Sự khác nhau giữa Tội sản xuất buôn bán hàng giả và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Sự khác nhau giữa Tội sản xuất buôn bán hàng giả và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
       Trong các thiết chế kinh tế quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, đặc biệt là ASEAN và WTO, quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) luôn có vai trò đặc biệt quan trọng và giữ vị trí trung tâm. Việc bảo hộ quyền SHTT có hiệu quả sẽ là nhân tố quan trọng, góp phần tăng cường công nghệ trong sản xuất – sản phẩm của các ngành nghề trong nước;thúc đẩy đầu tư nước ngoài; hạn chế và dần dần loại bỏ tình trạng xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của các chủ sở hữu trí tuệ, người tiêu dùng, nhà sản xuất, nhà xuất khẩu; loại bỏ việc bóp méo cạnh tranh và thương mại…
       Việc đảm bảo quyền SHTT, mà một trong những nội dung quan trọng của nó là quyền sở hữu công nghiệp (SHCN),được thực thi là chiến lược đúng đắn, bảo đảm phát triển bền vững, nhất là đối với Việt Nam – một nước đang ở trình độ phát triển thấp. Nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc thực hiện các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhất là các hiệp định của WTO và Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, cũng như đáp ứng yêu cầu khách quan và hết sức bức xúc của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
       Trong những năm qua, để đấu tranh với tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) ngày một gia tăng, đồng thời để đáp ứng các nghĩa vụ phát sinh từ các Điều ước quốc tế về việc thiết lập một cơ chế hữu hiệu bao gồm các biện pháp dân sự, hình sự, hành chính để bảo vệ quyền SHCN, các nhà làm luật Việt Nam đã đưa vào Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999, chương Các tội xâm phạmtrật tự quản lý kinh tế, một tội phạm mới là tội xâm phạm quyền SHCN (Điều 171). Tuy nhiên, thực tiễn xét xử các vụ án hình sự cho thấy, kể từ khi BLHS năm 1999 được ban hành và có hiệu lực, chưa có trường hợp nào được đưa ra truy tố và xét xử với tội danh này. Trên thực tế, có rất nhiều hành vi mặc dù đã thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu cấu thành của tội xâm phạm quyền SHCN, nhưng khi bị đưa ra truy tố, xét xử lại dưới một tội danh khác, đó là tội sản xuất và buôn bán hàng giả quy định tại điều 156 của BLHS. Điều này có lẽ một phần là do hiện nay chúng ta chưa có một sự phân định rõ ràng giữa hai đối tượng là hàng giả và hàng xâm phạm quyền SHCN. Vậy, sự khác nhau cơ bản giữa “Tội sản xuất buôn bán hàng giả” và “Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” như thế nào?
       Để trả lời cho câu hỏi trên, em xin chọn đề số 2 cho bài tập lớn học kì Luật sở hữu trí tuệ: Trình bày cách hiểu của anh chị về sự khác nhau giữa “Tội sản xuất buôn bán hàng giả” theo quy định tại điều 156 Bộ luật hình sự và “Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” theo quy định tại điều 171 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

       Bài làm còn nhiều thiếu sót mong thầy cô chỉ bảo để bài làm hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!


Danh mục tài liệu tham khảo:
  •  Xuân Hùng, Sự khác biệt giữa hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, Ấn phẩm thông tin icViệt Nam.net, số 1,2 năm 2004.
  • Lê Hoài Dương, 2003, Tổng quan về quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, Tạp chí Toà án nhân dân số 9.
  • Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam,NXB Công an nhân dân.
  •  Luật sở hữu trí tuệ 2005, Sửa đổi bổ sung năm 2009.

Khái quát về “Tội sản xuất buôn bán hàng giả và “Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”.

Điều 156. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

      Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
      Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Có tính chất chuyên nghiệp;
      c) Tái phạm nguy hiểm;
      d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
      đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
      e)  Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      g)  Thu lợi bất chính lớn;
      h)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
      Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
      b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
      c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
      Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền  từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
      Điều luật này quy định hai tội gồm: Tội sản xuất hàng giả và tội buôn bán hàng giả.
      Khái niệm:
      Sản xuất hàng giả,được hiểu là hành vi làm ( tạo ) ra những sản phẩm, hàng hóa có nhãn hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa giống như những sản phẩm, hàng hóa được nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường, gây nhầm lẫn hoặc để lừa dối khách hàng hoặc làm ra những sản phẩm hàng hóa giả chất lượng, công dụng.
      Buôn bán hàng giả, được hiểu là hành vi mua hàng biết rõ là hàng giả với giá rất rẻ và dùng các thủ đoạn gian dối để bán cho khách hàng với giá của hàng thật.
      Điều 171. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
      Người nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.
      Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Phạm tội nhiều lần;
      c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
      Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm     chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Khái niệm

      Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, được hiểu là hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí đang được bảo hộ tại Việt Nam.


