Quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức và hoạt động của tổ chức tội phạm kiểu Mafia Ý, từ đó chỉ ra những đặc điểm chung và riêng biệt của tổ chức tội phạm kiểu Mafia Ý so với các tổ chức tội phạm khác

Ngày nay, con người đã đạt được những tiến bộ vô cùng lớn, cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại hơn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó là sự xuất hiện của những hình thức tội phạm mới nguy hiểm hơn, tinh vi hơn, đe dọa nghiêm trọng đến trật tự và sự ổn định của xã hội. Và hình thức phạm tội tinh vi và nguy hiểm nhất là hình thức phạm tội có tổ chức theo kiểu Mafia.

Tổ chức tội phạm Mafia hiện đang là vấn đề nhức nhối với tất cả mọi người, điều đáng nói là những tổ chức này không chỉ xuất hiện ở một quốc gia mà còn lan rộng ra phạm vi quốc tế. Qua bài phân tích sau đây tổng đài tư vấn Luật Quang Huy chúng tôi xin giải quyết về vấn đề:

A, Hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức và hoạt động của tổ chức tội phạm kiểu Mafia Ý, từ đó chỉ ra những đặc điểm chung và riêng biệt của tổ chức tội phạm kiểu Mafia Ý so với các tổ chức tội phạm khác?

B, Phân tích nội dung và ý nghĩa của quy định về tổ chức tội phạm trong Bộ luật hình sự Liên Bang Nga.


Danh mục tài liệu tham khảo

  • Bộ luật hình sự Ý.
  • Bộ luật hình sự Liên Bang Nga.
  • Công ước Palermo về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên Hợp Quốc.

Quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức và hoạt động của tổ chức tội phạm kiểu Mafia Ý. Những đặc điểm chung và riêng biệt của tổ chức tội phạm kiểu Mafia Ý so với các tổ chức tội phạm khác.

Mọi người cũng xem:

Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức tội phạm kiểu Mafia Ý

Mafia Ý ra đời vào khoảng những năm 1800 tại vùng đảo Sicily của Ý. Sicily (Italia), cùng với thủ phủ của Palermo, được xem như là “ thánh địa của của Mafia” và cũng là quê hương của Mafia. Sự ra đời của Mafia Ý gắn liền với sự áp bức của những kẻ xâm lược và giới cầm quyền thân cận; sự đe dọa và bóc lột của những chúa đất và đội quân của họ. Ban đầu Mafia ra đời với tư cách là tổ chức tự vệ của người nghèo chống lại áp bức, bất công của người Pháp chiếm đóng lúc đó. Mafia, theo tiếng Ý, là chữ viết tắt của một tổ chức yêu nước mang tên: Morta Alla Francia Italia Anela, nghĩa là: Tổ chức đánh đuổi người Pháp ra khỏi đất Ý.

Sự ra đời của Mafia Ý gắn liền với áp bức của những kẻ xâm lược và giới cầm quyền thân cận; sự đe dọa và bóc lột của những chúa đất và quân đội của họ. Mafia ra đời là phản ứng, là biện pháp tự vệ của những người nông dân nghèo khổ, xuất phát từ tình trạng nghèo khổ, vô quyền và nỗi sợ hãi thường trực. Đã kiến họ phải tập hợp nhau lại vùng lên để tự bảo vệ mình.

Cơ sở ra đời của tổ chức tội phạm Mafia Ý là do sự yếu kém của nhà nước và các thiết chế kiểm soát xã hội. Xuất phát từ vị trí địa lý của vùng Sicily, là một hòn đảo nằm riêng biệt với nước Ý, bên cạnh đó lại tiếp giáp với vùng biển Địa Trung Hải – con đường quan trọng cho giao thương giữa các nước, do đó vùng đất này thường xuyên phải chịu sự xâm lăng của hải tặc, quân đội của các nước; tuy nhiên cánh tay của chính quyền Ý không đủ dài để với tới đó vì vậy mà họ luôn phải chịu những sự áp bức và bóc lột.

