Kinh doanh bất động sản (KDBĐS) là một hoạt động kinh doanh có những đặc thù nhất định. Hoạt động KDBĐS có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Điều chính pháp luật về KDBĐS là một nhu cầu tất yếu và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay của nước ta, góp phần bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế-xã hội.
Đáp ứng nhu cầu đó năm 2006 Quốc hội đã ban hành Luật kinh doanh bất động sản và tiếp theo mà một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành như 153/2007/NĐ-CP và thông tư 13/2008/TT-BXD để chi tiết hóa những quy định của Luật KDBĐS.
Tuy nhiên, các văn bản trên mới chỉ dừng lại ở mức độ văn bản khung cho các hoạt động KDBĐS mà thiếu những nội dung cụ thể để hoạt động KDBĐS thực sự hoạt động có hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Những khuyết điểm, hạn chế này đã làm cho hoạt động KDBĐS chậm đi vào cuộc sống và gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực này. Do vậy em đã chọn đề tài: “Đánh giá bình luận về hệ thống pháp luật về kinh doanh bất động sản ở nước ta dựa trên tiêu chí: tính thống nhất, đồng bộ, tính công khai; tính khả thi?” để nếu nên những vấn đề em cho là đã hợp lý và còn những vấn đề nào chưa hợp lý.
Danh mục tài liệu tham khảo
Mọi người cũng xem:
- Luật kinh doanh bất động sản năm 2014.
- Luật đất đai năm 2013.
- Luật xây dựng năm 2003.
- Luật nhà ở năm 2014.
- Luật đầu tư năm 2014.
- Luật doanh nghiệp năm 2014.
- Nghị định của Chính phủ số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai
Khái niệm, đặc điểm kinh doanh bất động sản
Mọi người cũng xem:
Khái niệm về bất động sản
Theo Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng quy định BĐS dựa trên đặc điểm vật lý của tài sản đó là có di, dời được hay không. Với quy định này cho thấy chỉ những tài sản nào được pháp luật thừa nhận mới được voi là BĐS . so với động sản thì danh sách BĐS phải do luật thiết lập và có giới hạn. BĐS là các tài sản bao gồm: “Đất đai; nhầ, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định”
Đặc điểm cơ bản dễ nhận thấy nhất của BĐS để phân biệt với động sản là nó có vị trị cố định không thể di, dời được. đặc điểm này xuất phát từ đất đai và các BĐS khác luôn gắn liền với đất đai, nên cố định về vị trí, về địa điểm và không có khả năng chuyển dịch.
Chính vì vậy, BĐS trước hết phải là đất đai, sau đó là các tài sản gắn liền với đất đai như nhà, công trình xây dựng. như vậy, đất đai là yếu tố ban đầu, là yếu tố cần và đủ cho bất kỳ BĐS nào, vị trí của BĐS là một yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với giá trị của nó TTBĐS
Đặc điểm hàng hóa BĐS có những khác biệt so với những hàng hóa hác như tính cố định, tính cá biệt, tính địa phương và giá trị phụ thuộc và mục đích sử dụng.
Trong kinh doanh có thể phân BĐS thành hai loại BĐS có khả năng tham gia TTBS, là đối tượng của giao dịch gồm BĐS có đầu tư xây dựng. BĐS không đầu tư xây dựng và BĐS không có khả năng tham gia thị trường cũng như khả năng giao dịch.
Hệ thống pháp luật về kinh doanh bất động sản ở nước ta
BĐS có đầu tư xây dựng gồm: BĐS nhà ở, BĐS nhà xưởng và công trình thương mại dịch vụ, BĐS hạ tầng(hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội),BĐS là trụ sở làm việc,…
BĐs không đầu tư xây dựng: BĐS thuộc loại này chủ yếu là đất nông nghiệp(dưới dạng tư liệu sản xuất) bao gồm các loại đất nông nghiệp, đất rừng, đất nuoi trồng thủy sản, đất làm muối, đất chưa sử dụng….
BĐS không có khả năng tham gia thị trường là những BĐS đặc biệt như các công trình bảo tồn quốc gia, di sản văn hóa vật vể, nhà thờ, đình chúa, miếu, nghĩa trang,… Đặc điểm của loại BĐS này là khả năng tham gia thị trường rất thấp hoặc có thể khẳng định BĐS loại này không tham gia thị trường.
Việc phân chia BĐS theo hai lại trên để bảo đảm cho việc xây dựng cơ ché chính sách về phát triển và quản lý TTBĐS phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội.
