Phân tích nội dung của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại biển Đông (D.O.C) và đánh giá vai trò của D.O.C trong việc giải quyết căng thẳng trên biển Đông

Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại biển Đông (gọi tắt theo tiếng Anh là  DOC) được Ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002 tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 8 tại Phnompenh (Campuchia). Đây là văn kiện chung đầu tiên giữa ASEAN và Trung Quốc, trực tiếp liên quan vấn đề biển Đông. Mặc dù không điều chỉnh trực tiếp vấn đề lãnh thổ giữa các quốc gia và chỉ nêu lên cách ứng xử của các bên về biển Đông nhưng tuyên bố đã đem lại những hiệu quả và ý nghĩa nhất định trong việc duy trì ổn định và hòa bình giữa các bên có liên quan, giải quyết các căng thẳng trên biển Đông trên cơ sở của nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp. Để hiểu rõ hơn về nội dung của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại biển Đông (D.O.C) nhóm em sẽ trình bày về đề bài sau: “Phân tích nội dung của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại biển Đông (D.O.C) và đánh giá vai trò của D.O.C trong việc giải quyết căng thẳng trên biển Đông.”


Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông
  • Nghiên cứu lập pháp số 12/2011- Nguyễn Duy Chiến
  • Công ước Luật Biển năm 1982
  • Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN

Nội dung của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông năm 2002

Quá trình thương lượng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông

Biển Đông là biển nửa kín ở Thái Bình Dương. Có chín nước tiếp giáp Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Căm-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xing-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây và Phi-lip-pin. Biển Đông gắn với các lợi ích thiết thân của hàng trăm triệu người thuộc chín nước liên quan. Đồng thời, nhiều nước khác cũng có lợi ích ở các mức độ khác nhau trong việc sử dụng vùng biển này theo các quy định của luật biển quốc tế. Tuy nhiên, từ những năm 70 của thế lỷ 20, tranh chấp chủ quyền biển, đảo ở biển Đông trở lên căng thẳng. Đặc biệt, cuối những năm 80, tình hình liên quan quần đảo Trường Sa xảy ra những sự kiện đột biến, phức tạp, đe dọa hòa bình và ổn định của khu vực.

Trước tình hình đó, ngày 22/7/1992, ASEAN thông qua Tuyên bố về biển Đôngkêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, kiềm chế không làm căng thẳng hòa bình, khuyến nghị các bên liên quan áp dụng các nguyên tắc của Hiệp ước thân thiện và hợp tác tại Đông Nam Á (TAC) đẻ làm cơ sở xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Nhưng tình hình sau đó ở biển Đông tiếp tục xấu đi, dẫn đến việc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 29 (Ja-các-ta, 20-21/7/1996) ra tuyên bố chung, bày tỏ quan ngại trước những diễn biến trên biển Đông, chỉ rõ những diễn biến gần đây khẳng định sự cần thiết có một Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông làm nền tảng cho sự ổn định trong khu vực và thúc đẩy sự hiểu biết giữa các quốc gia tranh chấp.

Từ đó, ASEAN đẩy mạnh nỗ lực để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 (Hà Nội, 15-16/12/1998), lãnh đạo các nước thành viên ASEAN nhất trí xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông. Tại cuộc họp tháng 5/1999, các quan chức cấp cao ASEAN (SOM) đã bắt đầu thảo luận các dự thảo do Phi-lip-pin và Việt Nam chuẩn bị. Trên cơ sở thương lượng, các nước ASEAN đã thống nhất bản dự thảo chung của ASEAN và bản dự thảo này đã được trình lên Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và giới thiệu tại cuộc họp của Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) vào tháng 7/1999. Tháng 9/1999, ASEAN tiếp tục thảo luận dự thảo lần 2. Một trong các vấn đề được các chuyên gia ASEAN thảo luận sâu là phạm vi áp dụng của COC. Tháng 11/1999, ASEAN tiếp tục thảo luận và cuối cùng thống nhất dự thảo chung để đàm phán với Trung Quốc.

