Hãy sưu tầm hai vụ án hình sự xét xử về tội phạm tham nhũng gần đây và bình luận về vấn đề định tội danh trong vụ án đó

      Bước vào thế 21, cả thế giới đang vận hành theo xu hướng: hòa bình, đối thoại, hội nhập và cùng phát triển. Các ranh giới ngăn cách về kinh tế, văn hóa, chính trị tôn giáo, sắc tộc thậm chí là ranh giới địa lý sẽ dần được xóa bỏ.

      Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Là một quốc gia đang phát triển. Việt Nam gặp phải không ít những khó khăn thách thức trong quá trình hội nhập khu vực cũng như quốc tế nhất là về khoa học – kỹ thuật, công nghệ và sự phát triển của nền kinh tế. Bằng việc phát huy cao độ nguồn nội lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài. Việt Nam đang cố gắng đạt được những bước tiến vững chắc trên con đường phát triển kinh tế. Nhưng có một thách thức lớn đang cản trở con đường phát triển ấy đó chính là các tội phạm về tham nhũng đang ngày càng gia tăng về mức độ, quy mô và thủ đoạn.

      Có thể nói, tham nhũng là một vấn đề vĩ mô. Các quốc gia công nghiệp hóa, các nước phát triển ở trình độ cao cũng không hề miễn dịch trước tham nhũng và tất cả đều có trách nhiệm tham gia vào việc tìm ra giải pháp hạn chế, tiêu diệt hoàn toàn nạn tham nhũng. Tuy nhiên, tham nhũng dường như đang xâm hại lớn với tỷ lệ rất cao tại các nước đang phát triển hoặc có nền kinh tế chuyển đổi. Tham nhũng ngăn cản nhiều nước vượt qua những thách thức phát triển kinh tế, cản trở đầu tư trong nước và nước ngoài, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào đội ngũ công chức, viên chức, cán bộ, nhà nước.

      Nhận thức tác hại to lớn của nạn tham nhũng và tầm quan trọng của pháp luật về phòng chống tham nhũng – một trong những công cũ chính và hữu hiệu nhất phòng chống tham nhũng, em xin chọn đề bài số 1: “Hãy sưu tầm hai vụ án hình sự xét xử về tội phạm tham nhũng gần đây và bình luận về vấn đề định tội danh trong vụ án đó”


Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009;
  • Luật phòng chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2007 và năm 2012.

Khái quát về phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay

       Theo tổ chức minh bạch quốc tế, tham nhũng là hành vi lạm dụng quyền lực được giao vì lợi ích. Theo quan điểm của ngân hàng thế giới, tham nhũng là lạm dụng công quyền để tư lợi.

       Tại Điều 1 Khoản 2 Luật phòng, chống tham nhũng 2014: “ Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ quyền hạn, đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó vì vụ lợi”

       Qua những quan điểm trên em thấy tham nhũng là một hệ quả tất yếu của một nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế – xã hội lỏng lẻo, yếu kém tạo ra nhiều cơ sở cho các hành vi tiêu cực, hiện tượng tham nhũng và các tệ nạn có điều kiện phát triển và trong đó một phần quyền lực chính trị biến thành quyền lực kinh tế, làm giảm niềm tin của công dân vào nhà nước, đến chừng mực nào đó nó gây mất ổn định chính trị, kinh tế – xã hội

       Theo khảo sát từ tổ chức minh bạch quốc tế từ năm 2013, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 116/177 quốc gia được xếp hạng, với số điểm 31/100; các quốc gia láng giềng của chúng ta cũng không nhận được thứ hạng cao, cụ thể như Lào được 26 điểm, Campuchia được 20 điểm, Thái Lan được 35 điểm. Trong khi những nước ở top đầu danh sách cũng là các nước phát triển, có nền kinh tế lớn mạnh hiện nay như Hòa Kỳ 73 điểm; Đức, Anh cùng được 91 điểm. Từ số liệu trên cho thấy mức độ tham nhũng ảnh hưởng lớn thế nào đối với nền kinh tế, đời sống, xã hội. Vì vậy phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ cấp bách, và buộc phải thực hiện  đối với mọi quốc gia, mọi thể chế chính trị, nền kinh tế.

