Phân biệt giữa bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Mục đích, ý nghĩa của việc quy định các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

      Câu 1: Phân biệt giữa bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất? Cho ví dụ minh họa?

     Câu 2: Mục đích, ý nghĩa của việc quy định các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất? Theo anh (chị), nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là quan trong nhất? Vì sao?


Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình luật đất đai – Trường Đại học Luật Hà Nội.
  • Bình luận chế định quả lý nhà nước về đất đai trong Luật Đất đai 2013 – TS. Trần Quan Huy.
  • Bình luận khoa học Bộ Luật Dân sự năm 2015 – PSG. TS. Nguyễn Văn Cừ – PSG. TS. Trần Thị Huệ.
  • Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án Tập 1 – PSG. TS. Đỗ Văn Đại.
  • Bài viết: Bản chất và nguyên tắc của việc thu hồi đất và bồi thường trong thu hồi đất – TS. Đinh Văn Minh.

Câu 1:

Sau đây em sẽ phân biệt bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất dựa trên lần lượt các tiêu chí: Bản chất; căn cứ phát sinh; phân loại; các trường hợp không được bồi thường; nguyên tắc; trong việc khởi kiện, khiếu nại.

Bản chất

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

– Bản chất quan hệ pháp luật trong việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là quan hệ pháp luật dân sự.

-Nhận định trên xuất pháp từ tính chất dân sự trong các quy định liên quan với vấn đề này như:

-Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần.

-Các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định chi tiết trong chương XX – BLDS 2015.

– Bản chất quan hệ pháp luật rong việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là quan hệ pháp luật hành chính.

-Nhận định trên xuất pháp từ tính chất hành chính trong các quy định liên quan với vấn đề này như:

-·Nhà nước sử dụng quyền lực của một đại diện chủ sở hữu đất đai tiến hành thu hồi đất.

– Bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh – một cơ quan nhà nước, quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

-Nhà nước sẽ cưỡng chế theo quy định pháp luật trong quá trình thu hồi đất nếu cần thiết.

Căn cứ phát sinh

Bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng

Bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác (Khoản 1 Đ584 – BLDS 2015).

Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (Khoản 11 Đ3 – LĐĐ 2013)

Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường (Khoản 1 Đ74 – LĐĐ 2013).

Người gây thiệt hại – có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, thường là người chịu trách nhiệm bồi thường.

VD: Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại (Khoản 1 Đ670 – BLDS 2015).

Nhưng trong một số trường hợp người chịu trách nhiệm bồi thường được xác định là chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sàn, người đại diện theo pháp luật,…

VD: Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra (Đ 604 – BLDS 2015)

Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác minh dựa trên các yếu tố: hành vi gây thiệt hại, quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại, thiệt hại thực tế. Không thể xác định trách nhiệm khi không hội đủ cả ba yếu tố trên.

VD: Chẳng hạn A và B mâu thuẫn với nhau. Do bực tức A đã tra một nơi vắng vẻ chửi rủa B cho hả dạ. Ở đây A đã có hành vi trái pháp luật nhưng thiệt hại không xảy ra.

Chỉ có Nhà nước tiến hành thu hồi đất, trao thẩm quyền cho cơ quan của mình – cụ thể là UBND tỉnh hoặc huyện (Đ66 – LĐĐ 2013). Và cũng chính Nhà nước thực hiện trách nhiệm bồi thường.

Việc thu hồi đất là điểm xuất phát cho việc xét bồi thường về sau. Nghĩa là thực tế ngay tại khi bắt đầu quá trình thu hồi đất (khi có thông báo thu hồi đất) thì chưa có thiệt hại thực tế phát sinh.

Chưa kể Luật đất đai có quy đinh bồi thường về đất chứ không phải bồi thường thiệt hại về đất:

Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất (Khoản 12 Đ3 – LĐĐ 2013).

Có thể hiểu quy định này theo phương diện khi giải phóng mặt bằng thì tài sản trên đất sẽ bị thiệt hại vật lý trên chính tài sản đó nhưng đất thì không bị ảnh hưởng kiểu như vậy. Vậy trong thu hồi đất, về mặt quy định, có thể nói không có thiệt hại vẫn có thể được bồi thường.

Việc bồi thường cũng không phải xảy ra trong mọi trường hợp mà chỉ khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và người bị thu hồi cũng phải đáp ứng các điều kiện luật định theo Điều 75.

