Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử chứa đầy máu và nước mắt, là lịch sử của các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, lịch sử đã chứng kiến sự bất lực của tư tưởng dân chủ tư sản trước nhiệm vụ cứu nước và chứng kiến sự chuyển giao ngọn cờ giải phóng dân tộc vào tay giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng cộng sản ra đời là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam, kể từ ngày có Đảng (2/1930) tổ chức chính trị duy nhất thể hiện sức mạnh của toàn thể đồng bảo, thì cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc diễn ra một cách quyết liệt, sôi nổi, có đường lối chiến lược… Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh đi từ thắng lợi này đến hết thắng lợi khác, giành lại độc lập, tự do và chủ quyền lãnh thổ. Không dừng lại ở đó, ngay cả trong thời đại ngày nay, khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đã kết thúc một cách thành công tốt đẹp thì Đảng lại tiếp tục lãnh đạo nhân dân thực hiện bước tiếp theo của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa ở nước ta vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Với mong muốn được hiểu sâu hơn về tiền đề ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam dựa theo di sản tư tưởng mà Hồ Chí Minh-người sáng lập ra Đảng Cộng sản. Qua bài phân tích sau đây tổng đài tư vấn Luật Quang Huy chúng tôi xin giải quyết về vấn đề: “Phân tích quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về những tiền đề ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ý nghĩa của quan điểm này đối với cách mạng Việt Nam thời kì 1930-1975”
Danh mục tài liệu tham khảo
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Hội đồng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2003.
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Bộ giáo dục & đào tạo, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2009, 2011.
- Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2001.
Quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về những tiền đề ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Mọi người cũng xem:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, phong trào yêu nước đã có từ rất lâu và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam
Chủ nghĩa Mác – lênin với tư cách là tiền đề cho sự ra đời của Đảng Cộng sản
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam bắt nguồn từ học thuyết của Mác về Đảng Cộng sản và trực tiếp từ học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, đã được Lênin đưa ra từ những năm đầu của thế kỷ XX. Nhưng xuất phát từ những điều kiện lịch sự cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo học thuyết ấy để đưa đến việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930.
Hồ Chí Minh đã nhận thấy rằng chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết, nguyên tắc, quy luật chung của lịch sử để đi lên chủ nghĩa xã hội, là học thuyết chân chính nhất, chắc chắn nhất và cách mạng nhất.

Quan điểm Mác – Lênin về thành lập Đảng Cộng sản
Chủ nghĩa Mác – Lênin chủ yếu quan tâm đến vấn đề thành lập Đảng Cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa với nhiệm vụ lãnh đạo giai cấp vô sản và quần chúng lao động làm cách mạng nhằm lật đổ chế độ tư bản, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Mác – Lênin khẳng định: “Đảng Cộng sản là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân phương Tây”.
Phong trào công nhân phương Tây là giai cấp tiến tiến, đông đảo về số lượng, giày đặc về mật độ, có ý thức tổ chức và tinh thần kỉ luật, tự giác cao trong lao động, là lực lượng tiên tiến trong sản xuất, xã hội nên nhạy bén và dễ tiếp thu cái mới, tích cực áp dụng cái mới. Nếu phong trào công nhân không tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin thì nó mãi mãi dừng ở trình độ tự phát, không thể trở thành phong trào tự giác được. Ngược lại, nếu chủ nghĩa Mác – Lênin không thâm nhập vào phong trào công nhân thì nó sẽ mãi dừng lại ở lĩnh vực lý luận, mà không thể trở thành hoạt động thực tiễn. Sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin sẽ đưa cách mạng đến thắng lợi.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về thành lập Đảng Cộng sản
Mọi người cũng xem:
Hồ Chí Minh quan tâm đến việc thành lập Đảng ở các nước thuộc địa lạc hậu, kinh tế kém phát triển, những tàn tích phong kiến còn nặng nề với hai nhiệm vụ là đánh đuuỏi xâm lược và lật đổ áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội mới. Nếu cách mạn ở các nước tư bản phát triển là cách mạng vô sản – cách mạng xã hội chủ nghĩa, thì cách mạng ở các nước thuộc địa lạc hậu trước hết phải là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhằm mục đích trước hết là giải phóng dân tộc, sau đó đi đến giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Theo Hồ Chí Minh, ở Việt Nam không thể áp dụng nguyên si công thức của lênin nhưng không được dời xa công thức ấy vì dòi xa công thức ấy là không thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phải thay phong trào công nhân thành phong trào khác, như vậy sẽ không thể làm cách mạng.
