Phân tích các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính, đánh giá việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính ở nước ta hiện nay

Quy phạm pháp luật hành chính là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Có thể khẳng định, quy phạm pháp luật hành chính là một công cụ hữu hiệu để các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý của mình. Tuy nhiên, quy phạm pháp luật hành chính không thể tự nhiên đi vào đời sống xã hội và phát huy tác dụng của nó mà không có hoạt động của con người. Muốn đưa pháp luật vào thực tiễn để các quy phạm pháp luật hành chính được đảm bảo thì cần có hoạt động của con người thực hiện nó. Tuy nhiên thực hiện quy phạm pháp luật hành chính không phải là chuỗi các hoạt động đơn nhất của một loại chủ thể. Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau nhằm mục đích đưa pháp luật trở nên thực sự có ý nghĩa. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính bên cạnh những kết quả tốt đã đạt được thì vẫn còn tồn tại một số vấn đề tiêu cực, khó khăn. Qua bài viết này chúng tôi Luật Quang Huy sẽ đi sâu phân tích và tìm hiểu vấn đề: Phân tích các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính, đánh giá việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính ở nước ta hiện nay


Danh mục tài liệu tham khảo

  • Giáo trình luật hành chính Việt Nam/ Trường Đại học Luật Hà Nội/ Nxb Lao động
  • Hướng dẫn học môn luật hành chính/ Bộ môn hành chính Đại học Luật Hà Nội/Nxb Lao động
  • Giáo trình luật hành chính Việt Nam/ Đại học Quốc gia Hà Nội/ Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Giáo trình luật hành chính và tài phán hành chính Việt Nam/ Học viện Hành chính quốc gia/ Nxb Giáo dục

Những hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính

Một số khái niệm

Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính được cho là việc các cơ quan tổ chứ, cá nhân xử sự phù hợp với các yêu cầu của quy phạm pháp luật hành chính khi tham gia vào quản lí hành chính nhà nước. Hay theo như Hướng dẫn học môn luật hành chính/ Bộ môn hành chính Đại học luật Hà Nội/Nxb Lao động: Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam thực chất là biến những khả năng, yêu cầu của pháp luật thành hiện thực trong cuộc sống.

 

Những hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chinh

Như đã nêu trên, việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam được tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau là: tuân thủ, chấp hành, áp dụng, sử dụng; cụ thể như sau:

Thứ nhất, sử dụng quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi mà pháp luật hành cho phép thực hiện. Ví dụ: Công dân có quyền buôn bán những mặt hàng mà pháp luật không cấm.

Các chủ thể sử dụng quy phạm pháp luật hành chính tham gia vào quản lí hành chính nhà nước với tư cách là đối tượng quản lí nhằm mục đích trước hết và chủ yếu là đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ.

Thứ hai, tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam: là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính ngăn cấm. Vd: Công dân không được buôn bán trái phép chất ma-túy.

Chủ thể tuân thủ quy phạm pháp luậ thành chính tham gia vào quản lí hành chính nhà nước với tư cách là đối tượng quản lí, nhằm mục đích trước hết và chủ yếu là bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước,quyền hoặc lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Do có sự khác nhau về mục đích thực hiện pháp luật nên việc sử dụng quy phạm pháp luật hành chính phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các chủ thể thực hiện pháp luật và việc không sử quy phạm pháp luật hành chính không phải là hành vi trái pháp luật. Ngược lại, việc tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính là yêu cầu pháp lý khách quan đối với chủ thể thực hiện pháp luật và việc không tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính được xác định là hành vi trái pháp luật.

Thứ ba, chấp hành quy phạm pháp luật: là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính đòi hỏi họ phải thực hiện. Ví dụ: Công dân thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.

Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính và tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính có nhiều điểm tương đồng về chủ thể và mục đích thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, điểm khác biệt căn bản giữa hai hình thức này là việc chấp hành quy phạm pháp luật hành chính là thực hiện những hành vi nhất định (xử sự tích cực) còn tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính là kiếm chế không thực hiện những hành vi nhất định.

Thứ tư, áp dụng quy phạm pháp luật hành chính: là một hình thức thực thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan, tổ chứ, cá nhân có thẩm quyền can cứ vào quy phạm pháp luật hành chính hiện hành để giải quyết công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lí hành chính nhà nước.

Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, liên quan trực tiếp tới việc thực hiện, công vụ, quyền hận cụ thể các các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức và đảm bảo thực hiện đúng đắn các quyền, nghĩa vụ của của tổ chức, cá nhân. Do đó, cơ quan, người có thẩm quyền, người được trao quyền áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải thực hiện được đầy đủ, nghiêm túc các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải đảm bảo đúng mục đích, đúng nội dung.

Thứ hai, áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được các chủ thể có thẩm quyền áp dụng. Tuy nhiên thẩm quyền ở đây của chủ thể là do pháp luật quy định trong các văn bản pháp luật cụ thể. Hay nói cách khác tùy vào từng trường hợp cụ thể, đối với những đối tượng nhất định mà pháp luật quy định chủ thể quản lý hành chính nào có thẩm quyền áp dụng một số quy phạm pháp luật hành chính. Việc quy định như vậy là một sự đảm bảo cho áp dụng quy phạm pháp luật hành chính được thực hiện tốt, đúng, tránh các trường hợp lạm quyền, chuyên quyền của các chủ thể quản lí gây ảnh hưởng tới trật tự quản lí hành chính nhà nước cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng quản lí.

Thứ ba, áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được thực hiện theo đúng thủ tục do luật định. Các công việc cụ thể trong quá trình chủ thể có thẩm quyền áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được thực hiện theo một thủ tục, trình tự mà luật hành chính quy định. Trong đó tùy thuộc vào những loại công việc khác nhau mà luật hành chính quy định những thủ tục khác nhau để thực hiện. Ví dụ: thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cao; thủ tục xử phạt người tham gia giao thông vi phạm luật giao thông, thủ tục đăng kí kết hôn…Việc quy định áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải đúng thủ tục luật định như trên là một biện pháp đảm bảo các công việc được thực hiện nhất quán, có tổ chức phục vụ cho hoạt động quản lí hành chính nhà nước đạt hiệu quả tốt.

Thứ tư, áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được thực hiện trong thời hạn, thời hiệu mà pháp luật quy định.

Trên thực tế cuộc sống hàng ngày, ta thấy khối lượng công việc cần đến hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành chính có sô lượng rất lớn, phát sinh thường xuyên ở khắp các địa bàn. Chính vì lẽ đó mà pháp luật phải quy định thời hạn thời hiệu một cách cụ thể để giải quyết các công việc đó. Khoảng thời hạn, thời hiệu này được pháp luật quy định trên cơ sở đảm bảo đáp ứng điều kiện cần thiết cho công tác áp dụng quy phạm pháp luật hành chính như thu thập thông tin, bố trí nhân sự… đảm bảo cho quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân tổ chức liên quan.

Việc quy định thời hạn thời hiệu trong công tác áp dụng quy phạm pháp luật hành chính còn có ý nghĩa buộc các chủ thể quản lý phải có hoạt động kịp thời, nhanh chóng, linh hoạt bởi hết thời hạn, thời hiệu, chủ thể quản lý sẽ không được thực hiện công việc này. Như vậy nếu trong một trường hợp có vi phạm pháp luật hành chính mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không nhanh chóng vào việc dẫn đến hết thời hiệu xứ lý thì chủ thể quản lý không thể áp dụng quy phạm pháp luật hành chính để xử phạt đối tượng đã vi phạm nữa.

Thứ năm, kết quả áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được thông báo công khai, chính thức cho các đối tượng có liên quan và phải thực hiện bằng văn bản (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Quy định như vậy có ý nghĩa là căn cứ pháp lý cần thiết cho việc thực hiện quy phạm pháp luật trong các trường hợp khác.

Trong số các hình thức thể hiện kết quả của việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính thì văn bản là hình thức thể hiện phổ biến nhất. Vì văn bản là hình thức chứa đựng thông tin một cách chính xác, đầy đủ, để lưu trữ và có thể sử dụng lại được. Tuy nhiên không phải trong trường hợp nào hình thức văn bản cũng tỏ ra thích hợp.

Thứ sáu, quyết định áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được các đối tượng liên quan tôn trọng và được bảo đảm trên thực tế. Việc đảm bảo này còn có ý nghĩa đảm bảo pháp chế, đảm bảo trật tự quản lí hành chính ở nước ta.

