Việt Nam đã có những đóng góp như thế nào để xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN?

Sau hơn 23 năm tham gia ASEAN, Việt Nam đã tham gia sâu rộng, toàn diện vào tất cả các lĩnh vực hợp tác kinh tế, đồng thời có những đóng góp vô cùng quan trọng cho sự vươn lên ngày càng lớn mạnh của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thời gian qua.

Dưới đây, chúng tôi Luật Quang Huy sẽ trình bày: Việt Nam đã có những đóng góp như thế nào để xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN?


Danh mục tài liệu tham khảo

  • Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN, Nhà xuất bản Công an nhân dân.
  • Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Công an nhân dân.
  • Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA).
  • Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp
  • Trung tâm WTO – VCCI

Những vấn đề lý luận chung về Cộng đồng kinh tế ASEAN

Hoàn cảnh ra đời Cộng đồng kinh tế ASEAN

Ngày 31/12/2015, cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức thành lập khi bản tuyên bố thành lập cộng đồng ASEAN được ký kết bởi 10 lãnh đạo của các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có hiệu lực.

Việt Nam đã có những đóng góp như thế nào để xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN?
Việt Nam đã có những đóng góp như thế nào để xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN?

Yếu tố cấu thành Cộng đồng kinh tế ASEAN

Thứ nhất, một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng thông qua: Tự do lưu chuyển hàng hoá; Tự do lưu chuyển dịch vụ; Tự do lưu chuyển đầu tư; Tự do lưu chuyển vốn và Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề.

Thứ hai, một khu vực kinh tế cạnh tranh, được xây dựng thông qua các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử.

Thứ ba, phát triển kinh tế cân bằng, được thực hiện thông qua các kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.

Thứ tư, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, được thực hiện thông qua việc tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu (WTO).

Đóng góp của Việt Nam trong việc xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN

Việt Nam luôn phát huy vai trò là một trong những thành viên tích cực trong ASEAN

Việt Nam đã tham gia tích cực vào quá trình phương hướng phát triển và hình thành các quyết sách lớn về hợp tác kinh tế ASEAN và các sáng kiến cụ thể trong về hợp tác kinh tế ASEAN như: Tầm nhìn ASEAN 2020 và kế hoạch triển khai AEC, Lộ trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (2009-2015), Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Kế hoạch tổng thể AEC, kế hoạch hành động chiến lược trong các lĩnh vực chuyên ngành nhằm thực hiện Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC 2025, các Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN và các Kế hoạch công tác Sáng kiến Hội nhập ASEAN.

Vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong các nước thành viên mới ASEAN (CLMV)

Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã bắt đầu hoạt động và việc nhận diện được vị trí, vị thế của Việt Nam trong AEC là rất cần thiết.

Việt Nam có tỷ trọng kinh tế thực (gồm 2 nhóm ngành sản xuất vật chất là nông, lâm nghiệp – thủy sản và công nghiệp – xây dựng) trong GDP đạt trên 50%, (sau Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào), cao hơn Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan. Điều này có một phần do Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang cấp độ cao hơn. Cần lưu ý, năng suất lao động của Việt Nam thuộc loại thấp: lao động làm nông nghiệp chủ yếu là lấy công làm lãi; lao động làm công nghiệp chủ yếu là gia công, lắp ráp; lao động làm dịch vụ chưa có tính chuyên nghiệp, còn kiêm nhiệm nhiều và buôn bán thuần túy.

Đánh giá

Nhìn chung, trong quan hệ thương mại với ASEAN, Việt Nam đang là nước nhập siêu.

Trong quan hệ về đầu tư, ASEAN là nguồn cung FDI quan trọng của Việt Nam, đồng thời cũng là cầu nối cho nhiều khoản đầu tư của các công ty đa quốc gia có trụ sở tại ASEAN. Những thành viên ASEAN có vốn đầu tư lớn vào Việt Nam là Singapore, Malaysia và Thái Lan. Trong khi đó, ASEAN cũng là thị trường truyền thống của các nhà đầu tư Việt Nam, đứng đầu là Lào và Campuchia.

Đằng sau những con số trên là nỗ lực không ngừng của Việt Nam để hội nhập kinh tế ASEAN trong suốt thời gian qua với cột mốc quan trọng là sự hình thành chính thức của AEC. Tại thời điểm AEC được thành lập, nhiều cam kết quan trọng đã có hiệu lực đối với ta.

Việt Nam đã có những đóng góp như thế nào để xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN

Hơn lúc nào hết, khu vực Châu Á mà cụ thể là ASEAN cần phát huy vị trí đầu tàu trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, liên kết kinh tế khu vực; là hình mẫu cho các khuôn khổ hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu.

Để làm được điều đó, các nước thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam, cần tiếp tục duy trì sự đoàn kết và kiên định đi theo con đường hội nhập kinh tế đã lựa chọn trong nửa thế kỷ qua, khẳng định vai trò ngày càng lớn mạnh của ASEAN trên bản đồ kinh tế toàn cầu, củng cố sức mạnh của Cộng đồng kinh tế ASEAN.


Trên đây là toàn bộ vấn đề giải đáp thắc mắc của mình về vấn đề: Việt Nam đã có những đóng góp như thế nào để xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN? Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588 để được hỗ trợ chi tiết.

Trân trọng./.


 

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top