Vì lý do đó, Để chống lại sự áp bức và cũng là để tự vệ cho bản thân, các cư dân của hòn đảo đã tự thành lập các nhóm để bảo vệ mình, chống lại áp bức của các lực lượng thù địch thường chiếm, cũng như từ các nhóm khu vực khác của Sicilians. Các nhóm này, mà sau này được gọi là thị tộc hoặc gia đình liên kết với nhau để bảo vệ và thực hiện công lý riêng của mình trong bí mật và phát triển theo hệ thống riêng của họ. Đây cũng là cơ sở để hình thành lên luật im lặng hay còn gọi là luật Ometa, có nghĩa là “ một người không bao giờ đến các cơ quan chính phủ để tìm kiếm công lý cho một tội phạm và không bao giờ hợp tác với tác cơ quan điều tra”, có hiệu lực không chỉ với thành viên của tổ chức mà còn với bất cứ ai biết đến sự tồn tại của tổ chức.

Do được hình thành trên cơ sở quan hệ gia đình và thứ được gọi là luật im lặng, nên các tổ chức tội phạm Mafia Ý rất khó bị phát hiện và luôn có chỗ đứng vững chắc.

Sau chiến tranh thế giời lần 2, các tổ chức tội phạm Mafia Ý đặc biệt phát triển. Do Ý là một nước bại trận sau chiến tranh, nên các thiết chế kiểm soát xã hội của nhà nước để kiểm soát vùng Sicily vốn đã không hiệu quả nay lại càng yếu kém hơn. Mafia ở Sicily dần trở thành công cụ trong tay bọn giàu có, thậm chí là chỗ dựa bí mật của hệ thống chính trị hiện hành. Bên cạnh đó, các tổ chức tội phạm Mafia Ý cũng phát triển ra ngoài phạm vi Sicily và trên phạm vi quốc tế.

cơ cấu tổ chức và hoạt động của tổ chức tội phạm kiểu Mafia Ý

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của tổ chức tội phạm kiểu Mafia Ý

Cơ cấu tổ chức.

Có thể thấy, cơ cấu tổ chức của tội phạm Mafia Ý rất điển hình, theo cấu trúc bậc thang nhằm giảm nguy cơ bị phát hiện:

Cơ cấu tổ chức của La Cosa Nostra:

1, Copocommission Palermo đứng (liên vùng) gồm có nhiều Commissione (hội đồng liên gia định)

2, Commission (hội đồng liên gia đình): gồm tập hợp của các đại diện cho các gia đình.

3, Copofamiglia (gia đình): bao gồm những nhóm tội phạm nhỏ hợp thành.

4, Copodecina: nhóm gồm 10 – 20 thành viên.

Cơ cấu tổ chức của 1 gia đình Mafia Ý điển hình:

Đứng đầu là Boss: có vai trò đưa ra những quyết định chính, giải quyết những mâu thuẫn và giữ cho các thành viên tuân thủ trật tự.

Đứng thứ hai là Underboss: người này cũng có thể giải quyết các mâu thuẫn nội bộ, đôi khi sẽ thay thế Boss nếu ông ta đã già, hoặc có nguy cơ bị bắt và tù.

Bên dưới Underboss là một vài Caporegima: số lượng các Caporegima phụ thuộc vào độ lớn mạnh của gia đình, có vai trò như một trung úy , lãnh đạo phần riêng của mình trong gia đình, lãnh thổ hoạt động của họ có thể được xác định theo khu vực địa lý hoặc lĩnh vực hoạt động.

Bậc thấp nhất trong cơ cấu thổ chức là Soldies (những người lính): những người này sẽ trực tiếp tham gia các hoạt động phạm tội. Ngoài ra, Mafia còn sử dụng associates (Các cộng sự), họ không phải là các thành viên của gia đình, tuy nhiên họ làm việc với những Solider hoặc Caporegima trong những hoạt động phạm tội nhất định.