Tháng 3/2000, lần đầu tiên ASEAN và Trung Quốc tiến hành thương lượng về dụ thảo COC qua cuộc hội đàm không chính thức tại Hua-hin (Thái Lan). Cuộc họp SOMASEAN-Trung Quốc lần thứ 6, từ ngày 25-26/4/2000 tại Cu-ching (Ma-lai-xi-a), ASEAN và TrungQuốc thống nhất lập nhóm nghiên cứu liên hợp nhằm soạn thảo COC. Phiên họp đầu tiên của nhóm nghiên cứu (tổ chức tại Kua-la Lăm-pơ tháng 5/2000) cho thấy hai bên có ý kiến khác nhau về khu vực địa lý mà COC có hiệu lực và không chiếm đóng thêm. Sau đó, một mặt ASEAN tiếp tục có các cuộc họp nội bộ; mặt khác ASEAN và Trung Quốc có các cuộc thương thảo để gỡ bỏ các bế tắc. Sau ba năm (2000-2002) thương lượng, ngày 4/11/2002, tại Hội nghị cấp cao ASEAN làn thứ 8 tại Phnom-pênh (Căm-pu-chia) ASEAN và Trung Quốc cùng nhau kí Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).

Nội dung cơ bản của Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông

Các cam kết mà ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí trong DOC có thể phân thành 2 nhóm chính, bao gồm các cam kết và các nguyên tắc ràng buộc hành vi ứng xử của các bên ở biển Đông và những cam kết về việc cùng tiến hành một số biện pháp xây dựng lòng tin cũng như một số hoạt động hợp tác trong một số lĩnh vực ít nhảy cảm.

Các cam kết về các nguyên tắc ứng xử là trọng tâm chính của DOC năm 2002

Một là, các bên khẳng định cam kết đối với mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hiệp quốc, Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hiệp quốc, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, năm nguyên tắc tồn tại hòa bình và các nguyên tắc phổ cập khác của pháp luật quốc tế.

Hai là, các bên cam kết giải quyết mọi tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp về quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thông qua trao đổi ý kiến và thương lượng hữu nghị giữa các quốc gia có chủ quyền liên quan phù hợp với các nguyên tắc phổ cập của pháp luật quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982. Mặc dù, DOC không nói rõ các biện pháp hoà bình ở đây là gì, nhưng căn cứ pháp luật quốc tế cũng như quy định tại Điều  33 của Hiến chương Liên hợp quốc thì các biện pháp hoà bình để giải quyết tranh chấp bao gồm thương lượng, môi giới, trung gian, hoà giải, trọng tài và toà án quốc tế. Điều này có nghĩa là các bên có rất nhiều sự lựa chọn và họ hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn các biện pháp hoà bình này. Điều mấu chốt là họ không được đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp liên quan ở Biển Đông

Cùng với sự phát triển của các mối quan hệ quan hệ quốc tế, việc sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế đã bị coi là bất hợp pháp thì nguyên tắc này được hiểu với nội hàm rộng hơn, đó là việc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ phi vũ trang.

Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế gắn liền với nguyên tắc cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Nói cách khác, nguyên tắc này là hệ quả tất yếu của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.

Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, luật pháp quốc tế cũng ghi nhận một số biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp song vào thời điểm đó nguyên tắc này chưa trở thành một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

Ngày nay, với mục đích đảm bảo hòa bình, an ninh quốc tế và công lý, luật pháp quốc tế đã ghi nhận nguyên tắc này như là một trong những nguyên tắc cơ bản, nền tảng có tính xuyên suốt và bao trùm. Điều này được thể hiện rõ trong khoản 2, Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc; Phần XV Giải quyết các tranh chấp ( Điều 279- Điều 299) Công ước Luật biển 1982 của Liên Hợp Quốc, và hầu hết các điều ước quốc tế đa phương cũng như song phương, điều ước quốc tế khu vực cũng như điều ước mang tính toàn cầu.

Nội dung này của Tuyên bố là hoàn toàn hợp lý vì nó đảm bảo hoà bình, an ninh, trật tự của Biển Đông, không cho phép có sự xung đột vũ trang, bạo lực xảy ra trong mối quan hệ giữa Asean với Trung Quốc. Nội dung này cũng phù hợp với nguyên tắc của luật quốc tế.

