Dự thảo Nghị định quy định về quản lý, sử dụng pháo

Trong quá trình soạn thảo để ban hành ra một văn bản quy phạm pháp luật sẽ có những trường hợp mắc lỗi trong văn bản, những lỗi đó dù nhỏ nhưng cũng có thể gây ra hậu quả khó lường trong thực tiễn áp dụng. Do đó, để hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót đó, đồng thời hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định việc thẩm tra, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.

Bởi là một khâu quan trọng nên trách nhiệm của những chủ thể thực hiện công việc thẩm tra, thẩm định càng trở nên quan trọng hơn nữa. để tìm hiểu về vấn đề này, trong phần bài làm của mình, em xin lựa chọn đề bài: “Dự thảo Nghị định quy định về quản lý sử dụng pháo” và làm rõ hai vấn đề sau:

  • Xác định chủ thể thẩm định, thẩm tra Dự thảo Nghị định quy định về quản lý sử dụng pháo.
  • Với tư cách là cơ quan thẩm định, thẩm tra hãy phát biểu sự cần thiết ban hành hoặc tính khả thi của Dự thảo Nghị định quy định về quản lý sử dụng pháo.

Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Hiến pháp 2013
  • Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị
  • Nghị quyết 37/NQ-QH13 ngày 23/11/2012

Xác định chủ thể thẩm định, thẩm tra Dự thảo Nghị định quy định về quản lý sử dụng pháo

Mọi người cũng xem:

Về chủ thể thẩm định: căn cứ vào điều 92 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015: “Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo nghị định trước khi trình Chính phủ”. Do đó, chủ thể có trách nhiệm thẩm định Dự thảo Nghị định quy định về quản lý sử dụng pháo là Bộ Tư pháp.

Dự thảo nghị định quy định về quản lý sử dụng pháo

BỘ TƯ PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:…/BC-BTP

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2020

 BÁO CÁO THẨM ĐỊNH
Dự thảo Nghị định quy định về quản lý sử dụng pháo

Kính gửi:

Bộ Công an;

-Văn phòng Chính phủ.

Ngày 09/01/2020, Bộ Công an có Công văn số…/BCA-C11 gửi Bộ Tư pháp đề nghị thẩm định dự thảo Nghị định quy định về quản lý sử dụng pháo (sửa đổi) (Sau đây gọi là dự thảo Nghị định). Thực hiện nhiệm vụ thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, trên cơ sở Hồ sơ thẩm định và kết quả họp Hội đồng thẩm định ngày 15/01/2020, Bộ Tư pháp có ý kiến thẩm định như sau:

Sự cần thiết ban hành.

  1. Cơ sở thực tiễn

Việc đốt pháo trong những ngày tết, lễ hội,… là một trong những phong tục tập quán lâu đời của nhân dân ta. Năm nào cũng vậy, cứ đến gần Tết là tình trạng buôn bán, vận chuyển pháo lậu lại trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Theo đó thì tai nạn cũng thường xuyên xảy ra trong quá trình sản xuất, vận chuyển và đốt pháo. Hậu quả để lại là hàng năm đã cướp đi sinh mạng nhiều người, làm bị thương hàng nghìn người, nhiều người bị tàn tật suốt đời. Hơn nữa việc đốt pháo còn gây lãng phí tiền bạc, làm ô nhiễm môi trường.

2. Sự cần thiết ban hành văn bản mới.

Tai nạn thường xuyên xảy ra trong quá trình sản xuất, vận chuyển và đốt pháo, hàng năm đã cướp đi sinh mạng nhiều người. Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 406/TTg ngày 08/8/1994 về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo, đặc biệt là sự ra đời của Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý sử dụng pháo.

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định, Bộ Công an đã khẩn trương ban hành Thông tư số 08/2010/TT-BCA ngày 5/2/2010 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý sử dụng pháo.

Tuy nhiên, sau hơn 10 năm tổ chức triển khai thực hiện, Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý sử dụng pháo đã bộc lộ những hạn chế, bất cập đòi hỏi phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trong tình hình mới. Có những hạn chế, bất cập cụ thể cần phải được sửa đổi, thay thế những quy định hiện hành có liên quan.

Một là, tại khoản 3 và 4 Điều 3 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP quy định các khái niệm trên chưa rõ ràng, cụ thể, chưa tách bạch pháo hoa gây tiếng nổ và pháo hoa không gây tiếng nổ, thực chất, pháo hoa gây tiếng nổ là có sử dụng thuốc pháo nổ. Như vậy, thực tế hiện nay các lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong xử lý đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ pháo hoa nổ.