Một vị trí khác trong gia đình là consigliere, đóng vai trò là cố vấn và đưa ra những quyết định vô tư dựa trên sự công bằng hơn là cảm xúc cá nhân hay những mối quan hệ cá nhân. Vị trí này được các thành viên trong gia đình lựa chọn, hơn là chỉ định bởi ông chủ.

Quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức và hoạt động của tổ chức tội phạm kiểu Mafia Ý

Từ đây, có thể đưa ra một số nhận xét về cơ cấu tổ chức của tổ chức tội phạm Mafia Ý như sau:

  • Được tổ chức theo chế độ gia đình nên còn được gọi là các gia đình tội phạm.
  • Có cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ theo kiểu quân đội.
  • Giống như một mạng xã hội, bao gồm từ người giàu có và quyền lực nhất đến những người dưới đáy xã hội.

Hoạt động của tổ chức tội phạm kiểu Mafia Ý

Hoạt động của các tổ chức tội phạm kiểu Mafia Ý rất đa dạng, bao gồm những nhóm hoạt động chính sau:

Thứ nhất, các hoạt động tạo dựng quyền lực và quyền kiểm soát:

  • Làm trung gian giải quyết các vấn đề giữa chính quyền và người dân.
  • Hối lộ cảnh sát và công chức.
  • Đe dọa, gây thương tích và giết người thuê, thực hiện các vụ tàn sát.
  • Thực hiện kỉ luật đối với người không tuân thủ luật ometa.
  • Thực hiện việc kiểm soát khu vực hoạt động của các nhóm tội phạm.

Thứ hai, các hoạt động mang tính kinh doanh:

  • Độc quyền thực hiện các hoạt động kinh doanh song bạc, cho vay nặng lãi, buôn bán ma túy, sách báo khiêu dâm và các ổ mại dâm.
  • Thâm nhập vào các lĩnh vực kinh doanh hợp pháp, tuy nhiên chủ yếu dùng sự đe dọa để tạo thế độc quyền hoặc cạnh tranh không lành mạnh.

Thứ ba, các hoạt động kiểu bảo kê:

  • Thu “phí” của các cơ sở kinh doanh hợp pháp trên địa bàn kiểm soát của tổ chức.
  • Thu “phí” đối với các hoạt động bất hợp pháp của các cá nhân hoặc bang, nhóm khác qua địa bàn của tổ chức.

Những đặc điểm chung và riêng biệt của tổ chức tội phạm kiểu Mafia Ý so với các tổ chức tội phạm khác

Mọi người cũng xem:

Những đặc điểm chung:

Cả tổ chức tội phạm kiểu Mafia Ý và các tổ chức tội phạm khác đều mang những đặc điểm chung của tổ chức tội phạm theo quy định tại công ước Palermo. Công ước Palermo không đưa ra khái niệm, cũng như đặc điểm của tổ chức tội phạm, tuy nhiên dựa vào quy đinh về “Nhóm tội phạm có tổ chức”, có thể suy ra được những đặc điểm sau:

  • Đòi hỏi sự liên kết về số lượng người lớn.
  • Tổ chức theo kiểu doanh nghiệp hoặc đơn vị quân đội.
  • Thường cấu trúc phức tạp kiểu bậc thang, với thứ bậc rõ ràng, phân hóa vai trò , nhiệm vụ ở mức cao

Những đặc điểm riêng:

Mafia Ý được tổ chức theo cấu trúc bậc thang điển hình nhằm giảm thiểu nguy cơ bị phát hiện. Mafia Ý được tổ chức theo chế độ gia đình và được tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới, với người đứng đầu là Boss (Bố già). Với kiểu tổ chức như vậy, Mafia Ý giống như một mạng xã hội bao gồm từ người giàu có đến những người nghèo khổ trong xã hội. Cấu trúc này cũng cho thấy sự phân chia quyền lực rõ ràng giữa các thành viên, cấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh của cấp trên và việc duy trì quyền lực được bảo đẳm bằng những luật lệ nghiêm ngặt mà các thành viên phải tuân theo (ví dụ như luật ometa). Bên cạnh đó, việc tuyển chọn thành viên của các tổ chức tội phạm kiểu Mafia Ý cũng rất nghiêm ngặt với những điều kiện rất chặt chẽ.