     

Phân loại

Bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng

Bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Đ589 – BLDS 2015).

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (Đ590 – BLDS 2015).

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (Đ591 – BLDS 2015).

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Đ592 – BLDS 2015).

Một số thiệt hại cụ thể quy định từ Đ594 tới Đ608 – BLDS 2015.

 

Bồi thường về đất (Đ77, Đ78, 79, 80, 81 – LĐĐ 2013).

Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (Đ76, 77, 78, 80,81 – LĐĐ 2013).

Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất (Đ89 – LĐĐ 2013).

Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi (Đ90 – LĐĐ 2013).

Bồi thường chi phí di chuyển (Đ91 – LĐĐ 2013).

Bồi thường do hạn chế khả năng sử dụng đất (Đ94 – LĐĐ 2013).

Như trên đã xác định thì thiệt hại là một yếu tố để xác định bồi thường.

Thiệt hại có thể là thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại tinh thần nhưng phải là thiệt hại thực tế.

Việc chấp nhận bồi thường thiệt hại về tinh thần không đương nhiên như việc chấp nhận bồi thường thiệt hại về vật chất nhưng có thể được chấp nhận.

Trong bồi thường khi thu hồi đất không tồn tại bồi thường tinh thần. Nhưng như trên có nêu là tồn tại một loại bồi thường không có thiệt hại đó là bồi thường về đất.

Bên cạnh đó bồi thường khi thu hồi đất chỉ có bồi thường về tài sản chứ không có bồi thường vì bị xâm phạm sức khỏe, tính mang,… như bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

     

Trường hợp không bồi thường

Bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng

Bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất

Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác (Khoản 1 Đ584 – BLDS 2015).

Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác (Khoản 2 Đ584

Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại (Đ594 – BLDS 2015).

Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình (Khoản 5 Đ585 – BLDS 2015).

Điều 82. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất

Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:

1. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này;

2. Đất được Nhà nước giao để quản lý;

3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;

4. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này.

Điều 92. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất

1. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và điểm b, d khoản 1 Điều 65 của Luật này.

2. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử dụng.

Bên cạnh trường hợp hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì pháp luật có quy định các trường hợp bên gây thiệt hại không phải bồi thường nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Đó là các trường hợp có tính nhất thời, khó dự đoán. Việc thu hồi đất không phải là quyết định nhất thời mà nó dựa trên đòi hỏi thực tế (phát triển kinh tế xã hội, xử lý vi phạm,…) nên không đặt ra các trường hợp cấp thiết để xóa bỏ trách nhiệm đề bù (trong trường hợp này áp dụng các quy định đề trưng dụng đất).
     

Nguyên tắc bối thường

Bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng

Bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 

Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất

2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

Điều 88. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất

1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.

2. Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại.

Khởi kiện, khiếu nại về vấn đề bồi thường

Bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng

Bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất
Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài (Khoản 1 Đ14 – BLDS 2015. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai (Khoản 1 Đ204 – LĐĐ 2013).
Với bản chất là quan hệ dân sự nên việc khi không thống nhất được trong việc giải quyết bồi thường thì con đường duy nhất là khởi kiện vụ án dân sự tại tòa án. Khi cho rằng có sai phạm trong quá trình bồi thường khi thu hồi đất thì người có đất bị thu hồi có thể thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính. Xuất phát từ quan hệ hành chính trong việc thu hồi đất.

      Ví dụ 1: Anh A trên đường đi làm bị anh B phóng ẩu ở làn bên cạnh va phải nên bị ngã xe. Tuy không có thương tích đáng kể về sức khỏe nhưng chiếc điện thoại anh A mang theo vì cú ngã mà bị hỏng. Hành vi phóng ẩu gây tai nạn là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại về tài sản, là chiếc điện thoại, từ đó phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của anh A với anh B. Anh A sau đó yêu cầu anh B đền bù 5 triệu đồng nhưng anh B không chấp nhận. Trong trường hợp này anh A có quyền khởi kiện anh B đòi bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất

      Ví dụ 2: Tháng 4/2016, ông B có nhận được thông báo thu hồi đất của UBND cấp huyện để thực hiện dự án xây đường cao tốc. Vì không đồng tình với giá đền bù của UBND nên ông B không chịu thực hiện quyết định thu hồi đất. Sau khi cơ quan có thẩm quyền vận động thuyết phục nhưng ông B vẫn không chấp hành nên đã bị cưỡng chế. Tiền bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất (ngôi nhà) của ông B do có đầy đủ giấy tờ đáp ứng điều kiện được bồi thường nên được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.