Hai là, hàng năm, Công an các đơn vị, địa phương thu giữ số lượng pháo lớn, trong khi pháo là sản phẩm nguy hiểm, dễ gây cháy nổ, trong khi đó, Nghị định số 36/2009/NĐ-CP chưa có quy định đối với quản lý, bảo quản, tiêu hủy pháo.

Ba là, các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Nghị định số 36/2009/NĐ-CP còn chưa đầy đủ; nhiều hành vi liên quan đến pháo hiện nay gây nguy hiểm cho xã hội nhưng lại chưa được quy định; chưa quy định cụ danh mục các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng tại Việt Nam, nguyên tắc quản lý sử dụng pháo.

Bốn là, tại Điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP quy định các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng, trong đó có, các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ, hiện nay chưa có cơ chế, quy định quản lý cụ thể đối với loại sản phẩm này.

Năm là, theo quy định tại Điều 7 Nghị định 36/2009/NĐ-CP quy định các trường hợp được phép sử dụng pháo hoa, qua 10 năm triển khai thực hiện, nhiều trường hợp cần thiết sử dụng pháo hoa nhưng không được quy định tại Nghị định số 36/2009/NĐ-CP của Chính phủ, điều này gây khó khăn cho các cơ quan, tổ chức trong quá trình sử dụng.

Nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, bảo đảm quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Đồng thời, khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên và để tăng cường công tác quản lý, phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm về pháo, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới thì việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý sử dụng pháo là cần thiết.

Về sự phù hợp của nội dung dự thảo Nghị định với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước

Mọi người cũng xem:

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về Nghị định, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 5/10/2012 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15/3/2016 của Chính phủ. Hai văn bản trên cơ bản đã tạo lập được hành lang pháp lý, đưa hoạt động nghệ thuật biểu diễn phát triển theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Đồng thời tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Trung ương và địa phương; tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sáng tạo nghệ thuật, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân đồng thời củng cố, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Các quy định tại Nghị định cũng là cơ sở để thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra.

Tuy nhiên, sau 7 năm triển khai thực hiện, Nghị định số 79 và Nghị định số 15 đã phát sinh một số hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực thi như việc phân định thẩm quyền giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và biện pháp quản lý cụ thể đối với từng hoạt động nghệ thuật biểu diễn chưa hiệu quả, dẫn đến nhiều trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng nhưng không bị ngăn chặn, xử lý.

Quy định cấp giấy phép trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn chưa thống nhất với hệ thống quy định pháp luật trong lĩnh vực khác (như xuất, nhập cảnh, lao động, thương mại, thi đua, khen thưởng…) đã tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng sự chồng chéo giữa các quy định để trục lợi.

Biện pháp quản lý đối với hoạt động tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn chưa phù hợp với thực tiễn, trong khi nhu cầu của các tổ chức, cá nhân đối với hoạt động này có xu hướng tăng lên. Biện pháp quản lý đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tổ chức thi người đẹp, người mẫu và hoạt động dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài chưa phù hợp với thực tiễn, dẫn đến những vướng mắc, bất cập trong hoạt động này.

Biện pháp quản lý tác phẩm âm nhạc, sân khấu còn nhiều bất cập, dẫn đến các tác động tiêu cực từ dư luận trong hoạt động công vụ của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền…

Dự thảo Nghị định quy định về quản lý sử dụng pháo

Do vậy, việc ban hành Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn là cần thiết, phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm sự thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước; tạo thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình áp dụng, thực thi pháp luật

Về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Nghị định với hệ thống pháp luật

Mọi người cũng xem:

Tính hợp hiến hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước đơn nhất, được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp. Do đó, để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, các văn bản của các cơ quan nhà nước khác không được trái văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội.

Một VBQPPL được xem là hợp hiến, hợp pháp khi văn bản đó bảo đảm đủ các điều kiện sau đây:

Ban hành đúng căn cứ pháp lý: khi ban hành VBQPPL, cơ quan ban hành phải xác định căn cứ pháp lý cho việc ban hành văn bản. Những văn bản làm căn cứ pháp lý phải là những văn bản đang có hiệu lực thi hành.

Ban hành đúng thẩm quyền: Luật BHVBQPPL và Luật BHVBQPPL của HĐND và UBND năm 2004 đã quy định cụ thể về thẩm quyền ban hành loại văn bản cũng như nội dung văn bản. Do đó, khi ban hành văn bản các cơ quan nhà nước chỉ được quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình.

Nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật: nội dung của VBQPPL được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, luật; văn bản của cơ quan cấp dưới phải phù hợp với văn bản của cơ quan cấp trên; văn bản của UBND phải phù hợp với văn bản của HĐND.

Văn bản được ban hành đúng trình tự, thủ tục, thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật: VBQPPL phải được ban hành theo trình tự, thủ tục được quy định trong Luật BHVBQPPL và Luật BHVBQPPL của HĐND và UBND dân 2004.

