Cục bảo trợ xã hội là đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về người tàn tật, người cao tuổi, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, giảm nghèo trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
Trong bài viết này, Luật Quang Huy sẽ cung cấp một số thông tin, địa chỉ của cục bảo trợ xã hội.
Thông tin liên hệ của cục bảo trợ xã hội
Mọi người cũng xem:
- Địa chỉ của cục bảo trợ xã hội: 37A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Trang web:
- Điện thoại: 024 3747 8675
- Fax: 024 3747 8675
Giới thiệu đôi nét về cục bảo trợ xã hội
Mọi người cũng xem:
Cục bảo trợ xã hội là đơn vị hoạt động sự nghiệp xã hội được thành lập với mục đích cung cấp dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt, không có điều kiện sống ở gia đình, bao gồm: Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc nhiều nhóm đối tượng bảo trợ xã hội; Cơ sở chăm sóc người già; cơ sở chăm sóc người tâm thần; cơ sở chăm sóc người tàn tật; cơ sở chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Cơ sở bảo trợ xã hội công lập là cơ sở do cơ quan nhà nước thành lập và quản lý.
Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập là cơ sở được các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2, 3 và 4, Điều 2 của nghị định này thành lập và quản lý

Chức năng nhiệm vụ của cục bảo trợ xã hội
Mọi người cũng xem:
Cục bảo trợ xã hội có các chức năng, nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ:
- Các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và giảm nghèo.
- Chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án về công tác người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và giảm nghèo.
- Chế độ, chính sách: Chế độ, chính sách đối với người cao tuổi, người khuyết tật; Chế độ, chính sách trợ giúp thường xuyên, đột xuất đối với các đối tượng bảo trợ xã hội; Chế độ, chính sách trợ giúp người nghèo, người có thu nhập thấp.
- Tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật đối với hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực được giao.
- Giải pháp thực hiện các chương trình trợ giúp xã hội trong lĩnh vực bảo trợ xã hội.
- Quy hoạch và hướng dẫn quy hoạch mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo thẩm quyền.
- Qui định cụ thể điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
- Hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội và giảm nghèo.
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nước, của Bộ về công tác người cao tuổi, người khuyết tật và trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và giảm nghèo.
- Tổ chức công tác thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tượng quản lý.
- Là đầu mối giúp Bộ triển khai thực hiện Đề án Phát triển nghề công tác xã hội trong phạm vi trách nhiệm của Bộ.
- Tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì tổng kết, đánh giá các phong trào, mô hình, điển hình tiên tiến về công tác người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và giảm nghèo.
- Nghiên cứu, xây dựng chế độ chính sách đối với công chức, viên chức trong lĩnh vực được phân công.
- Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng danh mục vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành; hướng dẫn về vị trí việc làm, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực bảo trợ xã hội theo phân công của Bộ.
- Giúp Bộ quản lý các hội, hiệp hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học; tham gia đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, bảo trợ xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cộng tác viên công tác xã hội theo phân công của Bộ.
- Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất về lĩnh vực được phân công.
- Quản lý công chức; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Cơ cấu tổ chức của cục bảo trợ xã hội
Mọi người cũng xem:
Cơ cấu tổ chức của Cục Bảo trợ xã hội bao gồm:
- Cục Bảo trợ xã hội có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng;
- Các phòng chức năng: Phòng Chính sách Bảo trợ xã hội; Phòng Trợ giúp đột xuất; Phòng Công tác xã hội; Văn phòng Cục; Phòng Tài chính – Kế toán; Văn phòng Điều phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam.
Trên đây là giải đáp và cung cấp một số thông tin của cục bảo trợ xã hội , nếu còn vấn đề gì thắc mắc hoặc chưa rõ quý khách có thể liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp các thắc mắc.
Trân trọng./.