ĐỀ BÀI:SỐ 2
Xúc cảm và tình cảm: Khái niệm, đặc điểm, vai trò và các quy luật của xúc cảm và tình cảm. Lấy ví dụ cụ thể để minh họa.Anh/chị vận dụng tri thức về các quy luật của xúc cảm và tình cảm vào cuộc sống và hoạt động học tập của bản thân như thế nào? Anh/chị có biện pháp gì để hạn chế những “điểm yếu” của xúc cảm và tình cảm
TÊN |
:TRẦN HẢI ĐĂNG |
LỚP |
: N08-TL2 |
MSSV |
: 450616 |
NHÓM |
: 02 |
Từ khi xuất hiện loài người chúng ta đã liên tục tiến hóa, biến đổi để đạt được trạng thái hoàn trỉnh như ngày nay. Khi con người bắt đầu xuất hiện trên thế giới, từ đó đã bắt đầu đánh dấu sự ra đời và phát triển của ngành khoa học tâm lý học. Khi nghiên cứu về các mặt tâm lý của con người, các nhà khoa học đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau nhưng một trong những mặt quan trọng đó là trạng thái tâm lý khi con người bày tỏ thái độ của mình. Những trạng thái tâm lí của con người vô cùng đa dạng và nhiều cung bậc khác nhau; đôi khi là vui vẻ, hạnh phúc, những có những lúc lại chán nản; dận dữ, tủi thân… Và tất cả biểu hiện đó của con người trong tâm lý học được gọi là xúc cảm và tình cảm. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, và với mong muốn sâu hơn về đề tài em xin chọn đề số 02: “ Xúc cảm và tình cảm: Khái niệm, đặc điểm, vai trò và các quy luật của xúc cảm và tình cảm. Lấy ví dụ cụ thể để minh họa.Anh/chị vận dụng tri thức về các quy luật của xúc cảm và tình cảm vào cuộc sống và hoạt động học tập của bản thân như thế nào? Anh/chị có biện pháp gì để hạn chế những “điểm yếu” của xúc cảm và tình cảm” để làm bài tiểu luận kết thúc học phần của mình.
Nội dung
Khái niệm, đặc điểm, vai trò và các quy luật của xúc cảm và tình cảm
Xúc cảm- tình cảm luôn hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày quanh ta, thế nhưng trong những nghiên cứu của tâm lý học, ta mới hiểu một cách bao quát và rõ ràng: xúc cảm- tình cảm là gì, chúng có đặc điểm gì và đóng vai trò như thế nào đối với con người? Từ đó ta mới hìn nhận sang một vấn đề khác rất quan trọng, hữu dụng, đó là sự tác động mạnh mẽ của các thái độ tâm lý này đối với các hoạt động của con người.
Khái niệm của súc cảm và tình cảm
Xúc cảm, tình cảm là nét đặc trưng của đời sống tâm lí cá nhân nên nó thuộc về một chủ thể nhất định; hơn nữa xúc cảm tình cảm còn là thái độ riêng của cá nhân đối với hiện thực khách quan, có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Hay nói cách khác xúc cảm tình cảm chính là những rung động thể hiện thái độ của con người đối với sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan mà con người nhận thức được, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối quan hệ với nhu cầu và động cơ của họ. Khi xúc cảm tình cảm xuất hiện sẽ được thể hiện qua bên ngoài thông qua biểu cảm, hành động, cử chỉ, lời nói…. hoặc kìm nén vào bên trong.
Theo nhà tâm lý học Feht Russel thì “Xúc cảm là thứ mà mọi người đều biết nhưng không thể định nghĩa được”. Theo như nhận định của nhà tâm lý này thì tất cả mỗi chúng ta đều biết và đều biết thể hiện xúc cảm của bản thân, tuy nhiên, không thể định nghĩa nó một cách chính xác và khái quát nhất. Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các nhà nghiên cứu tâm lý học đồng tình với khái niệm về xúc cảm, đó là những rung động của con người trước một tình huống cụ thể, mang tính nhất thời, không ổn định. Có thể thấy ở bất kỳ nơi đâu và bất kỳ thời điểm nào, chắc hẳn tất cả chúng ta đều dễ dàng gặp được những việc, hiện tượng và chúng ta sẽ bày tỏ thái độ của mình đối với những hiện tượng trong cuộc sống đó.