Sự khác nhau giữa “Tội sản xuất buôn bán hàng giả và “Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”.

      Sự phân định ranh giới giữa hai đối tượng này trên thực tế có một ý nghĩa rất to lớn. Có thể đưa ra một ví dụ như sau: Công ty T.CPharmaceutical sản xuất nước uống tăng lực có nhãn hiệu “Redbull và hình” đã được bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam. Một công ty A của Việt Namcũng sản xuất nước uống tăng lực và gắn lên sản phẩm của mình nhãn hiệu “Redbull” và hình hai con bò húc nhau. Với cách trình bày bao bì sản phẩm hoàn toàn giống với cách trình bày bao bì sản phẩm nước uống tăng lực của công ty T.C pharmaceutical. Trong trường hợp này nếu sản phẩm nước uống tăng lực của công ty A bị coi là hàng giả thì họ sẽ bị xử lý theo điều 156 BLHS – tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Tuy nhiên nếu sản phẩm của công ty A bị coi là hàng xâm phạm quyền SHCN thì họ sẽ bị xử lý theo một tội danh khác. Đó là tội xâm phạm quyền SHCN – Điều 171 BLHS. Và lẽ đương nhiên là việc áp dụng hai hình phạt theo hai điều luật trên có sự khác nhau hoàn toàn về thủ tục tố tụng cũng như mức hình phạt.
      Đối với 2 tội này, sự khác nhau cơ bản được hiểu như sau:

Về mặt khách quan

      Mặt khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả thể hiện ở các hành vi sản xuất ra các loại hàng giả làm cho người mua bị nhầm lẫn hoặc lừa dối người mua để thu lợi bất chính. Chỉ truy cứu khi số lượng hàng giả tương đương với số lwongj hàng thật và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên hoặc nếu dưới 30 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt về hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả hoặc các hành vi như buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm,sản xuất, tang trữ, vận chuyển buôn bán hàng giả lương thực, thực phẩm, thuốc men….(quy định tại các điều từ 153 đến 155, từ 157 tới 161 của bộ luật hình sự )…
      Mặt khách quan của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thể hiện ở hành vi dung các thủ đoạn khác nhau nhằm chiếm đoạt hoặc cố ý sử dụng bất hợp pháp các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ( gồm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí đang được bảo hộ tại Việt Nam). Việc chiếm đoạt này được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau đề chiếm đoạt. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chỉ cấu thành tội phạm nếu hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích hay đạt tới quy mô thương mại…

Về đối tượng tác động (đối tượng bị xâm hại)

