Thẻ visa (thị thực) nhập cảnh là một giấy tờ quan trọng cho phép người nước ngoài vào Việt Nam một cách hợp pháp. Visa thường được cấp trên thẻ giấy hoặc trên hộ chiếu của người nước ngoài và cho phép họ nhập cảnh tại Việt Nam để thăm thân, du lịch, kinh doanh hoặc làm việc.
Thẻ visa (thị thực) nhập cảnh là gì?
Giới thiệu về Visa
Các loại visa nhập cảnh Việt Nam
Theo quy định của Luật Xuất nhập cảnh Việt Nam, hiện có 21 loại thị thực nhập cảnh, trong đó bao gồm các loại: NG1, NG2, LV1, LV2, ĐT, LS, DN, NN...
Tuy nhiên, nếu phân loại theo mục đích nhập cảnh, các loại visa bao gồm: visa du lịch (DL), visa du học (DH), visa điện tử (EV), visa thăm thân (VR, TT), visa ngoại giao (NG1, NG2, NG3), visa đầu tư (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4) và visa lao động, công tác (LĐ1, LĐ2, DN...).
Thời hạn thị thực (visa) nhập cảnh
Theo quy định, visa nhập cảnh cho người nước ngoài có thời hạn từ 1 tháng đến 5 năm, tùy thuộc vào từng loại đăng ký (ví dụ visa du lịch không quá 3 tháng, visa thăm thân dưới 6 tháng hoặc không quá 12 tháng, visa đầu tư dưới 5 năm...).
Nếu người nước ngoài dự định học tập hoặc làm việc lâu dài tại Việt Nam, họ có thể xin làm thẻ tạm trú (visa dài hạn) ngay từ đầu để tránh phải gia hạn visa nhiều lần sau này.
- Đối với cơ quan, tổ chức: Công văn đề nghị xét duyệt, kiểm tra nhân sự người nước ngoài nhập cảnh (theo mẫu NA2).
- Đối với cá nhân (bảo lãnh cho thân nhân): Đơn bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài nhập cảnh (theo mẫu NA3).
Hồ sơ xin cấp visa (thị thực) nhập cảnh cho người nước ngoài gồm những gì?
Đối với việc xin cấp visa (thị thực) nhập cảnh cho người nước ngoài, cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Tờ khai đề nghị cấp visa (thị thực) Việt Nam (theo mẫu NA1).
- Hộ chiếu (còn thời hạn ít nhất 6 tháng) hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
- Các giấy tờ của cơ quan, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài tại Việt Nam:
- Các giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh của người nước ngoài theo quy định (giấy tờ chứng minh việc đầu tư, giấy phép lao động...).
Đối với việc xin cấp visa (thị thực) nhập cảnh cho người nước ngoài, cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Quy trình xin visa cho người nước ngoài?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định;
Bước 2: Nộp hồ sơ xin visa tại 1 trong 3 trụ sở của Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Cục QLXNC) - Bộ Công an tại Hà Nội, Đà Nẵng hoặc TP. HCM;
Bước 3: Nhận kết quả.
Thời hạn Cục QLXNC xem xét giải quyết, cấp thị thực:
Không quá 5 ngày làm việc: Đối với trường hợp người nước ngoài nhận thị thực tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
Không quá 3 ngày làm việc: Đối với trường hợp người nước ngoài nhận thị thực tại cửa khẩu quốc tế;
Trong vòng 12 giờ: Áp dụng trong trường hợp dự lễ tang thân nhân hoặc người thân đang ốm nặng; vào Việt Nam xử lý việc khẩn cấp theo quy định.
Lưu ý: Người nước ngoài xin cấp các loại visa NG1, NG2, NG3, NG4 cần thông qua cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh gửi văn bản đề nghị cấp visa tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
Cách 1: Thủ tục xin visa nhập cảnh cho người nước ngoài bằng hình thức trực tiếp, bao gồm 3 bước:
Cách 2. Thủ tục đề nghị cấp thị thực điện tử (E-visa) cho người nước ngoài
Để làm visa nhập cảnh vào Việt Nam bằng hình thức online, quy trình gồm các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh Việt Nam và điền thông tin cần thiết;
Bước 2: Thanh toán phí cấp thị thực điện tử (25 USD) sau khi nhận được mã hồ sơ điện tử;
Bước 3: Nhận kết quả:
Trong thời gian 3 ngày làm việc (tính từ ngày nhận đủ thông tin và chi phí), cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ thông báo kết quả;
Nếu được chấp thuận, người nước ngoài sử dụng mã hồ sơ điện tử để kiểm tra và in thị thực điện tử để nhập cảnh vào Việt Nam.
Điều kiện cấp visa cho người nước ngoài?
Để được cấp visa nhập cảnh vào Việt Nam, người nước ngoài cần đáp ứng 4 điều kiện sau:
Điều kiện được cấp visa nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam
- Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế theo quy định;
- Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh theo Luật Xuất nhập cảnh 2014;
- Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam bảo lãnh (ngoại trừ đối tượng thuộc trường hợp xin cấp visa NG1-NG4);
- Giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh người nước ngoài (tùy từng trường hợp):
- Giấy phép lao động theo quy định của Luật Lao động nếu xin visa lao động;
- Giấy tờ chứng minh việc đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nếu xin visa đầu tư;
- Giấy phép hành nghề theo quy định Luật Luật sư nếu xin visa hành nghề luật sư;
- Văn bản tiếp nhận của nhà trường/cơ sở giáo dục tại Việt Nam nếu xin visa du học.
Hình thức cấp thẻ visa nhập cảnh
Hiện nay, có 3 hình thức cấp thẻ visa nhập cảnh, bao gồm:
- Cấp thị thực/visa điện tử (E-visa): Chỉ có giá trị 1 lần với thời hạn dưới 30 ngày.
- Cấp thị thực rời, chỉ được cấp trong 4 trường hợp sau:
- Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
- Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực;
- Vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh;
- Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
3 Cấp cùng hộ chiếu (dán trực tiếp vào từng trang của hộ chiếu).
Trường hợp được miễn visa nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam
Người nước ngoài sẽ được miễn visa nhập cảnh vào Việt Nam nếu thuộc một trong năm trường hợp sau đây:
- Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của pháp luật;
- Chính phủ quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn đối với từng nước;
- Miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và vợ/chồng, con của họ (là người nước ngoài);
- Vào khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ điều kiện hoặc đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt.
Thời hạn của Visa?
Thời hạn của các loại visa như sau:
- Visa ký hiệu SQ, EV có thời hạn tối đa 30 ngày.
- Visa ký hiệu HN, DL có thời hạn tối đa 03 tháng.
- Visa ký hiệu VR có thời hạn tối đa 06 tháng.
- Visa ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn tối đa 12 tháng.
- Visa ký hiệu LĐ1, LĐ2 có thời hạn tối đa 02 năm.
- Visa ký hiệu ĐT3 có thời hạn tối đa 03 năm.
- Visa ký hiệu LS, ĐT1, ĐT2 có thời hạn tối đa 05 năm.
- Visa hết hạn sẽ được xem xét cấp visa mới. Thời hạn của visa phải ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày. Nếu có quy định khác trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thời hạn của visa sẽ được cấp theo quy định đó.