Thông tin liên hệ của Cục sở hữu trí tuệ

Thông tin và địa chỉ về cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý nhà nước và đảm bảo các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành về sở hữu trí tuệ trên phạm vi cả nước. Cục Sở hữu trí tuệ được hình thành và phát triển như thế nào, có chức năng, nhiệm vụ gì, cơ cấu, tổ chức của cục ra sao.

Để tìm hiểu rõ hơn các thông tin về những vấn đề này, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật Quang Huy. Trong trường hợp cần hỗ trợ các thủ tục pháp lý tại Cục Sở hữu trí tuệ, bạn có thể kết nối tới Tổng đài 19006588 của chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.


Cơ sở pháp lý

  • Quyết định số 2525/QĐ-BKHCN ngày 04/9/2018 ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ, thay thế Quyết định số 69/QĐ-BKHCN ngày 05/01/2014.

Lịch sử hình thành và phát triển của Cục sở hữu trí tuệ

Ngày 29.7.1982 Cục Sáng chế (tiền thân của Cục Sở hữu trí tuệ hiện nay) đã được thành lập trực thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) nhằm giúp Chủ nhiệm Uỷ ban thực hiện công tác quản lý nhà nước hoạt động sáng kiến và sở hữu công nghiệp tại Việt Nam. Trải qua khoảng thời gian không dài nói trên, hoạt động cũng như sự phát triển của Cục gắn chặt với sự phát triển của toàn bộ hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam và luôn thể hiện là một trong những động lực chính của hệ thống này.

Qua từng thời kỳ phát triển của đất nước, tổ chức cũng như hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ luôn được củng cố và hoàn thiện để phù hợp với nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn đó. Khởi đầu là Cục Sáng chế – hoạt động theo cơ chế và điều kiện của thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, chuyển sang Cục Sở hữu công nghiệp-cho thời kỳ đổi mới, mở cửa và đến nay là Cục Sở hữu trí tuệ – đáp ứng các đòi hỏi cấp thiết của thời kỳ đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Thông tin và địa chỉ về cục sở hữu trí tuệ Việt Nam
Thông tin và địa chỉ về cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

Chức năng nhiệm vụ của Cục sở hữu trí tuệ

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về SHTT; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản nội bộ, văn bản cá biệt khác thuộc phạm vi quản lý của Cục; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động và việc chấp hành các quy định pháp luật của các hội trong lĩnh vực SHCN, đề xuất biện pháp xử lý các vi phạm pháp luật với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức lấy ý kiến các hội về việc hoàn thiện các quy định của pháp luật và phát triển hoạt động SHTT.

Tổ chức thực hiện việc xác lập quyền SHCN, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền SHCN và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Văn bằng bảo hộ quyền SHCN theo quy định của pháp luật.

Quản lý hoạt động đại diện SHCN và hoạt động giám định SHCN trên phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các biện pháp trong lĩnh vực SHTT để triển khai việc quản lý và hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động sáng kiến và đổi mới sáng tạo trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.

Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu thông tin SHCN, xây dựng công cụ tra cứu, hướng dẫn tra cứu và sử dụng thông tin SHCN; công bố các thông tin liên quan đến quyền SHCN được bảo hộ tại Việt Nam; tổ chức việc cung ứng thông tin SHCN phục vụ công tác quản lý nhà nước và các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo và sản xuất, kinh doanh.

Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực SHCN; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến xác lập quyền SHCN của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; tham gia giải quyết các tranh chấp về SHCN; cung cấp ý kiến chuyên môn phục vụ việc giải quyết các tranh chấp, vi phạm pháp luật về SHCN.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao kiến thức pháp luật về SHTT; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng về SHTT.

Tư vấn về xác lập, bảo vệ, quản lý và phát triển giá trị quyền SHCN theo quy định của pháp luật; hỗ trợ việc áp dụng và chuyển giao sáng chế nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và kinh doanh.

Thực hiện hợp tác quốc tế về SHCN; tham gia đàm phán để ký kết gia nhập và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế chung về SHTT; đề xuất xử lý các vấ-n đề tranh chấp quốc gia liên quan đến SHTT.

Tổ chức và quản lý việc cung cấp các dịch vụ công về SHCN theo quy định của pháp luật.

Tổ chức nghiên cứu khoa học, thống kê về SHCN; tổng hợp, đánh giá, báo cáo về tình hình hoạt động bảo hộ quyền SHTT, đề xuất các chính sách, biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống SHTT và đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước về SHTT.


Cơ cấu tổ chức của Cục sở hữu trí tuệ

Có thể thấy, Cơ cấu tổ chức của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam được tổ chức chặt chẽ và đang ngày càng được đổi mới. Bên cạnh trụ sở chính của Cục tại Hà Nội, Cục còn có các văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng .

Để đáp ứng nhu cầu đăng ký ngày một tăng của các đơn đăng ký nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, cục đã chia thành các phòng khác nhau theo các lĩnh vực: Phòng sáng chế (3 phòng); Phòng nhãn hiệu (3 phòng – tính cả phòng nhãn hiệu quốc tế); Phòng chỉ dẫn địa lý (1 phòng); Phòng kiểu dáng công nghiệp (1 phòng).

Bên cạnh các phòng chuyên môn, Cục sở hữu trí tuệ cũng có các văn phòng quản lý về thủ tục đăng ký như Phòng đăng ký – đây chính là phòng trực tiếp tiếp nhận đơn của người đăng ký; Phòng thực thi và giải quyết khiếu nại – phòng tiếp nhận đơn khiếu nại về các đối tượng sở hữu công nghiệp và trực tiếp xử lý các đơn khiếu nại này.

Các phòng để quản lý Cục sở hữu trí tuệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ: Phòng pháp chế và chính sách, phòng hợp tác quốc tế, phòng quản lý và quản lý hoạt động sáng tạo, Trung tâm công nghệ thông tin, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo, Văn phòng cục, Phòng tổ chức cán bộ, Phòng kế hoạch tài chính, Phòng phát triển tài sản trí tuệ.


Thông tin liên hệ của Cục sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở chính tại: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Thời gian làm việc tại Cục Sở hữu trí tuệ: Từ thứ 2 đến hết thứ 6, buổi sáng từ 7h30 đến 11h30 và buổi chiều từ 13h30 đến 17h.

  • Số điện thoại liên hệ: (04) 3858 3069, (04) 3858 3425, (04) 3858 3793, (04) 3858 5156.
  • Email: [email protected], [email protected]

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi cho các thắc mắc của bạn liên quan tới Cục sở hữu trí tuệ. Nếu có thắc mắc liên quan tới các vấn đề pháp lý liên quan, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 19006588 của Luật NQH Việt Nam để được hỗ trợ.

Trân trọng./.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top