Phân tích phương pháp tính toán theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và nêu ưu, nhược điểm của phương pháp này

Phân tích phương pháp tính toán theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và nêu ưu, nhược điểm của phương pháp này

      Phân tích phương pháp tính toán theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và nêu ưu, nhược điểm của phương pháp này.


Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Luật Hải quan 2014
  • Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016
  • Nghị định 134/2016/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
  • Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
  • Văn bản hợp nhất 21/VBHN-BTC năm 2020 hợp nhất Thông tư quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
  • Phương pháp tính trị giá hải quan theo trị giá tính toán

Tổng quan về các phương pháp xác định trị giá hải quan trong nhập khẩu hàng hóa

Khái niệm trị giá hải quan

       Theo quy định tại điểm 24, Điều 4, Luật Hải quan 2014 (Luật hải quan số 54/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 23/06/2014): Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan.

       Theo quy định của Điều 8. Trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Luật số 107/2016/QH13 do quốc hội ban hành ngày 06/04/2016): Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của Luật hải quan.

       Như vậy, xét trên góc độ thương nhân xuất, nhập khẩu, trị giá hải quan là trị giá thương nhân căn cứ vào đó tính thuế và nộp thuế cho nhà nước

       Xét trên góc độ cơ quan quản lý nhà nước:

       Hải quan là một cơ quan quản lý nhà nước, có nhiệm vụ kiểm soát hàng hóa xuất khẩu ra và nhập khẩu vào lãnh thổ quốc gia. Hải quan sử dụng các biện pháp nghiệp vụ đặc thù để kiểm tra, giám sát và thu thập các thông tin về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng các thông tin đó phục vụ cho các mục tiêu bảo vệ và phát triển nền kinh tế.

       Trong quá trình thực hiện vai trò của mình, cơ quan Hải quan có nhiệm vụ thực thi các quy định của pháp luật có hiệu lực điều chỉnh đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Ví dụ như thực hiện Luật hải quan, Luật quản lý ngoại thương, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật khiếu nại tố cáo, Luật thương mại… cũng như các văn bản pháp quy dưới luật.

       Để có thể thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao, cơ quan Hải quan sẽ áp dụng một trong các nghiệp vụ cơ bản là xác định kim ngạch xuất nhập khẩu của nền kinh tế. Điều đó đòi hỏi mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đều được đánh giá theo các tiêu chuẩn và cách thức nhất định. Quá trình thực hiện nghiệp vụ này được gọi là quản lý trị giá Hải quan.

       Vậy, có thể nói, trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chính là phần số liệu về giá trị của hàng hóa được đưa ra hoặc đưa vào lãnh thổ hải quan, do cơ quan Hải quan quản lý và sử dụng phục vụ cho các mục tiêu quản lý Nhà nước về hải quan.

       Theo quy định tại điểm 24, Điều 4, Luật Hải quan 2014 (Luật hải quan số 54/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 23/06/2014): Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan.

       Vai trò của trị giá hải quan

       Điểm 1, Điều 86, Luật hải quan 2014 quy định: Trị giá hải quan được sử dụng làm cơ sở cho việc tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

       Tùy thuộc vào mục tiêu quản lý Nhà nước về hải quan trong từng thời kỳ mà cơ quan Hải quan sử dụng các dữ liệu trị giá hải quan theo những mục đích khác nhau, dẫn đến vai trò khác nhau của trị giá hải quan.

       Trong bối cảnh hiện nay, trị giá hải quan thể hiện các vai trò cơ bản là:

Phân tích phương pháp tính toán theo quy định của pháp luật Việt Nam

      Trị giá hải quan là cơ sở cho việc tính toán, xác định và thu nộp thuế đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu

       Hàng hóa khi xuất khẩu hay nhập khẩu có thể phải chịu sự điều chỉnh của các Luật thuế như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế chống bán phá giá… Trong trường hợp luật pháp quy định xác định số tiền thuế phải nộp theo phương pháp tỷ lệ, sử dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm, thì một trong các cơ sở tính toán để xác định ra số thuế phải nộp chính là trị giá hải quan của hàng hóa.

