Bình luận về xu hướng phát triển của án lệ trong cấu trúc nguồn luật của một số hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law

      Civil law và Common law là hai dòng họ pháp luật lớn nhất trên thế giới. Theo dòng thời gian, xu hướng hội tụ giữa hai dòng họ pháp luật này ngày càng mạnh mẽ hơn. Sự hội tụ về nguồn luật – sự thay đổi vị trí án lệ trong hệ thống pháp luật thuộc Civil law và vị trí pháp luật thành văn trong hệ thống pháp luật thuộc Common law là một trong nhưng biểu hiện rõ nét nhất. Với bài tiểu luận của mình, em chọn đề bài số 11: “Bình luận về xu hướng phát triển của án lệ trong cấu trúc nguồn luật của một số hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law”. Cụ thể, em chọn hệ thống pháp luật của Pháp và Đức.


Danh mục tài liệu tham khảo

  • Trường đại học Luật Hà Nội, giáo trình “Luật so sánh” (tái bản lần thứ 5), NXB Công an nhân dân, 2015

Bình luận về xu hướng phát triển của án lệ trong cấu trúc nguồn luật của hệ thống pháp luật Pháp và Đức

Mọi người cũng xem:

      Trong các hệ thống pháp luật thuộc Civil law, án lệ không được coi là nguồn cơ bản như pháp luật thành văn bởi theo quan điểm lí luận phổ biến của các hệ thống pháp luật lục địa châu Âu, án lệ đưa ra những giải pháp không chắc chắn, có thể bị hủy bỏ, sửa đổi bất cứ lúc nào và luôn bị phụ thuộc vào vụ việc mới. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của pháp luật, ý nghĩa quan trọng của án lệ được thừa nhận và chứng minh. Có thể khẳng định, xu hướng phát triển của án lệ trong cấu trúc nguồn luật của hệ thống pháp luật các nước thuộc dòng họ Civil law, điển hình là Pháp và Đức, là ngày càng được thừa nhận và chú trọng phát triển, trở thành nguồn luật cơ bản bên cạnh pháp luật thành văn.

Án lệ trong cấu trúc nguồn luật của hệ thống pháp luật Pháp

       Trước đây, Pháp cũng như nhiều quốc gia theo Civil law, không thừa nhận án lệ, không coi án lệ là một nguồn luật cơ bản. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển pháp luật thành văn (từ thế kỉ XIII đến cuối thế kỉ XVIII), án lệ ở quốc gia này được sử dụng và có vai trò quan trọng không kém gì án lệ ở Anh. Nguyên nhân là do Pháp chỉ coi hệ thống pháp luật thống nhất của châu Âu lục địa (Jus Commune) là “Raison écrit” (“lẽ phải thành văn”). Người Pháp không chào đón và áp dụng rộng rãi mà chỉ chấp nhận tầm ảnh hưởng của Jus Commune. Chính vì vậy, các luật gia có uy tín trong giai đoạn này là những nhà thực hành pháp luật. Trong ban soạn thảo ra Bộ luật dân sự (BLDS) Napoleon năm 1804 không có một vị giáo sư luật nào.

      Thời kì đầu của giai đoạn pháp điển hóa (cuối thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX), án lệ ở Pháp không thể pháp triển được. Sự đề cao quá mức pháp luật thành văn đã dẫn đến việc xem nhẹ vai trò của tòa án trong phát triển án lệ. Bộ luật dân sự Napoleon năm 1804 đã thiết lập một số quy định gây cản trở cho việc phát triển án lệ. Cụ thể Điều 5 Bộ luật này quy định: “Cấm các thẩm phán đặt ra các quy định chung và có tính lập quy để tuyên án đối với những vụ việc được giao xét xử”; Điều 1351 cũng xác định rõ: “Bản án chỉ có hiệu lực pháp luật đối với một vụ việc. Chỉ được xem là cùng một vụ việc khi yêu cầu về cùng một vấn đề, dựa trên cùng một căn cứ và giữa cùng các bên tranh chấp”. Các điều luật trên gián tiếp cấm việc sử dụng án lệ trong hoạt động xét xử của các thẩm pháp tại Pháp.

