Thông qua đặc điểm và hệ thống nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN, chứng minh rằng pháp luật Cộng đồng ASEAN mang bản chất luật quốc tế

Thông qua đặc điểm và hệ thống nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN, chứng minh rằng pháp luật Cộng đồng ASEAN mang bản chất luật quốc tế

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) ra đời vào ngày 08 tháng 8 năm 1967 trên cơ sở Tuyên bố Bangkok. Đến nay, ASEAN đã phát triển thành một cộng đồng gồm mười thành viên, hướng tới mục tiêu đoàn kết tất cả các quốc gia ở Đông Nam Á.

Với mong muốn đi sâu tìm hiểu pháp luật cộng đồng ASEAN, em xin lựa chọn đề tài số 3 để thực hiện bài tập học kỳ của mình: “Thông qua đặc điểm và hệ thống nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN, chứng minh rằng pháp luật Cộng đồng ASEAN mang bản chất luật quốc tế”.


Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, năm 2014.
  • Giáo trình Luật Quốc tế (Dùng trong các Trường Đại học chuyên ngành Luật, Ngoại giao), Thạc sĩ Nguyễn Kim Ngân và Thạc sĩ Chu Mạnh Hùng (Đồng chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Thái Nguyên, 2010.
  • Hiến chương của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Bài viết tập trung tìm hiểu về đặc điểm và hệ thống nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN. Trên cơ sở đó, làm rõ sự tương đồng giữa pháp luật Cộng đồng ASEAN và luật quốc tế. nhằm chứng minh pháp luật Cộng đồng ASEAN mang bản chất luật quốc tế.

Định nghĩa, đặc điểm và hệ thống nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN

Định nghĩa pháp luật Cộng đồng ASEAN

Pháp luật Cộng đồng ASEAN là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do ASEAN xây dựng và ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ của cộng đồng ASEAN, phát sinh trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị – an ninh và văn hóa – xã hội.

Thông qua đặc điểm và hệ thống nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN, chứng minh rằng pháp luật Cộng đồng ASEAN mang bản chất luật quốc tế

Đặc điểm pháp luật Cộng đồng ASEAN

Thứ nhất, về đối tượng điều chỉnh: Quan hệ do pháp luật cộng đồng ASEAN điều chỉnh là quan hệ phát sinh giữa các quốc gia trong cộng đồng ASEAN và quan hệ hợp tác giữa ASEAN và các đối tác ngoài ASEAN. Quan hệ pháp luật Cộng đồng ASEAN phát sinh trong tất cả các lĩnh vực hợp tác kinh tế, chính trị – an ninh và văn hóa – xã hội.

Thứ hai, về quá trình xây dựng pháp luật Cộng đồng ASEAN: pháp luật Cộng đồng ASEAN do ASEAN xây dựng và ban hành dựa trên cơ chế tham vấn và đồng thuận của tất cả các quốc gia thành viên. Cơ chế này đảm bảo quyền bình đẳng cho tất cả các quốc gia thành viên.

Thứ ba, về việc thực thi pháp luật Cộng đồng ASEAN của các quốc gia thành viên: được tiến hành thông qua hoạt động pháp lí của các quốc gia thành viên, theo cơ chế chung hoặc cơ chế riêng trong từng lĩnh vực cụ thể. Trên cơ sở pháp luật Cộng đồng ASEAN về từng lĩnh vực, các quốc gia thành viên tự xây dựng cho mình cơ chế quốc gia để thực hiện quy định pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể đó. Theo cơ chế chung, các quốc gia thành viên cùng tiến hành thực hiện các quy định pháp luật Cộng đồng.

Thứ tư, về giám sát thực thi pháp luật và giải quyết tranh chấp: Chức năng giám sát thực thi pháp luật Cộng đồng ASEAN được quy định cho tất cả các thiết chế của cộng đồng. Về cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN bao gồm: giải quyết tranh chấp về chính trị – an ninh, kinh tế – thương mại và một số lĩnh vực chuyên ngành khác.

Chứng minh rằng pháp luật Cộng đồng ASEAN mang bản chất luật quốc tế

Hệ thống nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN

Nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN khá đa dạng, bao gồm:

Nhóm 1: các điều ước quốc tế được kí kết trong khuôn khổ của ASEAN;

Nhóm 2: các điều ước quốc tế được kí kết giữa ASEAN với các đối tác;

Nhóm 3: các văn bản do các cơ quan có thẩm quyền của ASEAN thông qua.

Thông qua đặc điểm và hệ thống nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN, chứng minh rằng pháp luật Cộng đồng ASEAN mang bản chất luật quốc tế
Thông qua đặc điểm và hệ thống nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN, chứng minh rằng pháp luật Cộng đồng ASEAN mang bản chất luật quốc tế

Chứng minh pháp luật Cộng đồng ASEAN mang bản chất luật quốc tế

Luật Quốc tế là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật, được quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.