Hãy sưu tầm hai vụ án hình sự xét xử về tội phạm tham nhũng gần đây và bình luận về vấn đề định tội danh trong vụ án đó

       Trong thời gian qua việc phòng, chống tham nhũng trở thành vấn đề nóng hơn bao giờ hết xuyên suốt trong lịch sử, khi mà lần lượt tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, báo đài đều đăng tin, dật gân hơn là nhiều các quan chức tưởng chừng như thanh liêm trong sạch, chiếm trọn niềm tin của nhân dân là thần tượng, tấm gương của giới trẻ hướng vào họ để phấn đấu làm giàu mạnh đất nước lại chính là những con cáo già, gian ác nhất, làm thất thoát hàng triệu tỷ đồng của nhân dân như vụ Đinh La Thăng…Mất niềm tin 1 phần nhưng thay vào đó chúng ta lại thấy được chủ trương cũng như hành động kiên quyết, nhất quán, đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước đã tạo nên bước chuyển mới trong công tác phòng chống tham nhũng; tiêu biểu câu phát biểu của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trưởng ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng: “Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi cũng phải cháy”


Những vụ án tham nhũng điển hình ở nước ta trong thời gian gần đây

Đại án tham nhũng kinh tế Ocean Bank

        Tóm tắt tình tiết vụ án

       Theo Hội đồng xét xử (HĐXX), quá trình hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Đại Dương (Oceanbank) đã xảy ra nhiều vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng trong việc huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần, chi lãi ngoài hợp đồng cho khách hàng; tham ô, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đối với Oceanbank và các cổ đông; ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước.

       Nguyên nhân do hành vi phạm tội của Hà Văn Thắm – nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Oceabank, Nguyễn Xuân Sơn – nguyên Tổng Giám đốc Oceanbank cùng nhiều đối tượng trong Ban Tổng Giám đốc, lãnh đạo các Khối nghiệp vụ ở Hội sở đến lãnh đạo các Chi nhánh, Phòng giao dịch và các đối tượng có liên quan khác. Tiếp tục tuyên án, HĐXX lược lại hành vi phạm tội của từng bị cáo đối với từng nhóm tội danh.

       Mở đầu phần phán quyết, HĐXX làm rõ hành vi “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, cho Công ty Trung Dung vay 500 tỷ đồng.

       Tháng 12/2/10, với trách nhiệm là Chủ tịch HĐQT Oceanbank, quá trình tham gia quản trị, điều hành Oceanbank, Hà Văn Thắm đã chỉ đạo và cùng với Nguyễn Văn Hoàn – Phó TGĐ Oceanbank quyết định cho Phạm Công Danh vay 500 tỷ đồng thông qua công ty ty Trung Dung không đảm bảo điều kiện vay vốn, không có tài sản đảm bảo, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay và quy trình, thủ tục.

       Việc làm trên đã gây thiệt hại cho Oceanbank hơn 340 tỷ đồng tiền gốc và hơn 200 tỷ đồng tiền lãi tính đến thời điểm 21/10/2014.

       Hành vi trên của Hà Văn Thắm và Nguyễn Văn Hoàn đã phạm tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Trong đó, Hà Văn Thắm là người chỉ đạo và quyết định việc cho vay trái quy định của pháp luật, Nguyễn Văn Hoàn là người đồng phạm giúp sức tích cực.

       Các bị cáo Phạm Công Danh, Trần Văn Bình và Hứa Thị Phấn đã sử dụng các tài sản không có thật hoặc chưa đủ tính pháp lý để đảm bảo cho khoản vay nhằm mục đích hợp thức hóa hồ sơ vay được 500 tỷ đồng để Phạm Công Danh sử dụng số tiền vay được thanh toàn các khoản nợ của Hứa Thị Phấn khi mua lại Ngân hàng Đại Tín. Hành vi của các bị cáo đã đồng phạm với Hà Văn Thắm về tội danh Thắm bị truy tố.

       Hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế của Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn và các đồng phạm đã gây thiệt hại hơn 1.576 tỷ đồng.

       Kết quả điều tra vụ án xác định, tiếp theo hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt khoản tiền hơn 69 tỷ đồng thông qua Công ty BSC, đầu năm 2011, Nguyễn Xuân Sơn được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc PVN, thôi chức vụ Tổng Giám đốc Oceanbank và được PVN cử là người đại diện phần vốn góp của PVN tại Oceanbank từ 6/12/2010 đến ngày 10/5/2011.

       Tại thời điểm này, để thúc đẩy và phát triển khách hàng trong công tác huy động vốn, Hà Văn Thắm đã ra chủ trương về việc chi ngoài lãi suất huy động vốn cho các khách hàng trên toàn hệ thống Oceanbank.

       Thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Hà Văn Thắm, các bị cáo Nguyễn Minh Thu – Tổng Giám đốc, Lê Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Minh Phương là các Phó TGĐ đã chỉ đạo lãnh đạo các Khối/ Ban nghiệp vụ thuộc Hội sở Oceanbank và Giám đốc các Chi nhánh, Phòng giao dịch thực hiện chi lãi ngoài huy động vốn.

       Việc chỉ đạo thực hiện chủ trương này không được ban hành thành văn bản mà do Hà Văn Thắm và Nguyễn Minh Thu chỉ đạo miệng tại các cuộc họp. Trong quá trình thực hiện, lãnh đạo phụ trách các Khối nghiệp vụ thuộc Hội sở thông báo qua điện thoại, email, chat cho các Chi nhánh.

       HĐXX tiếp tục chỉ rõ trách nhiệm của từng bị cáo đối với khoản tiền hơn 1.576 tỷ đồng gây thiệt hại.

       Trong phần luận tội cố ý làm trái, HĐXX ghi nhận sự hợp tác của các bị cáo nguyên là Giám đốc khối, Giám đốc chi nhánh Oceanbank. Mặc dù các bị cáo không được hưởng lợi nhưng các bị cáo đã có ý thức khắc phục hậu quả. Có những bị cáo phải đi vay mượn tiền của anh em bạn bè. Có bị cáo phải bán nhà, thế chấp nhà đề lấy tiền khắc phục hậu quả.

       Ngoài ra, các bị cáo này đều có nhân thân tốt. Đa số các bị cáo là nữ đang nuôi con nhỏ, HĐXX quyết định xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo này.

       HĐXX tiếp tục với hành vi tham ô và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt hơn 246 tỷ đồng của Nguyễn Xuân Sơn và đồng phạm.

       Trong số tiền hơn 1.576 tỷ đồng mà Hà Văn Thắm cùng các đồng phạm cố ý làm trái trong việc chi lãi ngoài, tài liệu điều tra xác định có hơn 246 tỷ đồng đã được chi cho Nguyễn Xuân Sơn để chi lãi ngoài hợp đồng tiền gửi của PVN theo yêu cầu của Nguyễn Xuân Sơn và được chuyển qua Nguyễn Xuân Thắng – Phó Giám đốc Khối khách hàng lớn và đối tác chiến lược nhận hơn 226 tỷ đồng, Võ Việt Trung – Phó TGĐ Oceabank nhận 20 tỷ đồng.

       Đối với hành vi tham ô, kết quả điều tra xác định, trong số 246 tỷ đồng chi cho Nguyễn Xuân Sơn và bị Sơn chiếm đoạt, theo tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu (PVN góp vốn tương ứng 20% vốn điều lệ của Oceanbank), có hơn 49 tỷ đồng là tiền của Nhà nước mà Sơn là người đại diện để quản lý.

       Do đó, hành vi chiếm đoạt hơn 49 tỷ đồng này của Sơn đã cấu thành tội “Tham ô tài sản”. Hà Văn Thắm là đồng phạm giúp sức cho Sơn tham ô số tiền này.