Thị trường bất động sản
Khái niệm thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản là tổng thể các hoạt động kinh doanh BĐS bao gồm đầu tư tạo lập đến các hoạt động giao dịch BĐS cùng với các dịch vụ hỗ trợ giữa các chủ thể có liên quan.
Đặc điểm của thị trường bất động sản
Giao dịch BĐS là giao dịch các quyền và lợi ích có được từ việc sở hữu BĐS. Các quyền đất đai không giống như các quyền khác như pháp luật dân sự quy định, người có quyền sở hữu đất không sử dụng đất như các tài sản khác.
Để đưa vào mua bán, kinh doanh thì chỉ là các quyền do đất đai mà người đó sở hữu hoặc quyền chuyển sự dụng mang lại. Đặc tính này của đất đai là yếu tố cơ bản quyết định tính đặc thù của giao dịch trên TTBĐS, vì vậy giá đất không phản ánh giá trị của hàng hóa đất đai mà giá đất là chỉ số phản ánh khả năng thu lợi từ đất hoặc hiệu quả vốn đầu tư đem lại.
Thị trường bất động sản mang tính địa phương vùng miền
Với đặc tính là hàng hóa cố định, không thể di dời và chịu ảnh hưởng của yếu tố vùng miền, tập quán và tâm lý của người dân chính vì vậy hoạt động KDBĐS mang tính địa phương rõ rệt
Cung cầu về BĐS không đáp ứng lẫn nhau
Do tính đặc thù của BĐS khi nhu cầu về BĐS tăng nhanh thì TTBĐS không thể có ngay sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu đó, không như hàng hóa thông thường có thể đáp ứng nhanh chóng thì BĐS phải có thời gian để xây dựng lắp đặt cải tạo… thành một sản phẩm hoàn chỉnh để bán hoặc cho thuê.
Khái niệm, đặc điểm pháp luật kinh doanh bất động sản
Xuất phát từ quan niệm về TTBĐS là tổng thể các hoạt động KDBĐS từ các hoạt động kinh doanh như mua bán, cho thuê, thế chấp… và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như môi giới, định giá, quản lý… chúng ta có thể nhận thấy hoạt động KDBĐS bao gồm: kinh doanh BĐS và kinh doanh dịch vụ BĐS.
Khái niệm pháp luật kinh doanh bất động sản
Trước tiên: KDBĐS là hoạt động bỏ vốn đầu tư để tạo lập ra hàng hóa BĐS nhằm mục đích bán, cho thuê hàng hóa đó ra thị trường.
Kinh doanh BĐS để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua là những hoạt động kinh doanh căn bản của TTBĐS, việc đánh giá thực trạng TTBĐS đang ở trong tình trạng như thế nào phải dựa vào những hoạt động KDBĐS căn bản này. Chủ thể thực hiện hoạt động này đòi hỏi phải đáp ứng được những yêu cầu của tổng thể hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động KDBĐS như pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật đầu tư, pháp luật nhà ở…
Trong đó cụ thể như vốn để kinh doanh, điều kiện về chủ thể được kinh doanh, điều kiện về BĐS được kinh doanh… với những quy định khá chặt chẽ hiện nay đã dần từng bước đưa hoạt động kinh doanh bất động sản đi vào chuẩn mực. TTBĐS dần được minh bạch, công khai bà đáp ứng được yêu cầu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Đặc điểm của pháp luật về kinh doanh bất động sản
Mọi người cũng xem:
Mục đích, ý nghĩa của hoạt động cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Trình bày tóm tắt diễn biến vụ việc thu hồi đất ở huyện Tiên Lãng (thành phố Hải Phòng). Dựa trên các quy định của pháp luật đất đai hiện hành, nhóm Anh (Chị) hãy bình luận về những việc làm của UBND huyện Tiên Lãng trong vụ việc này? Từ vụ việc này rút ra những kinh nghiệm bổ ích gì cho việc sửa đổi, bổ sung Luật đất đai?
Phân tích khái quát thị trường bất động sản Việt Nam
Thứ nhất, KDBĐS là hoạt động đặc thù do pháp luật điều chỉnh. Do tính chất hàng hóa BĐS mà việc quản lý và hạn chế việc tự do kinh doanh là hết sức cần thiết, yếu tố hạn chế ở đây được hiểu là những quy định pháp lý nhằm tạo môi trường kinh doanh cũng như những hoạt động này phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, điều thứ hai là tính chất quan trọng của BĐs đối với nền kinh tế quốc dân như an sinh xã hội đã đặt điều kiện đối với lĩnh vực kinh doanh này.
