Phân tích nội dung quy định của WTO về các biện pháp hạn chế số lượng và bình luận về thực tiễn sử dụng các biện pháp này trong thương mại quốc tế hiện nay

Hội nhập về mọi mặt đang là xu thế của hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam. Tháng 12/2006, nước ta đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Từ đó đến nay nước ta không chỉ nhận được rất nhiều cơ hội mở rộng kinh tế mà còn phải đương đầu với nhiều thách thức, đặc biệt trong vấn đề cạnh tranh thương mại.

Bản thân năng lực cạnh tranh các ngành sản xuất nội địa Việt Nam còn hết sức yếu kém do vậy cần phải có sự quan tâm sâu sắc hơn đến các quy định liên quan đến các biện pháp tự vệ trong hệ thống các quy phạm quốc tế. Hiểu được vai trò quan trọng của biện pháp này trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, em xin lựa chọn đề bài số 2: “Phân tích nội dung quy định của WTO về các biện pháp hạn chế số lượng và bình luận về thực tiễn sử dụng các biện pháp này trong thương mại quốc tế hiện nay”.


Danh mục từ viết tắt:

WTO Tổ chức thương mại Thế giới
TRQ Tài liệu yêu cầu kỹ thuật
MFA Hiệp định đa sợi
EU Liên minh Châu Âu
ATC Hiệp định đối với hàng dệt may

Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình Luật Thương mại Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Chủ biên PGS.TS Nông Quốc Bình, Nhà xuất bản Công An nhân dân, 2016.
  • Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT 1947.
  • Hiệp định về các biện pháp tự vệ WTO.
Phân tích nội dung quy định của WTO về các biện pháp hạn chế số lượng và bình luận về thực tiễn sử dụng các biện pháp này trong thương mại quốc tế hiện nay
Phân tích nội dung quy định của WTO về các biện pháp hạn chế số lượng và bình luận về thực tiễn sử dụng các biện pháp này trong thương mại quốc tế hiện nay

Nội dung

Phân tích nội dung quy định của WTO về các biện pháp hạn chế số lượng

Khái niệm biện pháp hạn chế số lượng

Trong WTO, các “biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu, nhập khẩu” là các quy định do một nước đưa ra nhằm hạn chế số lượng hoặc giá trị hàng nhập khẩu vào/xuất khẩu từ nước đó.

Nội dung quy định

Trên thực tế, các biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu, nhập khẩu ở các nước có thể được thể hiện dưới các hình thức khác nhau như:

Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

Cấm xuất khẩu, nhập khẩu là biện pháp bảo hộ cao nhất, gây ra hạn chế lớn nhất đối với thương mại quốc tế. Trong thương mại quốc tế có nhiều trường hợp cấm nhập khẩu như: cấm hoàn toàn, cấm theo mùa, cấm tạm thời, cấm vận, cấm sản phẩm nhạy cảm, tạm dừng cấp phép nhập khẩu…. WTO yêu cầu không được phép áp dụng, nếu không có lý do chính đáng. Tuy nhiên, các thành viên có thể thi hành các biện pháp cấm xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp ngoại lệ sau:

Cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia, phục vụ lợi ích công cộng;

Cần thiết để: bảo vệ đạo đức xã hội; bảo vệ con người, động vật và thực vật; bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khan hiếm; bảo vệ các tài sản quốc gia về nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ, với điều kiện là các biện pháp này cần phải thực hiện kèm theo việc hạn chế sản xuất hay tiêu dùng nội địa liên quan tới chúng; và liên quan tới nhập khẩu hay xuất khẩu vàng bạc;

Được áp dụng một cách tạm thời để ngăn cản hay giảm bớt sự khan hiếm lương thực, thực phẩm hay các sản phẩm thiết yếu khác; Cần thiết để áp dụng các tiêu chuẩn hay qui định để phân loại, xếp hạng hay tiếp thị các sản phẩm trong thương mại quốc tế.

