Đặc điểm tâm lý của người bị hại: lý luận và thực tiễn

      Tâm lý học là một ngành khoa học xã hội mang tính ứng dụng cao, tâm lý học có nhiều phân ngành khác nhau. Trong đó có tâm lý học tội phạm giúp nghiên cứu và tìm hiểu tâm lý của người phạm tội, từ đó giúp cho các cơ quan điều tra có căn cứ hợp lý để lý giải những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm pháp của một cá nhân. Theo đó còn giúp phát hiện, dự đoán khả năng dẫn đến nguy cơ phạm tội của mỗi cá nhân, khoanh vùng xác định đối tượng có khả năng phạm tội. Tuy nhiên quay lại mục tiêu ban đầu, chẳng phải việc phòng ngừa, phát hiện, giảm thiểu các đối tượng thực hiện hành vi nguy hiểm là muốn xã hội ổn định, những tổn thất cho người bị hại được giảm thiểu ở mức thấp nhất.

      Vậy tâm lý của người bị hại cũng đóng vai trò quan trọng là đối tượng nghiên cứu của ngành tâm lý học tội phạm. Vì vậy Luật Quang Huy sẽ phân tích cụ thể về đề bài 14 “Đặc điểm tâm lý của người bị hại: lý luận và thực tiễn”


Cơ sở lý luận liên quan đến người bị hại và đặc điểm tâm lý của người bị hại

    • Khái niệm người bị hại

      Tùy theo mỗi góc độ nghiên cứu sẽ hiểu người bị hại theo những khái niệm khác nhau, dưới đây là một số góc độ mà cá nhân em dựa vào đó để khai thác

      Thứ nhất, dưới góc độ ngôn ngữ có thể hiểu người bị hại là con người cụ thể rong xã hội, chịu sự tác động tiêu cực của sự việc, hành động hoặc bất kỳ sự tác động nào khác dẫn đến những thiệt thòi, mất mát hay tổn thương cho chính họ. Tất nhiên, sự tác động đó trái với ý muốn của người bị hại và hộ tiếp nhận một cách thụ động, thiệt hại gây ra cho người bị hại có thể là thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần và không có giới hạn mức độ thiệt hại

      Thứ hai, dưới góc độ  ngôn ngữ pháp lý thì người bị hại là “ người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra. Người bị hại có thể là thể nhân bị người phạm tội làm thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản cứ không thể là pháp nhân”

      Thứ ba, dưới góc độ pháp luật thực định, pháp luật hiện hành Điều Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 có quy định

      “1. Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.”

      Đặc điểm tâm lý của người bị hại

      Đặc điểm tâm lý của người bị hại thể hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau nhưng rõ nhất ở giai đoạn ngay sau khi bị hành vi phạm tội xâm hại, giai đoạn lấy lời khai và giai đoạn xét xử. Ở mỗi giai đoạn thì người bị hại có những đặc điểm tâm lý khác nhau.

  • Giai đoạn ngay sau khi bị hành vi phạm tội xâm hại

      Tâm lý chung của người bị hại trong giai đoạn này có đặc điểm như sau: trạng thái tâm lý không ổn định, tinh thần bị kích động, hoảng loạn, lo sợ, thậm chí mất khả năng điều khiển hành vi của mình.

      Trong nhiều trường hợp, do hành vi mà người phạm tội gây ra quá đột ngột khiến nạn nhân bị sốc dẫn đến bất tỉnh. Hoặc với những trường hợp nạn nhân là phụ nữ hoặc trẻ em, người chưa trưởng thành của các vụ bạo hành tình dục, buôn bán người, nạn nhân có thể bị ảnh hưởng tâm lý vô cùng sâu sắc, mắc các bệnh tâm thần,…