Ba là, Các bên tái khẳng định sự tôn trọng và cam kết của mình đối với quyền tự do hoạt động hàng hải và bay trên vùng trời Biển Nam Trung Hoa như đã được minh thị bởi các nguyên tắc được thừa nhận phổ biến trong luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Theo quy định của Công ước 1982, quốc gia ven biển có quyền thiết lập vùng đặc quyền kinh tế rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng biển này, quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền về kinh tế như thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước bên trên và đáy biển, lòng đất dưới đáy biển. Như vậy thì điều này của DOC có nghĩa là tàu thuyền của mọi quốc gia (bất kể ở trong khu vực hay ngoài khu vực) đều được quyền tự do hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven Biển Đông cũng như vùng biển quốc tế ngoài phạm vi 200 hải lý; tàu bay của mọi quốc gia được quyền tự do bay trên vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven Biển Đông và ở vùng trời trên các vùng biển quốc tế. Cũng theo điều này của cam kết, các bên tăng cường nỗ lực để xây dựng lòng tin như tiến hành đối thoại quốc phòng; đối xử nhân đạo với người bị nạn trên biển; thông báo cho các bên liên quan về các cuộc diễn tập quân sự trên biển và vùng trời Biển Nam Trung Hoa, trao đổi thông tin liên quan. Việc thông báo và trao đổi như vậy được các bên liên quan tiến hành trên cơ sở tự nguyện. Hơn nữa, các bên cần phải kiềm chế không tiến hành các hoạt động liên quan đến vấn đề nhạy cảm có thể làm phức tạp tình hình và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.

Bốn là, các bên cam kết kiềm chế không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định của khu vực. Tuyên bố DOC không liệt kê cụ thể những hành động cụ thể, nhưng chúng ta có thể xác định được: các hoạt động có thể làm phức tạp thêm các tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; các hoạt động có thể gia tăng các tranh chấp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; và loại hành động thứ 3 là các hành động có thể ảnh hưởng đến hoà bình và ổn định ở trong khu vực. Tuyên bố DOC đặc biệt nhấn mạnh việc kiềm chế không đưa người lên các đảo, bãi hiện nay không có người ở

Nhóm các cam kết thứ hai liên quan việc tìm kiếm phương cách xây dựng lòng tin và các hoạt động hợp tác trong một số lĩnh vực ít nhạy cảm.

ASEAN và Trung Quốc đồng ý căn cứ vào các nguyên tắc Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Luật Biển năm 1982, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, năm nguyên tắc tồn tại hòa bình và các nguyên tắc phổ cập khác của pháp luật quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau để tìm kiếm các phương cách xây dựng lòng tin. Từ cam kết mang tính nguyên tắc đó, ASEAN và Trung Quốc nhất trí là trong khi tìm kiếm giải pháp hoà bình cho các tranh chấp, các bên cam kết tăng cường nỗ lực để xây dựng lòng tin như tiến hành đối thoại quốc phòng; đối xử nhân đạo với người bị nạn trên biển; thông báo cho các bên liên quan về các cuộc diễn tập quân sự, trao đổi thông tin liên quan. Việc thông báo và trao đổi như vậy được các bên liên quan tiến hành trên cơ sở tự nguyện.

Đồng thời trong khi tìm kiếm giải pháp toàn diện và lâu dài cho vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, các bên có thể tìm kiếm và tiến hành các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an toàn và an ninh hàng hải, tìm kiếm, cứu nạn trên biển, đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia (buôn bán ma túy, cướp biển, cướp có vũ trang trên biển và buôn lậu vũ khí). Các bên sẽ thỏa thuận phương thức, địa điểm và phạm vi của các hoạt động hợp tác này trược khi triển khai.

ASEAN và Trung Quốc long trọng cam kết tôn trọng các quy định của DOC và hành động phù hợp với các nội dung của DOC. ASEAN và Trung Quốc đồng ý sẽ cùng nhau hợp tác trên cơ sở đồng thuận để đạt mục tiêu cuối cùng cao hơn là thông qua một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (Code of Conduct). Các bên đều nhất trí rằng việc thông qua Bộ Quy tắc đó sẽ tăng cường hơn nữa hoà bình và ổn định của khu vực. Đồng thời ASEAN và Trung Quốc cũng  khuyến khích các quốc gia khác tôn trọng các nguyên tắc trong DOC.