Còn về tình cảm, nó được hiểu là những xúc cảm xuất hiện thường xuyên, lâu dài, ổn định, … và được ngành tâm lý học định nghĩa: “Tình cảm là thái độ cảm xúc mang tính ổn định của con người đối với hiện thực khách quan, nó phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển xúc cảm trong điều kiện xã hội”
Tựu chung lại xúc cảm, tình cảm được hiểu như sau: Xúc cảm, tình cảm là thái độ riêng của cá nhân đối với hiện thực khách quan có liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu của họ.
Đặc điểm của xúc cảm và tình cảm
Xúc cảm, tình cảm là hai mức độ biểu hiện của trạng thái tâm lý, cảm xúc con người nhưng giữa chúng có các điểm tương đồng với nhau:
Thứ nhất: xúc cảm tình cảm là thái độ cá nhân. Hay đây chính là những rung động, những cảm nhận của bản thân mỗi con người khi đứng trước hoàn cảnh cụ thể. Mỗi cá nhân đều có suy nghĩ cũng như cách nhìn 1 nhận của mình, tuy nhiên khi họ đứng trong cộng đồng thì những cảm xúc đó cũng có thể hòa nhập vào niềm vui, nỗi buồn của mọi người xung quanh mình.
Thứ hai: xúc cảm tình cảm được xây dựng hình thành và phát triển là do hiện thực khách quan tác động lên nó. Các hiện tượng khách quan đó khá đa dạng và gần gũi với con người như: hiện tượng trong tự nhiên (mưa, nắng, gió , bão, cỏ cây, ao hồ….); hoặc là các hiện tượng xã hội( chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, mối quan hệ giữa con người với nhau…); hiện tượng xảy ra chính trong bản thân của chủ thể( đói, no, dễ chịu, khó chịu,…). Các hiện tượng này một khi xuất hiện sẽ tác động lên xúc cảm tình cảm khiến nó được thể hiện ra bên ngoài chủ thể hoặc sẽ được chủ thể kìm nén vào bên trong.
Thứ ba:xúc cảm tình cảm chính là đối tượng của nó, chỉ những đối tượng nào liên quan đến việc thỏa mãn hoặc không thỏa mãn nhu cầu con người mới tạo nên xúc cảm tình cảm.
Tuy nhiên, vì đây là hai hiện tượng riêng biệt nên chúng vẫn có những điểm khác biệt, nổi bật nhất là sự khác biệt trên ba khía cạnh: tính ổn định, tính xã hội và cơ chế sinh lý- thần kinh. Nói một cách khái quát, khoa học tâm lý đã chỉ ra rằng: xúc cảm là một quá trình tâm lý, còn tình cảm là một thuộc tính tâm lý; xúc cảm có tính chất nhất thời, phụ thuộc vào tình huống đa dạng, trong khi tình cảm có tính chất ổn định xác định; xúc cảm luôn tồn tại ở trạng thái hiện thực, ngược lại, tình cảm lại tồn tại ở dạng tiềm tàng. Có một điểm vô cùng đặc biệt, đó là xúc cảm giúp thực hiện chức năng sinh vật, nó gắn liền với phản xạ không điều kiện (bản năng), không chỉ tồn tại ở con người mà có cả ở các loài vật; trái lại, tình cảm giúp thực hiện chức năng xã hội, nó gắn liền với phản xạ có điều kiện với hệ thống tín hiệu thứ hai, và tình cảm chỉ có ở con người. Xúc cảm giống như những gì nguyên thủy nhất, nó xuất hiện trước, còn tình cảm xuất hiện sau, là kết quả của thời gian dài tồn tại những xúc cảm kia. Có thể thấy, xúc cảm giống như những bản năng khác của con người, nó tồn tại để giúp cơ thể định hướng và thích ứng với tư cách một cá thể đơn lẻ, nhưng tình cảm lại cho ta phương hướng và giúp thích nghi với xã hội, với tư cách là một nhân cách.
