Trong tiến trình đổi mới đất nước, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm chỉ đạo thực hiện. Những thành quả đạt được về kinh tế trong những năm đổi mới về kinh tế là những minh chứng thuyết phục về sự năng động, sáng tạo của đảng ta trong quá trình lãnh đại đất nước. Nói đến đổi mới cơ chế quản lý kinh tế không thể không xác định mức độ đảm bảo việc thưc hiện quyền tự do kinh doanh. Thực tế đã chứng mình muốn bảo đảm quyền tự do kinh doanh thì hệ thông pháp luật là một trong những nhân tố quyết định. Để tìm hiểu luật Doanh nghiệp đã mở rộng như thế nào về quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp e xin chọn đề tài: “Có ý kiến cho rằng: “Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã thừa nhận và tôn trọng quyền tự do kinh doanh, trao quyền tự chủ mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp”. Dựa vào các quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, anh (chị) hãy bình luận về ý kiến trên” làm đề tài cho bài tập học kỳ lần này.
Do trình độ am hiểu cũng như lượng kiến thức có hạn của bản thân cho nên trong bài làm sẽ còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Em kính mong sẽ nhận được những ý kiến phê bình và nhận xét của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn đã ân cần giảng dạy trong các tiết học, cũng như giờ thảo luận để giúp em hoàn thành bài tập này.
Danh mục tài liệu tham khảo:
- Luật doanh nghiệp năm 2014
- Luật doanh nghiệp năm 2005
- Giáo trình Giáo trình Luật Thương mại tập I – NXB Công an nhân dân
- Hiến pháp năm 2013
- Nghị định của Chính phủ số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp
- Nghị định của Chính phủ số 99/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về Quản lý và sử dụng con dấu
- Nghị định của Chính phủ số 99/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về Quản lý và sử dụng con dấu
- Nghị định của Chính phủ số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 về Đăng ký doanh nghiệp
Tại điều 33 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về quyền tự do kinh doanh: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Nhưng trong luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định cụ thể như thế nào về quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ta phải tìm hiểu ở các khía cạnh sau:
Quyền tự do kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm
Mọi người cũng xem:
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì doanh nghiệp được quyền tự do đăng ký ngành, nghề kinh doanh và ngành nghề kinh doanh do doanh nghiệp đăng ký sẽ được ghi nhận đầy đủ trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khi kinh doanh, doanh nghiệp chỉ được quyền kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh. Xét về thực chất, doanh nghiệp chỉ được quyền tự do kinh doanh những ngành, nghề đã đăng ký. Nếu doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề không ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thì hoạt động kinh doanh đó bị coi là bất hợp pháp. Chính vì vậy, trên thực tế doanh nghiệp thường có xu hướng đăng ký dự phòng ngành nghề kinh doanh, tức là đăng ký rất nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, từ vài chục đến hàng trăm ngành nghề khác nhau, nhưng thực tế chỉ kinh doanh 1 hoặc một số ngành nghề. Thực tế này đã dẫn đến nhiều hệ quả bất lợi, như: những sai lệch về số liệu thống kê và ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước, doanh nghiệp chịu nhiều rủi ro pháp lý trong kinh doanh, không tận dụng được hoặc chậm trễ trong tận dụng cơ hội kinh doanh thông thường.
Đến Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định tại khoản 1 điều 7: “Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”, từ quy định này doanh nghiệp sẽ chủ động và tận dụng tốt hơn mọi cơ hội kinh doanh trong các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
Thay đổi nói trên của Luật Doanh nghiệp sẽ giảm đáng kể rủi ro thương mại và pháp lý, giảm chi phí giao dịch, tăng độ an toàn và tính chủ động, sáng tạo cho doanh nghiệp trong kinh doanh; qua đó, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tận dụng hết tiềm năng và cơ hội kinh doanh để phát triển.