      Ở tội sản xuất buôn bán hàng giả thì đối tượng hướng tới là hàng giả. Cụ thể, theo hướng dẫn tại thông tư liên tịch Số 10/2000/TTLT-BTM-BCA-BKHCNMT hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của thủ tướng chính phủ về đấu tranh sản xuất và buôn bán hàng giả. Những sản phẩm hàng hóa có một trong những dấu hiệu sau đây được coi là hàng giả:
      Hàng giả chất lượng hoặc giả công dụng gồm hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc có giá trị sử dụng nhưng không đúng như bản chất tự nhiên, tên gọi, công dụng của nó. Hàng hóa đưa thêm tạp chất, phụ gia không được phép sử dụng làm thay đổi chất lượng; không có hoặc có ít dược chất, có chứa dược chất khác với tên dược chất ghi trên nhãn hoặc bao bì, không có hoặc không đủ các loại chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì. Hàng hóa không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế bằng những nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng so với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đã công bố, gây hậu quả xấu với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường…
      Giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa: hàng hóa có nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của người khác đang được bảo hộ cho cùng loại hàng hóa kể cả nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ theo quy định của pháp luật. Hàng hóa có nhãn hiệu hoặc có bao bì mang nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ hàng hóa được bảo hộ. Hàng hóa có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
      Giả về nhãn hàng hóa: hàng hóa có nhãn hàng giống hệt  hoặc tương tự với nhãn hàng hóa của cơ sở khác đã công bố. Những chỉ tiêu ghi trên nhãn hàng hóa không phù hợp với chất lượng hàng hóa nhằm lừa dối người tiêu dung, nội dung ghi trên nhãn bị cạo, tẩy xóa, ghi không đúng thời hạn để lừa dối khách hàng.
      Ở tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối tượng bị xâm hại bao gồm:
      Nhãn hiệu hàng hóa: là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của những sản phẩm khác nhau.
      Nhãn hiệu dịch vụ: là dấu hiệu để phân biệt dịch vụ do các chủ thể khác nhau cung cấp.
      Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dung để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đối với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của của tổ chức đó. Khoản 17, điều 4 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) đã quy định rõ ràng về loại nhãn hiệu này.
      Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác , độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu (khoản 18, điều 4, Luật SHTT).
      Nhãn hiệu liên kết: là các nhãn hiệu do cùng 1 chủ thể đăng kí, trùng hoặc tương tự nhau dung cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự hoặc cso liên quan với nhau (Khoản 19, điều 4, Luật SHTT).
Nhãn hiệu nổi tiếng: là nhãn hiệu được người tiêu dung biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam (khoản 20, điều 4 Luật SHTT).
      Chỉ dẫn địa lí: là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. (khoản 22, điều 4, SHTT).

 Về mặt khách thể

      Đối với tội mua bán sản xuất hàng giả thì khách thể  là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lí chất lượng, lưu thông, phân phối hàng hóa trên thị trường và đảm bảo quyền lợi của người sản xuất (hàng thật) và người tiêu dùng.

      Đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì khách thể là trật tự quản lí kinh tế, sử dụng bất hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, những giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp của hàng hóa của các doanh nghiệp được nhà nước Việt Nam bảo hộ.

Sự khác nhau giữa Tội sản xuất buôn bán hàng giả và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

 Về thủ tục tố tụng

      Nếu xác định người phạm tội thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thì về nguyên tắc cơ quan chức năng có quyền tiến hành khởi tố vụ án hình sự ngay sau khi phát hiện ra hành vi phạm tội và yêu cầu chủ sở hữu nhãn hiệu tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại.
Nếu xác định là người phạm tội đã thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHCN thì theo quy định tại điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự, các cơ quan chức năng chỉ có thể khởi tố vụ án khi có yêu cầu từ phía chủ sở hữu nhãn hiệu.
      Như vậy, việc lựa chọn để áp dụng một trong hai điều luật này có sự ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cả về phía người phạm tội cũng như người có quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hoá bị xâm phạm. Nhìn chung, cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm chính thống nào về hàng giả cũng như hàng xâm phạm quyền SHCN. Tuy nhiên, trên thực tế có thể xác định được hai loại đối tượng này thông qua các tiêu chí nhất định do pháp luật quy định.

