Tham nhũng là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, là một biểu hiện của sự lợi dụng hay lạm dụng quyền lực nhà nước, vì vậy, nó gắn liền với quyền lực nhà nước và được thực hiện bởi chủ thể được nhà nước trao quyền. Ở các quốc gia khác nhau, biểu hiện của hành vi tham nhũng và quan niệm về tham nhũng cũng khác nhau.
Trong một quốc gia thì ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, điều kiện xã hội và các chủ thể mang quyền lực khác nhau thì hành vi tham nhũng cũng có những bất cập của luật phòng chống tham nhũng. Vì vậy, việc đưa ra khái niệm hay định nghĩa hoàn chỉnh phản ánh đúng bản chất của hành vi tham nhũng và được chấp nhận rộng rãi là điều không đơn giản.
Danh mục tài liệu tham khảo
- Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập II, GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), NXB Công an nhân dân, 2015
- Luật hình sự năm 1999
- Bình luận khoa học Bộ luật hình sự – Phần các tội phạm Tập 5 các tội phạm về chức vụ – Binh luận chuyên sâu, ThS. Đinh Văn Quế, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 2006
- Tạp chí Dân chủ và Pháp luật
- Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005
- Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng và sự tham gia của các quốc gia (sách chuyên khảo), Thiếu tướng, GS, TS. Nguyễn Ngọc Anh (chủ biên),
Nội dung
Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm tham nhũng
Theo khoản 2 Điều 1 luật phòng chống tham nhũng 2005 đã được sửa đổi bổ sung năm 2012 quuy định: “tham nhũng là hành vi của người có chức vụ quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó vì vụ lợi.”
Tham nhũng và phòng, chống tham nhũng được quy định trong các văn bản pháp luật của Việt Nam hiện nay được hiểu là “tham nhũng trong khu vực công”. Hành vi tham nhũng luôn gắn với việc người có chức vụ, quyền hạn (trong các cơ quan, tổ chức), lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ quyền hạn làm trái công vụ mưu cầu lợi ích riêng. Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật phòng, chống tham nhũng: “Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó”.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Luật phòng, chống tham nhũng: “Cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, 9 đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước”
bất cập của luật phòng chống tham nhũng qua vụ án tham nhũng điển hình
Đặc điểm của tham nhũng
Theo cách hiểu thông thường trong tiếng Việt, cùng với quy định tại Điều 1 Luật phòng chống tham nhũng và khái niệm tham nhũng (đã trình bày ở trên), chú
Thứ nhất: tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn.Theo quy định tại Điều 1 Luật phòng, chống tham nhũng: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn…”.
Điều này cho thấy chủ thể của vấn đề này đã tồn tại trong xã hội Việt Nam nhưng nó chưa được thừa nhận là hối lộ trong lĩnh vực tư, hành vi tham nhũng phải là người có chức vụ, quyền hạn. Bởi vì, chỉ khi “có chức vụ, quyền hạn” người ta mới có thể “lợi dụng chức vụ quyền hạn”.
Chức vụ quyền hạn mà chủ thể của hành vi tham nhũng có được có thể do được bầu cử, do được bổ nhiệm, do hợp đồng… Chức vụ quyền hạn phải gắn với quyền lực nhà nước trong các lĩnh vực và các cơ quan khác nhau: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế Nhà nước hoặc lực lượng vũ trang nhân dân từ trung ương đến địa phương.
Đây là dấu hiệu để phân biệt hành vi tham nhũng với những hành vi vi phạm pháp luật khác tuy cũng có yếu tố vụ lợi nhưng không phải là tham nhũng vì nó được thực hiện bởi những người không có chức vụ, quyền hạn như hành vi trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, buôn lậu…

Nhìn chung, nhóm đối tượng này có đặc điểm đặc thù so với các nhóm đối tượng khác như: họ thường là những người có quá trình công tác và cống hiến nên có nhiều kinh nghiệm; được đào tạo có hệ thống, là những chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau; là những người có quan hệ rộng và có uy tín xã hội nhất định và thậm chí có thế mạnh về kinh tế.
