Sưu tầm 2 vụ án hình sự xét xử về tội phạm tham nhũng trong thời gian gần đây và hãy bình luận về việc định tội danh trong các vụ án đó

      Tham nhũng là những hiện tượng đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài người và ngày càng phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Tham nhũng là nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển của mỗi quốc gia và cả thế giới. Vì vậy, phòng, chống tham nhũng (PCTN) là vấn đề không chỉ của riêng quốc gia nào mà là vấn đề có tính toàn cầu. Ở nước ta hiện nay, nếu không kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và quét sạch những kẻ thoái hóa, biến chất làm biến dạng quyền hạn và công vụ được nhân dân giao phó thì rất dễ nảy nòi một tầng lớp “tham quan ô lại mới” – một nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đang quyết tâm xây dựng. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hôm nay em xin tìm hiểu 2 vụ án


 Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Luật hình sự Việt Nam
  • Luật Phòng chống tham nhũng
  • Cổng thông tin bộ tư pháp, Ủy ban phòng chống tham nhũng, tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm soát nhân dân tối cao

Vụ án Tham ô tài sản, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ, cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội (Hadico)

       Ông Phan Minh Nguyệt: cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên – Tổng giám đốc Công ty Hadico, nguyên Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông Hà Nội và 05 bị can khác.

       Vụ án được khởi tố ngày 24/2/2015.

      Ngày 21/4/2017, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho biết đã hoàn tất cáo trạng truy tố Phan Minh Nguyệt, Cựu Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng thành viên , Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội (Công ty Hadico) và Nguyễn Thị Huyền Hảo, Kế toán trưởng Công ty Hadico về 2 tội danh gồm “Tham ô tài sản” và tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

3 bị can, Đỗ Văn Hảo, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty Hadico; Đặng Thị Thanh Tâm, Giám đốc Chi nhánh Công ty Hadico – Xí nghiệp vườn quả du lịch Từ Liêm (Hà Nội) và Dương Thị Chinh, Kế toán trưởng Công ty Hadico – Xí nghiệp vườn quả Từ Liêm (Hà Nội) bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Bị can Nguyễn Trọng Hùng, nguyên Giám đốc Chi nhánh Công ty Hadico – Xí nghiệp Bắc Hà, bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo cáo trạng, từ tháng 12/2005 đến tháng 2/2015, Phan Minh Nguyệt với nhiều cương vị như nêu trên vì động cơ vụ lợi cá nhân đã chỉ đạo cán bộ dưới quyền thực hiện các hành vi phạm tội.

Cụ thể, bị can Nguyệt đã chỉ đạo Đỗ Văn Hảo, Nguyễn Thị Huyền Hảo, Đặng Thị Thanh Tâm, Dương Thị Chinh và một số cán bộ dưới quyền khác tổ chức phá dỡ khu nhà kho cũ trên lô đất thuộc trạm máy kéo, tự lập “dự án” xây dựng nhà cho thuê tại Xí nghiệp Vườn quả du lịch Từ Liêm, gồm diện tích 8.400m², 114 gian nhà, 14 ki-ốt gây thiệt hại cho 138 người đã nộp tiền thuê nhà với tổng số tiền thiệt hại là 46,84 tỷ đồng.

Phân tích vụ án

       Theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi. Theo Từ điển Tiếng Việt, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của . Tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng (năm 1969) định nghĩa tham nhũng trong một phạm vi hẹp, đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng…
Theo nghĩa hẹp và là khái niệm được pháp luật Việt Nam quy định (tại Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005), tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi . Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị; nói cách khác là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước. Việc giới hạn như vậy nhằm tập trung đấu tranh chống những hành vi tham nhũng ở khu vực xảy ra phổ biến nhất, chống có trọng tâm, trọng điểm, thích hợp với việc áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng như: kê khai tài sản, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu.

