Quá trình hình thành và phát triển của công chứng Việt Nam

Quá trình hình thành và phát triển của công chứng Việt Nam

Nước ta có hoạt động công chứng xuất hiện tương đối sớm, từ thời kỳ thuộc pháp cho đến nay hoạt động công chứng vẫn liên tục phát triển hội nhập với hoạt động công chứng trên thế giới. Qua bài phân tích sau đây tổng đài tư vấn Luật Quang Huy chúng tôi xin giải quyết về vấn đề:“Quá trình hình thành và phát triển của công chứng Việt Nam”


Danh mục tài liệu tham khảo

  • Luật công chứng năm 2014.
  • Nghị định số 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật công chứng năm 2014.
  • Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Khái niệm, đặc điểm hoạt động công chứng

Khái niệm hoạt động công chứng

Điều 2 của Luật công chứng định nghĩa công chứng 2014 như sau:

Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản( sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của ban dịch,giấy tờ văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt( sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Đặc điểm của hoạt động công chứng

Hoạt động công chứng đảm bảo an toàn pháp lí cho các hợp đồng, giao dịch

Hoạt động công chứng tạo lập các văn bản có giá trị chứng cứ

Hoạt động công chứng là hoạt động mang tính chuyên môn, nghề nghiệp

Hoạt động công chứng chịu sự quản lí chặt chẽ của Nhà nước.

Quá trình hình thành và phát triển của công chứng

Công chứng thời kỳ Pháp thuộc

Sau khi biến Việt Nam thành một nước thuộc địa nửa phong kiến và để phục vụ cho các lợi ích của mình tại Việt Nam, thực dân Pháp đã thành lập một hệ thống công chứng ở nước ta. Theo sắc lệnh ngày 24/8/1932 của tổng thống Pháp về tổ chức công chứng( được áp dụng ở Đông Dương theo quyết định ngày 7/10/1931 cuả toàn quyền Đông Dương P.Pasquies).

Trong giai đoạn này số lương văn phòng công chứng còn ít. Ở Hà Nội có 1 văn phòng công chứng, Sài Gòn có 3 văn phòng công chứng, ngoài ra ở các thành phố Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng thì việc công chứng do Chánh lục sự Tòa án sơ thẩm kiểm nhiệm. Theo pháp lệnh này thì công chứng viên do Pháp bổ nhiệm và giữ chức vụ suốt đời, họ hoạt động với tư cách người thi hành công vụ vừa như với tư cách người hành nghề tự do.

Nguyên nhân mà công chứng viên vừa được xem như một người hoạt động với tư cách người thi hành công vụ vừ hoạt động với tư cách của người hành nghề tự do là vì. Công chứng viên là do Nhà nước bổ nhiệm, làm nhiệm vụ khi có yêu cầu, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp hoạt động trên một phạm vi địa giới nhất định không được hoạt động trong phạm vi khác mà không có quy định, họ làm nhiệm vụ gửi giữ của đương sự vào ngân khố quốc gia và chịu sự giám sát định kỳ của viện công tố về hoạt động của văn phòng công chứng.

Cùng với đó công chứng viên cũng mang tính chất người làm nghề tự do do văn phòng công chứng là một tổ chức dịch vụ, họ phải giữ bí mật nghề nghiệp, phải chịu trách nhiệm về hành vi công chứng và lời hướng dẫn của mình. Ví dụ khi công chứng viên thực hiện hành vi công chứng có thiệt hại vật chất thì công chứng viên phải chịu trách nhiệm về hành vi đó của mình.

Dưới sự thống trị của thực dân Pháp thì công chứng Việt Nam thời kỳ này được xếp và hệ thống pháp luật La Mã.

Quá trình hình thành và phát triển của công chứng Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển của công chứng Việt Nam

Công chứng Việt Nam thời kỳ dân chủ cộng hòa

Sau cách mang tháng tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Ngày 1/10/1945, Bộ trưởng Bộ tư pháp đã ký nghị định bãi chức ông DEROCHE và bổ nhiệm ông Vũ Qúy Vỹ mang quốc tịch Việt Nam thay thế công chứng viên người Pháp tại Hà Nội.

Nghị định quy định các luật lệ cũ về công chứng viên vẫn được thi hành, trừ các khoản không phù hợp với nền độc lập và chính thể dân chủ cộng hòa Việt Nam. Có thể nói đây là tổ chức công chứng đầu tiên của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tổ chức công chứng mang đậm dấu ấn của công chứng Pháp.