Có thể khẳng định pháp luật Cộng đồng ASEAN mang bản chất luật quốc tế, bởi giữa chúng có sự tương đồng, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về chủ thể: quốc gia là chủ thể pháp luật Cộng đồng ASEAN và luật quốc tế. ASEAN là tổ chức quốc tế liên chính phủ, thành viên là các quốc gia trong cùng một khu vực Đông Nam Á. Quốc gia là chủ thể của pháp luật Cộng đồng ASEAN, cũng là chủ thể cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế.

Trước khi tham gia xây dựng nguyên tắc, quy phạm pháp luật, các quốc gia đã có sự cân nhắc tham gia hay không tham gia vào quan hệ đó dựa trên những lợi ích quốc gia có thể đạt được. Pháp luật Cộng đồng ASEAN, luật quốc tế không phải do quốc gia ban hành, song vẫn thể hiện ý chí, bảo vệ lợi ích của quốc gia.

Thứ hai, về cơ chế xây dựng pháp luật: Pháp luật Cộng đồng ASEAN và luật quốc tế đều hình thành dựa trên sự thỏa thuận của các quốc gia. Quan hệ do pháp luật Cộng đồng ASEAN và luật quốc tế điều chỉnh là quan hệ giữa các quốc gia độc lập, có chủ quyền; các quốc gia bình đẳng khi tham gia quan hệ pháp luật. Không có một quốc gia, một cơ quan lập pháp nào đứng trên quốc gia đặt ra pháp luật bắt quốc gia phải thực hiện.

Sự thỏa thuận giữa các chủ thể luật quốc tế để xây dựng quy phạm pháp luật quốc tế bằng hai phương pháp: thỏa thuận rõ ràng thông qua kí kết điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận ngầm định. Pháp luật Cộng đồng ASEAN xây dựng trên cơ chế tham vấn và đồng thuận. Như vậy, nguyên tắc chung xuyên suốt quá trình xây dựng pháp luật Cộng đồng ASEAN và luật quốc tế chính là sự thỏa thuận của các quốc gia.

Thứ ba, về đối tượng điều chỉnh: pháp luật Cộng đồng ASEAN và luật quốc tế điều chỉnh quan hệ phát sinh trong sinh hoạt quốc tế giữa các quốc gia thành viên, trên tất cả các lĩnh vực. Nội dung các vấn đề mà pháp luật Cộng đồng ASEAN và luật quốc tế điều chỉnh đều toát lên vai trò của pháp luật. Đó là: thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước; là cơ sở để quản lý kinh tế, xã hội; góp phần tạo dựng những quan hệ mới.

Thông qua đặc điểm và hệ thống nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN, chứng minh rằng pháp luật Cộng đồng ASEAN mang bản chất luật quốc tế
Thông qua đặc điểm và hệ thống nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN, chứng minh rằng pháp luật Cộng đồng ASEAN mang bản chất luật quốc tế

Thứ tư, về sự thực thi pháp luật: Các quốc gia khi tham gia xây dựng pháp luật Cộng đồng ASEAN, luật quốc tế có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện chúng. Điểm tương đồng ở chỗ pháp luật Cộng đồng ASEAN và luật quốc tế có cơ chế thực thi thông qua hoạt động của các quốc gia thành viên và các thiết chế khác.

Chức năng giám sát sự thực thi chủ yếu do chính các chủ thể thực hiện. Về cơ chế giải quyết tranh chấp, pháp luật Cộng đồng ASEAN và luật quốc tế xây dựng trên cơ sở thỏa thuận của các chủ thể và quy định trong điều ước quốc tế và một số văn bản có liên quan.

Thứ năm, về hệ thống nguồn luật: pháp luật Cộng đồng ASEAN và luật quốc tế đều có hai loại nguồn là nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ. Nguồn cơ bản chủ yếu là các điều ước quốc tế, có giá trị bắt buộc thực hiện đối với quốc gia là thành viên của điều ước đó.

Các điều ước quốc tế đực kí kết trong khuôn khổ của ASEAN, của các tổ chức quốc tế liên chính phủ; các điều ước quốc tế được kí kết giữa ASEAN với các đối tác của mình là các hình thức chứa đựng các nguyên tắc và quy phạm pháp lí thiết lập và điều chỉnh quan hệ hợp tác nội khối và ngoại khối.

Khác với nguồn cơ bản, nguồn bổ trợ của pháp luật Cộng đồng ASEAN và luật quốc tế không phải khi nào cũng có giá trị ràng buộc đối với các quốc gia. Trong nhiều trường hợp, nguồn bổ trợ chỉ có vai trò tham khảo hoặc mang tính chất khuyến nghị.

Như vậy, pháp luật Cộng đồng ASEAN mang bản chất luật quốc tế. Pháp luật Cộng đồng ASEAN nói riêng và luật quốc tế nói chung đều hình thành trên cơ sở ý chí và thỏa thuận của các quốc gia, được các quốc gia tôn trọng và đảm bảo thực hiện vì lợi ích quốc gia và lợi ích chung của cả cộng đồng. Bài viết của em không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được những lời nhận xét của thầy cô để bài làm trở nên hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn!


Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Thông qua đặc điểm và hệ thống nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN, chứng minh rằng pháp luật Cộng đồng ASEAN mang bản chất luật quốc tế. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng./.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top