Đặc điểm tâm lý của người bị hại: lý luận và thực tiễn

  • Giai đoạn lấy lời khai

      Giai đoạn này do việc tội phạm xâm hại chỉ mới xảy ra chưa lâu nên ở người bị hại tình trạng xúc cảm, cảm xúc còn khá mạnh mẽ và sâu sắc, tâm lý căng thẳng hoang mang có thể lên đến đỉnh điểm hoặc thậm chí xuất hiện các biểu hiện rối loạn tâm lý ( đặc biệt đối với các tội phạm có sử dụng bạo lực, với tính côn đồ, man rợn hoặc các tội phạm tình dục). Người bị hại có thể có một số biểu hiện tâm lý sau đây :bức xúc cao độ đối với hành vi phạm tội đã xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân nên tích cực khai báo các thông tin về kẻ phạm tội và những thiệt hại của bản thân; bị ám ảnh về hành vi phạm tội đã xâm hại đến bản thân, vì quá sợ hãi mà không dám khai báo. Thông thường sẽ là các vụ: bạo dâm, cố ý gây thương tích hoặc nạn nhân là trẻ vị thành niên; lo lắng, sợ bị trả thù do tiếp cúc và cung cấp bằng chứng, chứng cứ cho cơ quan điều tra; rối loạn tâm lý nên khái báo thiếu, sai hoặc quá các tình tiết, khiến các bằng chứng, lời khai không được thống nhất.

      Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, tâm lý của người bị hại có thể ổn định dần và thay đổi theo hướng: Thông cảm, thương hại cho hoàn cảnh nhân thân của bị can nên có lời khai giảm nhẹ tội cho bị can hoặc xin bãi nại cho bị ban; hoặc quanh co, bất hợp tác che dấu một phần thiếu sót , một phần lỗi của bản thân là nguyên nhân tội phạm đó hoặc một tội phạm khác; thay đổi nhận thức về hành vi phạm tội do bị mua chuộc, lừa gạt, đe dọa.

  • Giai đoạn xét xử

      Bước sang giai đoạn này , tâm lý của người bị hại có nhiều thay đổi do các yếu tố khác nhau như: thiệt hại của người bị hại có thể giảm bớt hoặc tăng lên theo thời gian; thiệt hại được bồi thường hoặc chưa được bồi thường khắc phục.;hoàn cảnh của phiên tòa công khai, người bị hại phải tiếp xúc tâm lý với nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là họ phải đối mặt với bị cáo đã xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của mình; người bị hại cũng đã có thời gian để suy nghị cân nhắc hơn về vụ án đã gây thiệt hại cho họ; cân nhắc lại lợi ích khi tham gia phiên tòa cung cấp lời khai so với công việc hằng ngày của họ;vụ án xảy ra quá lâu và có thể làm ảnh hưởng đến trí nhớ của người bị hại, đến sự quan tâm của hộ đối với vụ án, đặc biệt đối với vụ án mà phải mất nhiều thời gian điều tra; Mối quan hệ gữa người bị hại và bị cáo.

      Từ những thay đổi về hoàn cảnh ở trên đã dẫn đến những thay đổi nhất định trong đặc điểm tâm lý của bị cáo trong giai đoạn này. Cụ thể:

  • Bức xúc đối với bị cáo và hành vi phạm tội của bị cáo ( mức độ có thể giảm hơn so với giai đoạn điều tra do tâm lý của người bị hại đã ổn định hơn, thiệt hại đã được bồi thường một phần hoặc toàn bộ) nên sẵn sàng khai báo hoặc thậm chí thồi phồng sự thật
  • Sợ sệt, lo lắng rằng bị cáo sẽ trả thù ( do giao tiếp công khai tại piên tòa nên bị cáo biết được người bị hại và nội dung tố cáo của họ) nên khai báo thiếu trung thực
  • Bị ám ảnh, mất bình tĩnh, xấu hổ trong một số vụ án xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm nên từ chối khai báo, khai báo không đúng.
  • Thương hại, thông cảm cho hoàn cảnh của bị cáo ( cũng có thể là do biết được hoàn cảnh của bị cóa, do mua chuộc, được bồi thường thỏa đáng) nên khai báo có phần giảm nhẹ hoặc xin bãi nại
  • Che dấu một phần lỗi của mình, bất hợp tác hoặc khai báo không đúng
  • Không quan tâm đến việc xét xử nên vắng mặt hoặc đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng xem xét kaij lời khai ở giai đoạn điều tra đã được lưu trong hồ sơ vụ án.