Luật Đầu Tư cụ thể hóa giới hạn cấm tại Điều 6: cấm đầu tư kinh doanh trong 6 ngành nghề sau: kinh doanh ma túy; kinh doanh hóa chất, khoáng vật cấm; kinh doanh động, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên; kinh doanh mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người và các hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người. Để làm rõ hơn giới hạn cấm này, trong phụ lục 1 và 2, Luật Đầu tư 2014 còn liệt kê chi tiết danh mục chất ma túy, danh mục động, thực vật, khoáng vật cấm kinh doanh đầu tư.
Tuy nhiên tự do kinh doanh ở đây không có nghĩa là doanh nghiệp có thể tự do kinh doanh bất cứ ngành nghề nào mà doanh nghiệp muốn mà còn phải phụ thuộc vào ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh có phải là ngành nghề mà pháp luật quy định là phải có điều kiện hay không theo quy định tại khoản 1 điều 8 luật Doanh nghiệp năm 2014:
Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không càn ghi ngành nghề
Mọi người cũng xem:
Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã thừa nhận và tôn trọng quyền tự do kinh doanh, trao quyền tự chủ mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng ký ngành, nghề kinh doanh và sau đó được quyền kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp chỉ được quyền tự do kinh doanh những ngành, nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; trường hợp muốn bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh thì ngoài việc phải thực hiện đăng ký kinh doanh với cơ quan quản lý có thẩm quyền trong lĩnh vực kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp còn phải tiến hành thủ tục bổ sung, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định của luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
Vốn điều lệ
Việc luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định doanh nghiệp không phải ghi ngành nghề vào giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã tạo rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp:
Quy định như vậy không những giảm đáng kể chi phí tuân thủ thực hiện thủ tục hành chính mà còn nâng cao tính chủ động, linh hoạt cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
Khi không phải ghi thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận giúp doanh nghiệp loại trừ được những rủi ro kinh doanh và rủi ro pháp lý. Khi không phải ghi thông tin về ngành nghề, doanh nghiệp đẩy mạnh cơ hội nhanh chóng được thành lập.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể linh hoạt trong quá trình hoạt động kinh doanh trong khi vẫn chịu sự quản lý chặt chẽ bởi cơ quan quản lý nhà nước.
Luật Doanh nghiệp năm 2014 không yêu cầu doanh nghiệp phải ghi ngành, nghề kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ vẫn phải ghi thông tin trên trong Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Có thể thấy, cơ quan quản lý nhà nước vẫn có các thông tin về ngành, nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp cụ thể khi đăng ký.
Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp kinh doanh thêm các ngành, nghề khác thì doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo với cơ quan đăng ký doanh nghiệp để bổ sung vào Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được lưu tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Mỗi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp đều bị điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và được quản lý bởi các cơ quan nhà nước khác nhau. Việc đẩy mạnh đăng ký thông tin trên hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia còn giúp các cơ quan nhà nước phối hợp với nhau để quản lý trực tiếp.
Bên cạnh những lợi ích trên, việc doanh nghiệp không ghi ngành nghề vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng tạo nên những khó khăn:
Việc không ghi rõ ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp không tạo được sự tin tưởng cho đối tác khi không rõ doanh nghiệp có kinh doanh hoặc hoạt động chuyên nghiệp trong một lĩnh vực cụ thể hay không. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là một văn bản đáng tin cậy được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chứng nhận về chuyên ngành, lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp đăng ký với nhà chức trách. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới thành lập, ngành nghề đã đăng ký kinh doanh được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đóng góp một phần không nhỏ vào việc chứng minh năng lực hoạt động trong một lĩnh vực, ngành nghề cụ thể của doanh nghiệp.
Việc bỏ phần thông tin ngành nghề sẽ làm cho các doanh nghiệp mò mẫm tìm đối tác uy tín cho mình, đồng thời tạo cơ hội để hình thành những doanh nghiệp ma, doanh nghiệp kém chất lượng, làm giảm sút tính lành mạnh của môi trường kinh doanh. Từ đây, các đối tác trong và ngoài nước sẽ có xu hướng tìm đến những doanh nghiệp kinh doanh có uy tín đã xây dựng được tên tuổi từ trước, vô tình đánh bật các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới thành lập, dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong cạnh tranh.

Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện, đòi hỏi phải được cấp các giấy phép con mới có thể đi vào hoạt động, thì việc không có thông tin về ngành nghề kinh doanh trong hồ sơ sẽ phần nào gây lúng túng cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách từng lĩnh vực, cũng với đó sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp khi phải thu thập, xuất trình các giấy tờ, chứng từ khác để chứng minh rằng mình có khả năng hoặc nghiêm túc đầu tư kinh doanh đối với ngành nghề đó. điều này sẽ dẫn đến dễ xảy ra việc các doanh nghiệp bất chấp việc xin giấy phép con tại các cơ quan quản lý chuyên ngành, hoạt động sâu vào các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp chân chính được phép hoạt động hợp pháp.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không có phần liệt kê các ngành nghề doanh nghiệp đăng ký hoạt động cũng gây khó khăn cho công tác quản lý thị trường và vấn đề hậu kiểm, thống kê các doanh nghiệp sau khi đã thành lập. Các cá nhân, tổ chức muốn trích xuất thông tin về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp khác sẽ phải mất thời gian, chi phí cho thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin tại Sở Kế hoach- Đầu tư. Từ đó làm ảnh hưởng đến sự minh bạch trong kinh doanh.
Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu
Mọi người cũng xem:
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định số 58/2001/NĐ-CP thì cơ quan quản lý nhà nước sẽ quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn hoạt động phải xin phép khắc dấu và phải được cơ quan quản lý nhà nước đồng ý cho khắc dấu và cấp giấy đăng ký mẫu dấu. Để tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp khi khởi sự kinh doanh, giảm thiểu chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp mới đã chuyển quyền quyết định nêu trên về cho doanh nghiệp. Cụ thể, Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:
1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Mã số doanh nghiệp
Với quy định này, cơ quan công an sẽ không còn quyền vào doanh nghiệp để kiểm tra việc sử dụng dấu hoặc doanh nghiệp cũng không mất thời gian và chi phí lên xuống cơ quan công an để khắc dấu hoặc bị phạt khi lỡ làm mất con dấu. Cũng có thể hình ảnh cô văn thư cần mẫn cặm cụi đóng dấu trên những chồng hồ sơ cao ngất sẽ dần mờ nhạt đi cùng với thời gian vì cũng theo điều 44 này, “con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng con dấu”.
Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Với quy định này, con dấu của doanh nghiệp chỉ mang tính chất là dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp, do doanh nghiệp tự thiết kế. Quy định này sẽ công nhận quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có việc công nhận quyền tự sáng tạo mẫu dấu của doanh nghiệp
Người Việt lâu nay vốn quan niệm con dấu là “ngọc tỷ”, chỉ có một cái duy nhất, là bảo chứng cho sự xác thực và hiệu lực của văn bản, văn bản do ai ký không quan trọng bằng việc nó được đóng dấu đỏ, mực son.Trong khi đó, căn cứ để xác minh tính hợp pháp của văn bản phải là chữ ký, thẩm quyền của người ký, chứ không phải là con dấu, một vật hoàn toàn có thể bị làm giả.Quy định mới đã khắc phục được bất cập về bảo quản con dấu trước đây. Theo quy định cũ, con dấu phải để ở trụ sở chính của doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp phải rong ruổi, bôn ba trên đường kinh doanh, trong nhiều tình huống rất cần tranh thủ ký kết ngay hợp đồng, nhưng lại phải chờ lấy được dấu ở trụ sở chính. Và cũng bởi doanh nghiệp chỉ có một con dấu, nên nếu mang đi thì ở nhà cũng không có con dấu khác để dùng.