Những đặc điểm này của chủ thể hành vi tham nhũng chính là yếu tố gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xét xử hành vi tham nhũng.
Thứ hai: Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao
“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” để vụ lợi là đặc trưng thứ hai của tham nhũng. Khi thực hiện hành vi tham nhũng, kẻ tham nhũng phải sử dụng “chức vụ, quyền hạn của mình” như một phương tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác. Đây là yếu tố cơ bản để xác định hành vi tham nhũng. Một người có chức vụ, quyền hạn nhưng không lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó thì không thể có hành vi tham nhũng.
Khi thực hiện hành vi tham nhũng, người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình làm trái pháp luật để mưu lợi riêng. Người có hành vi tham nhũng sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như một phương tiện để thực hiện hành vi trái pháp luật. Nếu không có chức vụ, quyền hạn đó họ sẽ không thể thực hiện được hoặc khó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật để đáp ứng nhu cầu hưởng lợi (trái pháp luật) của bản thân.
Ví dụ: nếu không phải là thủ kho thì A không thể hoặc khó có thể lấy được tài sản trong kho làm tài sản riêng của mình. Việc lợi dụng (sử dụng) chức vụ, quyền hạn là thủ kho trong trường hợp này đã giúp A đạt được mục đích hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật. Đó chính là tham nhũng.
Việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái pháp luật cũng là dấu hiệu đặc trưng của hành vi tham nhũng. Mặt khác, không phải khi nào người có chức vụ, quyền hạn làm trái pháp luật cũng có yếu tố lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
Người có chức vụ, quyền hạn nhưng khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật lại không lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình thì hành vi vi phạm đó không phải là tham nhũng.
Ví dụ, trường hợp một công chức có hành vi trộm cắp tài sản của người khác hoặc của cơ quan, tổ chức khác. Hành vi trộm cắp tài sản và chức vụ của người đó không liên quan với nhau trong trường hợp này.
Hành vi trộm cắp tài sản có thể được thực hiện bởi bất kỳ người nào không có chức vụ quyền hạn hoặc có chức vụ, quyền hạn nhưng chức vụ quyền hạn đó không liên quan đến việc quản lý, bảo vệ tài sản. Như vậy, dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái pháp luật là một dấu hiệu không thể thiếu của hành vi tham nhũng.
Thứ ba: Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi
Hành vi tham nhũng là hành vi cố ý. Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi. Nếu chủ thể thực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng. Vụ lợi ở đây được hiểu là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đã đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng. Như vậy, khi xử lý về hành vi tham nhũng, không bắt buộc chủ thể tham nhũng phải đạt được lợi ích.
Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tham nhũng chủ yếu dựa trên căn cứ xác định những lợi ích vật chất mà kẻ tham nhũng đạt được để từ đó quyết định mức độ xử lý.
Lợi ích vật chất hiện nay trong cơ chế thị trường thể hiện ở rất nhiều dạng khác nhau, nếu chỉ căn cứ vào những tài sản phát hiện hoặc thu hồi được để đánh giá lợi ích mà kẻ tham nhũng đạt được thì sẽ là không đầy đủ.
Thêm nữa, các lợi ích vật chất và tinh thần đan xen rất khó phân biệt; ví dụ như: việc dùng tài sản của Nhà nước để khuyến trương thanh thế, gây dựng uy tín hay các mối quan hệ để thu lợi bất chính. Trong trường hợp này, mục đích của hành vi vừa là lợi ích vật chất, vừa là lợi ích tinh thần…
Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam
Ở Việt Nam cũng như các nước khác, bất cập của luật phòng chống tham nhũng và việc đánh giá chính xác về tình hình tham nhũng diễn ra trong thực tế là rất khó khăn, vì tham nhũng cũng giống như một tảng băng trên biển, chỉ có thể nhận biết được phần nổi qua những vụ việc đã được phát hiện, xử lý.
Thông qua kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng trong những năm qua và căn cứ việc đánh giá của các cơ quan chức năng, Đảng và Nhà nước đã khẳng định tình hình tham nhũng ở Việt Nam là nghiêm trọng.
