Thông tin địa chỉ Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê. Qua bài viết dưới đây, tổng đài tư vấn Luật Quang Huy chúng tôi sẽ giới thiệu về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.


Cơ sở pháp lý

  • Nghị định số 86/2017/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch và Đầu tư.

Lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Ngày 8 tháng 10 năm 1955, ngày Hội đồng Chính phủ họp quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạch Quốc gia được xác định là ngày thành lập Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Ngày 9-10-1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, trong đó xác định rõ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Ngày 27 tháng 11 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định 151/HĐBT giải thể Ủy ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.

Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới. Ngày 1 tháng 11 năm 1995, Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư.

Ngày 17 tháng 8 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 99/2000/TTg giao Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Ngày 25 tháng 7 năm 2017, Chính phủ ra Nghị định số 86/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.


Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Vị trí và chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm:

Tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

  • Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hằng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
  • Trình Chính phủ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm và hằng năm của cả nước, các cân đối vĩ mô của nền kinh tế quốc dân; kế hoạch xây dựng, sửa đổi các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô; quy hoạch; chiến lược huy động vốn đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu; các chương trình, dự án khác theo sự phân công của Chính phủ.
  • Trình Thủ tướng Chính phủ các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác.
  • Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  • Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc phạm vi quản lý của bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.
  • Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch: Xây dựng chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội sau khi được Quốc hội thông qua; giúp việc cho Chính phủ; Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, tỉnh; Tổ chức công bố chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển vùng, lãnh thổ sau khi được phê duyệt; Tổng hợp chung các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân; Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của bộ, ngành, địa phương; tổ chức theo dõi, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội theo định kỳ hàng tháng, quý, năm…
  • Về đầu tư phát triển và phân bổ ngân sách nhà nước: Tổng hợp chung về đầu tư phát triển. Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; danh mục các chương trình, dự án ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA, vốn vay ưu đãi; danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu, các dự án quan trọng quốc gia; danh mục dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn đầu tư công khác theo quy định của pháp luật; Xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; tổng mức và cân đối các nguồn vốn đầu tư công theo ngành, lĩnh vực, chương trình; tổng mức vốn chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu; Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển; giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước; Thường trực Hội đồng thẩm định Nhà nước các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; thẩm định các chương trình mục tiêu và các dự án khác do Thủ tướng Chính phủ giao; thẩm định các dự án đầu tư khác theo quy định của pháp luật về đầu tư…
  • Về đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài: Quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP); tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư; Thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh và chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các dự án đầu tư theo hình thức PPP; Xây dựng, quản lý, khai thác và hướng dẫn sử dụng Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư; Kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư công.
  • Về quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi: Là cơ quan đầu mối trong việc vận động, điều phối, quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; Chủ trì việc chuẩn bị nội dung, tổ chức vận động và điều phối các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi; Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi trung hạn 5 năm và hằng năm; cân đối và bố trí vốn đối ứng hằng năm từ nguồn vốn ngân sách để chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển thuộc diện cấp phát ngân sách trung ương; Thực hiện giám sát và đánh giá các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề phát sinh có liên quan đến nhiều Bộ, ngành…
  • Về quản lý đấu thầu: Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đấu thầu; Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu; tổ chức hệ thống thông tin về đấu thầu và đấu thầu qua mạng.
  • Về quản lý các khu kinh tế: Xây dựng, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển tổng thể các khu kinh tế trong phạm vi cả nước; Tổ chức thẩm định kế hoạch phát triển các khu kinh tế, việc thành lập các khu kinh tế của các địa phương…
  • Về đăng ký và phát triển doanh nghiệp: Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước; Quản lý về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình đăng ký doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và sau đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi cả nước; quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
  • Về kinh tế tập thể, hợp tác xã: Xây dựng chiến lược, chương trình và kế hoạch chung về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổng kết việc thực hiện các chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; Xây dựng cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; Quản lý về đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; hướng dẫn thủ tục đăng ký; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký và sau đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên phạm vi cả nước.
  • Về lĩnh vực thống kê:
  • Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động thống kê; điều phối, tổ chức các hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê theo quy định của pháp luật; Xây dựng, thống nhất quản lý hệ thống thông tin thống kê quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện;
  • Tổ chức điều phối việc kết nối, cung cấp dữ liệu, thông tin giữa các hệ thống thông tin thống kê nhà nước; xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện đánh giá chất lượng thông tin thống kê trong hoạt động thống kê nhà nước; Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo thống kê, chương trình điều tra thống kê và phân loại thống kê theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công nghệ thông tin trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
  • Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
  • Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.
  • Quản lý các hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
  • Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
  • Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
  • Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
  • Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Khối các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước

  • Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân
  • Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ
  • Vụ Tài chính, tiền tệ
  • Vụ Kinh tế công nghiệp
  • Vụ Kinh tế nông nghiệp
  • Vụ Kinh tế dịch vụ
  • Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị
  • Vụ Quản lý các khu kinh tế
  • Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư
  • Vụ Kinh tế đối ngoại
  • Vụ Lao động, Văn hoá, Xã hội
  • Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường
  • Vụ Quản lý quy hoạch
  • Vụ Quốc phòng – An ninh
  • Vụ Pháp chế
  • Vụ Tổ chức cán bộ
  • Vụ Thi đua – Khen thưởng và Truyền thông
  • Văn phòng Bộ
  • Thanh tra Bộ
  • Cục Quản lý đấu thầu
  • Cục Phát triển doanh nghiệp
  • Cục Đầu tư nước ngoài
  • Cục Quản lý đăng ký kinh doanh
  • Cục Phát triển Hợp tác xã
  • Tổng cục Thống kê

Các tổ chức sự nghiệp

  • Viện Chiến lược phát triển
  • Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
  • Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội quốc gia
  • Trung tâm Tin học
  • Báo Đầu tư
  • Tạp chí Kinh tế và dự báo
  • Học viện Chính sách và Phát triển
  • Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ Kinh tế – Kế hoạch
  • Trường Cao đẳng Kinh tế – Kế hoạch Đà Nẵng
  • Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê

  • Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia
  • Vụ Phương pháp chế độ thống kê và Công nghệ thông tin
  • Vụ Thống kê Tổng hợp
  • Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng
  • Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản
  • Vụ Thống kê Thương mại, Dịch vụ và Giá cả
  • Vụ Thống kê Dân số và Lao động
  • Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường
  • Vụ Hợp tác quốc tế
  • Vụ Tổ chức cán bộ
  • Vụ Kế hoạch tài chính
  • Thanh tra Tổng cục
  • Văn phòng Tổng cục
  • Viện Nghiên cứu khoa học thống kê
  • Trung tâm Tư liệu thống kê
  • Tạp chí Con số và Sự kiện
  • Trung tâm Tin học thống kê
  • Trung tâm Tin học thống kê khu vực II
  • Trung tâm Tin học thống kê khu vực III

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Lãnh đạo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ năm 1955 đến nay

1. Đồng chí Phạm Văn Đồng

2. Đồng chí Nguyễn Văn Trân

3. Đồng chí Nguyễn Duy Trinh

4. Đồng chí Nguyễn Côn

5. Đồng chí Nguyễn Lam

6. Đồng chí Lê Thanh Nghị

7. Đồng chí Võ Văn Kiệt

8. Đồng chí Đậu Ngọc Xuân

9. Đồng chí Phan Văn Khải

10. Đồng chí Đỗ Quốc Sam

11. Đồng chí Trần Xuân Giá

12. Đồng chí Võ Hồng Phúc

13. Đồng chí Bùi Quang Vinh

14. Đồng chí Nguyễn Chí Dũng

Lãnh đạo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện nay

  • Bộ trưởng: Nguyễn Chí Dũng
  • Thứ trưởng: Vũ Đại Thắng
  • Thứ trưởng: Nguyễn Văn Trung
  • Thứ trưởng: Nguyễn Đức Trung
  • Thứ trưởng: Võ Thành Thống

Thông tin địa chỉ liên hệ

  • Địa chỉ: 6B Hoàng Diệu, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội
  • ĐT: 080.43485; Phòng Hành chính – Văn phòng Bộ: 024.38455298;
  • Fax: 024.38234453.
  • Website: Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư www.mpi.gov.vn

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định số 86/2017/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch và Đầu tư.

Trên đây là những thông tin cơ bản về địa chỉ liên hệ, thẩm quyền và các thông tin liên quan đến Bộ Kế hoạch Đầu tư. Hiện nay, Luật Quang Huy là địa chỉ thành lập doanh nghiệp uy tín với đội ngũ tư vấn viên chuyên về lĩnh vực thành lập công ty sẽ làm hài lòng khách hàng. Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài tư vấn doanh nghiệp của HOTLINE 19006588 của Luật NQH Việt Nam để được tư vấn trực tiếp.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top