Vai trò của xúc cảm và tình cảm
Xúc cảm tình cảm có vai trò to lớn và quan trọng trong bản thân mỗi con người, có thể chia vai trò của xúc cảm tình cảm với các mặt như: nhận thức, hoạt động, đời sống, giao tiếp.
Vai trò của xúc cảm, tình cảm đối với quá trình nhận thức
Đối với nhận thức, xúc cảm tình cảm chính là động cơ, là nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy và chi phối nhận thức, kích thích sự tìm tòi, khám phá, sức sáng tạo của con người. Xúc cảm tình cảm có thể nhuốm màu, biến dạng, thậm chí đầu sống với sự cảm nhận của các giác quan đến các sự vật hiện tượng bên ngoài hay cảm nhận chính sự phản ánh của bản thân mình từ đó khiến cho cảm xúc con người thay đổi như: vui, buồn, mệt mỏi hay tràn đầy sinh lực….
Vai trò của xúc cảm, tình cảm đối với hoạt động
Đối với sự ảnh hưởng trong hoạt động thì nó là động lực mạnh mẽ của hoạt động con người: thôi thúc con người hoạt động nhiều hơn với những tích cực và sự sáng tạo không ngừng, nó giúp cho con người vượt qua khó khăn, thử thách hay những vấp ngã trong cuộc sống và hành động để đạt được mục đích trong cuộc sống của mình. Sự thành công của con người trong mỗi giai đoạn phụ thuộc vào thái độ của con người đối với công việc đó. Khi ở trạng thái hưng phấn, đạt dào cảm hứng sáng tạo, tươi trẻ, hoạt bát sẽ làm cho con người có thể bộc lộ tài năng như các nhà văn, nhà thơ hay nhà khoa học. Hoặc ví dụ như khi thi đại học, bạn học sinh A đặt rất nhiều quyết tâm và luôn lấy cảm hứng để học tập chăm chỉ, từ đây bạn học sinh A đã hoạt động hết mình trong việc học tập để đỗ vào ngôi trường mình mơ ước. Nhưng khi đỗ vào ngôi trường đó rồi bạn học A bắt đầu buông thả, không còn chăm chỉ và học tập xuống dốc. Do vậy, thái độ và hành động của con người có tác động rất to lớn đối với sự thành công của mỗi cá nhân. Theo nhà cách mạng Nga vĩ đại Belinxkin: “thiếu tình cảm thì lí tưởng trở nên lạnh lẽo, lí tưởng có chiếu sáng nhưng không được sưởi ấm và thiếu sức sống, không có khả năng biến thành hành động”
Trong giao tiếp thì xúc cảm tình cảm tích cực có ảnh hưởng tốt đến mối quan hệ giữa con người, xây dựng được tình cảm tốt với nhau. Con người trở nên hảo tâm hơn, quan tâm đến nhau hơn, giàu lòng vị tha và chân thành hơn. Ngược lại, xúc cảm tình cảm tiêu cực có thể phá hoại nhân cách con người, cản trở tính tích cực của cá nhân, dẫn đến làm những cơn tức giân, sự sợ hãi, khổ tâm; không chỉ làm rối loạn quá trình sinh lí mà còn làm rối loạn cả các hoạt động tâm lí của con người. Cảm xúc sẽ truyền đạt thái độ, tâm thế, tính hợp tác và quan điểm của cá nhân khi giao tiếp. Khi giao tiếp thể hiện cảm xúc phù hợp sẽ mang lại hiệu quả.
Vai trò của xúc cảm, tình cảm đối với đời sống con người
Xúc cảm và tình cảm có vai trò to lớn trong đời sống của con người cả về mặt sinh lý lẫn tâm lý. Con người không có cảm xúc thì không thể tồn tại được. Khi con người bị “đói tình cảm” thì toàn bộ hoạt động sống của con người không thể phát triển bình thường được.