Liên hệ thực tiễn với vụ án cụ thể

    • Nội dung vụ án

      Tóm tắt vụ việc “Chặt tay cướp tài tản của một phụ nữ” của Băng cướp “chém trước cướp sau” Hồ Duy Trúc cầm đầu.

  • Đối tượng thực hiện hành vi: Băng nhóm cướp gồm

      Hồ Duy Trúc (1993) là cầm đầu

      Nguyễn Hoàng Phương (1993)

      Huỳnh Thanh Sơn (1982)

      Trần Văn Luông (1988)

      Trần Thanh Tuyền ( 1991)

  • Nạn nhân: Nguyễn Thị Ngọc T. (1984)
  • Địa điểm: Chân cầu Phú Mỹ, quận 2, Tp. Hồ Chí Minh
  • Thời gian: Đêm ngày 24/11/2012
  • Diễn biến vụ việc như sau:

      Vào đêm ngày 24/11/2012  khi c T đang đi SH từ quận 7 về quận 2 thì bị 4 tên Trúc, Luông, Phương, Sơn đi 2 xe gắn máy theo dõi.  Đến đường vành đai phía đông, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 thì tên Luông điều khiển xe ép sát chị T, tên Trúc ngồi phía sau rút mã tấu dài khoảng 70cm, chém liên tiếp 2 nhát vào chị T làm chị đứt lìa bàn tay phải, chị P ngã ra lê lết trên đường kêu cứu.

      Lúc này, Phương chở Sơn từ phía sau tới giật túi xách cùa c T (tài sản sản trong túi trị giá 4,2 triệu đồng). Bọn chúng định cướp chiếc xe SH nhưng xe không nổ máy nên chúng bỏ lại.

      Chị T được đưa đến bệnh viện ( thương tật 47%).

      Chỉ sau vài tiếng băng cướp này đã bị công an quận 2 bắt. chúng khai nhận đã tập hợp nhau thành nhóm rồi lên kế hoạch đi cướp để có tiền tiêu xài, chơi ma tuý. Trong băng nhóm của chúng còn có thêm Huỳnh Bảo Anh (1968), Cao Danh Hưng (1983), Đàm Văn Võ (1990) chuyên tiêu thụ những tài sản mà Trúc, Luông, Phương, Sơn cướp được. Băng nhóm này thường hoạt động vào 19-22h đêm và nhắm vào những cặp tình nhân đang ngồi nơi vắng vẻ. Chúng dùng mã tấu chém từ phía sau hoặc chém trực diện nạn nhân rồi cướp tài sản (chủ yếu là xe máy tay ga đắt tiền). Chỉ từ tháng 6-11/2012 chúng đã thực hiện 17 vụ cướp, thu được gần 600 triệu đồng.

      Nhận định hành vi phạm tội của Trúc và đồng bọn là rất côn đồ, hung hãn, mất hết nhân tính, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khiên dư luận hoang mang, TAND TPHCM đã tuyên phạt tướng cướp Hồ Duy Trúc án tử hình , những tên còn lại cũng phải nhận án tù nghiêm khắc. Cho rằng bản án nsyf là quá nặng, ngay trong lúc tuyên án, nhiều người thân trong gia đình bị cáo đã có hành động quấy phá, sau đó các bị cáo cũng làm đơn giảm nhẹ hình phạt.