       Trị giá hải quan phục vụ mục tiêu quản lý và xây dựng chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa trong nền kinh tế

       Trị giá hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu cho biết tổng giá trị hàng hóa đã được xuất khẩu hay nhập khẩu trong từng kỳ quản lý. Đây chính là số liệu quan trọng giúp xây dựng Bảng cân đối kim ngạch xuất nhập khẩu của nền kinh tế, từ đó, cơ quan quản lý có thể biết được trong kỳ đó, nền kinh tế có đạt được sự cân bằng về xuất nhập khẩu hay không, có hiện tượng nhập siêu hay xuất siêu không, để có chính sách quản lý và điều chỉnh phù hợp.

        Trị giá hải quan là cơ sở để thực thi các chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

       Trong một số trường hợp, để bảo vệ nền kinh tế và sản xuất trong nước, các quốc gia thường sử dụng công cụ hạn ngạch (quota) như một hàng rào phi thuế quan. Để có thể nhận định việc xuất khẩu hay nhập khẩu một mặt hàng đạt hay vượt quá hạn ngạch quy định, cơ quan quản lý sẽ phải sử dụng số liệu về trị giá hải quan của hàng hóa.

       Trị giá hải quan tham gia thực hiện nhiệm vụ thống kê nền kinh tế

       Thống kê là một trong những công cụ quản lý sự phát triển của nền kinh tế. Số liệu thống kê hải quan thể hiện số lượng và giá trị hàng hóa đã tham gia và được luân chuyển trong nền kinh tế trong từng thời kỳ thông quan hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

       Ngoài ra, trị giá hải quan còn phù vụ những mục tiêu quản lý như: Áp dụng các chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, là cơ sở xây dựng các biện pháp quản lý rủi ro, là cơ sở để thực hiện công tác kiểm tra hải quan tại các cơ sở…

Nguyên tắc xác định trị giá hải quan

       Nguyên tắc xác định trị giá hải quan là:

  • Đối với hàng hóa xuất khẩu, trị giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF) không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F).
  • Đối với hàng hóa nhập khẩu, trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá tính thuế và dừng ở phương pháp xác định trị giá tính thuế.

       Ở bài này, trong phạm vi tìm hiểu người viết chỉ đề cập đến các phương pháp xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu và cụ thể là phương pháp tính toán.

  • Trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu

       Giá thực tế phải trả tính đến cửa nhập khẩu đầu tiên.

       Đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng không: là cảng dỡ hàng ghi trên vận đơn.

       Đường sắt: ga đường sắt liên vận quốc tế ghi trên tờ khai hải quan.

       Đường bộ, đường thủy nội địa, cửa khẩu nhập đầu tiên là cửa khẩu biên giới nơi hàng hóa nhập khẩu đi vào lãnh thổ Việt Nam ghi trên tờ khai hải quan.

       Các phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu: có 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo trình tự bắt buộc là:

  • Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa NK
  • Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt
  • Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa tương tự
  • Phương pháp trị giá khấu trừ
  • Phương pháp tính toán
  • Phương pháp quy luận

       Nguyên tắc áp dụng:

  • Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp được liệt kê ở trên.
  • Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau,
  • Việc xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được.

Phân tích phương pháp tính toán theo quy định của pháp luật Việt Nam

Điều kiện áp dụng Phương pháp tính trị giá hải quan theo trị giá tính toán

       Căn cứ theo điều 11 Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định quy định về điều kiện áp dụng phương pháp tính trị giá hải quan theo trị giá tính toán như sau:

       Trường hợp áp dụng

       Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp trị giá giao dịch, trị giá cho hàng hoá nhập khẩu giống nhau, tương tự hay trị giá khấu trừ thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá tính toán.

       Căn cứ để xác định trị giá tính toán:

       Căn cứ dựa trên số liệu được ghi chép và phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của người sản xuất trừ khi các số liệu này không phù hợp các số liệu thu thập được tại Việt Nam.

       Số liệu này phải tương ứng với những số liệu thu được từ những hoạt động sản xuất, mua bán hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại do người sản xuất tại nước xuất khẩu sản xuất ra để xuất khẩu đến Việt Nam.

