Lấn chiếm đất qua phần ranh giới đã thỏa thuận

Lấn chiếm đất qua phần ranh giới đã thỏa thuận

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy của chúng tôi sẽ giải quyết tình huống cụ thể về lấn chiếm đất qua phần ranh giới đã thỏa thuận qua tình huống sau đây: Gia đình ông A, ông B mỗi người đều có quyền sử dụng thửa đất diện tích 100m2, ở giữa 2 phần đất của gia đình là một thửa đất bỏ hoang có diện tích 100m2. Từ năm 1970 đến năm 1990, 2 gia đình sử dụng chung để trồng rau và khai thác, chăm sóc cùng nhau.

Đến năm 1991, 2 gia đình quyết định phân tách thửa đất trồng rau này làm 2 và xây một bức tường làm ranh giới. Năm 2010, gia đình A được cấp Giấy chứng nhận với diện tích là 150m2; đến năm 2016, gia đình A xây lại nhà trên toàn bộ diện tích này thì phát hiện thực tế diện tích đấy chỉ có 130m2 vì vậy khi xây nhà gia đình A đập bức tường ngăn và xây lấn sang so với bức tường cũ để đủ diện tích 150m2 làm phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa 2 gia đình.

Hỏi:

  1. Gia đình ông A có quyền đòi lại 20m2 còn thiếu so với giấy chứng nhận đã được cấp không? Tại sao?
  2. Tranh chấp này sẽ được giải quyết như thế nào? Hãy nêu quy trình giải quyết và định hướng giải quyết tranh chấp này như thế nào?

Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Nghị định 102/2014/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
  • Nghị định số 43/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
  • Luật Đất đai năm 2013- NXB Lao động.
  • Giáo trình Luật Đất đai- NXB Tư pháp.
  • Bộ luật Dân sự 2015- NXB Lao động.
Lấn chiếm đất qua phần ranh giới đã thỏa thuận
Lấn chiếm đất qua phần ranh giới đã thỏa thuận

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Gia đình A có quyền đòi lại 20m2 còn thiếu so với giấy chứng nhận đã được cấp không? Tại sao?

Trả lời: Gia đình ông A có thể có quyền đòi lại 20m2 còn thiếu so với gấy chứng nhận được cấp.

Theo quy định của Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được hiều là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Theo đó, diện tích ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là diện tích mà gia đình ông A được sử dụng hợp pháp. Theo đó, khi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích là 150m2, tức gia đình ông A được Nhà nước thừa nhận quyền sử dụng đất với diện tích ghi nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên trên thực tế diện tích đất nhà ông A chỉ là 130m2 đang bị thiếu hụt 20m2 so với diện tích 150m2 được ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phân tích tình huống ta thấy năm 1991 gia đình ông A và ông B phân chia thửa đất này thành hai phần mà không nêu rõ phần của từng người nhận được và bức tường được xây vào năm 1991 nên trường hợp nhà ông B lấn chiếm đất nhà ông A sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấy không thể xảy ra.

Nên sẽ có hai trường hợp xảy ra và ông A quyền đòi lại 20m2 đất không còn tùy thuộc vào thảo thuận của hai bên.

Trường hợp 1: Ông A và ông B thỏa thuận chia thửa đất 100m2 thành hai phần và ông A nhân được 30m2, ông B nhận 70m2, Nhưng trong quá trình đo đạc để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có xảy ra sai sót về diện tích đất của ông A thì trong trường hợp này ông A không có quyền đòi lại 20m2 đất và theo điểm d khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013 sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

“Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai”.

Trường hợp 2: Ông A và ông B thỏa thuận chia thửa đất 100m2 thành hai phần và ông A nhân được 50m2, ông B nhận 50m2 nhưng trong quá trình xây tường nhà ông B đã lấn chiếm làm thiếu hụt 20m2 đất nhà ông A. Nhưng trong quá trình đo đạc để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã xảy ra sai xót là kết quả đo đạc không chính xác.

Trong trường hợp này theo khoản 1 điều 204 luật Đất đai 2013 thì ông A hoàn toàn có quyền đòi lại 20m2 đất còn thiếu của mình: “Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai”.