 Về mức hình phạt

      Truy tố theo hai tội danh khác nhau kéo theo đó là việc áp dụng các chế tài cũng khác nhau. Nếu người phạm tội bị xử lý theo điều 156 thì mức hình phạt cao nhất mà người phạm tội có thể bị áp dụng là đến 15 năm tù giam (khoản 3 điều 156) còn nếu xử lý theo điều 171 thì mức hình phạt cao nhất cũng chỉ đến 3 năm tù giam. Tội sản xuất buôn bán hàng giả  mức hình phạt của tội này được chia thành 3 khung, còn tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là 2 khung hình phạt. Do vậy xảy ra trường hợp hành vi phạm tội thoả mãn cấu thành của điều 171 BLHS nhưng người phạm tội lại bị truy tố theo tội danh quy định tại điều 156 BLHS, điều này gây bất lợi cho những người có hành vi vi phạm.
      Cụ thể, tội sản xuất buôn bán hàng giả khung 1( khoản 1) có mức phạt từ sáu tháng đến năm năm, được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ các dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan. Khung 2 mức phạt từ ba năm đến 10 năm được áp dụng đối với các trường hợp sau  đây:  Có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ quyền hạn,hàng giả tương đương với hàng thật có giá trị từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng. Thu lợi bất chính lớn,…Khung 3 mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Ngoài ra có hình phạt bổ sung như phạt tiền hoặc tịch thu tài sản…
      Đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, khung 1 ( khoản 1) có mức phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan và chủ quan. Khung 2 có mức phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…Ngoài ra cũng có hình phạt bổ sung…
       Đối với hàng giả
      Theo quy định tại thông tư số 10 ngày 27/4/2000 hướng dẫn thi hành chỉ thị số 31 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả thì hàng giả gồm có:
      Hàng giả về chất lượng hoặc công dụng: thường là những hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với tên gọi, công dụng của nó, không đảm bảo tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm đã được quy định. Ví dụ mật ong làm bằng mật đường.
      Hàng giả về hình thức: tức là giả về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, xuất xứ hàng hoá. Ví dụ như một doanh nghiệp nào đó sản xuất dầu gội đầu của mình lấy nhãn hiệu là “Clear” đã được bảo hộ của hãng UNILEVER
       Đối với hàng xâm phạm quyền SHCN
      Theo quan điểm của chúng tôi thì hàng xâm phạm quyền SHCN chính là đối tượng của các dạng hành vi sử dụng trái phép các đối tượng của quyền SHCN. Chẳng hạn như một chủ thể không phải là chủ sở hữu, không phải là người có quyền sử dụng hợp pháp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá… nhưng trong thời hạn bảo hộ các nhãn hiệu này, họ vẫn thực hiện những hành vi như sản xuất các sản phẩm theo các quy trình công nghệ đã được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích tại Việt Nam, hoặc lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán hàng hoá mang nhãn hiệu đã được bảo hộ…vv, thì khi đó, chính các đối tượng của các dạng hành vi này (sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ, sản phẩm mang nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ) sẽ trở thành hàng xâm phạm quyền SHCN.
      Từ những phân tích nêu trên có thể thấy, theo quy định của pháp luật hiện hành, giữa hàng giả và hàng xâm phạm quyền SHCN có một bộ phận bị trùng nhau. Đó là trường hợp hàng giả về hình thức và hàng xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp và các đối tượng chỉ dẫn thương mại như: nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý…
      Trở lại với ví dụ đã nêu ban đầu, hành vi sản xuất nước uống tăng lực có dán nhãn hiệu “Redbull” và hình hai con bò húc nhau của công ty A đồng thời thoả mãn dấu hiệu khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả (giả về hình thức) và tội xâm phạm quyền SHCN (đối với nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ). Như vậy, sản phẩm nước uống tăng lực của công ty A trong trường hợp này nên bị coi là hàng giả hay là hàng xâm phạm quyền SHCN?
      Để có thể xác định sản phẩm nước uống tăng lực trong ví dụ nêu trên là hàng giả hay hàng xâm phạm quyền SHCN thì cần phải căn cứ vào chủ thể được các điều 156 và171 BLHS hướng tới bảo vệ
      Đối với điều 156 – tội sản xuất buôn bán hàng giả thì tội phạm xâm phạm đến tính trung thực, sự hoạt động đúng đắn của các chủ thể sản xuất kinh doanh, đồng thời xâm phạm đến lợi ích của người tiêu dùng. Như vậy, điều luật này hướng tới bảo vệ các chủ thể có hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp và đặc biệt là hướng tới bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.Còn theo điều 171 thì chủ thể được điều luật này hướng tới bảo vệ trước tiên là các chủ sở hữu hợp pháp các đối tượng SHCN (thường là nhà sản xuất kinh doanh). Từ nhận định này, chúng tôi có thể đưa ra một số ý kiến như sau:
      Một hành vi sử dụng trái phép đối với kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá… mà chỉ nhằm mục đích lợi dụng uy tín thương mại của chủ sở hữu các đối tượng SHCN này để tăng lợi nhuận kinh doanh chứ không nhằm lừa gạt người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm (sản phẩm trong trường hợp này vẫn đảm bảo được giá trị đúng với bản chất, tên gọi, công dụng của nó, đảm bảo chất lượng so với tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá đã công bố) thì chỉ nên coi đối tượng của hành vi đó là hàng xâm phạm quyền SHCN chứ không nên coi đó là hàng giả. Bởi trong trường hợp này quyền lợi của người tiêu dùng có bị ảnh hưởng nhưng không đáng kể mà chủ yếu là chỉ ảnh hưởng đến chủ sở hữu các đối tượng SHCN.
      Trong trường hợp hành vi sử dụng trái phép các đối tượng SHCN như trên đồng thời nhằm mục đích lợi dụng uy tín thương mại của chủ sở hữu hợp pháp các đối tượng đó và lừa gạt người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm thì đối tượng của hành vi này phải bị coi là hàng giả.