Đặc điểm tâm lý của người bị hại trong vụ án trên

Giai đoạn ngay sau khi bị hành vi phạm tội xâm hại

      Theo lời kể của những người dân có mặt tại hiện trường vụ án thì chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy đã thực sự rất hoang mang, mất phương hướng và không biết được chuyện gì đã xảy ra với mình. Một phần cánh tay đã bị đứt lìa, mặc dù sau đó chị đã được đưa đi cấp cứu kịp thời nhưng phần tay của chị cũng không thể cử động được bình thường. Thêm vào đó, băng cướp còn cướp luôn cái túi xách của chị trước khi chạy trốn khỏi sự vây bắt của người dân. Tâm lý hoang man dường như bao trùm toàn bộ cảm xúc của chị Thúy ngay sau vụ việc xảy ra.

      Cùng với đó là sự phẫn uất, phẫn nộ đến tột cùng đối với hành vi côn đồ của băng cướp trên. “Cú sốc” về tâm lý đối với chị còn hiện hữu rõ hơn khi chị phải vật lộn với cuộc phẫu thuật tay và đối mặt với việc mất đi khả năng lao động.

      Trong giai đoạn này giống như hầu hết đa số người bị hại thì tâm lý hoảng loạn, phẫn uất đóng vai trò chủ đạo và chi phối toàn bộ hành động của chị Thúy.

Giai đoạn lấy lời khai tại cơ quan điều tra

      Trong giai đoạn này ở mỗi người bị hại lại có những đặc trưng tâm lý khác nhau tùy thuộc vào mức độ xâm hại của hành vi đối với mỗi người bị hại.

      Không giống như giai đoạn trước, giai đoạn này chị Thúy đã có một số sự thay đổi tâm lý cụ thể: ngày đến cơ quan điều tra để lấy lời khai về vụ án sau khi chị Thúy đã trải qua các cuộc phẩu thuật để giữ lại bàn tay của mình, trên nét mặt của chị bộc lộ rõ sự mệt mỏi sau khi phải trải qua các ca phẫu thuật đau đớn. Nhưng ẩn sau đó vẫn là sự căm phẫn cũng như sự bức xúc cao độ đối với hành ci mà nhóm côn đồ đã gây ra cho chị. Chị Thúy bình tĩnh kể lại nội dung toàn bộ sự việc đã xảy ra với mình, trả lời đầy đủ các câu hỏi của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, có lẽ do những ám ảnh từ hậu quả của băng cướp gây ra cho chị nên chị Thúy không giữ được bình tĩnh trong quá trình lấy lời khai. Chị vừa kể lại sự việc vừa khóc. Có lẽ chính những tổn thương về thể xác, tinh thần khiên chị không thể kìm nén được cảm xúc của mình.

      Trong quá trình chờ ngày xét xử chị cũng thường xuyên nhận được những cuộc gọi dọa nạt đến từ những người có liên quan đến băng cướp, thậm chí mẹ của tên cầm đầu Trúc còn đến nhà và dọa nạt, yêu cầu chị rút lại đơn khởi kiện con trai mình. Điều này cũng phần nào tạo ra tâm trạng lo lắng cho chị Thúy trước ngày xét xử

      Ta thấy rằng, trong suốt giai đoạn từ sau khi bị hành vi phạm tội xâm hại cho đến khi lấy lời khai và cả thời gian dài chờ đợi đến ngày xét xử dau đó chị Thúy đã phải trải qua rất nhiều những cung bậc cảm xúc khác nhau và tương ứng với nó là những đặc điểm tâm lý khác nhau. Nhưng tựu chung đó vẫn là sự căm phẫn, tổn thương sâu sắc, ngoài ra còn là tâm lý e ngại, dè chừng khi đối mặt với thực tại, gia đình, bạn bè người thân vì mặc cảm. Dù đó là tâm trạng nào thì chính xác đó là hệ lụy từ hành động phạm tội đã gây ra.