Các quy luật của xúc cảm và tình cảm
Quy luật lây lan
Xúc cảm và tình cảm của người này có thể lan truyền sang người khác. Trong đời sống hàng ngày ta thường gặp hiện tượng “vui lây” ,“buồn lây”, “cảm thông”. Cơ sở của quy luật này là do tính xã hội trong tình cảm của con người chi phối. Chính tình cảm của tập thể, tâm trạng của xã hội được hình thành trên cơ sở của quy luật này. Có rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói về quy luật này như: “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” hay “ Niềm vui nhân đôi, nỗi buồn sẻ nửa”
Ví dụ: Mai có thành tích học tập tốt vì thế Mai nhận được học bổng của trường đại học luật Hà Nội. Mai vô cùng sung sướng và vui mừng vì sự cố gắng của mình được đền đáp sứng đáng, Mai hạnh phúc thông báo cho bố mẹ và các bạn của mình, Sự vui vẻ của Mai đã tạo nên không khí thoải mái, vui mừng cho mọi người xung quanh.
Hoặc là: Trong khoảng thời gian gần đây, khi dịch COVID 19 đang bùng phát mạnh ở nước ta, đã có rất nhiều các mạnh thường quân làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo chính những hoạt động đấy đã lan truyền tình cảm yêu thương đối với một cộng đồng lớn đó là cả nước.
Quy luật thích ứng
Xúc cảm và tình cảm nào đó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần một cách không đổi thì cuối cùng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống. Đó là hiện tượng “nhàm quen”, “chai sạn” của tình cảm. Trong cuộc sống, hiện tượng “xa thương, gần thương” cũng chính là do quy luật này tạo nên. Có rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói về quy luật này như: “Dao năng mài thì sắc, người năng chào thì quen”, “Gần chùa gọi bụt bằng anh”
Ví dụ: Hồng là một người nhút nhát,luôn rụt rè trước mọi người.Mỗi lần bị giáo viên gọi dậy trả lời câu hỏi, Hồng đều tỏ ra lúng túng và đỏ mặt. Nhưng một thời gian sau, việc Hồng luôn phải đứng dậy trả lời lặp đi lặp lại nhiều lần và nhờ sự khuyến khích động viên của bạn bè thầy cô thì Hồng đã tự tin trả lời những câu hỏi trước lớp.
Quy luật tương phản
Xúc cảm và tình cảm tích cực hay tiêu cực thuộc cùng một loại luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Cụ thể là một trải nghiệm này có thể tăng cường một trái nghiệm khác đối cực với nó, xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp với nó.Trong văn học, nghệ thuật quy luật này được chú ý đến nhiều khi xây dựng các tình tiết, các tính cách và hành động của nhân vật nhằm đánh “trúng” tâm lý độc giả hay khán giả, làm thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ, đạo đức của họ. Trong giáo dục tư tưởng, tình cảm người ta cũng sử dụng quy luật này: biện pháp “ôn nghèo, nhớ khổ”, “ôn cố tri tân”…
Ví dụ: Khi cô chấm bài thi, đang chấm đều đều những bài chỉ khoảng 5-6 điểm nhưng đột nhiên có một bài nhỉnh hơn những bài khác xuất hiện. Bình thường cô sẽ cho 9 nhưng cô cho hẳn 9,5 hoặc 10 điểm.
Quy luật di chuyển
Xúc cảm và tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác. Trong cuộc sống hàng ngày ta thường gặp hiện tượng “giận cá chém thớt”, “vơ đũa cả nắm”. Đó cũng là biểu hiện của quy luật này.
Ví dụ: anh Nam đang tập chung để hoàn thành nốt số công việc của mình, áp lực thời gian đang đè nặng lên người anh. Anh đang ngồi trong phòng và cần sự yên tĩnh để tập chung làm việc lúc, thế nhưng vợ anh đột nhiên vào phòng hỏi đi hỏi lại anh một vấn đề. Lúc này anh Nam cáu gắt và to tiếng với vợ mình dù cho vợ anh không thực sự có lỗi
Quy luật pha trộn
Tính pha trộn cho phép hai tình cảm đối cực nhau có thể cùng xảy ra một lúc nhưng không loại trừ nhau mà chúng “pha trộn” vào nhau.
