Thực phẩm là nguồn nuôi dưỡng sự sống chính của con người. Tuy nhiên, nó cũng có thể là mầm mống gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của con người. Vì vậy, an toàn thực phẩm đã trở thành một vấn đề không hề xa lạ đối với mỗi người trong xã hội. Hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng đều phản ánh hiện trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, như: “Rùng mình chuột chết trong nồi lẩu, thịt thối 20 năm về Việt Nam”, “Thức ăn chăn nuôi có chất gây ung thư, sức khỏe người dùng sẽ ra sao?”,… gây nên nỗi lo sợ cho toàn xã hội. Để giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng trên cần có sự chung tay của mọi người, tuy nhiên công cụ hữu hiệu nhất đó là sử dụng pháp luật. Hiện nay hệ thống pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm đã ngày càng trở nên cần thiết. Qua bài phân tích sau đây tổng đài Luật Quang Huy chúng tôi xin giải quyết về vấn đề: “Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay”.
Tài liệu tham khảo
Mọi người cũng xem:
- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2014.
- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình lý luận chung Nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, Hằng Nga, Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, Số chuyên đề 1/2008, trang 6-29.
- Thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm,Trương Thị Thúy Thu, Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số chuyen đề 1/2008, trang 7 – 9.
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, Minh Tâm, Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số chuyên đề 1/2008, trang 21 – 23.
vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm
Cơ sở lý luận của vai trò pháp luật trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm
Mọi người cũng xem:
Một số khái niệm liên quan
Khái niệm “An toàn thực phẩm” không còn là xa lạ đối với mỗi người dân nhưng không phải ai cũng hiểu rõ, chính xác và đầy đủ khái niệm này và tầm quan trọng của nó đối với sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia.
Vậy chúng ta phải hiểu đầy đủ khái niệm này như thế nào? Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một xố thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần dược thực hiện tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩ là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng
Một sản phẩm thực phẩm hoàn chỉnh phải được thực hiện qua nhiều khâu khác nhau, gắn với các chủ thể khác nhau. Vì tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các vấn đề liên quan đên lĩnh vực này đều phải được quy phạm pháp luật điều chỉnh và đây là cơ sở để hình thành pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật ATTP là các quan hệ xã hội pháy sinh trong qúa trình sản xuất, khinh doanh, phân phối và sử dụng thực phẩm. Pháp luật ATTP hướng tới chủ thể là các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. Với phạm vi và đối tượng điều chỉnh như vậy, có thể hiểu pháp luật ATTP là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành điều chỉnh hoạt động sản xuất,kinh doanh và sử dụng thực phẩm của các cá nhân, tổ chức với mục đích đảm bảo thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe và tính mạng của con người.
Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về vấn đề an toàn thực phẩm
Pháp luật an toàn thực phẩm được biểu hiện bằng hệ thống các quy phạm pháp luật và được quy định bởi nhiều các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.
Các văn bản quy định trực tiếp:
- Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm 2003.
- Nghị định số 163/2004/NĐ –CP ngày 7/9/2004.
- Luật an toàn thực phẩm 2010.
- Thông tư quy định về mức thu, nộp phí và lệ phí quản lý an toàn thực phẩm 2013.
Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan:
- Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010.
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật năm 2006.
- Luật chất lượng, sản phẩm hàng hóa năm 2007.
- Luật Thủy sản 2003.
- Luật thanh tra sửa đổi 2010.
- Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2001.
- Pháp lệnh giống cây trồng 2004.
- Pháp lệnh giống vật nuôi 2004.
Ngoài ra, các vấn đề an toàn thực phẩm còn được quy định trong các Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2005, ví dụ: Điều 157 về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực thực phẩm thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. Điều 186 Tội làm lây lan dịch bệnh cho người,…
Nội dung chủ yếu của pháp luật trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm
Mọi người cũng xem:
- Nhóm quy phạm quy định các hoạt động sản xuất thực phẩm như nuôi trồng nông, lâm, thủy, hải sản, chế biến thực phẩm.
- Nhóm quy phạm quy định các hoạt động kinh doanh thực phẩm như: vận chuyển, phân phối, xuất nhập khẩu thực phẩm.
- Nhóm quy phạm quy định việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm và khắc phục sự cố khi có sự cố xảy ra.
- Nhóm quy phạm quy định hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.
Pháp luật an toàn thực phẩm là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cá nhân, tổ chức cũng như hoạt động quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này.
Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm
Mọi người cũng xem:
Để điều chỉnh các hành vi trong các lĩnh vực đời sống xã hội rất cần có các văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản quy pháp luật về an toàn thực phẩm cũng là những quy tắc xử sự chung nằm trong khuôn khổ pháp luật.