Thực tiễn vi phạm yêu cầu về tính hợp hiến, hợp pháp trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Thực tiễn những năm qua cho thấy, nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp trong hoạt động ban hành VBQPPL ở nước ta chưa được bảo đảm. Tình trạng văn bản trái Hiến pháp, trái luật còn khá phổ biến. Theo số liệu của Bộ Tư pháp, sau 5 năm thực hiện quy định của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản pháp luật (2003-2008), đã có 6.900 văn bản trái pháp luật, chiếm tỷ lệ 12% số văn bản được kiểm tra.

Chỉ riêng trong 800 văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có khoảng 200 văn bản trái luật. Con số này tại Bộ Giao thông vận tải là 12 trong số gần 60 văn bản được kiểm tra… Năm 2010, Bộ Tư pháp kiểm tra và phát hiện gần 7.000 văn bản (trong tổng số hơn 90.000 văn bản) có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Bộ Tư pháp đã kiến nghị xử lý hơn 6.500 văn bản, chiếm 94,5% trên tổng số văn bản phát hiện có sai sót. Tỷ lệ vi phạm về ban hành văn bản trái luật do các địa phương tự kiểm tra phát hiện trong 5 năm qua cũng khá lớn. Trong hơn 35.800 văn bản tiếp nhận do các đơn vị ban hành, Bộ Tư pháp đã phát hiện hơn 4.300 văn bản sai luật.

Ngày 19/6/2012, báo cáo một số kết quả công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2012, Bộ Tư phápcho biết, qua kiểm tra hơn 17.000 văn bản quy phạm pháp luật ở các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố, Bộ đã phát hiện 2.541 văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Nghiên cứu về những vi phạm trong thực tiễn ban hành VBQPPL ở nước ta trong thời gian qua cho thấy có các hình thức sai phạm sau:

Về ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo

Mọi người cũng xem:

Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản

Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản là tiếng Việt; từ ngữ được sử dụng phải là từ ngữ phổ thông. Không dùng từ ngữ địa phương, từ ngữ cổ và từ ngữ thông tục; không sử dụng từ ngữ nước ngoài.

Trong trường hợp cần phải sử dụng từ ngữ nước ngoài do không có tiếng Việt thay thế, thì có thể sử dụng trực tiếp tiếng nước ngoài đó nếu là ngôn ngữ thông dụng, phổ biến hoặc phải phiên âm tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

Sử dụng từ ngữ đúng chức năng

Văn bản phải sử dụng ngôn ngữ viết; cách diễn đạt phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu. Trong văn bản có thuật ngữ chuyên môn cần phải làm rõ nội dung thì thuật ngữ đó phải được giải thích. Từ ngữ viết tắt chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết và phải giải thích nội dung của từ ngữ đó tại lần xuất hiện đầu tiên trong văn bản. Đối với văn bản sử dụng nhiều từ viết tắt, cần quy định riêng một điều giải thích toàn bộ các từ viết tắt trong văn bản.

Sử dụng từ ngữ đúng nghĩa

Từ ngữ được sử dụng trong văn bản phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm phát sinh nhiều cách hiểu; trường hợp dùng từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa thì phải giải thích theo nghĩa được sử dụng trong văn bản. Từ nghi vấn, các biện pháp tu từ không sử dụng trong văn bản. Từ ngữ phải được sử dụng thống nhất trong văn bản.

Câu văn trong văn bản

Câu văn phải đầy đủ về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức và bảo đảm tính liên kết giữa các bộ phận của câu văn. Các quy phạm pháp luật phải quy định trực tiếp nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung, phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác. Câu văn phải ngắn gọn, trong sáng; không dùng từ thừa trong câu.

Không sử dụng câu nghi vấn và câu cảm thán trong văn bản. Dấu câu trong văn bản: Việc sử dụng dấu câu trong văn bản phải tuân thủ các nguyên tắc chính tả của tiếng Việt. Không được sử dụng dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu chấm lửng trong văn bản.

Dự thảo Nghị định quy định về quản lý sử dụng pháo đủ điều kiện trình Chính phủ sau khi cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến tại Báo cáo thẩm định này, đối với những nội dung không tiếp thu, đề nghị có giải trình cụ thể.

Trên đây là Báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp đối với Dự thảo Nghị định quy định về quản lý sử dụng pháo xin gửi Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ./.

Nơi nhận:

– Như trên;

– Bộ trưởng (để báo cáo);

– Vụ VĐCXDPL (để theo dõi);

– Lưu: VT, PLDSKT (PLKTN).

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

(Đã ký)

 

 


Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Dự thảo Nghị định quy định về quản lý sử dụng pháo. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Trân trọng./.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top