Tự do hợp đồng trong thương mại quốc tế và các hạn chế cơ bản

Tự do hợp đồng là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất điều chỉnh quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế, là nền tảng cho tất cả các quy định pháp lý trong lĩnh vực hợp đồng trên cơ sở tôn trọng ý chí của các bên trong hợp đồng được tự do thỏa thuận những điều mà họ muốn. Để tìm hiểu rõ hơn về tự do hợp đồng, Luật Quang Huy sẽ phân tích đề tài số 06: “Tự do hợp đồng trong thương mại quốc tế và các hạn chế cơ bản.”


Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Hanoi Law University, Textbook International Trade and Business Law, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2015
  • Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2016.
  • Luật thương mại năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006.
  • Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
  • PICC 2010.
  • Công ước Roma năm 1980 về luật áp dụng đối với quan hệ nghĩa vụ hợp đồng.

Nội dung

Khái quát chung về nguyên tắc tự do hợp đồng

Tự do hợp đồng là nguyên tắc chung của Hợp đồng thương mại quốc tế được thừa nhận trong pháp luật quốc gia và pháp luật thương mại quốc tế.

Cơ sở ghi nhận nguyên tắc

Điều 1.1 của Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2016 (PICC) quy định: “các bên trong hợp đồng được tự do giao kết hợp đồng và thỏa thuận nội dung của hợp đồng”. Điều đó có nghĩa là các bên trong hợp đồng được tự do lựa chọn việc tham gia hợp đồng, tự do lựa chọn đối tác và tự do thảo thuận, thống nhất nội dung hợp đồng, cả những điều khoản chung và những điều khoản đặc thù riêng của hợp đồng.

Tự do hợp đồng trong thương mại quốc tế và các hạn chế
Tự do hợp đồng trong thương mại quốc tế và các hạn chế

Ngoài ra, việc áp dụng trực tiếp nguyên tắc tự do hợp đồng cũng được quy định tại Điều 1:102 Bộ nguyên tắc của luật hợp đồng Châu Âu (PECL). Các bên được tự do giao kết hợp đồng và quyết định nội dung của hợp đồng, tùy thuộc vào sự thiện chí, tính công bằng và các quy định bắt buộc của PECL.

Tuy nhiên, các bên có thể không áp dụng bất kì quy định nào của PECL, hoặc làm giảm hoặc thay đổi hiệu lực của các quy định đó, trừ khi PECL có quy định khác.Về yêu cầu thiện chí, PECL quy định rằng, trước khi bảo lưu trách nhiệm của bên đàm phán thiếu thiện chí, PECL ghi nhận quyền tự do đàm phán của các bên, mà không có gì khác, ngoài việc thể hiện sự tự do hợp đồng ở giai đoạn trước khi kí kết hợp đồng.

Sự ghi nhận nguyên tắc “tự do hợp đồng” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của pháp luật Việt Nam

Trong pháp luật Việt Nam, nguyên tắc tự do hợp đồng được thể hiện tại Điều 11 Luật thương mại 2005: “1. Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội đê xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó. 2. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào”.


Nội dung nguyên tắc “tự do hợp đồng” trong hợp đồng trong thương mại quốc tế và những hạn chế cơ bản của nguyên tắc.

Nội dung nguyên tắc

Các bên trong hợp đồng có toàn quyền trong việc đàm phán thỏa thuận tất cả mọi vấn đề có liên quan tới hợp đồng. Những áp đặt hay tác động làm mất đi sự tự do ý chí của các bên như các hoạt động kinh doanh gian lận, các thông tin sai lệch, sự ép buộc, cưỡng bức, nhầm lẫn… đều ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng và có thể dẫn tới hợp đồng vô hiệu.

Các bên được tự do giao kết hợp đồng và thỏa thuận các nội dung của hợp đồng, tuy nhiên sự tự do đó phải trong khuôn khổ pháp luật. Các điều khoản mà các bên đưa ra không được trái với các quy định của luật được áp dụng cho hợp đồng.

Thứ nhất, nguyên tắc tự do hợp đồng thể hiện ở quyền tự do, bình đẳng, tự nguyện giao kết hợp đồng thương mại quốc tế của các chủ thể tham gia. Các chủ thể đều được tự do về mặt ý chí, không có chủ thể nào có quyền áp đặt ý chí để bắt buộc hay ngăn cản chủ thể khác giao kết hợp đồng.

Quyền tự do giao kết hợp đồng xuất phát từ bản chất của hợp đồng. Hợp đồng là sự thỏa thuận thống nhất về mặt ý chí giữa các chủ thể, nhưng không phải tất cả những thỏa thuận giữa các chủ thể đều là hợp đồng. Sự thỏa thuận chỉ có thể trở thành hợp đồng khi ý chí của các chủ thể được thể hiện (trong sự thỏa thuận) phù hợp với “ý chí thực” của họ.