Ngày 15/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành sắc lệnh 59/SL ấn định “thể lệ việc thị thực các giấy tờ”. Theo sắc lệnh này, việc thị thực chỉ là thủ tục hành chính, quyền thị thực các giấy tờ trước đây giao cho lý trưởng các làng và trưởng phố ở thành thị thì nay giao về ủy ban nhân dân của làng hoặc ủy ban nhân dân hàng phố.

Ủy ban làm nhiệm vụ thị thực phải là ủy ban nơi trú quán của một hoặc các bên đương sự lập khế ước; đối với bất động sản phải là ủy ban nơi có bất động sản đó thị thực, nếu có nhiều bất động sản ở nhiều nơi thì giấy tờ lập ra về những bất động sản ấy phải do ủy ban mỗi nơi có bất động sản đó thị thực.

Các ủy ban thị thực phải chịu trách nhiệm về việc thị thực, khi xảy ra thiệt hại đến tư nhân vì sự thực không đúng, công quỹ của làng hay của hàng phố phải bồi thường. Xét về trình tự, thủ tục, nội dung và thẩm quyền thì việc thị thực này chỉ là một thủ tục hành chính.

Ngày 29/2/1952 Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh 85 quy định về thể lệ trước bạ về các việc mua, bán, cho, đổi nhà cửa, ruộng đất. Theo đó sắc lệnh có các nội dung sau:

Điều 1:Các việc mua bán, cho và đổi nhà cửa, ruộng đất bắt buộc phải trước bạ rồi mới được sang tên trong địa bộ và sổ thuế. Việc chuyển dịch các tài sản khác được miễn trước bạ.

Điều 2: Người phải nộp thuế là người mua nhà cửa, ruộng đất, hoặc người được nhận nhà cửa ruộng đất của người khác cho hay đổi cho mình. Đối với các việc đổi chác, người nhận được nhà cửa, ruộng đất nào thì phải đóng thuế trước bạ vào nhà cửa, ruộng đất ấy.

Điều 3:Trước khi đem trước bạ, văn tự phải đưa UBKCHC xã hay thị xã nhận thực chữ ký của các người mua, bán, cho, nhận đổi và nhận thực những người bán, cho hay đổi là chủ những nhà cửa, ruộng đất đem bán, cho hay đổi. Việc nhận thực này không nộp một khoản tiền nào.

Điều 4: Thuế trước bạ ấn định là 8% tính vào thời giá các nhà cửa, ruộng đất đem bán, cho hay đổi. Đặc biệt được miễn thuế nhưng vẫn phải đem trước bạ

1) Các văn tự chuộc nhà cửa, ruộng đất đã bán đợ;

2) Các văn tự cho nhà cửa, ruộng đất giữa vợ chồng và giữa ông bà, cha mẹ và con cháu.

Điều 5:Thời giá do người nộp thuế khai trong văn tự và do cơ quan thu thuế kiểm soát và ấn định lại, nếu xét cần.

Nếu người nộp thuế cho rằng thời giá do cơ quan thu thuế ấn định lại cao quá, thì có thể khiếu nại tại UBKCHC tỉnh; nhưng trong khi chờ đợi quyết định của tỉnh, phải nộp ngay số thuế tính theo giá đã khai trong văn tự. Nếu sau này giá do UBKCHC tỉnh ấn định cao hơn giá đã khai trên 20% thì phải nộp thêm thuế và một khoản phạt với số thuế nộp thêm. Nếu không quá 20% thì chỉ phải nộp thêm thuế mà không phải phạt.

Điều 6: Văn tự phải đem trước bạ trong hạn 4 tháng kể từ ngày lập văn tự..

Văn tự để quá hạn 4 tháng mới trước bạ thì người nộp thuế phải nộp thêm một khoản phạt bằng nửa số thuế nếu không có lý do chính đáng. Cơ quan thu thuế sẽ xét lý do chậm trước bạ có chính đáng hay không.

Người bị phạt có thể khiếu nại lên UBKCHC tỉnh xét lại nhưng trong khi chờ đợi quyết định của UBKCHC tỉnh vẫn phải tạm nộp số tiền phạt. Nếu UBKCHC tỉnh xét thấy không đáng phạt thì người bị cơ quan thu thuế phạt được lấy lại tiền phạt đã nộp.