Ví dụ: Sự pha trộn tình cảm của cảm xúc hạnh phúc và lo sợ bị lừa dối của đôi nam nữ yêu nhau
Hoặc là: Minh và Trang là người yêu của nhau, Trang luôn muốn Minh ở bên cạnh cô, quan tâm chăm sóc cô. Nhưng khi cô thấy Minh có một cử chỉ thân mật hay một hành động quan tâm tới một bạn khác giới nào đó thì Trang tỏ ra khó chịu ghen tuông
Quy luật về sự hình thành tình cảm
Tình cảm được hình thành từ cảm xúc. Nó do các cảm xúc cùng loại được tổng hợp hóa, động hình hóa khái quát hóa mà thành.
-Tổng hợp hóa :là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rồi nhờ sự phân tích thành một chỉnh thể.
-Động hình hóa: là khả năng làm sống lại một phản xạ hoặc một chuỗi phản xạ đã được hình thành từ trước
– Khái quát hóa :là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ , quan hệ chung nhất định.
Ví dụ: Để tạo những xúc cảm, trong khi dạy lịch sử nên tổ chức cho học sinh tham quan lại chiến trường xưa, các di tích xưa…

Vận dụng tri thức về các quy luật của xúc cảm và tình cảm vào cuộc sống và hoạt động học tập của bản thân
Xúc cảm và tình cảm của mỗi cá nhân rất phong phú và nhiều cung bậc vì vậy chúng ta phải nắm bắt được tình cảm của bản thân. Bản thân em cũng vậy, xúc cảm và tình cảm ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của em, đặc biệt là các quy luật của xúc cảm và tình cảm. Nắm rõ được kiến thức về các quy luật của xúc cảm và tình cảm để vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày nói chung và trong học tập nói riêng:
Vận dụng tri thức của quy luật lây lan
Quy luật lây lan có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của em. Đôi khi em nhận được sự vui lây từ mọi người, nhận được sự buồn lây của mọi người; nhưng cũng có những lúc e lan tỏa không khí vui tươi đi, hoặc là những lúc e mệt mỏi cũng khiến cho không khí trong gia đình trầm xuống. Nhận thức được tầm quan trọng của quy luật nên em đã áp dụng rất nhiều vào trong cuộc sống của bản thân mình:
Tránh những người tiêu cực khi mình đang buồn
Tích cực tiếp xúc với những người đang vui, hạnh phúc để họ lan truyền cảm xúc cho mình.
Lắng nghe để hiểu thấu mọi người, để đồng cảm, đặt mình vào tâm trạng của người khác
Các hoạt động tập thể của con người. Đây là cơ sở tạo ra các phong trào, hoạt động mang tính tập thể.
Còn trong học tập, quy luật lây lan cũng được em áp dụng rất nhiều:
Xây dựng một môi trường học tập hòa đồng, đoàn kết, niềm vui nhân đôi, nổi buồn sẻ nửa
Xây dựng cho mình một tấm gương sáng trong học tập để noi theo
Hạn chế lây lan cái xấu, cái tiêu cức cho các bạn trong lớp
Ví dụ: Trong quá trình học môn Tâm lí học đại cương ở trường Đại học luật Hà Nội. Lúc đầu do là chưa quen các bạn trong lớp vì đây là môn tự chọn nên em đã tạo khoảng cách với mọi người. Nhưng trong quá trình học tập, đặc biệt là trong quãng thời gian làm bài tập nhóm tất cả các bạn trong lớp đều biết quan tâm, giúp đỡ, hòa đồng với tất cả các thành viên không phân biệt lớp nào đã tạo cho lớp không khí vui vẻ đoàn kết. Và chính vì thế em đã hòa nhập với các bạn
Vận dụng tri thức của quy luật thích ứng
Quy luật thích ứng được em vận dụng khá nhiều trong đời sống. Nhờ có quy luật mà em biết trân trọng những gì mình đang có. Không phải lúc mất đi rồi mới nhận ra nói quan trọng. Tạo ra dấu ấn riêng của bản thân mình như: từ việc tỏ tình, tặng qùa, đi chơi, uống nước, trang phục, ăn nói. Tránh gây nhàm chán tới mức mình “chưa mở
mồm”, người ta đã biết mình sẽ nói gì. Trong điều trị một số bệnh của bản thân sẽ giúp bản thân tránh thích ứng để không bị “chai sạn” với thuốc.