      Nói tóm lại, để có sự phân định gữa hàng giả và hàng xâm phạm quyền SHCN và quan trọng hơn cả là để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ quan thực thi pháp luật áp dụng đúng đắn pháp luật, đồng thời tránh được tình trạng trùng lặp, chồng chéo của các quy định pháp luật, chúng tôi cho rằng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể và nên thu hẹp bớt các tiêu chí pháp lý xác định hàng giả (theo Thông tư số 10). Một sản phẩm cung ứng trên thị trường có phải là hàng giả hay không chỉ cần xác định theo nội dung (tức là xác định theo chất lượng hoặc công dụng của hàng hoá) chứ không cần phải xác định theo hình thức (kiểu dáng, nhãn hiệu, tên gọi, xuất xứ…).


Thực trạng truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” của các cơ quan tố tụng Việt Nam

      Theo quy định của Bộ luật Hình sự, các hành vi phạm tội sau đây sẽ xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự:
      Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả (điều 156 Bộ luật Hình sự);
       Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (điều 171 Bộ luật Hình sự);
      Tuy nhiên, trên thực tế, các cơ quan tham gia tố tụng Việt Nam thường áp dụng Điều 156 Bộ luật Hình sự cho các hành vi làm hàng giả đã đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, mà ít khi truy tố theo điều 171 Bộ luật Hình sự. Tính đến nay (9/2008) trên cả nước mới chỉ một vài vụ được truy tố theo điều 171 BLHS về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Theo một số tác giả, hàng xâm phạm quyền SHCN chính là đối tượng của các dạng hành vi sử dụng trái phép các đối tượng của quyền SHCN. Chẳng hạn như một chủ thể không phải là chủ sở hữu, không phải là người có quyền sử dụng hợp pháp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá… nhưng trong thời hạn bảo hộ các nhãn hiệu này, họ vẫn thực hiện những hành vi như sản xuất các sản phẩm theo các quy trình công nghệ đã được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích tại Việt Nam, hoặc lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán hàng hoá mang nhãn hiệu đã được bảo hộ…, thì khi đó, chính các đối tượng của các dạng hành vi này (sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ, sản phẩm mang nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ) sẽ trở thành hàng xâm phạm quyền SHCN.
      Theo quy định của pháp luật hiện hành, giữa hàng giả và hàng xâm phạm quyền SHCN có một bộ phận bị trùng nhau. Đó là trường hợp hàng giả về hình thức và hàng xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp và các đối tượng chỉ dẫn thương mại như: nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý… Trở lại vụ Redbull, hành vi sản xuất nước uống tăng lực có dán nhãn hiệu “Redbull” và hình hai con bò húc nhau của công ty A đồng thời thoả mãn dấu hiệu khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả (giả về hình thức) và tội xâm phạm quyền SHCN (đối với nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ). Như vậy, sản phẩm nước uống tăng lực của công ty A trong trường hợp này nên bị coi là hàng giả hay là hàng xâm phạm quyền SHCN? Để có thể xác định sản phẩm trong ví dụ nêu trên là hàng giả hay hàng xâm phạm quyền SHCN thì cần phải căn cứ vào chủ thể được các điều 156 và 171 BLHS hướng tới bảo vệ. Đối với điều 156 – tội sản xuất buôn bán hàng giả thì tội phạm xâm phạm đến tính trung thực, sự hoạt động đúng đắn của các chủ thể sản xuất kinh doanh, đồng thời xâm phạm đến lợi ích của người tiêu dùng. Như vậy, điều luật này hướng tới bảo vệ các chủ thể có hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp và đặc biệt là hướng tới bảo vệ quyền lợi của gười tiêu dùng. Còn theo điều 171 thì chủ thể được điều luật này hướng tới bảo vệ trước tiên là các chủ sở hữu hợp pháp các đối tượng SHCN (thường là nhà sản xuất kinh doanh). Từ nhận định này, một số ý kiến được đúc rút 4 như sau:   – Một hành vi sử dụng trái phép đối với kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá… mà chỉ nhằm mục đích lợi dụng uy tín thương mại của chủ sở hữu các đối tượng SHCN này để tăng lợi nhuận kinh doanh chứ không nhằm lừa gạt người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm (sản phẩm trong trường hợp này vẫn đảm bảo được giá trị đúng với bản chất, tên gọi, công dụng của nó,đảmbảochất lượng so với tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá đã công bố) thì chỉ nên coi đối tượng của hành vi đó là hàng xâm phạm quyền SHCN chứ không nên coi đó là hàng giả. Bởi trong trường hợp này quyền lợi của người tiêu dùng có bị ảnh hưởng nhưng không đáng kể mà chủ yếu là chỉ ảnh hưởng đến chủ sở hữu các đối tượng SHCN.