Hạn ngạch (quota)

Hạn ngạch là quy định quản lý thương mại hạn chế về số lượng hoặc trị giá nhập khẩu một mặt hàng nào đó từ một thị trường trong một thời gian có thể xác định hoặc không xác định cụ thể. Có nhiều loại hạn ngạch khác nhau như: hạn ngạch toàn cầu, hạn ngạch song phương, hạn ngạch theo mùa, hạn ngạch đối với sản phẩm nhạy cảm, hạn ngạch xuất khẩu (liên quan đến giảm bớt sự khan hiếm lương thực hay nguồn nguyên liệu nào đó…), hạn ngạch liên quan đến bán hàng hoá trong nội địa…

Giấy phép nhập khẩu

Giấy phép nhập khẩu được xác định như là các thủ tục hành chính được sử dụng để thực hiện chế độ cấp phép nhập khẩu, đòi hỏi đệ trình đơn hay các tài liệu khác (không liên quan tới mục đích hải quan) tới các cơ quan hành chính thích hợp là điều kiện tiên quyết để được phép nhập khẩu.

Tuy nhiên, thủ tục hành chính để thực hiện chế độ cấp phép không được bóp méo thương mại do sử dụng không thích hợp các thủ tục đó. Các qui tắc đối với thủ tục cấp phép nhập khẩu phải được áp dụng trung lập (neutral) và được quản lý theo một cách thức công bằng và hợp lý.

Mặt khác, cần phải công khai các thông tin liên quan tới thủ tục nộp đơn, tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu, cơ quan tiếp nhận, danh sách các sản phẩm đòi hỏi giấy phép trong thời hạn 21 ngày trước khi chúng có hiệu lực. Người nộp đơn chỉ cần tiếp cận tới một cơ quan hành chính. Trường hợp đặc biệt không được quá ba cơ quan. Nhà nhập khẩu hàng cần giấy phép có thể tiếp cận ngoại tệ cần thiết trên cùng một cơ sở với hàng nhập khẩu không cần giấy phép.

Phân tích nội dung quy định của WTO về các biện pháp hạn chế số lượng

Hạn ngạch thuế quan

Đối với các sản phẩm nông nghiệp (Phụ lục I, Hiệp định Nông nghiệp) có thể áp dụng một hình thức hạn ngạch đặc biệt gọi là hạn ngạch thuế quan.

Để đảm bảo mở cửa thị trường ở mức độ nhất định, WTO cho phép áp dụng biện pháp TRQ. TRQ cho phép sử dụng hai mức thuế suất, một mức thấp cho khối lượng trong hạn ngạch, mức thứ hai có thể cao hơn cho nhập khẩu ngoài hạn ngạch. Hạn ngạch có thể được tính bằng mức chênh lệch giữa tiêu dùng và sản xuất trong nước. Việc quản lý TRQ tuy khó khăn nhưng sẽ đáp ứng được người tiêu dùng muốn sử dụng hàng nhập khẩu giá rẻ, đồng thời bảo vệ được người sản xuất trong nước.

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện và thoả thuận về thị trường

Mỗi thành viên không được tìm kiếm, thực hiện hay duy trì bất cứ thoả thuận hạn chế xuất khẩu, thoả thuận về thị trường nào hay bất cứ biện pháp tương tự khác lên phía xuất khẩu hay nhập khẩu. Điều này bao gồm các hành động do một thành viên thực hiện riêng rẽ cũng như các hành động do hai thành viên trở lên thực hiện.

Phân tích nội dung quy định của WTO về các biện pháp hạn chế số lượng và bình luận về thực tiễn sử dụng các biện pháp này trong thương mại quốc tế hiện nay
Phân tích nội dung quy định của WTO về các biện pháp hạn chế số lượng và bình luận về thực tiễn sử dụng các biện pháp này trong thương mại quốc tế hiện nay

Thực tiễn sử dụng các biện pháp này trong thương mại quốc tế hiện nay

Thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế cho thấy: nhu cầu bảo hộ sản xuất trong nước là cần thiết trong bất cứ giai đoạn nào, thời kì nào, ngay cả với các quốc gia hùng mạnh nhất như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU,… Ví dụ như sau:

Ở EU đã và đang áp dụng biện pháp hạn ngạch số lượng với mặt hàng dệt may. Mỗi nước xuất khẩu dệt may lớn sang EU sẽ bị quy định một số lượng cụ thể mà họ có thể xuất sang thị trường EU. Tuy nhiên, loại hạn ngạch này đã giảm theo Hiệp định đa sợi (MFA) và được bãi bỏ hoàn toàn vào năm 2005 theo Hiệp định đối với hàng dệt may (ATC)/WTO. Đối với nông sản, mặt hàng được áp dụng hạn ngạch chủ yếu là gạo.