Bất cập của luật phòng chống tham nhũng diễn ra trên mọi lĩnh vực như: Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng; Trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp; Trong công tác cán bộ, dư luận;……
Ngoài những lĩnh vực trên, tình trạng nhũng nhiễu còn khá phổ biến trong quan hệ giữa cơ quan nhà nước và công chức nhà nước với người dân và doanh nghiệp, giữa nhân viên các cơ sở dịch vụ công với khách hàng như: cảnh sát giao thông, cán bộ thuế, các cơ quan cấp phép, cơ sở khám, chữa bệnh, các trường học… gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Theo đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng. Năm 2011 có những tiến bộ nhất định nhưng Việt Nam vẫn là những nước có điểm số thấp và vẫn đứng ở phía cuối bảng xếp hạng.
Tình trạng lạm dụng quy định về bí mật nhà nước để không công khai, minh bạch còn khá phổ biến. Quyền tiếp cận thông tin của người dân, doanh nghiệp chưa được bảo đảm.
Nhiều quy định của Luật phòng chống tham nhũng về công khai, minh bạch chưa được thực hiện đầy đủ như: công khai quy hoạch sử dụng đất, công khai giá đất; công khai dự phòng ngân sách; công khai đầu tư, mua sắm công; công khai công tác cán bộ; công khai hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kết luận thanh tra; công khai, minh bạch các quyết định trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án …
Một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp, nhất là việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức (lý do cơ bản là chưa công khai kết quả kê khai, Nhà nước chưa kiểm soát được tài sản trong xã hội, việc kiểm tra, xác minh để bảo đảm tính trung thực của việc kê khai còn ít); việc trả lương qua tài khoản; việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức.
Ngoài ra, một số biện pháp phòng chống tham nhũng được nhiều nước trên thế giới thực hiện và đánh giá tốt nhưng vẫn chưa được áp dụng ở Việt Nam (trách nhiệm giải trình, xử lý đơn tố cáo nặc danh, áp dụng kỹ thuật điều tra đặc biệt, cách ly đối tượng có dấu hiệu tham nhũng để hạn chế khả năng đối phó, xử lý hành vi làm giàu bất hợp pháp, xử lý trách nhiệm của pháp nhân…).
Tham nhũng ở Việt Nam mang tính phổ biến; xảy ra ở hầu hết các ngành, các cấp, thậm chí xảy ra ngay trong các cơ quan có chức năng chống tham nhũng, nên việc đấu tranh, ngăn chặn và xử lý rất khó khăn.
Trong khi đó, người tham nhũng lại là người có chức vụ, quyền hạn, nên thường là những người có nhận thức sâu rộng, am hiểu pháp luật, được tiếp cận nhiều thông tin, có điều kiện kinh tế, có quan hệ rộng; một số người có công lao đóng góp lớn cho xã hội, có uy tín với quần chúng nên khó phát hiện và xử lý…
Xây dựng tình huống và giải quyết tình huống
Tình trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay đang rơi vào tình trạng cần báo động. trên thực tế đã có rất nhiều vụ tham nhũng nổi tiếng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, gây thất thoát tài chính của nhà nước và xã hội . một số trọng án tham nhũng cơ bản:
- Vụ án tham nhũng tại Vinalines
- Vụ tham nhũng tại Công ty Cho thuê tài chính 2 (thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Agribank);
- Vụ án kinh tế tại Công ty dệt kim Phương Đông và một chi nhánh Agribank ở TP.HCM;
- Vụ án kinh tế tại sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ thuộc Agribank;
- Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu;
- Vụ án tham nhũng tại Ngân hàng Phát triển VN chi nhánh Đắk Nông;
- Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương VN;
- Vụ án kinh tế tại Ngân hàng ACB liên quan đến “bầu” Kiên;
- Vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại chi nhánh Nam Hà Nội của Agribank;
- Vụ tham nhũng tại Tập đoàn Vinashin.
- Vụ án tham nhũng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương OceanBank.
Sau đây em sẽ đi sâu phân tích vụ án kinh tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương OceanBank để làm rõ tình trạng nguyên nhân và hậu quả nghiêm trọng cũng như tìm ra những bất cập của luật phòng chống tham nhũng của trong quá trình xử án của hành vi tham nhũng để từ đó đưa ra phương hướng và đề xuất hoàn thiện.