       Đối với hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt hơn 197 tỷ đồng: Kết quả điều tra xác định, trong số hơn 246 tỷ đồng chi lãi ngoài hợp đồng mà Sơn chiếm đoạt có hơn 197 tỷ đồng được xác định do Sơn lạm dụng chức vụ, quyền hạn để yêu cầu Hà Văn Thắm chi và chiếm đoạt, gây thiệt hại cho Oceanbank và các cổ đông. Hành vi của Sơn cấu thành tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Hà Văn Thắm là động phạm giúp sức cho Sơn.

       HĐXX nhận định, hành vi của Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm là đặc biệt nghiêm trọng cần phải xử lí nghiêm. Đối với Nguyễn Xuân Sơn cần phải xử lí thật nghiêm khắc như đề nghị của Viện kiểm sát.

       Theo đó, HĐXX quyết định tuyên phạt Hà Văn Thắm – cựu Chủ tịch HĐQT OceanBank – tổng hợp mức án chung thân cho 4 tội danh bị truy tố đó là: “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”; “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”; “Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.;

       Nguyễn Xuân Sơn (cựu Tổng Giám đốc Oceanbank) bị tuyên mức án tử hình cho 3 tội: Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản và Tham ô tài sản

       Trong khi đó, Nguyễn Minh Thu (cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank) và Nguyễn Văn Hoàn (cựu Phó TGĐ Oceanbank) cùng mức án 22 năm tù giam; “Bóng hồng” Hoàng Thị Hồng Tứ thì bị tuyên 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo…

Bình luận vụ án

       Một trong những dấu hiệu quan trọng của tội Tham ô tài sản đó là dấu hiệu người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản. Tội Tham ô tài sản dễ nhầm lẫn với tội Cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 BLHS). Dấu hiệu để phân biệt hai tội này là dấu hiệu chiếm đoạt. Tội Cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng thì không có dấu hiệu chiếm đoạt mà chỉ làm cho tài sản Nhà nước bị thất thoát, lãng phí, thua lỗ hoặc bị người khác chiếm đoạt.

       Trong các vụ án án kinh tế gần đây, có nhiều tranh luận về tội danh của các bị cáo là Tham ô tài sản hay Cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tức là các bị cáo có chiếm đoạt tài sản hay không? Đây cũng là vấn đề đặt ra trong vụ án ở Ngân hàng OceanBank liên quan đến bị cáo Nguyễn Xuân Sơn bị kết án tội tham ô.

       Trên thực tế, trong quá trình hoạt động, những người có chức vụ quyền hạn thường rút khoản tiền lớn của doanh nghiệp để chi vào những việc khác nhau trái với quy định của Nhà nước dưới các hình thức như “tiếp khách”, “đối ngoại” hay “quà biếu” và “chăm sóc khách hàng” như vụ OceanBank. Theo chúng tôi, đây không phải là hành vi chiếm đoạt, do đó sẽ rất khiên cưỡng nếu cho đó là hành vi chiếm đoạt để kết tội tham ô. Chính vì vậy, trong quá trình giải quyết vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng cần làm rõ dấu hiệu này để xác định có hành vi chiếm đoạt hay không, chiếm đoạt cụ thể bao nhiêu, bao nhiêu dùng để chi sai nguyên tắc?… Nếu là chiếm đoạt thì có thể dẫn đến Tham ô tài sản còn chi sai nguyên tắc thì dẫn đến Cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

       Tại phiên tòa, Nguyễn Xuân Sơn và một số bị cáo khai nhận đã dùng khoản tiền “chi lãi ngoài” để đưa cho một số người. Cụ thể cho đến nay vẫn chưa xác định được số tiền chi lãi ngoài hơn 1.576 tỉ đồng (trong đó có số tiền 246 tỷ Nguyễn Xuân Sơn bị quy kết là chiếm đoạt) được đưa cho những ai? Xác định vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định bị cáo Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt hay cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Vụ án tham ô tài sản, rửa tiền, xảy ra tại Công ty TNHHMTV Vận tải Viễn dương Vinashin (Vinashinlines).