Còn trong học tập quy luật thích ứng rất quan trọng. Nhờ có quy luật thích ứng mà bản thân em đạt được hiệu quả cao hơn trong học tập:Thứ nhất: em đã biết thay đổi phương pháp học tập hiệu quả hơn, chánh gây nhàm chán cho bản thân. Thứ hai: Luôn năng động, sáng tạo, hội nhập trong các hoạt động để rèn luyện thêm các kĩ năng cho bản thân. Thứ ba: thay đổi liên tục, thích nghi với mọi hoàn cảnh, mọi môi trường học tập
Vận dụng tri thức của quy luật tương phản
Nắm được kiến thức về quy luật tương phản đã giúp em có cái nhìn đúng đắn hơn trong một số trường hợp. Vận dụng tri thức của quy luật tương phản vào cuộc sống và học tập giúp em có cái nhìn toàn diện hơn về một vấn đề, lý tính hơn và công bằng hơn. Nhờ có quy luật tương phản giúp em tránh được những trường hợp nhìn vậy nhưng mà không phải vậy: Ví dụ “ Trong một cuộc tranh luận giữa A và B. Và A đang chiếm ưu thế, ta không thể cứ thế theo bên A mà phải có cái nhìn khách quan về 2 phía vấn đề”.
Vận dụng tri thức của quy luật di chuyển
Trong cuộc sống nói chung và trong công việc học tập của em nói riêng, quy luật di chuyển có tầm ảnh hưởng rất lớn. Vận dụng tri thức của quy luật giúp em kiềm chế được cảm xúc của bản thân mình, tránh hiện tượng vơ đũa cả nắm. Tránh thiên vị trong đánh giá “yêu tốt ghét xấu”. Và đặc biệt là luôn tạo cho mình một không khí vui tươi, thoải mái; nhận định và đánh giá vấn đề một cách chính xác. Hay nói cách khác là luyện cho bản thân một cái đầu lạnh và trái tim nóng.
Ví dụ: em đang tập trung làm một bài tập rất khó. Lúc này emcần sự yên tĩnh nhưng bạn cùng phòng vô tình đã hỏi em liên tục một câu hỏi khiến em bực tức. Vận dụng quy luật di chuyển sẽ giúp em biết là phải kiềm chế bản thân, không thể vì không giải được bài tập mà quay ra chút bực tức lên người bạn mình được.
Vận dụng tri thức của quy luật pha trộn
Giữa áp lực đến từ học tập và cuộc sống thì quy luật như một hướng giải quyết giúp bản thân em. Nhờ có quy luật pha trộn mà em biết điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình. Nắm được tri thức về quy luật pha trộn nên em biết trong cuộc sống không phải những gì em nghe thấy thì nó là như vậy, ví dụ như: bố mẹ mắng tem nhưng thực chất là bố mẹ yêu thương ta vô cùng những lời bố mẹ nói ra là chỉ muốn em tốt hơn. Hay trong học tập, đôi khi cô giáo mắng em một vài câu nhưng trong thâm tâm cô chỉ muốn em học tốt lên. Và biết về quy luật pha trộn giúp em cẩn thận suy xét về những hành vi đối lập của một số người trong cuộc sống.
Vận dụng tri thức của quy luật hình thành tình cảm
Nhờ có quy luật hình thành tình cảm mà em biết muốn hình thành một thứ tình cảm nào đó thì phải bắt nguồn từ đâu. Ví dụ như muốn xây dựng tình yêu với trường thì phải xuất phát từ tình yêu với các môn học. Hay là để tự tạo những xúc cảm, trong khi học tập của bản thân em, thì em thường gắn những kiến thức đó với thực tiễn cuộc sống. Và cũng biết được trong một số trường hợp nào đó thì không nên hình thành tình cảm
Tóm lại: các quy luật của xúc cảm và tình cảm có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống nói chung và vấn đề học tập nói riêng của bản thân em. Nắm được tri thức về các quy luật sẽ giúp cuộc sống của em trở nên dễ dàng hơn.