Tóm tắt tình huống
Nguyễn Xuân Sơn sinh 1962, tại Hà Tĩnh. Ông nguyên là Tổng giám đốc Công ty Tài chính Dầu khí, nguyên Tổng giám đốc ngân hàng OceanBank và nguyên là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam)
Cụ thể, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng Giám Đốc OceanBank bị Viện kiểm sát đề nghị từ 16-18 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, phạt tù chung thân về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, phạt Tử hình về tội “Tham ô tài sản”. Tổng hợp buộc bị cáo Nguyễn Xuân Sơn phải chấp hành hình phạt chung là Tử hình.
Theo Quyết định truy tố các bị can ra trước Toàn Na nhân dân Thành phố. Hà Nội để xét xử về tội danh và các điều khoản của Bộ luật hình sự, cựu Chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm bị đề nghị 4 tội:
“Tham ô tài sản” theo điểm a, khoản 4 Điều 278; “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo điểm a, khoản 4 Điều 280; “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 3 Điều 165” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo quy định tại khoản 3 Điều 179 Bộ luật hình sự .
Bị cáo Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank bị đề nghị từ 19-20 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, từ 18-20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, 20 năm tù về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, Chung thân về tội “Tham ô tài sản”. Tổng hợp buộc bị cáo Hà Văn Thắm phải chấp hành hình phạt chung là Chung thân.
Hàng chục bị can còn lại bị đề nghị các mức án tù trong khoảng từ 3 tới 27 năm tù trong vụ xử được gọi là đại án.
Truyền thông tại Việt Nam mô tả phiên xử 11 ngày tập trung vào một loạt cáo buộc của Viện Kiếm sát Nhân dân Tối cao bao gồm việc các cựu giới lãnh đạo OceanBank và thuộc cấp “phù phép” hàng trăm tỉ đồng để tham ô trục lợi, chi tiền “chăm sóc” Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và có các hành vi “lũng đoạn, mất an ninh thị trường tiền tệ”.
Vì sự liên hệ giữa PVN, đơn vị góp 800 tỉ tiền vốn vào OceanBank, một loạt các bị can khác đã và đang bị khởi tố “bổ sung” và Viện Kiểm sát (VKS) “chưa đề nghị xử lý”.
“Đại diện VKS nhận định Hà Văn Thắm xuất phát từ động cơ cá nhân, chịu áp lực vì PVN là cổ đông lớn nên đã đề ra chủ trương chi lãi ngoài trong thời gian dài; công khai trên toàn hệ thống OceanBank, gây ảnh hưởng xấu đến chính sách tiền tệ của Nhà nước,” báo Tuổi Trẻ đưa tin.
Giải quyết vấn đề
Trong phạm vi bài tập, em xin phép chỉ phân tích về tội tham ô tài sản của 2 bị cáo Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm
Ta thấy trong tình huống trên các hành vi tham nhũng bị truy tố bao gồm Tham ô tài sản” theo điểm a, khoản 4 Điều 278; “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo điểm a, khoản 4 Điều 280; “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 3 Điều 165” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo quy định tại khoản 3 Điều 179 Bộ luật hình sự.
a, Khách thể tội phạm:
khách thể của hành vi phạm tội trên là :Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế của Nhà nước và xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cơ quan tổ chức.
Ta thấy hành vi phạn tội của ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên tổng giám đốc OceanBank và Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank đã xâm phạm ngiêm trọng đến hoạt động đúng đán của cơ qua nhà nước, tổ chức chính trị tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế của Nhà nước và xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cơ quan tổ chức.
Cụ thể là: hành vi Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” gây ảnh hưởng đến trật tự kinh tế cũng như trật tự an ninh xã hội nước Việt Nam.
b,Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của hành vi tham nhũng là chủ thể đặc biệt- là người có chức vụ quyền hạn.
