Những hình thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thích hợp cho sản phẩm thảm xơ dừa của Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung

Câu 1: So sánh nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý

Câu 2: Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung ở Bến Tre đã nghiên cứu và chế tạo ra loại thảm xơ dừa áp dụng công nghệ cột các sợi xơ dừa theo hình chữ V làm thảm có kết cấu bền và đẹp hơn. Sau 2 năm bán sản phẩm ra thị trường dưới nhãn hiệu “Thành Trung”, Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung phát hiện ra một số cơ sở khác cũng bắt chước và làm nhái sản phẩm thảm xơ dừa được kết hình chữ V bán ra thị trường. Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung muốn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp để độc quyền sản xuất và bán sản phẩm nói trên

Anh (chị) hãy phân tích và chỉ ra những hình thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thích hợp cho sản phẩm thảm xơ dừa của Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung và lý giải tại sao


Danh mục tài liệu thao khảo

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ( sửa đổi, bổ sung 2009 )
  • Nghị định 103/ 2006/ NĐ-CP ngày 22/ 9/ 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
  • Nghị định 105/ 2006/ NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT

Nội dung

Câu 1: Câu hỏi lý thuyết

Giống nhau

Đều là các chỉ dẫn thương mại cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa. Có thể sử bởi nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ.

Đều là các dấu hiệu từ ngữ hoặc hình ảnh biểu tượng.

Đều phải đăng ký xác lập quyền.

Ngoài ra, chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu đều tuân theo những quy định chung về nguồn gốc xuất xứ, nguyên vật liệu, phương thức, cách thức sản xuất, …

Khác nhau

Thứ nhất, Về khái niệm:

Nhãn hiệu được quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ “nhãn hiệu là dấu hiệu dung để phân biệt hang hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Còn khái niệm chỉ dẫn địa lý được quy định tại khoản 22 Điều 4, đó là “là dấu hiệu dung để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”.

Thứ hai, Về căn cứ xác lập:

Về nhãn hiệu: Nhãn hiệu thường: Dựa trên văn bản hoặc đăng ký quốc tế và Nhãn hiệu nổi tiếng: Trên cơ sở sử dụng, không cần đăng ký.

Còn đối với chỉ dẫn địa lý: Dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Theo Điều 88, Luật SHTT 2005 về Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý

“Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.

Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.”

Thứ ba, Về điều kiện bảo hộ:

Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ được quy định tại Điều 72, 73 và Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ, theo đó điều kiện bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh… và có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ khác.

Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ quy định:

“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”

Còn điều kiện đê được bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý được quy định ở Điều 79, 80 và Điều 81 Luật sở hữu trí tuệ. Danh tiếng, tính chất, chất lượng đặc thù.

Điều 79. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ

“Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.”

Những hình thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thích hợp cho sản phẩm thảm xơ dừa của Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung
Những hình thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thích hợp cho sản phẩm thảm xơ dừa của Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung

Thứ tư, về chủ sở hữu:

Chủ sở hữu của nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bản bảo hộ nhãn hiệu. Có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Có nhãn hiệu nổi tiếng. Theo quy định Khoản 1 Điều 121 Luật SHTT 2005 : “Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.”

Còn chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý là Nhà nước, Nhà nước trao quyền sử dụng cho cá nhân , tổ chức sản xuất hay cơ quan hành chính địa phương.

Theo khoản 4 Điều 121 Luật SHTT 2005:

“Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.

Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.”

Thứ năm, về thời hạn:

Thời hạn của nhãn hiệu là 10 năm và được gia hạn nhiều lần liên tiếp mỗi lần 10 năm. Trên cơ sở khoản 6 Điều 93: “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”

Hình thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thích hợp cho sản phẩm thảm xơ dừa của Doanh nghiệp tư nhân

Thời hạn của chỉ dẫn địa lý là không xác định thời hạn, được sử dụng đến khi không còn đáp ứng được các điều kiện bảo hộ theo Khoản 7 Điều 93: “Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.”

Thứ sáu, về chức năng.

Nhãn hiệu nhằm mục đích phân biệt những hàng hóa, dịch vụ. Còn chỉ dẫn địa lý để chỉ ra những nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

Thứ bảy, về chuyển giao

Nhãn hiệu có thể thực hiện chuyển giao dưới hai hình thức

Chuyển nhượng: Quyền đối với nhãn hiệu được chuyển nhượng nhưng không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Theo Khoản 4, Điều 139, Luật SHTT 2005: “Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.”

Chuyển giao quyền sử dụng: Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.

Theo Khoản 2, Điều 142, Luật SHTT 2005: “Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.”

Còn chỉ dẫn địa lý: Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng theo Khoản 2, Điều 139, Luật SHTT 2005: “Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.”

Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao theo Khoản 1, Điều 142, Luật SHTT 2005: “Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.”

Câu 2: Câu hỏi tình huống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Theo em đối với sản phẩm thảm xơ dừa trên công ty cần tiến hành đăng ký bảo hộ dưới hình thức kiểu dáng công nghiệp theo quy định của pháp luật SHTT

Theo khoản 13 Điều 4 Luật SHTT: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.”

Điều 63. Điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ

“Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Có tính mới;

Có tính sáng tạo;

Có khả năng áp dụng công nghiệp.”

Điều 65. Tính mới của kiểu dáng công nghiệp

“1. Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.

Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.

Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

a) Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;

b) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

c) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.”

Những hình thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thích hợp cho sản phẩm thảm xơ dừa của Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung
Những hình thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thích hợp cho sản phẩm thảm xơ dừa của Doanh nghiệp tư nhân Thành Trung

Điều 66. Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp

“Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.”

Điều 67. Khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp

“Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.”

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là bảo hộ kiểu dáng bên ngoài của sản phẩm như hình khối đường nét, màu sắc,… ở đây thảm xơ dừa được cột từ các sợi dừa theo hình chữ V tạo nên kiểu dáng làm thảm có kết cấu bền và đẹp hơn của khác so với các loại thảm khác.

Về tính mới, doanh nghiệp Thành Trung phải chứng minh được sản phẩm thảm xơ dừa đáp ứng được các điều kiện về tính mới quy định tại Điều 65 như là chưa bị bộc lộ công khai hoặc mô tả dưới bất kỳ hình thức nào trong và ngoài nước trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên.

Về trình độ sáng tạo, sản phẩm thảm xơ dừa đấp ứng được điều kiện về tính sáng tạo quy định tại Điều 66, mang tính chất khác biệt so với các kiểu mẫu khác, được áp dụng công nghệ cột các sợi xơ dừa theo hình chữ V làm thảm có kết cấu bền và đẹp hơn.

Về khả năng áp dụng công nghiệp, sản phẩm thảm xơ dừa đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 67 nêu trên tức là: Một kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ khi nó được thể hiện trong các sản phẩm mà các sản phẩm đó được sản xuất với quy mô lớn như công nghiệp, thủ công nghiệp,..

Còn về bảo hộ dưới hình thức sáng chế, thì trường hợp này không phù hợp. Theo quy định pháp luật “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên” sáng chế phải là các giải pháp kỹ thuật và đáp ứng các điều kiện về tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. bảo hộ dưới hình thức sáng chế đối với loại máy móc, công nghệ tạo ra thảm.

Ngoài ra, doanh nghiệp Thành Trung có thể tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Thành Trung”

Theo điều 72 quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ:

“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác”

Công ty Thành Trung có thể tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho thảm xơ dừa, để phân biệt với các loại thảm của các nhà sản xuất khác.


Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Hình thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thích hợp cho sản phẩm thảm xơ dừa của Doanh nghiệp tư nhân .Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng./.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top