Hãy sưu tầm 2 vụ án hình sự xét xử về tội phạm tham nhũng trong thời gian

Cấu thành tội phạm

Chủ thể

       Đặc điểm của tham nhũng là chủ thể thực hiện hành vi phải là người có chức vụ, quyền hạn. Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó (khoản 3, Điều 1, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005).
Nhìn chung, nhóm đối tượng này có đặc điểm đặc thù so với các nhóm đối tượng khác như: họ thường là những người có quá trình công tác và cống hiến nên có nhiều kinh nghiệm; được đào tạo có hệ thống, là những chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau; là những người có quan hệ rộng và có uy tín xã hội nhất định và thậm chí có thế mạnh về kinh tế. Những đặc điểm này của chủ thể hành vi tham nhũng chính là yếu tố gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xét xử hành vi tham nhũng.

       Trong vụ án chủ thể là: Ông Phan Minh Nguyệt: cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên – Tổng giám đốc Công ty Hadico, nguyên Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông Hà Nội,cùng các bị can khác. Phan Minh Nguyệt với nhiều cương vị vì động cơ vụ lợi cá nhân đã chỉ đạo cán bộ dưới quyền thực hiện các hành vi phạm tội.

Khách thể

       Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế của Nhà nước và xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cơ quan tổ chức nêu trên

       Cụ thể, bị can Nguyệt đã chỉ đạo Đỗ Văn Hảo, Nguyễn Thị Huyền Hảo, Đặng Thị Thanh Tâm, Dương Thị Chinh và một số cán bộ dưới quyền khác tổ chức phá dỡ khu nhà kho cũ trên lô đất thuộc trạm máy kéo, tự lập “dự án” xây dựng nhà cho thuê tại Xí nghiệp Vườn quả du lịch Từ Liêm, gồm diện tích 8.400m², 114 gian nhà, 14 ki-ốt gây thiệt hại cho 138 người đã nộp tiền thuê nhà với tổng số tiền thiệt hại là 46,84 tỷ đồng.

       Trong đó có 25,21 tỷ đồng, Nguyệt giao cho số cán bộ thân tín hợp lý hạch toán vào sổ sách tài chính của Xí nghiệp Vườn quả du lịch Từ Liêm dùng để xây dựng và nộp thuế; số tiền 3,86 tỷ đồng Xí nghiệp này trả nợ cho Công ty Hadico; riêng bị can Nguyệt đã sử dụng cá nhân và chi tiêu không đúng quy định số tiền 17,75 tỷ đồng.

       Ngoài ra, Nguyệt còn chỉ đạo Nguyễn Thị Huyền Hảo thu trái phép 2,31 tỷ đồng tiền thuê nhà của 7 người tại Khu tập thể Lĩnh Nam. Số tiền này, Nguyệt và Hảo để ngoài sổ sách kế toán của Công ty, phục vụ nhu cầu cá nhân của Nguyệt, trong khi đó số người đã nộp tiền đến nay không được nhận nhà.

       Bên cạnh đó, Nguyệt đã chỉ đạo Hảo thu 2,36 tỷ đồng từ việc các nhà thầu tiết kiệm chi phí khi thi công các công trình nội bộ nhưng không nhập quỹ để tăng vốn sản xuất của Công ty Hadico, mà sử dụng nhu cầu cá nhân của Nguyệt, gây thiệt hại cho Công ty Hadico 2,36 tỷ đồng.

       Khi Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiến hành xác minh những sai phạm tại Công ty Hadico và Xí nghiệp vườn quả du lịch Từ Liêm, bị can Nguyệt và gia đình đã tự nguyện nộp 17,75 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Công ty Hadico xác định Công ty có trách nhiệm hoàn trả lại toàn bộ số tiền 46,84 tỷ đồng cho 138 người thuê nhà khi thanh lý hợp đồng thuê nhà.

       Ngoài số tiền bị can Nguyệt đã nộp để khắc phục hậu quả, Công ty Hadico có yêu cầu bị can Nguyệt bồi thường thiệt hại số tiền còn lại. Ngoài ra 7 bị hại trong thương vụ thuê nhà tại Khu tập thể Lĩnh Nam cũng bị can Nguyệt phải bồi thường.

       Bên cạnh đó, bị can Phan Minh Nguyệt đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo cấp dưới rút tiền quỹ thông qua việc tạm ứng cá nhân đưa cho ông Nguyệt sử dụng riêng, tổng số tiền là 18,75 tỷ đồng.