Thực hiện Tuyên bố DOC năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc

Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc là kết quả của nỗ lực chung của cả ASEAN và Trung Quốc

Đó là văn kiện chung đầu tiên giữa ASEAN và Trung Quốc trực tiếp liên quan đến vấn đề biển Đông. Việc kí kết văn kiện này là một bước tiến quan trọng trong việc đối thoại giữa Trung Quốc và ASEAN. Việc tuân thủ nghiêm chỉnh các cam kết trong DOC giúp tránh được các xung đột tại biển Đông như đã từng xảy ra và giữ ổn định cho khu vực và có lợi cho toàn khu vực

Tuyên bố DOC năm 2002, có hiệu lực ngay từ khi được đại diện Chính phủ các thành viên của ASEAN và Chính phủ Trung Quốc kí. Để thúc đẩy đầy đủ các quy định trong DOC, ASEAN và Trung Quốc đã thành lập hai cơ chế là Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN – Trung Quốc về DOC (SOMASEAN-Trung Quốc) và Nhóm công tác chung ASEAN – Trung Quốc về thực hiện DOC (ACJWG). Theo Quy chế làm việc thì ACJWG được giao nhiệm vụ đề xuất lên SOMASEAN-Trung Quốc các khuyến nghị liên quan trong bốn lĩnh cực. Nhiệm vụ hàng đầu của Nhóm công tác chung là xây dựng bản Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC.  Nhóm Công tác đã tập trung thương thảo về các quy tắc hướng dẫn và đã đạt được những tiến triển tích cực, cụ thể là đã nhất trí được phần lớn các quy tắc hướng dẫn. Hiện nay, các chuyên gia ASEAN đã tăng cường các nỗ lực thương lượng với các chuyên gia Trung Quốc để sớm hoàn thành Bản Quy tắc hướng dẫn. Sau khi có các quy tắc hướng dẫn, các bên sẽ xem xét tìm kiếm và triển khai các hoạt động hợp tác trong một số lĩnh vực ít nhạy cảm vì lợi ích chung của khu vực.

Lãnh đạo cao cấp của ASEAN và Trung Quốc đánh giá cao ý nghĩa của DOC

Tại các Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung Quốc đề “khẳng định quyết tâm thực hiện đầy đủ DOC theo hướng cuối cùng thông qua COC”. Chính vì vậy, Tuyên bố chung của ccas nguyên thủ và Thủ tướng của các nước ASEAN và Trung Quốc về đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc (Ba-li,In-đô-nê-xi-a nagyf 8/10/2003) và đã coi việc thực hiện DOC là một biện pháp trong hợp tác an ninh giữa ASEAN và Trung Quốc.

Cũng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN – Trung Quốc lần thứ 13 (tổ chức tại Hà Nội ngày 29/10/2010), các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN và Trung Quốc khẳng định lại cam kết triển khai đầy đủ vfa hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử Biển Đông trên cơ sở đồng thuận , qua đó góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực; hoan nghênh những tiến triển đạt được trong lĩnh vực này, bao gồm việc tổ chức cuộc họp lần thứ tư của Nhóm công tác chung ASEAN – Trung Quốc về triển khai DOC, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tham vấn và phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc trong triển khai DOC, bao gồm việc nối lại cuộc họp Quan chức Cấp cao ASEAN – Trung Quốc về DOC.

Việt Nam và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông

Xuất phát từ chính sách đối ngoại hòa bình, Việt Nam đã nhiệt liệt ủng hộ Tuyên bố của ASEAN và biển Đông, mặc dù lúc đó chúng ta chưa phải là thành viên của ASEAN. Cũng chính từ chính sách đó, sau khi gia nhập vào đại gia đình ASEAN, chúng ta đã tích cực thúc đẩy việc xây dựng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông. Cùng với Phi-lip-pin và các nước ASEAN khác, Việt Nam đã đóng góp lớn vào việc soạn thảo và thương lượng nội dung các quy định trong DOC. Cũng như Phi-lip-pin, mong muốn ban đầu của chúng ta là ASEAN và Trung Quốc ký một văn kiện có tính pháp lý cao hơn trong vấn đề biển Đông và chúng ta đã nộ lực theo hướng đó. Tuy nhiên, quá trình thương lượng cho thấy, một số nước, vì các lý do khác nhau, chưa sẵn sang cho việc thông qua COC. Trước tình hình đó, Nhà nước Việt Nam đã thể hiện tinh thần trách nhiệm, có bước đi linh hoạt, mềm dẻo cần thiết, cụ thể là đồng ý bước đầu ký văn kiện ở hình thức Tuyên bố như văn kiện hiện hành. Sau khi DOC được kí, chúng ta tiếp tục các nỗ lực tích cực, tuân thủ các cam kết trong DOC, đồng thời yêu cầu các nước liên quan thực hiện đúng các cam kết trong văn kiện này.