Nhận thức rõ được đặc điểm và tình hình thực tế của Việt Nam lúc bấy giờ là một nước lạc hậu, bị phụ thuộc, giai cấp công nhân thì còn mỏng về số lượng, non về chất lượng, chưa qua thử thách nhiều và cũng ít kinh nghiệm, bởi thế Đảng phải là một tổ chức chính trị tiên phong, vững mạnh, có khả năng đề ra được đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, có khả năng vận động, tập hợp, tổ chức quần chúng và gắn cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản thế giới. Đồng thời Đảng phải có trách nhiệm lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc. Thực hiện làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản, giải quyết triệt để hai mâu thuẫn cơ bản là đánh đuổi thực dân đế quốc và lật đổ phong kiến, tư sản, đem lại ruộng đất cho dân cày. Bên cạnh giai cấp công nhân, cả dân tộc Việt Nam là một lực lượng đông đảo và có bề dày lịch sử đâu tranh chống ngoại xâm, chông áp bức, bóc lột. Vì vậy, Người luôn quan tâm tìm kiếm một lực lượng lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam, tìm kiếm những cơ sở hiện thức trong thực tiễn xã hội Việt Nam để dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản. Cơ sở hiện thực đó chính là tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, anh dũng, bất khuất của dân tộc Việt Nam hay chính là chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam phải là lực lượng tiến bộ trong dân tộc, là một tổ chức chính trị tiên phong, vững mạnh, có khả năng đề ra được đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn; có khả năng vận động,tổ chức, tập hợp toàn dân tộc và gắn cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản trên thế giới. Đồng thời Đảng phải có khả năng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, phát động cách mạng, lãnh đạo đưa cuộc cách mạng đi đến thắng lợi, thành công cuối cùng.
Đây cũng là bước chuyển căn bản của Hồ Chí Minh kết thúc mười năm tim đường cứu nước để bước vào thời kí mới – thời kí xác lập đường lối cách mạng mới phú hợp với xu thế chung của thời đại, thời kì thức tỉnh dân tộc và đưa dân tộc đi theo con đường cách mạng đúng đắn, thòi kì tích cực cho việc thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam, thời kì dẫn đường cho cả dân tộc đi đến thắng lợi của sự nghiệp giải phóng và phát triển.

Phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Ở các nước tư bản, các Đảng cộng sản ra đời là sản phẩm của sự kết hợp phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác – Lênin. Việt Nam là một nước thuộc địa nên Đảng Cộng sản ra đời là sản phẩm của sự kết hợp ba nhân tố: Phong trào yêu nước, phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác – Lênin. Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta có một long nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Mỗi khi có hoạ xâm lăng thì long yêu nước ấy lại trỗi dậy và mạnh mẽ hơn bao giờ hết”.
Phong trào công nhân Việt Nam
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong các cuộc khai thác thuộc địa, phát triển mạnh mẽ trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai, có những điểm mạnh giống phong trào công nhân phương Tây là giai cấp tiên tiến, đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ, sống tập trung có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tinh thần cách mạng triệt để, có hệ tư tưởng mới dẫn đường, có khả năng lãnh đạo, đưa cuộc cách mạng đến thắng lợi.
Bên cạnh đó, giai cấp công nhân còn tồn tại những điểm yếu như ít về số lượng, mỏng về mật độ, non về kiến thức, kinh nghiệm chiến đấu,lại còn xuất phát từ nông dân nên còn mang tính tiểu nông.