Đánh giá việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính ở nước ta hiện nay

Đánh giá việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính ở nước ta hiện nay

a. Mặt tích cực

Về cơ bản, việc thực hiện quy phạm pháp luật ở nước ta ngày càng được chú trọng cải thiện. Nhà nước coi trọng, tạo điều kiện cho công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, giúp dân hiểu luật, tự giác thực hiện tốt pháp luật. Nhà nước thực hiện công tác kiểm tra giám sát thường xuyên việc tuân thủ, chấp hành pháp luật của người dân cũng như thanh tra, kiểm tra việc các chủ thể có thẩm quyền áp dụng quy phạm pháp luật hành chính nhằm đảm bảo việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính được diễn ra đúng theo yêu cầu của pháp luật, phát hiện cũng như giải quyết kịp thời những vấn đề tiêu cực xảy ra trong quá trình thực hiện quy phạm pháp luật hành chính.

b. Mặt còn tồn tại:

-Về phía tổ chức, cá nhân thực hiện quy phạm pháp luật hành chính với tư cách là đối tượng quản lí: Người dân không có điều kiện cũng như không tự giác tiếp cận, tìm hiểu quy định của luật trong đó có những quy phạm pháp luật hành chính. Người dân có thái độ coi thường luật, nhờn luật nhất là luật hành chính bởi người dân cho rằng vi phạm luật hành chính thường có mức độ nguy hiểm không quá lớn, xử phạt không quá nặng, thậm chí có thể “xin châm chước” được.

+Trong quá trình cá nhân, tổ chức chấp hành pháp luật là thực hiện những hành vi mà pháp luật yêu cầu phải làm. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn kém. Người dân không có ý thức tự giác chấp hành pháp luật. Điều này dễ thấy nhất trong những lĩnh vực thuế, giao thông đường bộ, kinh doanh…hay trong những công việc đơn giả như đang kí tạm trú, tạm vắng, đăng kí kết hôn, đăng kí quyền sử dụng…

Ví dụ: trong lĩnh vực thuế, công dân Việt Nam có nghĩa vụ đóng thuế nhưng ở nước ta tình trạng trốn thuế, buôn lậu,… vẫn thường xuyên xảy ra (số liệu cụ thể trên mạng)

Trong lĩnh vực giao thông đường bộ, người tham gia giao thông vi phạm luật giao thông là hiện tượng thường xuyên xảy ra, xảy ra từng giờ trên địa bàn các khu vực. Những vi phạm phổ biến như: người tham gia giao thông điều khiển xe gắn máy, moto không đội mũ bảo hiểm, người tham gia giao thông điều khiển phương tiện vượt đèn đỏ, người tham gia giao thông chưa có bằng lái xe…. Những trường hợp vi phạm này đã gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc cho xã hội

Phân tích các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có một bộ phận thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Hành động của các cá nhân…Đặc biệt là ý thức của các doanh nghiệp, công ty sản xuất, chế biến. Các doanh nghiệp, công ty này vì những lý do lợi nhuận và thái độ coi thường pháp luật mà đã không thực hiện nghiêm túc các quy định xử lý chất thải, các quy định về bảo vệ môi trường. Trường hợp này đã gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề cho môi trường sống của cộng đồng nhưng hiện nay vẫn còn tồn tại một số trường hợp như vậy.

Trên đây chỉ là một số lĩnh vực mà ta thường bắt gặp thấy các cá nhân tổ chức không tự giác chấp hành quy phạm pháp luật, làm ảnh hưởng trực tiếp tới trật tự quản lí hành chính cũng như quyền và lợi ích của nhà nước. Ngoài những lĩnh vực đã nêu trên thì những lĩnh vực khác của đời sống như an toàn vệ sinh thực phẩm,…. cũng còn tồn tại nhiều vấn đề.

+Trong quá trình tuân thủ pháp luật cũng vậy. Một bộ phận người dân còn không tự giác tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh. Thay vì kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật ngăn cấm thì vì nhiều lý do khác nhau họ vẫn thực hiện những hành vi đã bị ngăn cấm đó. Tình trạng không tuân thủ pháp luật tại Việt Nam chúng ta cũng không phải hiếm và tất nhiên nó sẽ để lại những hậu quả nhất định cho xã hội trong đó có hậu quả phá vỡ trật tự quản lí hành chính nhà nước. Quay trở lại với những lĩnh vực thuế, giao thông đường bộ và môi trường, chúng ta thấy rằng tình trạng không tuân thủ pháp luật diễn ra trên những lĩnh vực này rất phổ biến.