Theo quy định của Điều 277 bộ luật hình sự 1999 quy định người có chức vụ là người được giao thực hiện công vụ và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. ta thấy chủ thể của hành vi phạm tội này ngoài 2 dấu hiệu thông thường là có đủ năng lực hành vi hình sự và đủ độ tuổi theo luật này quy định thì bắt buộc phải có dấu hiệu thứ ba đó là phải là người có chức vụ quyền hạn.
Trong vụ án của ngân hàng Oceanbank thì ta thấy ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên tổng giám đốc ngân hàng OceanBank và Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị của ngân hàng OceanBank chủ thể của tội tham nhũng là ngũng người có chức vụ quyền hạn lợi dụng chức vụ quyền hạn để thao túng, tham ô vì lợi ích riêng của mình.
Mặt khách quan của tội phạm
trong tình huống trên thì ta xét mặt khách quan của 2 hành vi phạm tội đó là “hành vi Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và hành vi“Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
-“hành vi Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
Hành vi khách quan của tội này là hành vi vượt ra khỏi phạm vi quyền hạn của mình chiêm đoạt tài sản của người khác. hành vi vượt quyền mà chỉ được thực hiện dựa trên cơ sở chức vụ quyền hạn đã có của người phạm tội. người phạm tội đã sử dụng chức vụ quyền hạn của mình như là phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội.
Người có chức vụ, quyền hạn lạm dụng chức vụ, quyền hạn phải chiếm đoạt tài sản của người khác thì mới cấu thành tội này. Nếu không có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác, mà chỉ gây thiệt hại đến lợi ích của người khác thì tùy từng trường hợp mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ theo Điều 282 Bộ luật hình sự, tội nhận hối lộ theo điểm b khoản 2 Điều 279 hoặc tội tha trái pháp luật người đang bị tạm giam, tạm giữ theo Điều 302 Bộ luật hình sự…
Người có chức vụ, quyền hạn, lạm dụng chức vụ, quyền hạn phải chiếm đoạt tài sản của người khác thì mới cấu thành tội phạm này. Nếu không có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác, mà chỉ gây thiệt hại đến lợi ích của người khác thì tuỳ trường hợp mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm khác nhau.
Cũng như hành vi chiếm đoạt trong các tội có tính chất chiếm đoạt khác, hành vi chiếm đoạt trong tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác là hành vi chuyển dịch trái phép tài sản thuộc sở hữu hoặc quyền quản lý hợp pháp thành của mình hoặc của người khác mà mình quan tâm.
Hành vi chiếm đoạt tài sản vừa là hệ quả vừa là mục đích của hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn của người phạm tội. Mối quan hệ giữa hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn với hành vi chiếm đoạt là mối quan hệ nhân quả, trong đó hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn là nguyên nhân còn hành vi chiếm đoạt là hậu quả.
Ta thấy trong trường hợp của ngân hàng Oceanbank thì Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm là người giữ chức vụ quan trọng trong ngân hàng Oceanbank cụ thể ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên tổng giám đốc OceanBank và Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị OceanBank đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để chiếm đoạt Gần 69 tỷ đồng gây ra thiệt hại lớn hơn 1.576 tỷ đồng bị thiệt do cố ý làm trái. OceanBank có nợ xấu gần 15.000 tỷ đồng, âm vốn điều lệ gấp 2,5 lần.
Hơn 343 tỷ đồng về hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức kinh doanh. Thêm sai phạm trong hoạt động cho vay hàng nghìn tỷ đồng của các đối tượng tại OceanBank. đây là hành vi gây thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế nước nhà tăng vấn đề nợ xấu của nền kinh tế nước ta.
-“Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế. Các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế ở đây được hiểu là những quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Chính phủ, Quốc hội,…
Quy định của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương thì phải đúng thẩm quyền hoặc được Chính phủ ủy quyền hoặc cho phép làm thử để rút kinh nghiệm (ví dụ: các đặc khu kinh tế là những mô hình kinh tế mà ở đó nhà nước cho phép làm thử, tại đó có thể có một số quy định riêng trong quản lý kinh tế).