Giai cấp công nhân khác với giai cấp công nhân thế giới vì phải chịu ba tầng áp bức bóc lột, chủ yếu xuất thân là nông dân nên dễ hình thành liên minh công – nông. Sinh ra trong một dân tộc anh hùng nên công nhân Việt Nam tham gia vào phong trào đấu tranh chung dân tộc cũng như sớm có phong trào đấu tranh riêng. Công nhân Việt Nam ra đời trong điều kiện lịch sử mới nên nhanh chóng trưởng thành đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử, là giai cấp duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Phong trào yêu nước Việt Nam
Hiện thực lúc bấy giờ cho thấy nếu chỉ có một mình giai cấp công nhân thôi chưa đủ sức để chiến thắng một tập đoàn đế quốc sừng sỏ, mặc dù đây là giai cấp tiên tiến nhất, giai cấp gánh vác sứ mệnh lịch sủ của dân tộc. Vì thế, muốn đủ sức mạnh để đánh thắng địch, phải liên minh với nhiều giai cấp khác có cùng lý tưởng. Mà Việt Nam vốn là một quốc gia dân tộc được hình thành từ rất sớm, có nền văn hiến lâu đời, trong đó, yêu nước là truyền thống quý báu và đặc sắc, là chủ nghĩa xuyên suốt lịch sử dân tộc Việt Nam, nhận thức được điều này, Nguyễn Ái Quốc đã kết hợp nhuần nhuyễn phong trào công nhân với phong trào yêu nước do nông dân, tiểu tư sản, Tư sản dân tộc… khởi xướng. Ở Việt Nam giai đoạn này, phong trào yêu nước đang diễn ra mạnh mẽ, dày về mật độ, nhiều về số lượng, thu hút được mọi tầng lớp nhân dân, chủ yếu là nông dân tham gia vào cuốc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và phong kiến. Phong trào yêu nước phát triển theo hai khuynh hướng rõ rệt: khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản.
Tuy nhiên, phong trào yêu nước chủ yếu là mang tính tự phát, chưa có đường lối, tư tưởng rõ ràng, các phong trào nổ ra một cách lẻ tẻ, chưa có sự kết hợp các phong trào với nhau nên các phong trào yêu nước ở Việt Nam lúc bấy giờ đều đi đến thất bại.
Sự kết hợp phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Nếu kết hợp được phong trào yêu nước của đông đảo quần chúng nhân dân với phong trào công nhân thì sẽ tạo sức mạnh to lớn. Từ nhận thức đó, Hồ Chí Minh đã có nói: “Ở Việt Nam nếu phong trào công nhân không gắn bó chặt chẽ với phong trào yêu nước, không trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước, thì cách mạng cũng không đủ lực lượng để mở rộng được cuộc đấu tranh và đưa nó đến thắng lợi”, phải kết hợp những điểm mạnh, xóa đi những hạn chế tiêu cực, tạo ra sức mạnh của toàn dân tộc trong phong trào đấu tranh giành độc lập.
Nếu phong trào yêu nước không được dẫn dắt bởi giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản thì cuộc đấu tranh của nó cũng không đi đến thắng lợi. Hồ Chí Minh thêm yếu tố phong trào yêu nước, coi nó là một trong ba yếu tố kết hợp dẫn đến việc hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam vì phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước bởi vì hai phong trào đó đều có mục tiêu chung là: giải phóng dân tộc, làm cho Việt Nam được hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước hùng cường.
Việc kết hợp nhuần nhuyễn những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin về xây dựng Đảng kiểu mới với việc phân tích sâu sắc tình hình thực tể của cách mạng Việt Nam thời bấy giờ là một thành công của Hồ Chí Minh, đó là sự kết hợp của sức mạnh trí tuệ và sức mạnh lực lượng. Trong khi khẳng định quy luật chung của sự ra đời Đảng Cộng sản, Người đã đánh giá cao phong trào yêu nước Việt Nam, xem nó như một trong các nhân tố hình thành nên Đảng Cộng sản Việt Nam. Luận điểm ấy vừa quán triệt đầy đủ học thuyết Mác – Lênin về Đảng Cộng sản vừa phù hợp với hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến, có truyền thống yêu nước lâu đời, nơi mà số lượng công nhân ít nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với phong trào yêu nước ngay từ khi mới ra đời.
- Quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về những tiền đề ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Những hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Mọi người cũng xem:
Trong những hoạt động thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc luôn quan tâm chú ý đến việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập một chính đảng cách mạng ở Việt Nam.
