Các yêu cầu để nhãn hiệu hoặc thương hiệu được bảo hộ độc quyền?
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Để được bảo hộ độc quyền, nhãn hiệu, thương hiệu phải là một dấu hiệu có thể nhìn thấy, bao gồm các yếu tố như chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh hoặc kết hợp của các yếu tố đó, được thể hiện qua một hoặc nhiều màu sắc;
Khả năng phân biệt hàng hóa và dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa và dịch vụ của các chủ thể khác.
Thủ tục Đăng ký thương hiệu năm 2023 như thế nào?
Quy trình đăng ký thương hiệu sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Thiết kế và chọn nhãn hiệu:
Khách hàng cần tạo một nhãn hiệu theo ý tưởng cho sản phẩm và thiết kế nhãn hiệu theo cách điệu tượng trưng.
Lưu ý: Trước khi thiết kế nhãn hiệu, nên thực hiện bước 2 trước.
Bước 2: Phân nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ trước khi đăng ký
Trong quá trình tư vấn về đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng, chúng tôi sẽ hỏi về lĩnh vực kinh doanh hoặc sản phẩm mà khách hàng muốn gắn nhãn hiệu, để phân nhóm chúng vào một danh mục nhất định trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, 1 nhãn hiệu sẽ được đăng ký cho 1 hoặc nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ. Luật SHTT cũng quy định về số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ tại Việt Nam sẽ bao gồm 45 nhóm. Trong đó, từ nhóm 1 – 34 là nhóm sản phẩm và từ 35 – 45 làm nhóm dịch vụ.
1 nhãn hiệu khi đăng ký sẽ phải gắn với 1 sản phẩm hay dịch vụ nhất định nào đó để làm cơ sở phân định quyền và làm căn cứ phân nhóm và tính phí (nhãn hiệu không thể đứng chung chung như mọi người vẫn hiểu)
Bước 3: Tra cứu tình trạng nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký
Sau khi đã thiết kế xong thương hiệu, khách hàng cần tra cứu tình trạng nhãn hiệu để xác định nó có thể đăng ký hay không. Nếu kết quả cho thấy nhãn hiệu có thể đăng ký, khách hàng nên nộp đơn đăng ký càng sớm càng tốt để được ưu tiên.
Bước 4: Gửi Đơn Đăng Ký Tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ
Sau khi kiểm tra và xác nhận thương hiệu có thể đăng ký, chủ sở hữu cần nhanh chóng gửi đơn đăng ký tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ để đảm bảo ưu tiên sớm nhất.
Bước 5: Xét Duyệt và Cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Thương Hiệu
Đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm sẽ qua nhiều giai đoạn xét duyệt và thường mất từ 16 đến 20 tháng. Vì vậy, khách hàng cần theo dõi trạng thái đăng ký để tránh lỗi không cần thiết.
Sau khi việc thẩm định đơn đăng ký hoàn tất, Cục SHTT sẽ cấp thông báo về việc được chấp nhận hay từ chối đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm. Nếu được chấp nhận, khách hàng sẽ phải trả một khoản phí để nhận được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Nếu đơn không đáp ứng yêu cầu bảo hộ, khách hàng có thể khiếu nại quyết định từ chối. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong 10 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn.
Đơn đăng ký nhãn hiệu phải sẽ được thẩm định theo các bước sau đây:
Bước 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thẩm định: Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Lưu ý: Giai đoạn thẩm định hình thức là bước 1 trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nếu Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận đơn đăng ký là hợp lệ, Cục sẽ ra quyết định chấp nhận đơn và gửi cho chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền.
Nếu đơn có những thiếu xót, Cục sẽ ra thông báo dự định từ chối đơn và yêu cầu chủ đơn hoặc người được ủy quyền sửa chữa hoặc bổ sung thông tin trong vòng 1 tháng từ ngày nhận được thông báo. Nếu quá thời gian nêu trên, đơn sẽ bị từ chối và khách hàng sẽ phải nộp lại đơn và tốn thêm chi phí.
Bước 2: Công báo thông tin đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian công bố 2 tháng kể từ ngày đơn hợp lệ. Cục SHTT sẽ đăng thông tin nhãn hiệu lên công báo sở hữu công nghiệp, cho phép bên thứ 3 xem và đánh giá đơn đăng ký. Trường hợp nhãn hiệu giống với nhãn hiệu của bên thứ 3, họ có quyền phản đối.
Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký
Thời gian thẩm định là 9 tháng. Cục SHTT sẽ tra cứu để đánh giá đăng ký nhãn hiệu của khả năng trùng hoặc gây nhầm lẫn với đơn đăng ký khác hoặc đã cấp giấy chứng nhận. Nếu đơn đáp ứng yêu cầu, Cục SHTT sẽ cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu, nếu không thì Cục SHTT sẽ từ chối.
Bước 4: Thông báo cấp văn bằng và nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Thời gian: 2 tháng
Sau khi nhận được thông báo cấp văn bằng, người đăng ký sẽ phải nộp thêm phí để cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu đã đăng ký.
Luật Quang Huy là một tổ chức đại diện được cấp giấy phép hoạt động bởi Cục Sở hữu trí tuệ và có quyền hạn và tư cách pháp lý để tư vấn và đại diện cho khách hàng trong việc đăng ký nhãn hiệu. Quý khách hàng có thể yên tâm sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật Quang Huy.
Quý khách hàng có thể tìm hiểu sự khác biệt giữa các công ty có và không có chức năng đại diện để quyết định sử dụng dịch vụ của công ty nào."
Hồ sơ đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu) gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ bao gồm:
– Mẫu thương hiệu hiệu với kích thước 8 x 8 cm (05 mẫu);
– Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu. Ví dụ: Thương hiệu VINFAST sẽ đăng ký cho sản phẩm xe ô tô (và sẽ được gọi là 1 nhóm)
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trường hợp ủy quyền cho Luật Quang Huy thì tờ khai sẽ do chúng tôi ký);
– Trường hợp có ủy quyền thì cần các giấy tờ liên quan đến việc ủy quyền;
– Tài liệu về quyền ưu tiên hoặc quyền được thừa kế, tặng cho (nếu có)
– Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Ngoài ra, tùy từng trường hợp, Quý khách hàng sẽ phải cung cấp thêm các giấy tờ liên quan khác.
Lưu ý về hồ sơ đăng ký thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hiệu sẽ bao gồm 02 bản giống nhau, 1 bản sẽ được Cục SHTT trả lại cho chủ đơn đăng ký để lưu;
– Mỗi hồ sơ đăng ký sẽ được cấp 1 văn bằng bảo hộ (giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu);
– Ngôn ngữ dùng trong hồ sơ phải là tiếng Việt, các tài liệu sử dụng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Việt khi nộp bắt buộc phải được dịch sang tiếng Việt;
– Nội dung ngôn ngữ trình bày trong hồ sơ là tiếng Việt nhưng phải là từ phổ thông, không sử dụng từ ngữ địa phương để sử dụng trong hồ sơ;
– Hồ sơ có từ 02 trang trở lên cần được đánh số từng trang theo thứ tự 1-2-3-4….;
– Bố cục trình bày trong hồ sơ đăng ký thương hiệu theo chiều dọc từ trên xuống dưới và từ trái sang phải;