Câu 2:

      Với sự ra đời của LĐĐ 2013, nguyên tắc trong việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đã được chú trọng bằng việc quy định một cách chi tiết, đầy đủ, chặt chẽ hơn nhằm bảo đảm hiệu quả cho việc thục thi, bởi đây chính là những nguyên tắc cần phải tuân thủ một các tuyệt dối trong quá trình thực thi pháp luật.

      Để hiểu được ý nghĩa của việc quy định các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì trước tiên ta phải hiểu được tầm quan trọng của các nguyên tắc đó. Và cũng từ đó trả lời được câu hỏi nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là quan trọng nhất.

      Trên cơ sở kế thừa những quy định cũ, luật hóa một số nguyên tắc trong các văn bản dưới luật trước đây, đồng thời có bổ sung thêm một số nội dung mới, những  quy định về vấn đề này được ghi nhận tại các điều của LĐĐ 2013 sau: Điều 74, Điều 83, Điều 88.

Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất

      Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất

      Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.

      Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

      Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

      Trước hết, cần phải khẳng định rằng, không phải tất cả các chủ thể sử dụng đất bị thu hồi vào các mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đều được bồi thường mà họ phải đáp ứng một số điều kiện nhất định do pháp luật quy định. Việc ghi nhận rõ ràng để người dân tự tìm hiểu xem liệu mình có được bồi thường hay không tránh việc khiếu kiện không cần thiết.

      Việc bồi thường khi bị thu hồi đất trước tiên được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất bị thu hồi, nếu không có đất thì được bồi thường bằng tiền. Việc này nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân vì không phải là không có khả năng với số tiền đền bù họ không thể mua được một khoảnh đất tương tự với khoảnh đất bị thu hồi và họ vẫn có thể duy trì việc sử dụng đất như trước đây khi đất được đền bù có cùng mục đích sử dụng. Quy định nhằm hạn chế xáo trộn trong cuộc sống của người bị thu hồi đất.

      Nhằm khắc phục quy định một loại gia đất làm cơ sở thực hiện các nghĩa vụ tài chính và đồng thời tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thì giá đất cụ thể đã ra đời trong LĐĐ 2013. Quy định này giúp giá đất bồi thường được sát hơn và phù hợp với giá đất trên thị trường hơn, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất. Việc ghi nhận nhằm minh bạch cách thức tính sẽ được áp dụng.

      Nguyên tắc dân chủ được hiểu rằng quá trình tính toán, xem xét mức bồi thường phải có ý kiến của nhân dân, đặc biệt từ phía những người bị thu hồi đất. Quan điểm, lý lẽ, nguyện vọng của những đối tượng này phải được coi trọng bởi đây chính là những nhận hậu quả trực tiếp từ hành vi thu hồi đất.

Phân biệt giữa bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

      Nguyên tắc khách quan được hiểu là việc bồi thường thu hồi đất phải được xem xét dựa trên các yếu tố khách quan. Điều này sẽ quyết định sự hợp tình, hợp lý của mức bồi thường trong thu hồi đất, hạn chế sự tùy nghi, chủ quan dẫn đến bất hợp lý của người tiến hành công tác bồi thường.

      Nguyên tắc công bằng được hiểu là đối với những trường hợp thu hồi đất giống nhau về hoàn cảnh địa lý, về loại đất, về tính chất và căn cứ thu hồi thì các chủ thể bị thu hồi đất sẽ được nhận mức bồi thường tương đương nhau. Không để xảy ra việc trên cùng 1 diện tích đất bị thu hồi mà hộ anh A được nhận mức bồi thường, hỗ trợ cao hơn hộ anh B. Thực tiễn xảy ra không ít trường hợp nhà đầu tư chủ động “đi đêm” một mức bồi thường cao với những hộ gia đình kiên quyết chống đối việc thu hồi đất với mục đích xúc tiến nhanh việc giải phóng mặt bằng để tiến hành xây dựng. Hành vi này sau đó bị các hộ gia đình đã chấp nhận mức bồi thường trước đó phát hiện, sự việc trở nên phức tạp khi những hộ này quay trở lại yêu cầu được nhận mức bồi thường mới.