Biện pháp để hạn chế những “điểm yếu” của xúc cảm và tình cảm
Xúc cảm tình cảm là điểm mạnh đưa con người đứng lên sau khó khăn, chinh phục mọi thử thách, gắn kết con người bằng sự ấp áp của yêu thương, ân cần, chăm sóc giúp đỡ nhau. Nhưng bên cạnh đó, chính xúc cảm tình cảm lại là điểm yếu của con người nếu không biết kiềm chế, sử dụng đúng phương pháp, mục đích, có lí trí. .Dưới đây là một số biện pháp của cá nhân em nhằm khắc phục những điểm yếu của xúc cảm và tình cảm:
Thứ nhất: Tôi luyện cho mình một cái đầu lạnh, không để tình cảm chi phối lý trí chúng ta qua nhiều. Bởi đôi khi tình cảm lấn áp lý trí khiến con người mất kiểm soát, không làm chủ được các hành vi của bản thân mình.
Thứ hai: Xây dụng cho mình một sự kiên định hơn trong cuộc sống. Bởi vì đôi khi chúng ta dễ bị tác động từ các sự việc hiện tượng bên ngoài dẫn đến hiện tượng trái tim mẫn cảm, dễ rung động, mềm lòng trước lời nói hoặc hành động của người khác thậm chí đây là sự giả dối.
Thứ ba: Phải biết dung hòa giữa lý trí và tình cảm. Đôi khi chúng ta sống quá tình cảm nên đã hình thành thói quen dựa dẫm, mong chờ sự giúp đỡ của người khác, suy nghĩ đơn thuần khi lầm tưởng mọi người đều có tấm lòng chân thật đối với mình. Từ đó chúng ta khó có thể vực dậy được sau những tổn thương mà bản thân đã phải trải qua. Khi con người sống quá tình cảm sẽ hay có thái độ sống “cả nể” khiến cho chính bản thân họ rơi vào nhiều tình huống với các vấn đề nhạy cảm làm họ không lên tiếng để giành quyền, lợi ích cho bản thân mình
Thứ tư: Xây dụng cho mình một bầu không khí vui vẻ, tích cực và hạn chế những cảm xúc tiêu cực. Những tình cảm tích cực thúc đẩy ta thực hiện những hành động tích cực, thúc đẩy trong công việc và cho ta năng lượng dồi dào, thì trái lại, tình cảm tiêu cực chính là rào cản lớn nhất trên con đường thành công.
Thứ năm: Gắn những điểm yếu của xúc cảm và tình cảm với sức khỏe bản thân để khắc phục nó. những xúc cảm- tình cảm tiêu cực sẽ gây hại cho sức khỏe của con người. Đối với một người lúc nào cũng thấy buồn bã, u sầu, thất vọng,… sẽ rất nhanh khiến chính bản thân họ mắc các chứng bệnh tâm lý như trầm cảm, tự kỷ,… Những chứng bệnh tâm lý gây mất kiểm soát hành vi sẽ khiến họ có những hành động nguy hiểm, cho chính bản thân và cả những người xung quanh
Không thể phủ nhận sự hấp dẫn của gia vị xúc cảm- tình cản khi nêm nếm vào các món ăn tinh thần thường nhật, thế nhưng cũng có nhiều khi, gia vị cũng được dung sai! Xúc cảm và tình cảm khi dùng sai sẽ gây ra hậu quả tai hại cho con người vì vậy chúng ta cần xây dựng cho mình một phương pháp để thực hiện.