Ví dụ: Khi tham gia giao thông: Người điều khiển xe gắn máy, moto, xe đạp, xe oto…không được vượt đèn đỏ tuy nhiên người tham gia giao thông khi điều khiển những phương tiện này vượt đèn đỏ là chuyện bình thường, dễ thấy trên các tuyến đường.

Khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế:

 Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Nhà nước nghiêm cấm các công ty doanh nghiệp thải chất thải trực tiếp ra sông, suối, nhưng hiện nay vẫn còn có một số công ty vẫn thực hiện hành vi này. (Tuy nhiên những công ty này bị phát hiện và xử lý kịp thời).

+Trong quá trình sử dụng pháp luật, do thiếu nhận thức về pháp luật, ý thức pháp luật còn kém, đối tượng quản lí sử dụng chưa hiệu quả những hành vi mà pháp luật cho phép để đảm bảo được những quyền và lợi ích của mình.

-Về những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng quy phạm pháp luật hành chính: Có thể thấy hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là một hoạt động quan trọng và tương đối đặc biệt, chỉ những chủ thể có thẩm quyền theo luật định mới được áp dụng quy phạm pháp luật hành chính để giải quyết một công việc cụ thể nhưng phải đảm bảo mọi yêu cầu của pháp luật. Việc áp dụng quy phạm pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền ở nước ta hiện nay vẫn chưa thực sự đúng quy định và đạt được hiệu quả quản lí tốt. Những tình trạng thường thấy là: cán bộ, công chức nhà nước thực hiện nhiệm vụ vượt quá thẩm quyền, lạm quyền, chuyên quyền; cán bộ, công chức lợi dụng sự thiếu kiến thức pháp luật của người dân thực hiện áp dụng quy phạm pháp luật sai thủ tục, sai nội dung; chủ thể quản lý thực hiện tắc trách, chậm trễ công việc đặc biệt là những công việc liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức khác;…

Bên cạnh đó khi những chủ thể thực hiện quản lí nhà nước (thường được gọi là chủ thể đặc biệt) khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể thường cũng vẫn phải sự dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật. Tuy nhên vẫn có một bộ phận những chủ thể này không thực hiện nghiêm túc, tự giác, triệt để việc tuân tthur, chấp hành pháp luật mặc dù họ nắm rõ luật.

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên

Ý thức pháp luật của công dân còn kém. Công dân không chủ động tìm hiểu, tiếp cận pháp luật, người hiểu biết luật lại có thái độ coi thường pháp luật.

Pháp luật ở nước ta đã điều chỉnh rộng khắp các lĩnh vực của đời song nhưng lại chưa được đưa vào đời sống một cách hiệu quả. Xử lý vi phạm ở nước ta chưa nghiêm, chủ thể xử lý vẫn giữ thói quen duy tình dẫn đến tình trạng “nhờn luật”.

Ở nước ta, các quy định pháp luật có quá nhiều, thủ tục tiến hành còn rườm rà phần nào hạn chế khả năng sử dụng quy phạm pháp luật thành chính, áp dụng quy phạm pháp luật hành chính.

Một số phương pháp giải quyết

Nhà nước cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, thuyết phục người dân thực hiện tốt pháp luật.

Nhà nước cần quán triệt việc xử lý vi phạm nhằm giáo dục, răn đe, hướng người dân có ý thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính một cách tự giác, nghiêm túc.

Mặt khác, Nhà nước cũng cần có các chính sách cải cách thủ tục hành chính, khiến các thủ tục trở nên đơn giản, nhanh gọn tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức và cả các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các quy phạm pháp luật hành chính hiệu quả hơn.

Như vậy, thực hiện quy phạm pháp luật hành chính là một hoạt động quan trọng có ý nghĩa trong việc thiết lập trật tự quản lí hành chính nhà nước ở nước ta. Muốn đất nước phát triển ổn định thì chúng ta cần không ngừng nâng cao ý thức thực hiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật. Với tình hình đã phân tích ở trên cùng những chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay chúng ta có thể hi vọng rằng thực trạng thực hiện quy phạm pháp luật hành chính ở nước ta sẽ được cải thiện theo hướng đi lên nhanh chóng, đem đến cho cộng đồng một môi trường sống lành mạnh, ổn định, có trật tự, văn minh.


Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Phân tích các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Trân trọng./.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top