Nhà nước ta cũng đã có bước đi đi thích hợp để các nước hiểu rõ lập trường của ta về vấn đề biển Đông. Chúng ta kiên trì giải quyết mọi tranh chấp liên quan đến biển Đông bằng các biện pháp hòa bình căn cứ pháp luật quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, thúc đẩy thực hiện đầy đủ DOC, tiến tới xây dựng COC vì mục đích góp phần duy trì hòa bình, ốn định ở biển Đông. Chúng ta cũng tăng cường hợp tác trong các lĩnh cực về biển với các nước láng giềng liên quan. Các nỗ lực và việc làm của ta được chính giới và dư luận quốc tế, khu vực đánh giá tích cực.

Cách tiếp cận hợp tình, hợp lý và các nỗ lực tích cực của Việt Nam trong việc thúc đẩy thực hiện toàn diện DOC, tiến tới COC sẽ góp phần nâng cao hơn nữa vai trò và ý nghĩa của DOC, đóng góp xứng đáng vào nỗ lực chung của ASEAN và cộng động quốc tế vì một Biển Đông hòa bình, hữu nghị và hợp tác.

Đánh giá vai trò của D.O.C trong việc giải quyết căng thẳng trên biển Đông

Vai trò của DOC trong giải quyết các căng thẳng trên biển Đông

Có thể thấy, việc ký kết DOC năm 2002 là một nỗ lực rất lớn giữa cả hai bên ASEAN và Trung Quốc. Nó là một bước tiến quan trọng về đối thoại giữa hai bên, tạo tiền lệ cho các bước tiến tiếp theo trong giải quết căng thẳng trên biển Đông. Vai trò của văn kiện này bao gồm:

Tạo ra khuôn khổ pháp lý cho cách ứng xử của ASEAN và Trung Quốc liên quan đến Biển Đông với mục tiêu là đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác giữa các bên.

Tạo ra cơ chế, diễn đàn văn kiện thích hợp để cả hai phía ASEAN và Trung Quốc đối thoại, hợp tác với nhau trên Biển Đông

Giúp xây dựng lòng tin giữa ASEAN và Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Theo đó:

  • Từ góc độ ASEAN việc thúc đẩy thực hiện DOC là hướng tới xây dựng mối quan hệ hữu nghị hợp tác với TQ từ đó đóng vai trò ổn định cho khu vực.
  • Về phía Trung Quốc, DOC là công cụ, cam kết “quân tử” để đóng góp cho hòa bình, an ninh: Có thể thấy DOC là một phần trong nỗ lực của các nước ASEAN nhằm đảm bảo rằng sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông không gây hại tới nguyên tắc cùng chung sống hòa bình. Trên thực tế, Trung Quốc cũng thường xuyên nhắc lại nguyện vọng giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. Do đó DOC có thể được coi là cách Trung Quốc thể hiện cam kết tuân theo các nguyên tắc do các nước ASEAN đề ra.

Là nền tảng để Trung Quốc đề xuất các dự án cùng thúc đẩy hợp tác với ASEAN, đóng góp cho hòa bình ở khu vực. Theo đó, điều 6 của Tuyên bố đã cho phép một số hoạt động trên biển được diễn ra kể cả khi có tranh chấp; đây là biểu hiện.

Phân tích nội dung của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại biển Đông (D.O.C) và đánh giá vai trò của D.O.C trong việc giải quyết căng thẳng trên biển Đông
Phân tích nội dung của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại biển Đông (D.O.C) và đánh giá vai trò của D.O.C trong việc giải quyết căng thẳng trên biển Đông

Góp phần duy trì hòa bình ổn định hòa bình khu vực, Giữ nguyên hiện trạng trên biển hướng tới xây dựng COC. Thật vậy, điều 7 của Tuyên bố yêu cầu các bên sẵn sàng cho việc đối thoại để giải quyết các căng thẳng trên biển. Từ đó, các bên đang dần dần xây dựng COC – Bộ Nguyên tắc ứng xử của các bên trên biển Đông, một bộ quy tắc chặt chẽ hơn để giải quyết vấn đề này.