       Trước khi bị khởi tố, bị can Nguyệt đã trả lại được 14,95 tỷ đồng; đến khi ông Nguyệt bị khởi tố, còn 3,8 tỷ đồng chưa trả lại Công ty Hadico. Trong quá trình điều tra, gia đình bị can Nguyệt đã tự nguyện nộp bồi thường 1,8 tỷ đồng, còn 2 tỷ đồng đến nay chưa khắc phục. Công ty Hadico cũng yêu cầu bị can Nguyệt bồi thường số tiền này.

       Đối với hành vi Tham ô tài sản, mỗi khi cần tiền để sử dụng cá nhân, bị can Nguyệt lại chỉ đạo Nguyễn Thị Huyền Hảo, Kế toán trưởng Công ty Hadico và các Giám đốc xí nghiệp thành viên, cán bộ dưới quyền lập khống, hợp thức chứng từ, rút tiền từ nguồn vốn phục vụ sản xuất và bình ổn giá của Công ty Hadico đưa cho ông Nguyệt. Tổng số tiền bị can Nguyệt đã nhận, chi tiêu sử dụng cá nhân là 40,4 tỷ đồng.

       Trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, do sợ bị phát hiện xử lý, bị can Nguyệt đã ký khống hợp đồng, sử dụng danh nghĩa Công ty Hadico vay ngân hàng 19 tỷ đồng; cộng với số tiền cá nhân và tiền quỹ để ngoài sổ sách tài chính kế toán của Công ty do bị can Nguyễn Thị Huyền Hảo quản lý để có số tiền 25,5 tỷ đồng hoàn trả cho Công ty Hadico. Đồng thời, bị can Nguyệt chỉ đạo Hảo lập khống hợp đồng để hợp thức số tiền 25,5 tỷ đồng nêu trên là tiền các xí nghiệp thành viên hoàn trả lại tiền vốn vay của Công ty.

       Đến khi bị Cơ quan điều tra phát hiện, khởi tố, bị can Nguyệt còn chiếm đoạt 14,9 tỷ đồng. Trong quá trình điều tra, gia đình ông Nguyệt đã tự nguyện nộp 14,9 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.

       Cơ quan điều tra không đề nghị truy tố bị can Nguyệt đối với khoản tiền 25,5 tỷ đồng đã nộp khắc phục hậu quả trước khi bị phát hiện, khởi tố, mà chỉ đề nghị truy tố bị can về hành vi chiếm đoạt 14,9 tỷ đồng. Các khoản tiền lãi phát sinh từ việc vay ngân hàng nêu trên là 1,86 tỷ đồng. Công ty Hadico yêu cầu bị can Nguyệt phải bồi thường thiệt hại.

Mặt chủ quan

        Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý. Trong vụ án này, Ông Nguyệt đã thực hiện tội phạm với lỗi cố nhằm mục đích trục lợi

Mặt khách quan

       Hành vi chiếm đoạt tài sản mà ông Nguyệt có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn. Hành vi phạm tội đầu tiên phải là hành vi chiếm đoạt. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt là những tài sản mà ông Nguyệt được giao quản lý. Ông Nguyệt đã lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản được giao, chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lý. Thủ đoạn lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản này có thể khác nhau nhưng thực chất đều là sử dụng chức vụ quyền hạn được giao như điều kiện, phương tiện để có thể thực hiện hành vi tham ô tài sản, biến tài sản được giao thành tài sản của mình.

Định khung hình phạt

       Trích theo khoản 4 điều 278 bị phạt tù 20 theo tội tham ô tài sản là lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.

       Theo khoản khoản 2 điều 281 tuyên phạt 10 năm tù- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi: Ông Nguyệt đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để sai khiến người khác giúp đỡ bản thân trong việc trục lợi cá nhân gây thất thoát tài sản nhà nước

       Ngoài ra phải có trách nhiệm bồi thường tài sản cho nhà nước

Vụ án “Tham ô tài sản; Rửa tiền” xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên vận tải Viễn dương Vinashin của Giang Kim Đạt

       TAND TP.Hà Nội tiếp tục phiên sơ thẩm xét xử vụ đại án tham ô số tài sản lên tới 260 tỉ đồng xảy ra tại Công ty TNHH MTV vận tải Viễn dương Vinashin (Vinashinlines).