Tổ chức tội phạm kiểu Mafia Ý không có cơ cấu tổ chức quá cứng nhắc theo thứ bậc, bên cạnh đó, việc tuyển chọn thành viên cũng theo nhiều tiêu chí như chủng tộc; sắc tộc; họ hàng, tiền án tiền sự. Ngoài ra, do có xu hướng hoạt động lâu dài nên lành đạo hoặc các thành viên có thể thay đổi.

Tổ chức tội phạm kiểu Mafia Nga cũng có cấu trúc bậc thang nhằm giảm thiểu nguy cơ bị phát hiện. Tuy nhiên, Mafia Nga được đánh giá là yếu về tổ chức, họ sẵn sang thay đổi cơ cấu tổ chức để tránh việc bị phát hiện. Tổ chức tội phạm Nga không thực sự có cấu trúc điển hình, chỉ khoảng 300 nhóm là có thể xác định được cơ cấu tổ chức.

Không giống với thứ bậc trong các tổ chức Mafia khá đơn giản, bao gồm người đứng đầu là Boss, điều hành công việc của cả tổ chức, dưới đó là cố vấn và những thủ lĩnh dẫn đầu các nhóm tội phạm nhỏ, hệ thống thứ bậc của Yakuza phức tạp hơn rất nhiều. Bao gồm: người đứng đầu là oyabun hoặc kumicho, ngay dưới người đứng đầu là cố vấn cấp cao và thủ lĩnh; tiếp đến là những thủ lĩnh vùng chịu trách nhiệm cai quản nhiều băng nhóm, người này được sự trợ thủ của những người chịu trách nhiệm điều hành một vài băng nhóm; thấp hơn thủ lĩnh vùng là những người quản lý những băng nhóm nhỏ và những người này có người giúp việc cho riêng mình.

Hội Tam Hoàng không có cơ cấu tổ chức theo kiểu bậc thang, mà tổ chức bao gồm 4 cấp bậc, mỗi cấp bậc có mã số riêng. Không giống như tổ chức tội phạm kiểu Mafia Ý, Hội Tam Hoàng có xu hướng không được kiểm soát chặt chẽ từ phía trên. Đàn em không phải thông báo mọi hoạt động và xin phép “đại ca”. Thông thường, các ông trùm hoạt động hợp pháp như những doanh nhân và chỉ can thiệp để hòa giải khi có xung đột.

Phân tích nội dung và ý nghĩa của quy định về tổ chức tội phạm trong Bộ luật hình sự Liên Bang Nga

Mọi người cũng xem:

Nội dung quy định về tổ chức tội phạm trong Bộ luật hình sự Liên Bang Nga

Bộ luật hình sự Liên Bang Nga không có điều luật quy định định nghĩa trực tiếp về tổ chức tội phạm (giống công ước Palermo), mà chỉ quy định về những trường hợp phạm tội đặc biệt tại Điều 35: Phạm tội do một nhóm người; phạm tội do một nhóm người có bàn bạc từ trước; phạm tội do một nhóm có tổ chức; hoặc do liên minh tội phạm (tổ chức tội phạm) thực hiện.