Thứ hai, hàng hóa đưa vào KDBĐS phải thỏa mãn các tiêu chí pháp luật. Hàng hóa BĐs là hàng hóa đặc biệt, thể hiện ở tính chất, đặt thù của hàng hóa là không di dời được, các tiêu chí pháp luật ở đây được hiểu là những quy định cụ thể để hàng hóa được đưa vào kinh doanh.
Chính vì vậy, pháp luật chỉ cho phéo kinh doanh những BĐS nào có đủ giấy tờ xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng BĐS, không có tranh chấp và những BĐS đó phải thuộc nhóm được kinh doanh như nhà ở, quyền sử dụng đất, công trình xây dựng, khu công nghiêp, những BĐS thuộc diện như di tích lịch sử, an ninh quốc phòng, danh lam thắng cảnh,…
Thứ ba, KDBĐS phải tuân thủ trình tự, thủ tục nhất định. BĐS là một tài sản lớn của mỗi cá nhân, tổ chức vì vậy trình tự thủ tục mua bán đòi hỏi phải tuân thủ những quy định mang tính nguyên tắc như: hoạt động mua bán, cung cấp BĐS phải được lập thành hợp đồn, trong một số trường hợp phải có công chứng để xác định tính hợp pháp của hợp đồng, tránh tình trạng xẩy ra khiếu kiện, tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở, chuyển nhượng sử dụng đất.
Chủ thể hoạt động kinh doanh bất động sản
Chủ thể hoạt động kinh doanh bất động sản phải được thành lập đăng ký hợp pháp
Các chủ thể KDBĐS nói chung là phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập, cho phép thành lập hoặc công nhận, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì quy chế pháp lý về việc thành lập các chủ thể kinh doanh đã đơn giản hơn so với trước đây.
Theo đó, các chủ thể kinh doanh là các loại hinhd doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp cùng với hợp tác xã và cá nhân chỉ cần đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Riêng với các chủ thể KDBĐS là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, việc thành lập vẫn phải tuân thủ theo những trình tự thủ tục đợc quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng.
Với quy định cụ thể của Luật KDBĐS năm 2006 thì doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân có hoạt động KDBĐS đều phải đăng ký kinh doanh và chịu mọi trách nhiệm trong phạm vi, thẩm quyền mà pháp luật quy định.
- Đánh giá về hệ thống pháp luật về kinh doanh BĐS ở nước ta
Chủ thể kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định
Với đặc thù của hỏa động kinh doanh bất động sản thì việc quy định vốn pháp định cho doanh nghiệp, hợp tác xã KDBĐS là cần thiết và là cơ sở cho việc bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ pháy sinh cũng như khả năng đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của hoạt động KDBĐS cũng như kinh doanh dịch vụ BĐS, Điều 3 của nghị định 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007.
Của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật KDBĐS quy định vốn pháp định cho việc thành lập doanh nghiệp alf 6 tỷ đồng. tuy nhiên, chủ thể KDBĐS trong hoạt động kinh danh của mình, tùy thuộc vào từng hình thức KDBĐS mà đòi hỏi vốn cho dự án phải đáp ứng được một hạn mức nhất định.
Chủ thể kinh doanh dịch vụ bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề
Kinh doanh dịch vụ BĐS là một hình thức kinh doanh đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, với một hàng hóa có tính chất đặc biệt và giá trị lớn, do vật kinh doanh dịch vụ BĐS đòi hỏi người kinh doanh phải nắm bắt được các quy định của pháp luật, thủ tục tiến hành các giao dịch về BĐS và am hiểu về TTBĐS. Có như vật những tư vấn, hỗ trợ của họ mới có hiệu quả cao và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, nhà đầu tư, chính vì vậy pháp luật về KDBĐS quy định rất cụ thể yêu cầu chứng chỉ hành nghề.
Với những quy định rõ ràng, minh bạch đòi hỏi chủ thể phải nghiên cứu học tộc và thi lấy chứng chỉ mới được phép đăng ký kinh doanh. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của hoạt động KDBĐS đã được quan tâm và cũng là các siết chặt việc tự do hành nghề kinh doanh dịch vụ BĐS diễn ra trong thời gian qua.
Đánh giá bình luận về hệ thống pháp luật về kinh doanh bất động sản ở nước ta dựa trên tiêu chí: tính thống nhất, đồng bộ; tính công khai; tính khả thi
Mọi người cũng xem:
Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua tình huống
Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất động sản
Trình bày tóm tắt diễn biến vụ việc thu hồi đất ở huyện Tiên Lãng (thành phố Hải Phòng). Dựa trên các quy định của pháp luật đất đai hiện hành, nhóm Anh (Chị) hãy bình luận về những việc làm của UBND huyện Tiên Lãng trong vụ việc này? Từ vụ việc này rút ra những kinh nghiệm bổ ích gì cho việc sửa đổi, bổ sung Luật đất đai?