Giai đoạn xét xử tại phiên tòa

      Đặc điểm tâm lý của người bị hại bộc lộ rõ nhất và thể hiện sự thay đổi, đấu tranh trong tâm lý của người bị hại. Trong tất cả các nạn nhân của băng cướp “chém trước, cướp sau” cầm đầu là Hồ Duy Trúc thì chỉ có suy nhất chị Thúy dám đứng ra làm chứng trước tòa, là nạn nhân duy nhất có mặt tại phiên tòa để đối mặt với những kẻ phạm tội- những kẻ đã gây ra những sóng gips trong cuộc đời của chị, gây tổn thương sâu sắc đến nhiều người khác khiến cho tình hình an ninh trật tự tại khu vực bị đảo lộn.

      Có mặt tại phiên tòa nhưng chị vẫn dường như chưa hết ám ảnh về buổi tối hôm xảy ra vụ án đó, trên khuôn mặt chị vẫn hiện lên sự căm phẫn đối với các bị cáo. Bàn tay bị Trúc chặt ba bốn ngát may mắn đã được nối lại nhưng chị không thể làm được việc gì. Cuộc sống của chị và gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tại phiên tòa xử, chị Thúy nhiều lần bật khóc khi đối diện với băng cướp.

Đặc điểm tâm lý của người bị hại: lý luận và thực tiễn
Đặc điểm tâm lý của người bị hại: lý luận và thực tiễn

      Từ những chi tiết này ta có thể thấy rõ ở trường hợp này tâm lý của các bị hại đã chia ra làm hai phía rõ rệt. Như các nạn nhân khác hoặc đã được bồi thường thỏa đáng hoặc sợ sự trả thù, liên lụy do làm chứng cho hành vi phạm tội của băng cướp. Còn số ít tin tưởng vào sự nghiêm minh của pháp luật như chị Thúy sẽ đòi lại lẽ công bằng cho bản thân, đứng ra làm chứng bắt kẻ ác phải bị trả giá và  bị trừng trị.

      Tâm lý này cũng dễ hiểu bởi sau một thời gian dài từ lúc xảy ra hành động phạm tội dẫn đến tổn thương cho người bị hại đến lúc xét xử, các nạn nhân nêu có thể khắc phục được tổn thất sẽ phần nào được xoa dịu cộng với sự thông cảm, tình thương đối với gia đình của các bị cáo ( và thường hầu hết gia đình bị cáo trước các phiên xử sẽ đến để thỏa thuận, cầu xin sự lòng trắc ẩn, tình thương ở các bị cáo để họ rút đơn hay chính họ sẽ xin giảm nhẹ án cho bị cáo trước tòa). Mặt khác, khi các tổn thương đó ngày càng hằn sâu, không thể khôi phục được, ảnh hưởng đến thân thể, cuộc sống nạn nhân và người thân từ đó về sau, thêm vào đó là ước muốn chính đáng pháp luật sẽ thay mặt họ, xã hội để xét xử , trừng phạt các bị cáo một cách thích đáng nhất,thì chính họ – là người sẽ ra tòa làm chứng cho sự thật.

      Vì hầu hết các bị cáo đều vắng mặt nên chị Thúy là người bị hại duy nhất tại phiên tòa đó, chị phải trả lời lần lượt các câu hỏi của luật sự, kiểm sát viên và chủ tọa phiên tòa. Cho đến khi nghe tòa tuyên án và được nghe bị cáo nói lời sau cùng, chị Thúy đã nghe bị cáo nói và cảm nhận được sự thương cảm đối với hoàn cảnh gia đình bị cáo Trúc. Chị cũng mong muốn và xin tòa được giảm án cho bị cáo. Sự thay đổi trong tâm lý của chị Trúc là một điều dễ hiểu và thấy được ở chị chính là người giàu lòng vị tha, thương người. Khi gia đình nạn nhân uy hiếp , đe dọa chị vẫn kiên quyết bảo vệ lẽ phải nhưng khi Tòa tuyên án tử hình cho Hồ Duy Trúc- (chính y đã dùng Mã tấu chém liên tục vào tay chị khiến chị đứt lìa cánh tay, phải trải qua bao cuộc phẫu thuật , bao sự đau đớn, đến giờ vẫn không thể bình thường như trước,cũng chính hắn là người có gia cảnh bất hành, nhà đông con, thiếu điều kiện kinh tế, thiếu sự giáo dục đúng mực từ gia đình và xã hội), cảm nhận và thấu hiểu nên chị đã đưa ra quyết định xin Tòa giảm án cho bị cáo, để y không bị tước đi quyền sống , dù cho cánh tay của bị vẫn nhăm nhít vét sẹo.