       Qua tình hình về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam thời gian vừa qua, em xin chỉ ra một vụ tham nhũng điển hình mà Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã thống nhất chủ trương đưa vụ án tham nhũng kinh tế, nghiêm trọng, phức tạp ra xét xử sơ thẩm, đó là vụ án “Tham ô tài sản; rửa tiền” xảy ra tại Công ty TNHH MTV vận tải Viễn dương Vinashin.

Hãy sưu tầm hai vụ án hình sự xét xử về tội phạm tham nhũng gần đây và bình luận về vấn đề định tội danh trong vụ án đó
Hãy sưu tầm hai vụ án hình sự xét xử về tội phạm tham nhũng gần đây và bình luận về vấn đề định tội danh trong vụ án đó

       Tóm tắt tình tiết vụ án

       Vụ án có 3 bị cáo được đưa ra xét xử về tội tham ô tài sản gồm Trần Văn Liêm (SN 1955, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) – nguyên Tổng giám đốc Vinashinline, Giang Kim Đạt (SN 1977, ở Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh) – nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines, Trần Văn Khương (SN 1850, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) – nguyên Kế toán trưởng Vinashinlines.

       Ngoài ra, bị cáo Giang Văn Hiển (SN 1950, ở Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh) – bố đẻ của bị cáo Giang Kim Đạt bị truy tố về tội rửa tiền.

       Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), các bị cáo là lãnh đạo của Vinashinlines đã lợi dụng quá trình thực hiện dự án mua và khai thác, cho thuê tàu biển để thỏa thuận với đối tác lấy tiền hoa hồng.

       Khoảng thời gian từ tháng 7-2006 đến tháng 3-2007, Trần Văn Liêm ký hợp đồng mua 3 tàu Vinashin Summer, Vinashin Island, Vinashin Phoenix và giao Giang Kim Đạt đàm phán mua tàu. Giang Kim Đạt đã đàm phán với công ty môi giới là Marvin Shipping LTD mua tàu Vinashin Summer của Panama với giá 6,25 triệu USD, được hưởng 2% trên tổng giá trị hợp đồng mua tàu; tàu Vinashin Island mua từ Croatia, giá 5,95 triệu USD, hoa hồng 3,75%; tàu VinashinPhoenix mua từ Hy Lạp, giá 21,55 triệu USD, hoa hồng 2%.

       Trong các mức hoa hồng được hưởng trên, Đạt thỏa thuận trích lại cho công ty môi giới 10%. Tính chung tổng số tiền hoa hồng mua 3 con tàu trên trích lại cho công ty môi giới gần 11,5 tỉ đồng và đều được chuyển khoản vào tài khoản mang tên Giang Văn Hiển.

       Để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp số tiền trên, Giang Văn Hiển đã trực tiếp tham gia giao dịch tài chính, mở nhiều tài khoản ngoại tệ tại nhiều ngân hàng trong và ngoài nước.

       Tiền bất chính chuyển từ các công ty nước ngoài về qua các tài khoản trên lên tới gần 16 triệu USD (tương đương hơn 260 tỷ đồng). Sau đó, Hiển rút tiền ra chuyển cho con mình là Giang Kim Đạt, Đạt chuyển lại cho Trần Văn Liêm.

       Ngoài ra, ông Hiển còn sử dụng số tiền bất chính mà Đạt chiếm đoạt được để mua 40 bất động sản đứng tên Giang Văn Hiển và người thân trong gia đình , mua đi bán lại 13 xe ô tô, gửi tiết kiệm.

       Trong số các bị cáo trên, Trần Văn Liêm đã bị Tòa phúc thẩm Toàn án nhân dân tối cao tại Hà Nội (nay là Tòa án nhân dân cấp cao) tuyên phạt 19 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng vào tháng 8/2012.