       Tuy nhiên, từ đầu thế kỉ XX đến nay, án lệ được thừa nhận và chú trọng phát triển hơn. Đúng như lời nhận xét “Bắt đầu từ thế kỉ XX, ảo tưởng về giá trị của luật thành văn là nguồn luật thuần nhất đã dần bị xóa bỏ” của René David (một luật sư người Pháp), việc pháp điển các bộ luật dần bộc lộ các hạn chế như tính không khả thi do quy định mang tính khái quát, không rõ hay tính lạc hậu do không được cập nhật. Những quy định mang tính khái quát và nguyên tắc trong BLDS Pháp năm 1804 đã gây nhiều trở ngại cho các thẩm phán trong việc áp dụng chúng vào hoạt động xét xử. Khi pháp luật thành văn không còn được đề cao như trước, án lệ ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng, thiết yếu của mình. Trong lĩnh vực dân sự, án lệ chính là nguồn luật bổ trợ cho luật thành văn. Nhiều điều luật trong BLDS được giải thích bởi các tòa án, khiến các án lệ trở thành phương tiện để hiểu được BLDS. Thêm vào đó, án lệ cũng bổ sung cho những lỗ hổng trong BLDS; như ở lĩnh vực bồi thường thiệt hại, do BLDS quy định rất ít về vấn đề này nên khi sẽ chủ yếu dựa vào án lệ. Ở Pháp, luật hành chính không được pháp điển hóa và được phát triển trên cơ sở án lệ. Vì vậy, án lệ đóng vai trò quan trọng và được phát triển mạnh trong ngành luật này hơn bất kì ngành luật nào khác trong hệ thống pháp luật. Luật hành chính Pháp thừa nhận “mặc dù ngày càng có sự gia tăng các văn bản quy phạm luật hành chính, nhưng án lệ vẫn là nguồn của luật hành chính”. Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa các văn bản quy phạm pháp luật hành chính và án lệ thì văn bản luật vẫn luôn có hiệu lực pháp lý cao hơn, trừ một số trường hợp ngoại lệ (bản án Koné ngày 03/07/1996).

Án lệ trong cấu trúc nguồn luật của hệ thống pháp luật Đức

       Pháp và Đức đều phát triển và sử dụng phổ biến án lệ trong giai đoạn từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVIII. Mặc dù ở Đức, Jus Commune được tiếp nhận đễ dàng hơn Pháp nhưng một số vùng như vùng Saxon phía Bắc lại chỉ coi nó như nguồn luật bổ sung. Do đó, Đức vẫn sử dụng phổ biến án lệ. Có thể nói, án lệ đóng vai trò quan trọng trong pháp luật Đức ở giai đoạn phát triển phát triển thành văn.

       Trong thời kì pháp điển hóa pháp luật diễn ra mạnh mẽ ở châu Âu, án lệ bị xem nhẹ. Tuy nhiên, ở Đức, vị trí của án lệ lại chưa bao giờ bị đánh giá thấp. BLDS Đức ra đời năm 1896, sau BLDS Pháp gần 100 năm; mặc dù việc pháp điển hóa chịu ảnh hưởng nhưng phải khẳng định rằng nó không phải bản sao mô hình của BLDS Pháp. Trong bộ luật này không chứa đựng những quy định mang tính cấm đoán việc phát triển án lệ. Hơn nữa, trong thế kỉ XIX, Friedrich Carl von Savigny, một luật gia người Đức, đã thừa nhận án lệ là một nguồn luật tồn tại cùng với những nguồn luật khác như luật thành văn, tập quán.

       Từ đầu thế kỉ XX đến nay, án lệ ở Đức ngày càng được coi trọng hơn. Việc phát triển án lệ là rất cần thiết, đặc biệt trong việc giúp các thẩm phán và luật sư áp dụng đúng các quy định của BLDS năm 1900. Trong BLDS năm 1900, các quy định về hợp đồng, bồi thường thiệt hại,… được hỗ trợ bởi hàng loạt các án lệ.  Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của án lệ trong giải thích pháp luật. Hơn nữa, án lệ của Tòa án tối cao Cộng hòa liên bang Đức (về hình sự và dân sự) luôn được tòa cấp dưới tuân theo khi áp dụng trong thực tiễn áp dụng pháp luật, nếu không tuân theo thì có nghĩa vụ giải thích rõ vì sao. Trong lĩnh vực luật hiến pháp, các án lệ của Tòa án tối cao có hiệu lực như luật và các tòa cấp dưới bắt buộc phải tuân theo.

Nhận xét về xu hướng phát triển của án lệ trong cấu trúc nguồn luật của hệ thống pháp luật các nước thuộc dòng họ Civil Law

Mọi người cũng xem:

       Hệ thống pháp luật các nước theo dòng họ Civil law không còn chỉ đề cao pháp luật thành văn mà dần chú trọng hơn tới án lệ. Kể từ năm 2000, án lệ ở Pháp đã được cơ quan nhà nước đăng tải miễn phí trên mạng Internet. Hiện nay, ở nhiều nước lục địa châu Âu như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kì đã có tuyển tập án lệ chính thức. Có thể nói, án lệ có xu hướng phát triển mạnh mẽ và là một nguồn luật không thể thiếu trong cấu trúc nguồn luật của hai hệ thống pháp luật Pháp và Đức nói riêng và cấu trúc nguồn luật của các nước thuộc dòng họ Civil law nói chung.

       Án lệ đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong cấu trúc nguồn luật các nước có hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law. Rõ ràng, hệ thống pháp luật các nước theo Civil law không còn chỉ tập trung vào luật thành văn mà chú trọng hơn trong việc phát triển án lệ. Có thể khẳng định xu hướng phát triển án lệ ở một số hệ thống pháp


     Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Bình luận về xu hướng phát triển của án lệ trong cấu trúc nguồn luật của một số hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

       Trân trọng ./.


 

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top