Vậy chưa thể khẳng định là ông A có quyền đòi lại 20m2 đất bị thiếu của mình.

Lấn chiếm đất qua phần ranh giới đã thỏa thuận

Tranh chấp lấn chiếm đất này sẽ được giải quyết như thế nào? Hãy nêu quy trình giải quyết và định hướng giải quyết tranh chấp lấn chiếm đất này như thế nào?

Theo khoản 24 điều 3 luật Đất đai 2013 thì: “tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Vì vậy trong trường hợp đầu tiên, do đã thỏa thuận chia theo tỉ lệ ông A 30m2 ông B 70m2 nên ông A không có quyền đòi lại 20m2 đất còn thiếu so với giấy chứng nhận.

Nhưng trong tình huống, nhà ông A đã tự ý đập bức tường và xây lấn sang nhà ông B cho đủ 150m2 theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mình. Hành vi này của nhà ông A sẽ bị xử phạt từ 5000000 đồng đến 10000000 đồng theo khoản 3 điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP và buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm theo khoản 5 điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP.

Trong trường hợp thứ 2, việc nhà ông A bị thiếu 20m2 đất là do hành vi lấn chiếm đất của nhà ông B, trường hợp này nhà ông A hoàn toàn có quyền đòi lại 20m2 diện tích đất còn thiếu của mình. Quy trình đời lại 20m2 đất của gia định nhà ông A được thức hiện theo quy trình:

Trước hết gia đình ông A cần đưa tranh chấp này lên UBND xã nơi có tranh chấp để tiến hành hòa giải, trình tự thủ tục việc hòa giải được quy định tại điều 202 luật Đất đai 2013. Nếu hòa giải thành công hai gia đình thống nhất lại được ranh giới, việc thay đổi ranh giới giữa hai nhà được UBND xã gửi biên bản hòa giải đến phòng Tài nguyên và Môi trường để thay đổi ranh giới.

Trong trường hợp hòa giải không thành công thì UBND xã lập biên bản hòa giải không thành công có chữ kí của các bên và xác nhận của địa phương về giải hòa không thành công, khi đó tranh chấp đất đai này sẽ được giải quyết theo điều 203 luật Đất đai 2013. Nếu nhà ông B đều có một trong các loại giấy tờ được quy định tại điều 100 luật Đất đai 2013 thì giải quyết tranh chấp này do tòa án nhân dân giải quyết.

Lấn chiếm đất qua phần ranh giới đã thỏa thuận
Lấn chiếm đất qua phần ranh giới đã thỏa thuận

Trường hợp nhà ông B không có một trong các giấy tờ được quy định tại điều 100 luật Đất đai 2013 thì ông A lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND huyện để giải quyết hoặc khởi kiện tại tòa án nhân dân huyện để giải quyết.

Về định hướng giải quyết vụ việc tranh chấp đất giữa nhà ông A và nhà ông B thì hai nhà nên ưu tiên tự hòa giải giữa hai gia đình vì mảnh đất 100m2 đó đã được hai nhà sử dụng chung 20 năm từ năm 1970 đến năm 1990 mà không xảy ra tranh chấp gì. Nếu gia đình ông A chứng minh được là mình có quyền đòi lại 20m2 đất bị thiếu của mình, hoặc không thể chứng minh được thì ông A nêu nói chuyện với ông B về việc 20m2 đất bị thiếu và thỏa thuận với ông B về việc lấy lại 20m2 đất đó.

Chúng ta thấy, tranh chấp đất đai là tranh chấp xảy ra khá phổ biết ở nước ta. Vì vậy việc giải quyết các tranh chấp này là vô cùng cần thiết. Việc giải quyết các tranh chấp này cần dựa vào các căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn sao cho chính xác và phù hợp nhất, tránh những sai lầm không đáng có khi giải quyết các tranh chấp về đất đai.


Trên đây là toàn bộ vấn đề giải đáp thắc mắc của mình về vấn đề: Lấn chiếm đất qua phần ranh giới đã thỏa thuận. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588 để được hỗ trợ chi tiết.

Trân trọng./.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top