Tự do hợp đồng trong thương mại quốc tế và các hạn chế
Tự do hợp đồng trong thương mại quốc tế và các hạn chế

Tự do hợp đồng trong thương mại quốc tế và các hạn chế cơ bản

Thứ hai, quyền tự do lựa chọn đối tác giao kết hợp đồng thương mại quốc tế. Quyền tự do lựa chọn đối tác giao kết hợp đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các chủ thể kinh doanh, bởi lẽ, họ sẽ lựa chọn đối tác nào để giao kết phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

Văn hóa ứng xử của đối tác, khả năng, kinh nghiệm kinh doanh của đối tác, uy tín của đối tác, các điều kiện lợi ích kinh tế phát sinh từ sự thương thảo hợp đồng… Thương nhân có quyền tự do quyết định ai là người họ sẽ bán hàng và cung cấp dịch vụ của mình và ai sẽ là người họ muốn mua hàng hay được cung cấp dịch vụ từ nhà cung cấp nào.

Thứ ba, quyền tự do thỏa thuận hình thức, nội dung giao kết hợp đồng thương mại quốc tế. Hình thức hợp đồng được quy định tại Điều 11 CISG: “Hợp đồng mua bán khôn cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về mặt hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng”.

Các bên còn được tự do thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng như: đối tượng của hợp đồng, giá cả, phương thức thanh toán, điều kiện giao nhận hàng,… Ngoài ra, các chủ thể còn được tự do thỏa thuận các điều kiện bảo đảm thực hiện hợp đồng: bối thường thiệt hại, phạt vi phạm, bảo hiểm,… Và quyền tự do thỏa thuận để thay đổi, đình chỉ hay hủy bỏ hợp đồng đã giao kết trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế.

Thứ tư, quyền tự do thỏa thuận chọn luật áp dụng giải quyết tranh chấp hợp đồng. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên trong hợp đồng tự do trong việc thể hiện ý chí mong muốn là chọn một hệ thống pháp luật nào đó (có thể bằng một điều khoản trong hợp đồng) để áp dụng trong việc thực hiện và giải quyết quan hệ hợp đồng của mình. Luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp.

Điều này có nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp nước đó mà cả của luật nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp) để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

Những hạn chế cơ bản của nguyên tắc “tự do hợp đồng”

Theo nguyên tắc tự do hợp đồng, các chủ thể kinh doanh có quyền tự chủ trong lĩnh vực hoạt động của mình nhưng trong một số trường hợp ngoại lệ, nguyên tắc này vẫn bị hạn chế, khi vì lợi ích chung, Nhà nước có thể can thiệp vào quan hệ hợp đồng bằng các hình thức như: Kiểm soát hàng hóa, kiểm soát giá cả, kiểm soát độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh…

Tự do hợp đồng trong thương mại quốc tế và các hạn chế
Tự do hợp đồng trong thương mại quốc tế và các hạn chế

Quyền tự do bình đẳng giao kết hợp đồng không được thực hiện trong thực tiễn trong một số lĩnh vực nhất định, điển hình nhất là các hợp đồng cung cấp, các dịch vụ công từ các chủ thể là các công ty nhà nước độc quyền phân phối các dịch vụ như điện, nước, điện thoại, chủ thể giao kết là người dân sử dụng các dịch vụ này thì bị ép ký kết các hợp đồng mẫu đã được soạn sẵn (không được thay đổi)

Thậm chí gây thiệt hại cho người sử dụng cũng không có điều khoản để bồi thường như việc các công ty cung cấp điện tự động ngắt điện làm hư hỏng các thiết bị điện hoặc hư các sản phẩm đang được sản xuất chưa thành phẩm…

Tự do hợp đồng có các giới hạn về thỏa thuận nội dung như: không trái pháp luật, không trái đạo đức, thỏa thuận trước trong hợp đồng việc bồi thường thiệt hại hợp đồng bằng một mức ấn định trước trong hợp đồng và mức vi phạm hợp đồng. Sở dĩ có các giới hạn trên nhằm cần bằng lợi ích của cá nhân và xã hội, bảo vệ lợi ích của bên yếu thế trong giao dịch nhất định và đảm bảo trật tự, có định hướng trong sự phát triển kinh tế – xã hội.

Tự do hợp đồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể, đặc biệt là các chủ thể kinh doanh có khả năng chủ động trong việc thiết lập các giao dịch nhằm phục vụ hoạt động của mình. Với quyền tự do giao kết hợp đồng, các chủ thể kinh doanh hoàn toàn có thể chủ động quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh.


Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Tự do hợp đồng trong thương mại quốc tế và các hạn chế cơ bản. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Trân trọng./.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top