Quyền sở hữu trí tuệ là một quyền dân sự được nhà nước ghi nhận và bảo vệ bằng việc quy định cụ thể trong pháp luật. Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và khi có xảy ra hành vi xâm phạm quyền, tùy theo tính chất, mức độ nguy hại của hành vi mà người vi phạm sẽ bị xử lý theo các biện pháp khác nhau. Một trong số đó là xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự. Vì vậy, trong bài tiểu luận này, em xin trình bày đề tài số 08: “Phân tích, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của một biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ”.
Danh mục tài liệu tham khảo:
- Luật sở hữu trí tuệ 2005
Khái quát chung về biện pháp dân sự trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Mọi người cũng xem:
Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Tùy vào loại tài sản trí tuệ mà QSHTT đối với loại tài sản đó cũng khác nhau, nhưng dù là QSHTT với đối tượng nào cũng được pháp luật bảo hộ. QSHTT thường có giá trị lớn nên trong thực tế xảy ra nhiều trường hợp xâm phạm QSHTT, vì vậy ngoài việc quy định cụ thể các hành vi xâm phạm QSHTT, Luật sở hữu trí tuệ (LSHTT) cũng dành riêng một phần quy định về các biện pháp bảo vệ QSHTT.
Bảo vệ QSHTT được hiểu là nhà nước và chủ thể QSHTT sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này. Bảo vệ QSHTT không chỉ là ngăn ngừa các hành vi xâm phạm QSHTT xảy ra trên thực tế mà còn là việc xử lý, giải quyết khi có xâm phạm nhằm chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.
Để các chủ thể linh hoạt trong việc bảo vệ QSHTT, LSHTT quy định nhiều biện pháp bảo vệ QSHTT. Nếu dựa vào chủ thể thực hiện hành vi bảo vệ, có thể chia các biện pháp bảo vệ QSHTT thành hai loại:
Biện pháp bảo vệ do chính chủ thể QSHTT: đây chính là các biện pháp được quy định trong quyền tự bảo vệ tại Điều 198 LSHTT.
Phân tích, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của một biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệBiện pháp bảo vệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, gồm biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự và biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ. Các biện pháp này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng khi có (hoặc nghi ngờ có) hành vi xâm phạm QSHTT xảy ra trên thực tế.
Biện pháp dân sự trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Biện pháp dân sự là biện pháp xử lý hành vi xâm phạm QSHTT theo thủ tục tố tụng dân sự trên cơ sở yêu cầu của chủ thể QSHTT hoặc tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đang bị xử lý bằng hiện pháp hành chính hoặc hiện pháp hình sự.
Theo biện pháp dân sự, Tòa án buộc cá nhân, tổ chức xâm phạm QSHTT phải bồi thường thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần cho các chủ thể quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Tuy nhiên, khoản bù đắp tổn thất tinh thần chỉ dành cho tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng mà không dành cho chủ sở hữu các đối tượng này. Mức bồi thường thiệt hại được xác định theo quy định tại Điều 205 LSHTT.
Trong trường hợp không xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất thì Toà án có thẩm quyền ấn định mức bồi thường tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại nhưng không quá năm trăm triệu đồng (500.000.000. đồng). Mức bồi thường về tinh thần trong giới hạn từ năm triệu đồng (5.000.000 đồng) đến năm mươi triệu đồng (50.000.000 đồng).
Để bảo vệ quyền lợi các chủ thể QSHTT, pháp luật quy định cho những chủ thể QSHTT được yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Biện pháp khẩn cấp tạm thời được Toà án áp dụng theo thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên, cũng như việc áp dụng các biện pháp bảo đảm ngắn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính, Toà án chỉ ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp nhất định (theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 206 LSHTT). Thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải tuân thủ quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
Những ưu điểm và hạn chế trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự
Mọi người cũng xem:
Ưu điểm
Thứ nhất, đây là biện pháp thể hiện bản chất dân sự của quan hệ liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, là biện pháp xử lý triệt để hành vi xâm phạm, có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ và ngăn ngừa thiệt hại một cách kịp thời đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thứ hai, đây là biện pháp mang tính thực tế rất lớn. Do các hành vi xâm phạm QSHTT chủ yếu thuộc sự pháp luật dân sự nên biện pháp dân sự cũng được áp dụng phổ biến hơn. Hơn nữa, với biện pháp này, chủ sở hữu QSHTT có thể đòi được tiền bồi thường đối với chủ thể có hành vi xâm phạm thông qua cơ quan thi hành án dân sự.
Thứ ba, biện pháp này được áp dụng rộng rãi hơn so với những biện pháp khác. Bởi vì, việc xâm phạm QSHTT mang tính chất dân sự diễn ra phổ biến, các chủ thể có thể áp dụng biện pháp này một các dễ dàng bằng việc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấm dứt hành vi vi phạm hoặc yêu cầu chủ thể vi phạm bồi thường thiệt hại.
Hạn chế
Bên cạnh một số ưu điểm, biện pháp này vẫn còn hạn chế như:
Thứ nhất, trình tự thủ tục phức tạp, tốn thời gian và chi phí cho việc yêu cầu thực hiện biện pháp.
Thứ hai, chủ thể bị xâm phạm phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh sự xâm phạm QSHTT của chủ thể xâm phạm. Trong một số trường hợp thì việc chứng minh này là không hề đơn giản.
QSHTT là một trong những loại quyền dân sự cơ bản được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Bên cạnh việc ghi nhận các quyền của chủ thể QSHTT, pháp luật còn ghi nhận các biện pháp pháp lý để bảo vệ QSHTT chống lại các hành vi xâm phạm. Bảo vệ QSHTT là biện pháp Nhà nước tác động bằng pháp luật tới hành vi xử sự của con người nhằm thông qua đó bảo đảm cho chủ thể QSHTT thực hiện được các quyền của mình. Ở Việt Nam, QSHTT được bảo vệ thông qua nhiều biện pháp khác nhau, biện pháp dân sự có ý nghĩa thực tế nhất trong các biện pháp bảo vệ QSHTT.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Phân tích, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của một biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.
Trân trọng./.