Điều 7: Việc trước bạ và thu thuế giao cho UBKCHC huyện hay thị xã đảm nhiệm. Việc kiểm tra thu thuế và theo dõi tình hình thu do các cơ quan Tài chính cấp tỉnh trở lên phụ trách.

Điều 8:Bộ luật Thuế trước bạ thi hành từ trước đến nay sẽ bãi bỏ.

Điều 9: Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp chiểu sắc lệnh thi hành.

Hai sắc lệnh nói trên là cơ sở pháp lý chủ yếu cho hoạt động thị thực của ủy ban hành chính kháng chiến và sau này là ủy ban nhân dân trong gần nửa thế kỷ. Nguyên nhân của tổ chức và hoạt động công chứng không được phát triển trong giai đoạn này là do điều kiện kinh tế, xã hội, hoàn cảnh chiến tranh của nước ta trong thời kì này và việc không chấp nhận chế độ sở hữu các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể.

Vì thế, tổ chức công chứng không được thành lập, mọi giao lưu kinh tế dân sự đều dựa trên quan hệ hành chính, hoạt đông công chứng rất đơn giản

Quá trình hình thành và phát triển của công chứng Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển của công chứng Việt Nam

Công chứng thời kỳ xã hội chủ nghĩa

Giai đoạn 1954-1981

 Giai đoạn từ năm 1954 – 1981 có rất ít quy phạm điều chỉnh hoạt động
công chứng. Nhà nước ta thiết lập kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế nhiều thành phần thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, thiếu thủ tục hành chính và các thủ tục thể hiện vai trò kiểm soát kinh tế có hiệu quả của nhà nước, không đủ các thủ tục tài phán hành chính để điều hòa mối quan hệ giữa nhà nước và công dân.

Xuất phát từ những nguyên nhân trên, dẫn đến hoạt động công chứng không có điều kiện để phát triển. Đến năm 1981 có Nghị định 143 của Hội Đồng Bộ trưởng quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp.

Trên cơ sở của Nghị định 143, năm 1987 có thông tư số 574/QLTP quy định về công tác công chứng nhà nước được ban hành với cùng với nó là sự ra đời của phòng công chứng TP. Hồ Chí Minh, phòng công chứng Hà Nội và một số phòng công chứng ở các địa bàn khác (nếu có nhu cầu), công tác công chứng, chứng thực của UBND cũng được kiện toàn.

Sau đó, để tạo điều kiện hơn nữa cho các địa phương tiếp cận với hoạt động công chứng, Bộ tư pháp đã ban hành Thông tư số 858/QLTPK ngày 15/10/1987 hướng dẫn thực hiện các việc làm công chứng, tại thời điểm này chủ thể duy nhất thực hiện công chứng là phòng công chứng. Căn cứ vào những văn bản này thì các tỉnh thành trên cả nước đã lập ra các phòng công chứng dần dần hình thành mạng lưới các phòng công chứng trên cả nước.

Giai đoạn của hoạt động chứng thực trong thời kỳ đổi mới cho đến trước nghị định số 75/2000/NĐ-CP được ban hành.

Sau khi nước ta bước vào giai đoạn đổi mới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường mới khai sinh, các gao dịch dân sự, kinh tế cũng trở nên phong phú đa dạng hơn. Chính sự gia tăng cảu những giao dịch này tất yếu đòi hỏi phải có một cơ quan chuyên môn để đảm bảo an toàn cho các giao dịch đó. Chính vì vậy hoạt động công chứng ngày càng phát triển. Giai đoạn này đánh dấu bằng sự ra đời của hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động công chứng.

Ngày 27/2/1991 Hội đồng bộ trưởng ban hành nghị định số 45/HĐBT về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước. Nghị định với phạm vi công chứng được liệt kê, xác định rất rộng bao gồm hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế và các loại hợp
đồng khác. Nghị định 45/HĐBT ra đời đánh dấu một sự tiến triển mới của mối liên hệ giữa hoạt động phòng ngừa tranh chấp và hoạt động tài phán, tổ chức hoạt động công chứng thay thế công việc của ủy ban nhân dân về công chứng, đối với những nơi chưa thành lập Phòng công chứng thì ủy ban nhân dân được tiếp tục thực hiện một số việc công chứng.