       Sau 6 ngày xét xử, tòa tuyên phạt bị cáo Giang Kim Đạt (39 tuổi, nguyên Trưởng phòng kinh doanh của Vinashinlines) mức án tử hình về tội tham ô.

Sưu tầm 2 vụ án hình sự xét xử về tội phạm tham nhũng trong thời gian gần đây và hãy bình luận về việc định tội danh trong các vụ án đó
Sưu tầm 2 vụ án hình sự xét xử về tội phạm tham nhũng trong thời gian gần đây và hãy bình luận về việc định tội danh trong các vụ án đó

       Về cấu thành tội phạm

Chủ thể

       Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực công:

       Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị, nói cách khác là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước.

       Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó

       Trong vụ án này, Giang Kim Đạt nguyên Trưởng phòng kinh doanh của Vinashinlines, Giang Kim Đạt giữ chức vụ quan trọng trong công ty Vinashinlines đã thực hiện hành vi tham ô tài sản

Khách thể

       Cố ý trực tiếp với mục đích: tư lợi số tiền lên đến hàng trăm tỉ đồng nhằm tư lợi đổ vốn cho hoạt động mua sắm bất động sản, tổng cộng 40 nhà biệt thự, căn hộ cao cấp, đất đai trên khắp cả nước cùng nhiều ô tô. Khối tài sản lớn này đều hình thành từ sau thời điểm Đạt đảm nhận cương vị trưởng phòng kinh doanh.

Mặt khách quan

       Hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lí bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn.

       Dương Kim Giang đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, để chiếm đoạt số tiền lớn trong việc mua tàu, thuê tàu. Theo cáo trạng, thông qua việc mua 3 con tàu, và cho thuê tàu, Giang Kim Đạt đã chiếm đoạt 260 tỷ đồng hoa hồng của Vinashinlines. Khi sự việc bị phát hiện, Đạt trốn ra nước ngoài sống sung túc, mua thêm nhà. 5 năm sau, anh ta bị bắt theo lệnh truy nã quốc tế.

       Hành vi phạm tội tham ô trước hết phải là hành vi chiếm đoạt. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt là những tài sản mà người phạm tội được giao quản lí. Người phạm tội đã lợi dụng trách nhiệm quản lí tài sản được giao, chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lí. Thủ đoạn lợi dụng trách nhiệm quản lí tài sản này có thể khác nhau nhưng thực chất đều là sử dụng chức vụ quyền hạn được giao như điều kiện, phương tiện để có thể dễ dàng biến tài sản được giao thành tài sản của mình.

Định khung hình phạt

       Cơ sở pháp lý: khoản 4 điều 278

       Khung cơ bản: phạt tù từ hai năm đến bảy năm

       Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm, áp dụng đối với trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng định khung quy định tại khoản 2

       Khung tăng nặng thứ hai: phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm áp dụng đối với trường hợp có các tình tiết tăng nặng định khung quy định tại khoản 3

       Khung tăng nặng thứ ba: phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình, áp dụng đối với hành vi phạm tội thuộc khoản 4

       Hành vi của Giang Kim Đạt thuộc khung tăng nặng thứ 4 khi gây ra thiệt hại quá lớn cho đất nước lên đến 260 tỉ đồng, khiến khoản nợ quốc gia đi lên, khoản nợ GDP/người tăng cao. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến các cá nhân nói riêng mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển kinh tế của nước nhà.

       Bên cạnh đó, Dương Kim Giang còn chịu tịch thu toàn bộ tài sản và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nhà nước


    Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Hãy sưu tầm 2 vụ án hình sự xét xử về tội phạm tham nhũng trong thời gian gần đây và hãy bình luận về việc định tội danh trong các vụ án đó. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

      Trân trọng./.


 

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top