Tuy nhiên, việc nới rộng quy định về quản lý con dấu này cũng tạo ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Đó là nguy cơ về việc làm giả con dấu. Vì không có một cơ quan quản lý cụ thể, con dấu hoàn toàn có thể bị làm giả dựa vào các thông tin công bố trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và không có bất cứ cơ sở nào để kiểm chứng. Hơn nữa, giá trị pháp lý của con dấu sẽ bị giảm mạnh, thay vào đó chữ ký của người có thẩm quyền sẽ là mục tiêu chính khi các bên xem xét giá trị pháp lý của văn bản do một doanh nghiệp phát hành. Việc này dẫn đến nhiều khó khăn cho việc xác định giá trị pháp lý của một văn bản, khi mà hiện nay con dấu chữ ký và chữ ký điện tử đang được sử dụng rất phổ biến trong các giao dịch.

Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật
Mọi người cũng xem:
Theo quy định tại khoản 2 điều 13 luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:
Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Đây là điểm đổi mới của luật doanh nghiệp 2014 so với luật doanh nghiệp 2005, loại hình công ty TNHH và công ty Cổ Phần có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật để đáp ứng linh động được nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp, so với luật doanh nghiệp cũ 2005 thì mỗi doanh nghiệp chỉ có 1 người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên việc sử dụng bao nhiêu người đại diện theo pháp luật trong doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp cần cân nhắc xem xét kỹ để thuận tiện cho vấn đề quản lý, vì mô hình nhiều người đại diện theo pháp luật phù hợp đối với những doanh nghiệp lớn có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và có sự giám sát phân chia công việc về từng mảng kinh doanh khác nhau hoặc cần sự hiện diện điều hành ở những quốc gia khác nhau trong cùng 1 thời điểm. Quy định này của luật Doanh nghiệp năm 2014 đã tạo điều kiện to lớn cho doanh nghiệp thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình:
Thứ nhất ,quy định này đã đảm bảo tốt hơn quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp. Nó hướng tới việc tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp toàn quyền quyết định số lượng người đại diện theo pháp luật cho mình trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Đứng dưới khía cạnh đảm bảo quyền tự do kinh doanh, đây là một quy định mang tính đột phá trong việc cho doanh nghiệp toàn quyền quyết định số lượng người đại diện theo pháp luật, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể hội nhập nhanh hơn, tận dụng được mọi cơ hội kinh doanh thông qua các đại diện theo pháp luật.
Thứ hai, quy định này khắc phục được khó khăn trước đây trong việc thực hiện các giao dịch cũng như việc ký các văn bản của doanh nghiệp khi người đại diện theo pháp luật có công việc phải đi xa. Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật, các văn bản liên quan đến doanh nghiệp đều phải do người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp ký tên.
Thứ ba, quy định này đã “gỡ rối” cho doanh nghiệp trong trường hợp người đại diện duy nhất của doanh nghiệp bất hợp tác, không thực hiện các yêu cầu của thành viên/cổ đông trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp trong nội bộ cũng như giao dịch với bên ngoài công ty. Bằng cách có nhiều hơn 1 người đại diện, sự lạm quyền, bất hợp tác như đã nói trên sẽ bị vô hiệu
Ngoài ra, doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Nếu hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác, người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc, hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Đây là điểm mới, tiến bộ của Luật Doanh nghiệp 2014 khi đưa ra cơ chế giải quyết trong trường hợp người đại diện theo pháp luật thường xuyên vắng mặt tại Việt Nam.
Như vậy, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong luật Doanh nghiệp năm 2014 đã được cụ thể và mở rộng hơn rất nhiều so với luật cũ. Với các quy định mở rộng như vậy về quyền tự do kinh doanh. Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã tạo điều kiện rất lớn cho doanh nghiệp thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình, giúp các doanh nghiệp kinh doanh một cách thuận lợi hơn, góp phần giúp các doanh nghiệp phát triển hơn làm cho đất nước giàu mạnh hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã thừa nhận và tôn trọng quyền tự do kinh doanh, trao quyền tự chủ mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.
Trân trọng./.