Tuy nhiên, sự phát triển các quan hệ gia đình với điều kiện nền kinh tế thị trường bắt đầu phát triển dẫn đến Nghị định 45/HĐBT trở nên không phù hợp.

Tiếp đó, ngày 18/5/1996 Chính Phủ ban hành nghị định 31/CP về công chứng, chứng thực. Về phạm vi công chứng điều 18, 19, 20 nghị định 31/CP tương đối hẹp. Khí so sánh với nghị định 45/HĐBT trước đó thì ở nghị định này không coi các hợp đồng dân sự, kinh tế tuy pháp luật không quy định công chứng nhưng đương sự muốn công chứng là phạm vi của công chứng.

Ở giai đoạn này do đặc điểm nước ta trong thời kỳ đầu đổi mới , số lượng phòng công chứng và công chứng viên còn nhiều hạn chế( trên phạm vi cả nước có 100 phòng công chứng và hơn 300 công chứng viên) chưa đủ đáp ứng nhu cầu của người dân.

Có thể nói, thời kỳ này, hai hoạt động công chứng và chứng thực còn bị lẫn lộn về nhiều mặt: về tên gọi, về chủ thể, về nội dung, về phạm vi thực hiện… và luôn được điều chỉnh chung trong cùng một văn bản quy phạm pháp luật. Các Phòng công chứng bên cạnh việc công chứng hợp đồng, giao dịch vẫn được giao thực hiện công việc chứng nhận bản sao (có tính chất giản đơn hơn), còn Ủy ban nhân dân cấp xã lại không có thẩm quyền chứng thực bản sao.

Thời kỳ này, khái niệm chứng thực cũng manh nha hình thành song còn rất mờ nhạt. Trên thực tế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội chỉ biết đến khái niệm “công chứng” mà không biết đến khái niệm “chứng thực”.

Chính điều này đã dẫn đến tình trạng người dân đổ dồn về các Phòng Công chứng để yêu cầu công chứng bản sao, gây ra tình trạng quá tải, ách tắc tại các Phòng công chứng trong một thời gian dài (giai đoạn này Ủy ban nhân dân cấp huyện cũng có thẩm quyền chứng thực bản sao nhưng rất ít người biết đến, thậm chí có trụ sở UBND cấp huyện chỉ cách Phòng Công chứng vài trăm mét nhưng rất ít người đến yêu cầu chứng thực bản sao trong khi tại Phòng Công chứng thì quá tải).

Giai đoạn từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2000/NĐ-CP cho đến trước thời điểm Luật Công chứng năm 2006 và Nghị định số 79/2007/NĐ-CP được ban hành.

Ngày 8/12/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực. Giai đoạn này sự phát triển của hoạt động công chứng/chứng thực đã được nâng lên một bước, quy củ và nền nếp hơn, tuy nhiên chưa mang tính đột phá. Giai đoạn này, sự phân biệt giữa hoạt động công chứng và chứng thực chưa có sự thay đổi đáng kể so với trước đây.

Điểm khác biệt lớn nhất là kể từ khi Nghị định này được ban hành thì khái niệm “chứng thực” mới chính thức được ra đời, tồn tại song song, độc lập bên cạnh khái niệm “công chứng”. Tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định này đã chỉ rõ: “Chứng thực là việc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xác nhận sao y giấy tờ, hợp đồng, giao dịch và chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch của họ theo quy định của Nghị định này”. 

Như vậy, Nghị định 75/2000/NĐ-CP đã chính thức khẳng định hoạt động chứng thực là hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. Từ đây, những việc tuy có tính chất như công chứng nhưng do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện thì được gọi là chứng thực.

Như vậy, ở giai đoạn này, hai hoạt động công chứng và chứng thực bước đầu đã có sự phân biệt, tuy nhiên mới chỉ dừng lại phân biệt ở chủ thể thực hiện, chưa căn cứ vào hành vi, tính chất công việc. Ví dụ cùng một loại việc nhưng nếu do Phòng Công chứng thực hiện thì được gọi là công chứng, do Ủy ban nhân dân cấp huyện,
cấp xã thực hiện tì gọi là chứng thực

Giai đoạn này, đối tượng của hai loại hoạt động công chứng và chứng thực vẫn chưa được phân biệt dứt khoát. Tuy trên thực tế có việc thuộc hành vi công chứng như: chứng nhận các hợp đồng, các giao dịch nhưng cũng có việc thuộc về hành vi hành chính như chứng nhận bản sao từ bản chính, nhưng Nghị định 75/2000/NĐ-CP không có sự phân định rõ thẩm quyền chứng nhận của công chứng với thẩm quyền thị thực hành chính của Ủy ban nhân dân.