KẾT LUẬN
Yêu, ghét, dận, hờn…tất cả những thứ đó như một món quà mà thượng đếban tặng cho loài người. Chính vì thế chúng ta luôn phải biết trân trọng cuộc sống hiện tại, tập sống vị tha, bao dung, yêu thương mọi người bằng hành động và lời nói chân thành nhất. Biết cân bằng trạng thái cảm xúc, tình cảm của mình, không quá đề cao tình cảm trong mọi vấn đề cũng như thờ ơ, vô cảm, sống cuộc sống khép kín riêng. Cố gắng phát huy điểm mạnh của xúc cảm tình cảm và kìm nén, khắc phục điểm yếu của nó để bản thân hoàn thiện hơn trong cuộc sống.
PHỤ LỤC
Một trong những mặt quan trọng của đời sống tâm lý con người là hệ thống thái độ của họ đối với thế giới khách quan và bản thân. Đó có thể là thái độ vui vẻ, hạnh phúc khi được chứng kiến một khung cảnh đẹp, được hít thở bầu không khí trong lành; là thái độ bực bội, khó chịu khi gặp cảnh tắc đường, thời tiết thật nóng bức,… Tất cả những hiện tượng phong phú trong cuộc sống như vậy, ta gọi chung đó là xúc cảm- tình cảm.
Trong tình hình dịch bệnh COVID19 đang hoành hành ở nước ta hiện nay, chúng ta có thể thấy rõ yếu tố xúc cảm-tình cảm của con người đang phát huy vai trò của mình. Nhờ có tình cảm mà mọi người biết thương xót, giúp đỡ nhau. Trong những ngày qua khi thành phố Hồ Chí Minh đang dãn cách xã hội, mọi hoạt động dường như bị tê liệt, mọi người dân đều phải cách li ở nhà. Tất cả mọi người đều gặp khó khăn nhưng những người nghèo khổ, những người vô da cư họ lại càng cùng cực hơn. Chính vì xuất phát từ tình cảm của mỗi người, lòng thương xót của mỗi người mà những bếp ăn từ thiện đã mọc lên ở khắp nơi để cung cấp những xuất cơm miễn phí. Chúng ta có thể thấy xúc cảm tình cảm nó thiêng liêng như thế nào đặc biệt trong hoàn cảnh dịch bệnh.
- Xử lí xúc cảm- tình cảm
Theo cơ sở nghiên cứu sinh học, cảm xúc đều xuất phat từ não bộ của con người. Các nhà khoa học khuyến khích mọi người dùng các biện pháp làm tăng bốn loại hormone có lợi đối với xúc cảm, đó là: serotonin,endorphins,oxytocinvà dopamine. Các hormone này được sinh ra nhiều khi tập thể dục, có cử chỉ yêu thương với người xung quanh, ăn uống lành mạnh và phấn đấu hướng đến một kết quả nào đó.
Theo nghiên cứu Phật học, hầu hết con người ngày nay đều ham mê và bị xoáy vào vòng quay của tiền bạc, quanh năm suốt tháng chỉ biết dồn ép tâm trí mình vào công việc mà không biết dành thời gian nghỉ ngơi, giải tỏa căng thẳng. Điều đó dẫn đến “tâm trí con người rối ren, căng thẳng và dễ dàng dẫn đến các bệnh stress, trầm cảm,.. Và một tâm hồn bệnh hoạn khô cứng như thế, thì dù của cải vật chất có lớn đến cỡ nào cũng không đem lại lợi ích an vui thực sự…” Họ đã chỉ ra rằng thiền, tụng kinh, tu niệm,.. cũng là các phương pháp rất hiệu quả để điều hòa lại những cảm xúc tối màu.
Xúc cảm- tình cảm là như vậy, vốn dĩ xuất hiện từ bên trong con người, ảnh hưởng rất lớn đến con người, thế nhưng đó lại không phải là thứ mà chúng ta có thể chạm vào và nắm bắt được. Thái độ tâm lý của con người với những đặc tính, vai trò như trên cần được rèn luyện, điều tiết để đời sống tình cảm con người luôn phong phú, sống động, có như vậy mới có thể phấn đấu đến những giá trị vật chất hiện thực
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về “Người đại điện theo pháp luật” của doanh nghiệp để làm rõ hơn các vấn đề cần biết xung quanh người đại diện theo pháp của doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.
Trân trọng./.