Tính công khai minh bạch
Tính minh bạc của TTBĐs trong tất cả các khâu hoạt động của thị trường từ hoạt động đâu tư, tạo lập BĐs đến hoạt động giao dịch, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê và dịch vụ BĐS còn hạn chế.
Pháp luật KDBĐS mặc dù có những tác động tích cực nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch của TTBĐS, song điều này dường như là chưa đủ. Còn thiếu các quy định bề việc xây dựng, lưu trữ, công bố hệ thống cơ sở thông tin dữ liệu về TTBĐS.
Các nhà đầu tư KDBĐS gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các quy trình về trình tự thủ tục, giao đất, cho thuê đất, lập dự án đầu tư . . . Hơn nữa, tính khả thi của một số quy định của pháp luật KDBĐS còn thấp. các nhà đầu tư KDBĐS vẫn gặp phải tình trạng nhũng nhiễu khi thực hiện những thủ tục hành chính liên quan về đầu tư KDBĐS.
Các cơ quan quản lý nhà nước chưa công khai, minh bạch thông tin theo quy định của Pháp luật và chưa có hệ thống quản lý thông tin đồng bộ từ trung ương đến đại phương, chưa có hệ thống theo dõi về sở hữu BĐS và hệ thống chỉ số đánh giá TTBĐS thống nhất ở cấp độ quốc gia.
Đánh giá về kinh doanh bất động sản từ yêu cầu thống nhất, đồng bộ
Cùng với sự hình thành và phát triển của TTBĐS, trong những năm qua, công tác quản lý TTBSĐ ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trước hết, công tác quy hoạch đã góp phần to lớn đối với việc phát triển TTBĐS. Vai trò của quy hoạch thể hiện qua việc tổ chức không gian cho các loại BĐS khác gắn liền với đất đai một cách khoa học và hợp lý, nhằm sử dụng và khai thác hiệu quả BĐS.
Trong thời gian qua, công tác quy hoạch được Đảng và Nhà nước quan tâm thông qua việc hoàn thiện các quy định về công tác lập, phê duyệt và quản lý theo quy hoạch.
Điều này được thể hiện qua các văn bản điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát tiển kinh tế – xã hội, như Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008) về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát tiển kinh tế – xã hội, quy hoạch sử dụng đất; Luật Đất đai năm 2003, sửa đổi, bổ sung năm 2008, 2009, 2010, 2013…
Tiếp theo là hệ thống các văn bản pháp luật về BĐS và TTBĐS được ban hành và sửa đổi đã tác động mạnh đến định hướng và tính chất hoạt động của TTBĐS. Mốc đánh dấu sự đổi mới đúng đắn đầu tiên là Luật Đất đai năm 1993 và Pháp lệnh về nhà ở năm 1991 đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tiếp cận đất đai phát triển nhà ở để kinh doanh.
Việc Nhà nước cho phép kinh doanh nhà ở tạo điều kiện thuận lợi để khắc phục những tiêu cực trong quản lý nhà đất, động viên nhiều thành phần kinh tế tham gia xây dựng nhà ở. Nhà nước cho phép đấu thầu xây dựng cơ sở hạ tầng và đấu thầu xây dựng quyền sử dụng đất, từ đó đã xây dựng được một cơ chế đầu tư thích hợp.
Để tăng cường lượng hàng hóa BĐS hợp pháp tham gia thị trường ngày càng nhiều, trong năm qua các địa phương đã tích cực thực hiện các Nghị định 64/CP của Nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong nông nghiệp, Nghị định 60/CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai ở đô thị và quyền sở hữu nhà ở. Năm 2006, Nhà nước đã ban hành Luật Kinh doanh BĐS, mở ra nhiều cơ hôi hơn nữa cho các hoạt động buôn bán, kinh doanh BĐS.