Cụ thể là có một số loại việc tương đối phức tạp nhưng vẫn được giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chứng thực mà đáng lẽ ra những việc đó chỉ nên giao cho cơ quan công chứng chứng nhận (VD: chứng nhận hợp đồng, kể cả hợp đồng mà đối tượng là bất động sản, chứng thực di chúc…) hoặc có những việc đơn giản như chứng thực bản sao vẫn được giao cho Phòng Công chứng, trong khi các Phòng Công chứng giai đoạn này đều đang quá tải.

Giai đoạn từ khi Luật Công chứng năm 2006 và Nghị định số 79/2007/NĐ-CP được ban hành cho đến trước thời điểm Luật Công chứng năm 2014 và Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được ban hành.

Quá trình hình thành và phát triển của công chứng Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển của công chứng Việt Nam

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra, đặc biệt là Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2019 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2019 của Bộ Chính trị, với mục đích tạo điều kiện cho công tác công chứng, chứng thực ở Việt Nam phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, phục vụ tốt hơn nhu cầu công chứng, chứng thực của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội,

Ngày 29/11/2006, Quốc Hội đã thông qua Luật công chứng và ngày 18/5/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký. Từ đây, hoạt động công chứng và chứng thực đã tách bạch.

Việc ban hành Luật công chứng và Nghị định số 79/2007/NĐ-CP là phù hợp trong giai đoạn này, đặc biệt việc xã hội hóa hoạt động công chứng và giao việc chứng thực bản sao cho UBND cấp xã thực hiện là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về công chứng, chứng thực, đưa hoạt động công chứng phát triển theo hướng chuyên nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế và gắn hoạt động chứng thực với vai trò của chính quyền địa phương.

Từ thời điểm này, hoạt động công chứng và chứng thực đã có sự tách bạch, nhiệm vụ của hoạt động công chứng và chứng thực đã được phân biệt tương đối rạch ròi, phù hợp với tình hình thực tế của giai đoạn này. Theo đó, tổ chức hành nghề công chứng được giao nhiệm vụ chính là công chứng hợp đồng, giao dịch, không còn đảm nhận nhiệm vụ mang tính chất chứng thực là chứng thực bản sao, chữ ký.

Tuy nhiên, dù đã cố gắng phân định như vậy nhưng giai đoạn này nhiệm vụ của hoạt động công chứng và chứng thực vẫn có sự giao thoa, chồng lấn, chưa thể hoàn toàn phân định tách bạch, rõ ràng cho phù hợp với bản chất của hai loại hoạt động này.

Nguyên nhân là do hiện nay mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trên địa bàn toàn quốc nên UBND cấp huyện, cấp xã tại một số địa bàn nơi chưa có tổ chức hành nghề công chứng hoặc tuy có nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân vẫn tạm thời thực hiện nhiệm vụ chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Giai đoạn từ khi Luật Công chứng năm 2014 được ban hành cho đến nay

Do đặc điểm tình hình hình giai đoạn này đã có sự thay đổi, sau nhiều năm thực hiện xã hội hóa hoạt động công chứng, số lượng các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên trên toàn quốc đã tăng lên đáng kể, không còn tình trạng ách tắc, quá tải tại các tổ chức hành nghề công chứng nữa. Cùng với đó, cơ chế xin – cho trước đây đã được thay thế bằng cơ chế dịch vụ, mà ở đó khách hàng được coi trọng; những tiêu cực trước đây trong hoạt động công chứng cũng không còn.

Trước tình hình này, ngày20/6/2014 Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Công chứng mới. Luật Công chứng năm 2014 đã giao trở lại cho tổ chức hành nghề công chứng thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và thẩm quyền công chứng bản dịch.

Có thể nói, việc giao trở lại cho tổ chức hành nghề công chứng các thẩm quyền này là phù hợp với tình hình hiện nay, một mặt vừa tạo thêm một “kênh” để người dân lựa chọn, một mặt vừa tạo điều kiện cho các tổ chức hành nghề công chứng duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động.


Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề:. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Trân trọng./.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top