       Bình luận về vụ án

       Qua tóm tắt tình tiết vụ án của Viện kiểm sát nêu trên em thấy có những chi tiết đáng lưu ý sau:

       Thứ nhất, Việc các bị cáo lợi dụng quá trình thực hiện dự án mua và khai thác, cho thuê tàu biển để thỏa thuận với các đối tác lấy tiền hoa hồng không có sự kiểm tra giám sát thường xuyên của các cơ quan chức năng, làm cho hành vi tham nhũng diễm ra thuận lợi, trót lọt và các đối tượng trục lợi được một khối lượng tài sản rất lớn trong một khoảng thời gian rất dài mà không bị phát hiện và trừng phạt.

       Thứ hai, một doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện các dự án mua bán hàng hóa quốc tế với giá trị lớn lại không có cơ quan định giá tài sản nghiêm minh để thẩm định chính xác giá của tàu biển và gửi cho Bộ giao thông vận tải, hoặc một trình tự thủ tục đặc biệt nhằm kiểm soát sát sao việc mua bán ( mua bán hàng hóa quốc tế giữa chủ thể là nhà nước không thể thỏa thuận như các hợp đồng mua bán thông thường vì tài sản của nhà nước là tài sản toàn dân, không thuộc một chủ sở hữu nào)

       Thứ ba, việc tham nhũng của các bị cáo trên trong một khoảng thời gian dài không có ai phát hiện, theo em để phát hiện ra một vụ tham ô, rửa tiền là rất khó phải chăng đã có xích mích nội bộ đối với những kẻ phạm tội để chúng tự tố giác nhau; nhưng người có chức vụ, quyền hạn rất thông minh rất khó để có thể tìm ra sơ hở của họ.

       Thứ tư, Tiền và tài sản bao gồm 40 bất động sản, 13 xe ô tô của ông Giang Văn Hiển để hình thành nên mất một khoảng thời gian rất dài, trong khoảng thời gian đó số tiền để mua những tài sản trên là rất lớn và không rõ nguồn gốc tại sao cơ quan điều tra không nghi ngờ và điều tra làm rõ vấn đề sớm hơn

       Thứ năm, để che dấu nguồn gốc của số tiền bất hợp pháp bị cáo Giang Văn Hiển bố đẻ của bị cáo Giang Kim Đạt đã trực tiếp tham gia giao dịch tài chính ngân hàng mở nhiều tài khoản ngoại tệ tại nhiều ngân hàng khác nhau ở trong nước để nhận tiền từ các công ty nước ngoài chuyển về. Việc nhận tiền số lượng lớn ở nhiều ngân hàng khác nhau trót lọt phải chăng không có một cơ quan thống kê nào soi xét để thấy nguy cơ tiềm ẩn trong các giao dịch, hoặc sự liên kết giữa các ngân hàng ở Việt Nam không được chặt chẽ để cho Giang Văn Hiển dễ dàng thực hiện hành vi của mình. Liệu sự liên kết của các ngân hàng, các cơ quan kiểm soát ngoại tệ có thực sự hiệu quả trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

       Mỗi nước hay mỗi khu vực đều là sự tổng hợp đặc thù của lịch sử và văn hóa riêng có hệ thống chính trị và những niềm tin riêng và đều ở vào một giai đoạn phát triển kinh tế và xã hội riêng của nó. Những gì có tác dụng chống tham nhũng và tụt hậu xa hơn về kinh té ở nơi này ại có thể không có giá trị ở nơi khác. Nhưng đôi khi kinh nghiệm gặt hái được trong cuộc chiến đấu lại là vấn đề hiện diện rộng khắp này có thể cung cấp sự hướng dẫn có một nơi khác.

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà hiện nay, Đảng và Nhà nước cùng nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng những khó khăn bởi tham nhũng và tụt hậu xa hơn về kinh tế luôn là những nguy cơ tiềm ẩn, cần Đảng và Nhà nước ta luôn phải chủ động phòng ngừa và giải quyết. Để đất nước ta phát triển một cách toàn bền vững, toàn diện.


    Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề:Hãy sưu tầm hai vụ án hình sự xét xử về tội phạm tham nhũng gần đây và bình luận về vấn đề định tội danh trong vụ án đó. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

     Trân trọng./.


 

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top