Không giống như EU, quy định về hạn ngạch nhập khẩu của Nhật Bản rất cụ thể, chi tiết và áp dụng cho nhiều mặt hàng. Nhật Bản cấm nhập khẩu các hàng hóa như:

  • Thực phẩm chứa các thành phần độc tố hoặc có hại, hoặc bị nghi vấn chứa các thành phần độc tố; các loại thực phẩm đã bị hỏng; các loại thực phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn và đặc điểm kỹ thuật trong quá trình chế biến; các loại thực phẩm sử dụng phụ gia quá mức cho phép; các loại thực phẩm không chứng minh được nguồn gốc.

Về hạn ngạch nhập khẩu, Nhật Bản quy định áp dụng cho 3 nhóm hàng sau:

  • (i) các mặt hàng thương mại thuộc kiểm soát của Nhà nước, bao gồm vũ khí, rượu, chất nổ, vật liệu hạt nhân, gạo;
  • (ii) các mặt hàng hạn chế nhập khẩu như: cá trích, cá mòi, sò và các loại hản sản khác;
  • (iii) các loại động thực vật có tên trong Công ước Thương mại quốc tế về các loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Đối với Việt Nam, Bộ Công Thương áp dụng biện pháp tự vệ chính thức bằng hạn ngạch thuế quan đối với tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam trong 3 năm. Bộ Công Thương cũng cho biết, căn cứ Điều 5.1 và Điều 5.2 Hiệp định Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Bộ Công Thương cũng áp dụng lượng hạn ngạch nhập khẩu không chịu thuế tự vệ (tương đương mức thuế tự vệ trong hạn ngạch là 0%) của hàng hóa của xuất xứ từ các quốc gia và cùng lãnh thổ trên thế giới có tôn màu xuất khẩu vào Việt Nam.

Dù quy định của mỗi nước khác nhau nhưng mục tiêu chung đều là bảo hộ ngành sản xuất trong nước và bảo vệ tiêu dùng trong đời sống tùy thuộc vào đặc điểm hạn chế sản xuất của mỗi nước khác nhau.

Nhược điểm còn tồn tại: Các biện pháp này còn mập mờ khó dự đoán, gây khó khăn và tốn kém trong quản lý và việc áp dụng các biện pháp này không đem lại nguồn thu trực tiếp cho nhà nước mà mà thường chỉ làm lợi cho một số doanh nghiệp hoặc một số ngành nhất định được bảo hộ.

Một vài đề xuất giải pháp

Đối với Nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh thương mại đặc biệt là các biện pháp hạn chế số lượng và nâng cao nhận thức của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp về các biện pháp tự vệ thương mại;

Xây dựng và kiện toàn bộ máy Nhà nước chuyên trách trong lĩnh vực tự vệ thương mại;

Tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp những thông tin về các biện pháp hạn chế số lượng.

Đối với Doanh nghiệp

Tham gia vào các Hiệp hội Doanh nghiệp để tăng cường sức mạnh trong tự vệ thương mại;

Chủ động tiếp cận và chuẩn bị đầy đủ kiến thức về tự vê thương mại để sử dụng khi cần thiết bị áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng;

Khẩn trương tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bằng chứng để tiến hành điều tra áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại.

Qua bài làm trên đây có thể thấy rằng các biện pháp hạn chế số lượng hết sức phong phú và đa dạng và có mục tiêu ổn định thị trường cùng các khía cạnh khác trong một quốc gia. Để có thể thực hiện các biện pháp này một cách đúng đắn cần có sự chủ động tìm hiểu đầy đủ kiến thức từ các quốc gia thành viên của WTO và các doanh nghiệp trên thế giới hiện nay.


Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Phân tích nội dung quy định của WTO về các biện pháp hạn chế số lượng và bình luận về thực tiễn sử dụng các biện pháp này trong thương mại quốc tế hiện nay. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng./.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top