tiến và cấu trúc cơ sở dữ liệu phối hợp giữa các nước thành viên. Giúp ngăn chặn những hành vi muốn vào lãnh thổ EU một cách bất hợp pháp, đẩy nhanh tốc độ các thủ tục kiểm tra.

Tuy nhiên, việc sử dụng các thiết bị công nghệ cao và dữ liệu trắc sinh học gây mâu thuẫn với quy định của pháp luật về quyền riêng tư cần giải quyết. Nhìn chung đây vẫn là giải pháp thuyết phục cho vấn đề kiểm soát biên giới, vì việc áp dụng các biện pháp quản lý riêng rẽ, cục bộ sẽ tăng cao nguy cơ đe dọa an ninh biên giới và nội bộ.

Hoạt động kiểm soát biên giới bên ngoài của EU tác động rất lớn đến các hoạt động cấp thị thực, nhập cư và tỵ nạn. Nếu kiểm soát tốt biên giới bên ngoài thì vấn đề cấp thị thực sẽ được tiến hành dễ dàng hơn, tránh được việc nhập cư bất hợp pháp, giảm tải áp lực tỵ nạn, phòng chống khủng bố và các tội phạm xuyên quốc gia.

Dòng người tỵ nạn và người di cư cũng như mối đe dọa khủng bố gia tăng gay sức ép rất lớn đến hoạt động kiểm soát bên ngoài của EU. Những năm gần đây, việc hàng triệu người di cư, trong đó có nhiều người đến từ Syria, đã khiến hệ thống kiểm soát biên giới của khối Schengen gặp “khó khăn” .

Đặc biệt kể từ sau vụ khủng bố ở Paris hồi tháng 11/2015, việc kiểm soát biên giới được siết chặt. Vào ngày 6 tháng 4 năm 2016, Ủy ban Châu Âu đưa ra các đề xuất để cải thiện an ninh của các đường biên bên ngoài thông qua việc sử dụng các công nghệ mới:

– Thiết lập mộthệ thống nhập cảnh và xuất cảnh của EU cho công dân nước thứ ba – hay còn được gọi là “ Biên giới thông minh”, nhằm tăng cường tự động hóa việc kiểm soát biên giới và cải thiện khả năng phát hiện tài liệu và nhận dạng lừa đảo.

– Tạo ra một “Hệ thống thông tin và ủy quyền du lịch châu Âu” (ETIAS) để thu thập thông tin về khách du lịch được miễn thị thực trước chuyến đi của họ.

Cho đến nay, Ủy ban và các nước thành viên vẫn đang tăng cường và dần hoàn thiện các công cụ quản lý biên giới, đáng chú ý là hệ thống giám sát biên giới châu Âu (Eurosur) và việc tự động hóa các thủ tục kiểm tra tại biên giới phía ngoài.

Bên cạnh đó, Cơ quan Biên phòng và Cảnh sát châu Âu (cơ quan Frontex trước đây được mở rộng nhiệm vụ) lập ra vào tháng 10 năm 2016 để tăng cường kiểm soát hay vào ngày 7 tháng 3 năm 2017, Hội đồng đã thông qua một quy định sửa đổi mã biên giới Schengen để đẩy mạnh kiểm tra các cơ sở dữ liệu có liên quan ở biên giới bên ngoài.

Qua phân tích, có thể thấy rằng hoạt động kiểm soát biên giới bên ngoài của Liên minh châu Âu rất chặt chẽ, nghiêm ngặt, an toàn và hiện đại, đảm bảo an ninh, ổn định chính trị và sự bền vững của không gian Schenge.

Hiện nay, bên cạnh các sức ép về dòng người di cư ồ ạt tiến vào các nước châu Âu, rồi các mối đe dọa từ khủng bố, tội phạm xuyên quốc ra đòi hỏi các quốc gia Liên minh châu Âu cần tăng cường hoạt động, siết chặt việc quản lý, sử dụng các công nghệ, dữ liệu hiện đại phục vụ hiệu quả cho hoạt động kiểm soát biên giới bên ngoài.


Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Bình luận hoạt động kiểm soát biên giới bên ngoài của Liên minh châu Âu. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng./.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top