      Trong trường hợp hành vi sử dụng trái phép các đối tượng SHCN như trên đồng thời nhằm mục đích lợi dụng uy tín thương mại của chủ sở hữu hợp pháp các đối tượng đó và lừa gạt người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm thì đối tượng của hành vi này phải bị coi là hàng giả. Để phân định giữa hàng giả và hàng xâm phạm quyền SHCN và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ quan thực thi pháp luật áp dụng đúng đắn pháp luật, đồng thời tránh được tình trạng trùng lặp, chồng chéo của các quy định pháp luật, nên thu hẹp bớt các tiêu chí pháp lý xác định hàng giả Một sản phẩm cung ứng trên thị trường có phải là hàng giả hay không chỉ cần xác định theo nội dung (tức là xác định theo chất lượng hoặc công dụng của hàng hoá) chứ không cần phải xác định theo hình thức (kiểu dáng, nhãn hiệu, tên gọi, xuất xứ…).
      Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự tới đây cần được sửa đổi, bổ sung đề nghị nên bổ sung quy định về các yếu tố cấu thành tội phạm phù hợp với các điểm mới trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và trong các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Ngoài ra, cần lưu ý mấy vấn đề cụ thể sau:
      Sửa đổi 6 tội danh trong nhóm tội xâm phạm sở hữu trí tuệ theo hướng tăng khung hình phạt và áp dụng hình phạt bổ sung (phạt tiền); Đề nghị thay đổi quy định giá trị hàng giả thấp hơn. Đề nghị thay đổi quy định giá trị hàng giả thấp hơn 30 triệu đồng theo hướng hạ thấp phù hợp với thực tế. Bởi vì, theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) về tội sản xuất, buôn bán hàng giả, thì chỉ những hành vi kinh doanh hàng giả có giá trị tương đương hàng thật từ ba mươi triệu đồng trở lên, hoặc dưới ba mươi triệu đồng nhưng phải gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý hành chính hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án, mới bị xử lý hình sự.
    Tuy nhiên, trong thực tiễn thì ít khi xảy ra những vụ việc sản xuất hoặc buôn bán hàng giả với số lượng lớn như vậy, mà thường là sản xuất, vận chuyển tiêu thụ nhỏ bé, hàng giả thường ở mức dưới ba mươi triệu đồng nên rất khó để có thể xử lý về hình sự các hành vi này;Trong quá trình tổ chức giám định cần có hướng dẫn cụ thể theo xác xuất, tỉ lệ % hay phương thức giám định của cả lô hàng để phục vụ giải quyết vụ án kịp thời có tác dụng phòng ngừa và răn đe tội phạm.  Khi tiến hành khởi tố các tội liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp, cần mời chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp hoặc sử dụng hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại, để nếu họ có yêu cầu về bồi thường thiệt hại thì Tòa án xem xét giải quyết trong cùng một vụ án.

      Thực trạng thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam đang còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Cần hoàn thiện trình tự, thủ tục ngăn chặn kịp thời các vi phạm sở hữu trí tuệ, vấn đề xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc phát hiện và giải quyết các vi phạm, vấn đề hạn chế tình trạng hành chính hoá các vi phạm hình sự trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, vấn đề đào tạo và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ, vấn đề nâng cao ý thức của các doanh nghiệp, của người dân về việc đấu tranh với những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.


Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề:Sự khác nhau giữa Tội sản xuất buôn bán hàng giả và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng ./.


 

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top