  • Tội phạm được coi là thực hiện bởi một nhóm người nếu có sự cùng tham gia thực hiện của hai người trở lên mà không có bàn bạc từ trước.
  • Tội phạm được coi là thực hiện bởi một nhóm người có bàn bạc từ trước nếu những người tham gia đã trao đổi, bàn bạc trước đó về việc cùng nhau thực hiện tội phạm.
  • Tội phạm được coi là thực hiện bởi một nhóm có tổ chức nếu những người này có tổ chức ổn định, đã được tập hợp lại trước đó để thực hiện một hoặc một số tội phạm.
  • Tội phạm được coi là thực hiện bởi một liên minh tội phạm (tổ chức tội phạm) nếu đây là một nhóm có bộ máy tổ chức rõ ràng hoặc là sự hợp nhất của các nhóm có tổ chức lại, hoạt động dưới sự chỉ huy của một người duy nhất, các thành viên liên minh lại với nhau nhằm mục đích thực hiện một hoặc một số tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng hòng trực tiếp hoặc gián tiếp nhận được khoản lợi tài chính hoặc lợi ích vật chất khác.

Từ những quy định trên, có thể thấy dấu hiệu liên quan đến tổ chức tội phạm trong Bộ luật hình sự Liên Bang Nga tương đồng với dấu hiệu trong công ước Palermo:

  • Hành vi phạm tội nghiêm trọng hoặc một trong các tội được quy định trong công ước.
  • Được thực hiện bởi một nhóm tội phạm có tổ chức.
  • Mục đích thu lợi về tài chính hoặc lợi ích mang tính vật chất.

Tuy nhiên, một điểm hạn chế trong Bộ luật hình sự Liên Bang Nga đó chính là việc áp dụng các chế tài cho những tổ chức tội phạm này chỉ gắn với những tội phạm cụ thể, tức là các thành viên của tổ chức chỉ phải chịu chế tài khi thực hiện một hoặc một số những tội phạm nhất định quy định trong Bộ luật hình sự.

Ý nghĩa của quy định về tổ chức tội phạm trong Bộ luật hình sự Liên Bang Nga

Thứ nhất, việc quy định về tổ chức tội phạm trong bộ luật hình sự Liên Bang Nga sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức. Bằng việc quy định chế tài xử phạt đối với những hành vi phạm tội, Bộ luật hình sự có thể ngăn ngừa những hành vi này xảy ra. Mặt khác, khi có hành vi phạm tội xảy ra cũng sẽ có những chế tài phù hợp để xử lý những hành vi này. Bởi việc phạm tội của các tổ chức tội phạm thường mang tính nguy hiểm rất cao, nếu chỉ áp dụng như các trường hợp phạm tội thông thường sẽ không thể phản ánh đúng tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, vì vậy mục đích phòng chống tội phạm không đạt được hiệu quả.

Thứ hai, việc quy định về tổ chức tội phạm trong Bộ luật hình sự Liên Bang Nga có ý nghĩa trong việc bảo vệ các quan hệ xã hội và những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Như chúng ta đã biết, các tổ chức tội phạm luôn có tính chất nguy hiểm đối với xã hội, hành vi phạm tội của họ thường rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm trực tiếp đến những quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ. Do đó, bằng cách quy định hình phạt cho những hành vi này, luật hình sự sẽ góp phần bảo vệ những quan hệ xã hội và những lợi ích có nguy cơ bị xâm hại bởi các tổ chức tội phạm.

Thứ ba, việc quy định về tổ chức tội phạm còn có ý nghĩa trong việc giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật. Với việc quy định về hình phạt cho những hành vi phạm tội của các tổ chức tội phạm, luật hình sự trước tiên là hướng đến giáo dục những người đã phạm tội, cho họ thấy những hậu quả phải chịu khi phạm tội. đồng thời cũng là để giáo dục những thành viên khác trong xã hội có ý thức trong việc tuân thủ pháp luật và đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức.

Tổ chức tội phạm kiểu Mafia đang ngày càng phát triển với quy mô lớn hơn, hoạt động với những vỏ bọc hợp pháp mà khó có thể bị phát hiện. Do đó, để phòng ngừa cũng như đấu tranh chống lại những tổ chức này cần có sự chung tay của các quốc gia trên toàn thế giới.


Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Cơ cấu tổ chức và hoạt động của tổ chức tội phạm kiểu Mafia Ý. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Trân trọng./.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top