Các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế trong từng thời kỳ có thay đổi khác nhau cho phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước. Do vậy, khi xác định hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế cần viện dẫn các quy định cụ thể là luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định,…
Hành vi cố ý làm trái có thể là thực hiện không đúng (hành động) hoặc không thực hiện (không hành động) các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế. Hành vi chỉ cấu thành tội phạm khi gây hậu quả nghiêm trọng
(ví dụ: cố ý làm trái quy định của nhà nước trong việc chuyển mục đích sử dụng lấy đất nông nghiệp để cấp cho làm nhà ở; nhập những loại hàng hóa mà trong nước đã sản xuất được gây thiệt hại cho nền sản xuất nông nghiệp trong khi nhà nước đã có văn bản đình chỉ việc nhập khẩu các mặt hàng đó).
Còn hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn như là một điều kiện, phương tiện, là tiền đề để thực hiện tội phạm cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt trường hợp người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái các quy định về quản lý hành chính, quản lý cán bộ,… trường hợp này có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 Bộ luật hình sự) .
Ngoài ra, nếu người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bằng các thủ đoạn khác nhau để chiếm đoạt tài sản của nhà nước thì bị truy cứu về tội tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật hình sự ).
Tội phạm được coi là hoàn thành khi gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng trở lên hoặc thiệt hại dưới một trăm triệu đồng nhưng trước đó đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng. Gây hậu quả nghiêm trọng ở đây có thể là thiệt hại về vật chất cụ thể hoặc có thể là những hậu quả về chính trị, xã hội, như: làm rối loạn thị trường, làm trì trệ sản xuất, gây tâm lý hoang mang trong xã hội, làm ảnh hưởng xấu tới những hoạt động quản lý kinh tế của nhà nước….
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người phạm tội là tiền đề để họ làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế. Tuy nhiên, cần phân biệt trường hợp người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái các quy định về quản lý hành chính, quản lý cán bộ…
Trong trường hợp này, người phạm tội có thể bị truy cứu về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281). Ngoài ra, nếu người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bằng các thủ đoạn khác nhau để chiếm đoạt tài sản của nhà nước thì bị truy cứu về tội tham ô tài sản (Điều 278)
Trong trường hợp của ngân hàng Oceanbank thì Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong quá trình quản lý, hoạt động tại OceanBank thì Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn đã hoạt động tại OceanBank đã xảy ra nhiều vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc cho vay, huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần, chi lãi suất ngoài hợp đồng cho khách hàng; gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho OceanBank và các cổ đông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.
Hành vi phạm tội của Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm gây ra hậu quả là thiệt hại khôn lường nến nền kinh tế và xã hội của nhà nước Việt Nam. Cụ thể chiếm đoạt Gần 69 tỷ đồng gây ra thiệt hại lớn hơn 1.576 tỷ đồng bị thiệt do cố ý làm trái. OceanBank có nợ xấu gần 15.000 tỷ đồng, âm vốn điều lệ gấp 2,5 lần.
Mặt chủ quan của tội phạm
hành vi Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác, cũng là tội phạm có tính chất chiếm đoạt nên cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt khác, người phạm tội thực hiện hành vi của mình là cố ý (cố ý trực tiếp), tức là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
Thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra bất cập của luật phòng chống tham nhũng; không có trường hợp lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Tức là lỗi ở đây phải là lỗi cố ý trực tiếp.
Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn. Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu mục đích của người phạm tội chưa đạt được (chưa chiếm đoạt được tài sản), thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.
Trong tình huống trên thì Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; không có trường hợp lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác nào được thực hiện do cố ý gián tiếp,Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm mong muốn chiếm đoạt được tài sản một cách bất hợp pháp.
“Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
Người phạm tội có lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp). Người phạm tội nhận thức được hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế là nguy hiểm cho xã hội, thấy được hậu quả sẽ xảy ra nhưng vì vụ lợi hay động cơ cá nhân khác nên người phạm tội mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Động cơ vụ lợi hay động cơ cá nhân khác không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Tuy nhiên, nếu người phạm tội có động cơ mục đích này thì người phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại điểm a khoản 2 Điều 165 BLHS.