Là một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Pháp luật bảo đảm an toàn thực phẩm vừa có những vai trò của pháp luật nói chung vừa có những vai trò riêng của nó. Đó là những quy phạm pháp luật quy định về cơ cấu tổ chức của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực này, là cơ sở pháp lý cho công tác kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm trên địa bàn cả nước,… Nó được thể hiện như sau:
Thứ nhất, là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quy định hệ thống và hoạt động của các cơ quan làm nhiệm vụ chức năng trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong cả nước từ địa phương đến trung ương.
Thứ hai, là khuôn mẫu cho việc điều chỉnh các hành vi, các quan hệ xã hội để bảo đảm an toàn thực phẩm. Pháp luật ATTP là cơ sở để cho mọi người biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì để giữ gìn an toàn thực phẩm trong qúa trình sản xuất.
Thứ ba, là cơ sở cho việc thanh tra, giám sát, quản lý, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực này của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Từ đó góp phần làm cho an toàn thực phẩm được nâng cao, ngăn chặn và đẩy lùi mọi hành vi làm mất an toàn thực phẩm.
Thứ tư, là cơ sở pháp lý cho mọi người dân được kiểm tra, giám sát các hành vi trái pháp luật, làm mất an toàn thực phẩm.
Qua đó, ta thấy được rằng pháp luật bảo đảm ATTP ngày càng có vai trò quan trọng, và cũng thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với lĩnh vực này ngày một cao hơn.
Thực trạng pháp luật trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm
Mọi người cũng xem:
Những thành tựu
Trong thời gian qua nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật nhằm kiểm soát tình hình mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan chức năng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhằm bảo vệ sức khỏe con người và phát triển ổn định kinh tế – xã hội. Cụ thể hệ thống pháp luật ATTP đã đạt được những thành tựu:
- Luật đã quy định việc quản lý nguy cơ, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP, truy nguyên nguồn gốc thực phẩm,… – những vấn đề trước đây chúng ta còn bỏ ngỏ.
- Quy định việc quản lý thực phẩm phải thực hiện “quản lý qúa trình”, tức là có thể chủ động loại trù hoặc giảm thiểu đến mức có thể chấp nhận được các yếu tố có nguy cơ ra khỏi “chuỗi thực phẩm” ngay từ khi có thể hình thành, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sản phẩm cuối.
- Các văn bản pháp luật của chúng ta trong lĩnh vực ATTP cũng đã đi theo hướng áp dụng trực tiếp các quy định của WTO, CODEX, SPS,… theo đó các rào cản thương mại sẽ dần được dỡ bỏ và dần được thay thế bằng sự công nhận, thừa nhận lẫn nhau.
- Đã xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn về thực phẩm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước áp dụng trong qúa trình sản xuất kinh doanh thực phẩm cũng như kiểm soát an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại.
- Pháp luật ATTP đã có một bước tiến vượt bậc trong việc phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ ngành đối với hoạt động quản lý an toàn hực phẩm trên thị trường. Vì vậy, việc ra đời của luật an toàn thực phẩm sẽ giải quyết cơ bản những vấn đề nổi cộm liên quan đến vấn đè sức khỏe người dân, tránh đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra ATTP đã được quy định rõ ràng, cụ thể hơn. Các quy định về thanh tra, kiểm tra dã được luật hóa trong Luật ATTP năm 2010, vì vậy có hiệu lực cao hơn trước đây (trước đây các quy định về hệ thống thanh tra chuyên ngành ATTP hiện mới dược ghi lại tại Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008 của Chính phủ.
Những hạn chế
- Hệ thống các quy định về quản lý chất lượng ATTP còn gây nhiều khó khăn khi áp dụng thực tế.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATTP hiện còn rất nhiều, đặc biệt là đối với những thục phẩm truyền thống (các loại mắm, nem chua, tương,…) và một số tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành được ban hành trước đây nay cũng đã lạc hậu nhưng chưa được sửa đổi.
- Tính khả thi, cũng như tính ổn định của các văn phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa cao, cần phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp thực tiễn áp dụng. Có những văn bản được các cơ quan chức năng ban hành chỉ trong một thời gian ngắn đã phải sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ.
Giải pháp
- Thứ nhất, rà soát các quy định về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thứ hai, sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thứ ba, hoàn thiện các quy định nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thứ tư, tăng cường nguồn lực cho hoạt động xây dựng pháp luật kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với khu vực và thế giới.
- Thứ năm, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về bảo đảm an toàn thực phẩm trong xã hội.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm . Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí NQH qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.
Trân trọng./.