Theo Luật Kinh doanh BĐS, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS phải thực hiện giao dịch qua sàn, muốn tham gia các giao dịch BĐS, quản lý sàn BĐS, thẩm định giá, môi giới BĐS thì cần phải có chứng chỉ hành nghề. Gần đây nhất, Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 và Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã tạo điều kiện cho TTBĐS phát triển ngày càng thuận lợi hơn.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/ 2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa BĐS và TTBĐS phát triển. Bên cạnh những thành tựu trên, công tác quản lý nhà nước về BĐS ở nước ta trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Thứ nhất, vấn đề về quy hoạch còn chưa đồng bộ, chồng chéo. Theo đó, việc quy hoạch được giao cho nhiều cơ quan khác nhau, ví dụ như quy hoạch sử dụng đất giao cho ngành tài nguyên môi trường, quy hoạch xây dựng giao cho ngành xây dựng, quy hoạch giao thông vận tải giao cho ngành giao thông… Ngoài ra, công tác quy hoạch chưa đảm bảo tính công khai minh bạch trong việc cung cấp thông tin cho thị trường.
Thứ hai, vẫn còn có sự không đồng bộ, chồng chéo của pháp luật, các Nghị định và Thông tư. Ví dụ, thể chế về đăng ký BĐS còn phân tán tại nhiều văn bản dẫn đến những bất hợp lý và phiền hà khi triển khai các quy định pháp luật đăng ký BĐS.
Cùng với đó, công tác quản lý nhà nước đối với BĐS cũng bi phân tán do pháp luật quy định các Bộ có chức năng quản lý về đất đai, xây dựng, lâm nghiệp thực hiện quản lý việc đăng ký từng loại BĐS tương ứng. Sự phân tán này dẫn đến trong nhiều trường hợp, việc quản lý đăng ký BĐS thiếu đồng bộ, thiếu sự phối hợp hiệu quả và không tách bạch giữa quản lý về hiện trạng với quản lý về tình trạng pháp lý của BĐS.
Thứ ba, hiện tượng đầu cơ BĐS vẫn còn tồn tại, mà một nguyên nhân là do tính cục bộ trong quản lý đất đai còn lớn. Tiếp theo là sự chậm trễ trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai, sự thiếu kiên quyêt trong xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh đất đai.
Thị trường BĐS nước ta hiện nay đang trong quá trình hình thành và phát triển cùng với sự phát triển nền kinh tế thị trường. Việc nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với thị trường BĐS là vấn đề hết sức quan trọng. Để tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với TTBĐS.
Đánh giá về tính khả thi
Tạo điều kiện cho hoạt động KDBĐS có tính khả thi cao và tính bền vững cần có các giải pháp tổng thể liên quan đến giao dịch, dịch vụ trung gian, quy hoạch đô thị và sử dụng đất đai, tài chính, thuế BĐS, chính sách điều tiết TTBĐS.
Để phát triển bền vững đòi hỏi phải phát triển TTBĐS đồng bộ, hài hòa, tuy nhiên hiện nay pháp lý để phát triển hài hòa 3 bộ phận: Thị trường, mua bán, chuyển dịch. Thị trường cho thuê; thị trường thế chấp không đều. Quy trình pháp luât về thị trường mua bán chuyển dịch khá chi tiết thúc đẩy thị trường này phát triển sôi động, ngược lại quy định pháp luật cho thị trường thuê và thế chấp còn hạn chế dẫn đến hi thị trường này phát triển chậm, gây ra sự phát triển thiếu cân đối cho TBĐS.
Pháp luật về KDBĐS có những đặc điểm đặc thù riêng so với hệ thống pháp luật kinh doanh các loiaj hàng hóa khác, điều này xuất phát từ bản chất của BĐS là đất đai và tài sản gắn liền với đát, với một quy định sở hữu toàn dân về đất đai, người dân chỉ được quyền sử dụng và sở hữu tài sản gắn với đất, những quy định hạn cế quyền của người sử dụng đã tạo nên những đặc thù của hệ thống pháp luật về KDBĐS vì nhà nước có quyền định đạot đối với mọi loại đất.
Với sự thay đổi của cơ chế kinh tế thì hoạt động KDBĐs đã được mở rộng, tạo điều kiện tối đa trên nhiều mặt từ tài chính, tin dụng, đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tâng kỹ thuật, đã góp phần cho hoạt động HD BĐS phát triển tạo động lực cho nền kinh tế phát triển tăng thu ngân sách.
Trong pháp luật về KDBĐS vấn đề công khai minh bạch, thống nhất là hai yếu tố quan trọng để TTBĐS được hoạt động một cách trơn chu hiệu quả, đúng quy luạt vận động. có thể thấy với một đất nước đang trên đà phát triển còn rất nhiều thay đổi trong hướng đi nhưng những gì chúng ta đã làm được cũng rất tốt nhưng phải có một tầm nhìn xa và mới để có thể thích nghi với những biến động trên thế giới hay do nội tại.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề: Đánh giá bình luận về hệ thống pháp luật về kinh doanh bất động sản ở nước ta. Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.