Một số bất cập và phương pháp hoàn thiện các quy định của luật tham nhũng
Một số bất cập của luật phòng chống tham nhũng có liên quan
Thực tiễn xét xử cho thấy việc áp dụng quy định tại Điều 165 BLHS năm 1999 về Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng vẫn còn những vương mắc, bất cập của luật phòng chống tham nhũng cần được nghiên cứu, sửa đổi, cụ thể
Thứ nhất, trong thời gian qua, nhiều vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng trong các tổ chức kinh tế nhưng khi xem xét trách nhiệm hình sự thì các cơ quan tiến hành tố tụng lại có ý kiến khác nhau về tư cách chủ thể của tội phạm này.
Loại ý kiến thứ nhất:
- Người có chức vụ, quyền hạn là chủ thể của tội cố ý làm trái phải là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ được quy định tại Điều 277 Bộ luật hình sự .
Loại ý kiến thứ hai:
- Người có chức vụ, quyền hạn là chủ thể của tội cố ý làm trái có thể là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định nhưng không nhất thiết phải trong khi thực hiện công vụ quy định tại Điều 277 Bộ luật hình sự . Nói cách khác, họ không phải là công chức, viên chức nhà nước.
Dù chưa có hướng dẫn chính thức về vấn đề này nhưng theo tinh thần quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự : Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại… là thỏa mãn dấu hiệu chủ thể chứ điều văn không quy định người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ cố ý làm trái.
Do đó, phải hiểu rằng đối với tội cố ý làm trái, chủ thể của tội phạm bao gồm cả người có chức vụ, quyền hạn quy định tại Điều 277 Bộ luật hình sự và người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức ngoài quốc doanh.
Người viết cũng thống nhất với quan điểm này, bởi theo kết cấu trong BLHS, nhà làm luật đã sắp xếp tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng vào Chương XVI. Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, mà không đưa vào Chương XXI.
Các tội phạm về chức vụ, điều này có nghĩa không xem hành vi cố ý làm trái là hành vi tham nhũng, chủ thể không nhất thiết phải là người thi hành công vụ và cũng không nhất thiết phải là người của cơ quan Nhà nước và quan điểm này đã được thực tiễn xét xử kiểm nghiệm là phù hợp.
Thứ hai, cấu thành tội phạm này, người phạm tội phải gây thiệt hại từ đủ một trăm triệu đồng trở lên mới được coi là gây hậu quả nghiêm trọng, đây là yếu tố định lượng mà các nhà làm luật quy định cấu thành cơ bản của tội phạm này.
Trong trường hợp nếu người gây thiệt hại dưới một trăm triệu đồng, phải có điều kiện “đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng”, theo quan điểm người viết trong trường hợp này không cần thiết phải dùng cụm từ “gây hậu quả nghiêm trọng”, vì ngay trong tên điều luật đã thể hiện yếu tố, đó là:
Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, do vậy với cách viết như trên rõ là không phù hợp với điều văn của tên điều luật và cũng chính từ lý do này, trong thực tiễn đấu tranh với tội phạm cố ý làm trái gặp nhiều vướng mắc.
Cụ thể, do có những sai phạm trong công tác quản lý tại Nông trường X từ năm 2008 – 2010, nên Giám đốc Nguyễn Tấn P. bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức từ Giám đốc xuống Phó giám đốc (tháng 10/2011).
Qua xác minh đơn thư tố cáo, Thanh tra Nhà nước tỉnh có kết luận: Giai đoạn từ 9/2012 đến 9/2013 Quyền giám đốc Nông trường X là Nguyễn Tấn P. có những sai phạm trong công tác quản lý kinh tế, tài chính làm thất thoát tài sản của đơn vị hơn 95 triệu đồng.
Vấn đề đặt ra, liệu có chuyển hồ sơ sang Cơ quan Điều tra để truy cứu trách nhiệm về hành vi cố ý làm trái của Giám đốc P. được không?