Sau khi được đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn dề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa MácLênin, chế độ Xô Viết mới ra đời và tích cực tham gia nhiều hoạt động của Quốc tế Cộng sản. Hội liên hiệp thuộc địa được thành lập năm 1921 và Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông được thành lập năm 1925 là những tổ chức quốc tế đầu tiên của phong trào giải phóng dân tộc, mà Nguyễn Ái Quốc vừa là người khởi xướng vừa là người tổ chức, lãnh đạo với vai trò chủ yếu nhất.
Như vậy là từ một người yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một người cộng sản, một chiến sĩ quốc tế của phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc. Cuối 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Trung Quốc. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên – tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có ý nghĩa đặc biệt trong trong việc chuẩn bị cả về ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức để xây dựng Đảng sau này. Thông qua tổ chức tiền thân Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, có Cộng sản đoàn làm nòng cốt, Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện đào tạo bồi dưỡng lớp cán bộ đầu tiên theo chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối cách mạng mới, bằng cách mở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu từ năm 1925 đến năm 1927. Sau các khóa huấn luyện tại Quảng Châu phần lớn những người được huấn luyện trở về nước để truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân, còn một số ít được chọn vào Trường Quân sự Hoàng Phố và Trường đại học Phương Đông học tập để sau đó trở về Việt Nam hoạt động trong phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân khác làm cho phong trào có sự chuyển biến về chất, chuyển dần từ tự phát sang tự giác.
Từ giữa năm 1929 đến đầu năm 1930, ở Việt Nam có sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản đã khẳng định bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, là sản phẩm tất yếu của phong trào công nhân và phong trào yêu nước dâng cao, là sản phẩm tất yếu của sự chuyển biến về ý thức và những người cách mạng Việt Nam trong nước đã nhận thấy tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không còn đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, cần phải có Đảng Cộng sản thay thế. Nhưng sự tồn tại của 3 tổ chức cộng sản trong một nước dẫn đến sự bài xích, tranh giành ảnh hưởng, tranh giành quần chúng và công kích lẫn nhau. Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện đúng lúc để thống nhất ba tổ chức cộng sản đó thành Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3 – 2 – 1930, đáp ứng đòi hỏi bức thiết mà cách mạng Việt Nam đang đặt ra. Bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam đã được mở ra từ đó.
Ý nghĩa quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về những tiền đề ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1975
Mọi người cũng xem:
Đảng Cộng Sản Việt Nam giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm nên sự thành công của cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng Sản như kim chỉ nam, dẫn lối, soi đường cho cách mạng giải phóng dân tộc.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở ra thời kì mới cho cách mạng nước ta-thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Việt Nam có đường lối tổ chức lãnh đạo,chấm dứt sự khủng hoảng và bế tắc trong con đường cứu nước,việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mac-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.Điều đó nói lên quy luật ra đời của Đảng và cũng khẳng định ngay từ đầu vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam.
Sự ra đời của Đảng chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành và đủ khả năng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Những nội dung cơ bản của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng có ý nghĩa to lớn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.Sự đúng đắn của cương lĩnh đã được lịch sử khẳng định và vẫn là ngọn cờ dẫn dắt nhân dân ta trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay.
Đảng cộng sản Việt Nam thành lập khẳng định dứt khoát con đường đi lên của dân tộc Việt Nam từ năm 1930 là con đường cách mạng vô sản.Đó là sự lựa chọn của chính nhân dân Việt Nam, chính lịch sử dân tộc Việt Nam trong quá trình tìm con đường giải phóng dân tộc. Sự ra đời của Đảng đã thể hiện công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo Cách Mạng.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Khi cách mạng trong nước đã đủ các tiền đề của nó, nó sẽ là ngọn lửa bùng cháy mà không có bất kỳ một sức mạnh nào đủ để dập tắt. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đáp ứng được đòi hỏi bức thiết của hiện thực cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, là sự kết hợp nhuần nhuyễn của chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt của cách mạng Việt Nam, từ đây phong trào đấu tranh đã có đường lối, chủ trương đúng đắn, có lực lượng lãnh đạo sáng suốt, từ đó dẫn đến những thành công liên tiếp của cách mạng Việt Nam, tiến tới thắng lợi trong công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và cách mạng Việt Nam.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về những tiền đề ra đời của đảng cộng sản Việt Nam. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.
Trân trọng./.