       Trường hợp vận dụng kiểm tra

       Không được tiến hành việc kiểm tra hoặc yêu cầu xuất trình để kiểm tra sổ sách kế toán hay bất kỳ hồ sơ nào khác của các đối tượng không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, nhằm mục đích xác định trị giá tính toán quy định tại Điều này.

       Việc thẩm tra các thông tin do người sản xuất hàng hóa cung cấp phục vụ xác định trị giá hải quan quy định tại Điều 11 Thông tư 39/2015/TT-BTC có thể được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu được sự đồng ý của nhà sản xuất và phải được thông báo trước bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền của nước có liên quan và được cơ quan này chấp thuận cho phép tiến hành việc thẩm tra.

       Các điều khoản điều chỉnh

       Các chi phí tương ứng với trị giá tính toán đối với hàng hoá nhập khẩu

        Chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hóa nhập khẩu:

       Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá trình gia công khác được sử dụng vào sản xuất hàng nhập khẩu. Chi phí này bao gồm các khoản chi phí sau: fca incoterm

       Chi phí điều chỉnh cộng

       Chi phí hoa hồng bán hàng, phí môi giới.

       Chi phí bao bì gắn liền với hàng hóa nhập khẩu trừ các loại container, thùng chứa, giá đỡ được sử dụng như một phương tiện để đóng gói phục vụ chuyên chở hàng hóa và sử dụng nhiều lần

       Chi phí đóng gói hàng hóa, bao gồm: Chi phí về vật liệu đóng gói, chi phí về nhân công đóng gói

       Trị giá của các khoản trợ giúp được tính vào trị giá hải quan nếu người sản xuất chịu chi phí cho các sản phẩm trợ giúp đó, bao gồm:

       Nguyên liệu, bộ phận cấu thành, phụ tùng và các sản phẩm tương tự hợp thành, được đưa vào hàng hóa nhập khẩu; hợp đồng thuê nhà ở

       Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu;

       Công cụ, dụng cụ, khuôn rập, khuôn đúc, khuôn mẫu và các sản phẩm tương tự được sử dụng để sản xuất hàng hóa nhập khẩu;

       Bản vẽ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật, thiết kế mỹ thuật, kế hoạch triển khai, thiết kế thi công, thiết kế mẫu, sơ đồ, phác thảo và các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở nước ngoài và cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu.

       Chi phí chung và lợi nhuận phát sinh trong hoạt động bán hàng hóa cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá, được sản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến Việt Nam.

       Khoản lợi nhuận và chi phí chung phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá tính toán.

       Chi phí chung bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp hay gián tiếp của quá trình sản xuất và bán để xuất khẩu hàng hóa.

       Các chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí có liên quan đến việc vận tải hàng hóa nhập khẩu.

Chứng cứ, tài liệu để xác định trị giá hải quan

        Bản giải trình của người sản xuất về các chi phí

       Điều này có xác nhận của người sản xuất về các chứng từ, số liệu kế toán phù hợp với bản giải trình này;

       Hóa đơn bán hàng của người sản xuất;

       Chứng từ về các chi phí.

Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp tính toán

       Đây là phương pháp số 5 trong tất cả 6 phương pháp được thực hiện theo tuần tự bắt buộc nên tính hiệu quả của phương pháp này sẽ thấp hơn so với 4 phương pháp được ưu tiên thực hiện trước là: (i) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa NK, (ii) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt, (iii) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa tương tự, (iv) Phương pháp trị giá khấu trừ.

       Bởi trong quá trình xác định giá sản xuất trực tiếp; chi phí chung và lợi nhuận phát sinh trong hoạt động bán hàng hóa cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá, được sản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến Việt Nam đã ẩn chứa nhiều sai số và quá trình kiểm tra thanh tra cũng không thể chặt chẽ và có căn cứ rõ ràng bằng các phương pháp trên.

       Tuy nhiên phương pháp này cũng có điểm cộng, chúng ta có thể nắm rõ, kiểm soát được trị giá tính thuế được hình thành như thế nào từ khi được sản xuất tại nhà máy công xưởng cho đến khi nhập khẩu vào cửa khẩu đầu tiên của Việt Nam.


       Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Phân tích phương pháp tính toán theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

       Trân trọng ./.


 

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top