      Thu hồi đất cũng như mọi hành vi quản lý nhà nước khác, phải được thực hiện một cách công khai, minh bạch trong từng khâu, từng quy trình. Yếu tố này sẽ giúp ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực từ phía người quản lý cũng như người bị quản lý. Điều này thực sự cần thiết đối với một vấn đề nhạy cảm và phức tạp như thu hồi đất.

      Nguyên tắc kịp thời là một trong những điểm đáng bàn và có tính chất then chốt trong vấn đề bồi thường thu hồi đất.

      Từ đó cho thấy việc bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật là hết sức quan trọng trong công tác thu hồi đất

Nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

      Điều 83. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

      Nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất:

      a) Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ;

      b) Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật.

      Trong khi tiến hành thu hồi đất, nhất là đất nông nghiệp, hỗ trợ là một biện pháp bổ sung cần thiết để làm trọn vẹn hơn mục đích của bồi thường, bảo đảm hơ nữa quyền lợi chính đáng của người nông dân bị mất tư liệu sản xuất. Có thể nói, nếu bồi thường nhằm khắc phục các thiệt hại vật chất thì hỗ trợ hướng tới bù đắp những thiệt hại vô hình.

      Khi bị thu hồi đất, nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì người sử dụng đất được xem xét nhận hỗ trợ trong từng trường hợp cụ thể.

      Cũng như bồi thường, việc đảm bảo khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật cũng đặc biệt quan trọng. Việc quy định nguyên tắc này là cần thiết để thực hiện tốt công tác hỗ trợ để có được niềm tin và sự đồng thuận của người dân trong quá trình thực hiện.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất

      Điều 88. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất

      Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.

      Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại.

      Về nguyên tắc, Nhà nước phải bù đắp một cách trọng vẹn toàn bộ thiệt hại nhưng không phải cứ có tài sản trên đất mà được bồi thường mà cần phải chú ý tới tính hợp pháp của tài sản, điều này nhằm tránh việc lợi dụng công tác thu hồi đất để kiếm lợi.

      Các nguyên tắc cho việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là hết sức cần thiết, bởi vì đó chính là những định hướng, tu tưởng chỉ đạo mang tính chuẩn mực cho quá trình xây dựng và thực thi pháp luật, từ đó pháp luật được thực hiện nghiêm minh và mang lại hiểu quả cao.

      Chính vì vậy không thể không quy định thành văn các nguyên tắc này để người dân khi tìm hiểu về pháp luật dễ dàng tiếp cận và biết được quyền, lợi ích của mình cũng như các cơ quan nhà nước phải tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh theo các nguyên tắc chuẩn mực. Và việc quy định thành văn các nguyên tắc cũng là cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết các khiếu kiện, khiếu nại nếu có. Còn việc quy định vào trong Luật chứ không phải các văn bản pháp lý dưới luật nhằm khẳng định vị thế của các nguyên tắc cũng như giá trị pháp lý cao của các nguyên tắc trên (Luật được Quốc Hội – cơ quan dân cử, nhất trí thông qua, còn các văn bản dưới luật là theo ý chí của các cơ quan nhà nước).

      Và cũng từ các phân tích ta thấy được nguyên tắc: “Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật” là quan trọng nhất. Vì nguyên tắc thể hiện tập trung được rất nhiều yếu tố quan trọng hướng tới việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất được diễn ra thuận lợi. Phải đảm bảo được yếu tố đó thì việc thực hiện các nguyên tắc khác mới đạt được thực chất.

      VD: Giả sử có đáp ứng nguyên tắc “Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường” nhưng nếu có bồi thường nhưng bồi thường không kịp thời, công bằng thì việc bồi thường đó có hiệu quả và được người dân ủng hộ hay không? Hay như nếu đáp ứng nguyên tắc “Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất” thì liệu giá đất cụ thể mà không khách quan liệu có xảy ra tham nhũng hay không?

      Và xem xét nguyên tắc cũng tương tự ở việc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất thì ta thấy việc bồi thường nên được đặt lên cao hơn khi xét tới.


       Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Phân biệt giữa bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất? Cho ví dụ minh họa? Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

       Trân trọng ./.


 

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top