      Tuy nhiên, sau phiên tòa, chính chị Thúy không ngờ được rằng gia đình, mẹ của Hồ Duy Trúc đã làm huyên não tòa án hơn 30 phút và đưa ra lời đe doa đối với chị “toa biết con tao bị tử hình thì tao chuẩn bị dao giết con Thúy tại tòa”. Sau đó người nhà Trúc còn tìm đến nhà tạo áp lực để chị Thúy xin giảm nhẹ với Tòa cho hình phạt của bị cáo, khiến chị phải sợ hãi mà lánh đi nơi khác.

      Giai đoạn xét sử và sau xét xử ta đã thấy được khá nhiều chuyển biến tâm lý của chị Thúy, từ lo lắng khi đối mặt với bị cáo, đến sự phẫn nộ khi gặp bị cáo tại tòa đến thương cảm khi nghe hoàn cảnh và lời nói sau cùng của bị cáo và sau cùng lại hoảng loạn vì bị người nhà bị cao đe dọa.

Một số ý kiến cá nhân

      Đây chỉ là một trường hợp với diễn biến tâm lý không quá phức tạp và hành vi phạm tội diễn ra nhanh đã được cá nhân em lựa chọn và đưa vào bài, tuy nhiên với sự phát triển của xã hội, nhưng dường như các chuẩn mực đạo đức lại lệch lạc, thì có không ít các loại tội phạm phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc đời của người bị hại.

      Như trong các vụ bạo hành về tình dục, khiến cho các nạn nhân ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống, tính thần sau này, không chỉ có phụ nữ mà ngày nay nạn nhân có thể là đàn ông. Cần một sự quan tâm, sự giao dục của cả xã hội, kết hợp việc hoàn thiện thiết chế pháp luật công bằng, nghiêm minh.

      Hoặc nạn nhân là các trẻ em, trẻ vị thành niên, các em còn quá non nớt, yếu đuối cần được bảo vệ, che chở, nuôi nấng, dạy dỗ, các tổn thương chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ sau nay. Nếu có cần phát hiện và chấm dứt sớm các hành vi phạm tội, xét xử thích đáng những kẻ phạm tội, mặt khác quan tâm, bù đắp tình cảm , giáo dục đúng mực đối với các trẻ.

      Trên đây chỉ là một số trường hợp cá nhân thấy là những trường hợp người bị hại đặc biệt, cần có những phương án khắc phục tâm lý sau hành vi phạm tội của bị cáo gây ra.

      Trong mỗi giai đoạn từ sau khi hành vi phạm tội xảy ra đến quá trình điều tra, xét hỏi và cuối cùng giai đoạn xét xử hậu xét xử, sự thay đổi trong tâm lý, tâm trạng của những người bị hại là điều tất yếu.

      Như đã phân tích ở trên, tùy theo tính chất, tình huống của từng cá nhân, từng vụ việc mà chúng ta lại có sự thay đổi tâm lý người bị hại khác nhau, trên đây chỉ là những phân tích tâm lý mang tính chất tham khảo, chung nhất.


    Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Đặc điểm tâm lý của người bị hại: Lý luận và thực tiễn. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

      Trân trọng./.


 

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top