Đánh giá vai trò của D.O.C trong việc giải quyết căng thẳng trên biển Đông

Ưu điểm

Liên kết được các nước ASEAN để tạo nên một sức mạnh đoàn kết giữa các nước, đối phó với việc Trung Quốc thi hành chính sách gặm nhấm biển Đông thể hiện qua việc nước này mở rộng phạm vi chiếm đóng xuống các đảo và bãi đá quần đảo ở Trường Sa

D.O.C là một phần trong nỗ lực của các nước ASEAN nhằm đảm bảo rằng sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông không gây hại tới nguyên tắc cùng chung sống hòa bình. Hiểu rõ điều đó nên Trung Quốc cũng thường xuyên nhắc lại nguyện vọng giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. Do đó DOC có thể được coi là cách Trung Quốc thể hiện cam kết tuân theo các nguyên tắc do các nước ASEAN đề ra.

Hạn chế

Tuy nhiên, một điểm yếu của DOC là không mang tính ràng buộc về mặt pháp lí, đơn thuần chỉ là tuyên bố chính trị. Do đó tuyên bố này không có hiệu lực thực tế nhằm ngăn chặn hay chế tài các hành động gây căng thẳng trên Biển Đông như bắt giữ ngư dân hay mở rộng các căn cứ quân sự trên các đảo hay bãi đá đã chiếm đóng. Thực tế cho thấy cùng với sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng, Trung Quốc ngày càng tỏ ra mạnh bạo hơn trong việc bảo vệ các yêu sách của mình ở Biển Đông. Mùa hè năm 2011 chứng kiến một loạt các sự kiện do Trung Quốc gây ra khiến tình hình ở Biển Đông hết sức căng thẳng, trong đó có việc Trung Quốc cho tàu xâm nhập vào các vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines và việc ngày 26/5/2011 hai tàu hải giám của Trung Quốc đã cắt đứt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 của PetroVietnam khi tàu đang vận hành sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Những hành động này gây nên quan ngại trong các nước khu vực về ý đồ và sức mạnh của Trung Quốc cũng như các hạn chế của DOC trong việc đảm bảo hòa bình cho Biển Đông, đồng thời cho thấy nhu cầu bức thiết cần phải sớm xây dựng được COC.

Sau gần một thập kỷ DOC ra đời, cho đến nay các cuộc đàm phán về COC giữa ASEAN và Trung Quốc vẫn chưa mang lại kết quả cụ thể. Một kết quả đáng khích lệ duy nhất được xác nhận đó là việc ASEAN và Trung Quốc thông qua được Bản quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC ngày 21/7/2011 tại Bali, Indonesia. Mặc dù được đánh giá là một bước tiến quan trọng nhưng thực chất Bản quy tắc này cũng chỉ bao gồm 8 quy tắc rất sơ sài nhằm làm rõ thêm những nội dung của DOC mà không tạo ra nhiều đột phá. Chính vì vậy nhiều nhà phân tích cho rằng một  bản COC mang tính ràng buộc cao hơn giúp đảm bảo hòa bình ở

Bên cạnh những thuận lợi mà tuyên bố DOC mang lại cùng ý nghĩa to lớn của nó thì tuyên bố vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định mà các bên cần hoàn thiện để có sự toàn diện nhất. Đối với Việt Nam việc hoàn thiện nội dung của DOC cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Cách tiếp cận hợp tình, hợp lý và các nỗ lực tích cực của Việt Nam trong việc thúc đẩy thực hiện toàn diện DOC và phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN khác trong việc xây dựng COC sẽ góp phần nâng cao hơn nữa vai trò và ý nghĩa của DOC, đóng góp xứng đáng vào nỗ lực chung của ASEAN và cộng đồng quốc tế vì một Biển Ðông hòa bình, hữu nghị và hợp tác.


Trên đây là toàn bộ vấn đề giải đáp thắc mắc của mình về vấn đề: Phân tích nội dung của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại biển Đông (D.O.C) và đánh giá vai trò của D.O.C trong việc giải quyết căng thẳng trên biển Đông. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588 để được hỗ trợ chi tiết.

Trân trọng./.


 

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top