Theo người viết, sẽ có các quan điểm khác nhau về vấn đề này, mặc dù theo kết luận, Giám đốc P. đã 02 lần làm thất thoát tài sản của Nhà nước, nhưng mỗi lần đều dưới mức định lượng theo quy định làm căn cứ để xử lý trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 165 Bộ luật hình sự , kể cả P. đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này trước đó vào tháng 10/2011, nhưng do Khoản 1 của Điều 165 Bộ luật hình sự quy định:
“Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì bị…” bất cập của luật phòng chống tham nhũng Nguyên nhân của vướng mắc này:
- Một là, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có hướng dẫn cụ thể về tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Khoản 1 Điều 165 BLHS, nên thực tiễn áp dụng sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng;
- Hai là, như trên đã đề cập, ngay điều văn thể hiện tên của điều luật được viết “Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, nghĩa là nếu có căn cứ chứng minh thiệt hại mà người phạm tội đã gây ra từ đủ 100 triệu đồng trở lên, thì được coi là gây hậu quả nghiêm trọng, nên không cần thiết phải quy định tiếp “gây hậu quả nghiêm trọng”, chính quy định này đã gây nên sự rắc rối, vòng lẫn quẫn không đáng có.
- Thứ ba, cấu thành cơ bản của tội phạm này, người phạm tội phải gây thiệt hại cho Nhà nước từ một trăm triệu đồng trở lên, mức định lượng này theo chúng tôi chỉ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của những năm thập niên 90 của thế kỷ trước, còn hiện tại trong điều kiện nền kinh tế của đất nước luôn tăng trưởng hàng năm nếu vẫn cứ với mức định lượng ấy làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này, rõ là có sự “khiêng cưỡng”, vì với mức 100 triệu đồng đối với tài chính của doanh nghiệp hiện nay nói chung là không lớn.
- Thứ tư, quán triệt tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2019, mà theo đó, bên cạnh việc đưa ra định hướng chung “đề cao tính nhân đạo trong xử lý tội phạm” thì Nghị quyết cũng đề cập tới những nội dung quan trọng trong sửa đổi chính sách, pháp luật hình sự, như: Giảm hình phạt tù đồng thời tăng cường áp dụng hình phạt tiền,…do vậy, cần đưa loại hình phạt là phạt tiền vào hình phạt chính của tội phạm này, vì việc mở rộng khả năng áp dụng hình phạt tiền cũng là một trong những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là đối với các tội xâm phạm về trật tự quản lý kinh tế.
- Thứ năm, tại khoản 4 của Điều luật có quy định: “Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm” thiết nghĩ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sớm ban hành hướng dẫn trong trường hợp nào thì người phạm tội bị tịch thu một phần tài sản, trường hợp nào thì bị tịch thu toàn bộ tài sản.
- Thứ sáu, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng cần sớm nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn trong trường hợp nào được coi là gây hậu quả “rất nghiêm trọng”; “đặc biệt nghiêm trọng”; với trường hợp là lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp thì phải áp dụng hình phạt bổ sung “cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định”.
Phương án hoàn thiện các quy định của luật tham nhũng
Từ những phân tích trên, để đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật, hướng đến sự điều chỉnh có hiệu quả hơn, khắc phục sự bất cập của luật phòng chống tham nhũng, tính bất hợp lý và đem lại hiệu quả cao hơn trong công tác phòng chống tội phạm này, em có đề xuất:
Cơ quan có thẩm quyền sớm nghiên cứu hướng dẫn thống nhất nhận thức về chủ thể của tội phạm này, để tránh những tranh cải không cần thiết. Bên cạnh đó để tạo sự ổn định lâu dài nhất đối với các điều luật có quy định mức định lượng giá trị cụ thể trong cấu thành cơ bản.
Mặt khác, cần sớm nghiên cứu đưa hình thức phạt tiền vào hình phạt chính của tội phạm này, về áp dụng hình phạt bổ sung chỉ nên áp dụng đối với chủ thể thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp là phù hợp hơn cả.
Có như vậy mới khắc phục được tồn tại bất cập của luật phòng chống tham nhũng trong thực tiễn hiện nay, đó là, hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra khá phổ biến, nhưng công tác đấu tranh xử lý hình sự còn rất hãn hữu.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: bất cập của luật phòng chống tham nhũng qua vụ án tham nhũng điển hình. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật miễn phí qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.
Trân trọng./.